Giáo án Vật lí Khối 8 - Tiết 21 đến 25

Giáo án Vật lí Khối 8 - Tiết 21 đến 25

- HS đọc câu hỏi và trả lời từ câu 1 đến câu 4. HS cả lớp theo dõi, nhận xét, ghi tóm tắt của GV vào vở.

1. Phần động học:

+ Chuyển động cơ học

+ Chuyển động đều: v = S/t

+ Chuyển đông không đều: v = S/t

+ Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.

2. Phần động lực học:

+ Lực có thể làm thay đổi vận tốc của chuyển động.

+ Lực là đại lượng véc tơ

+ Hai lực cân bằng. Lực ma sát

+ Áp lực phụ thuộc vào độ lứon của áp lực và diện tích mặt tiếp xúc.

+ Áp suất: p = F/S

3. Phần tĩnh học chất lỏng:

+ Lực đẩy Acsimet: FA= d.V

+ Điều kiện để một vật chìm, nổi, lơ lửng trong chất lỏng

 

doc 13 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 763Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Khối 8 - Tiết 21 đến 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần - Tiết 21
Ngày soạn:..
Ngày dạy: 8a..
 8b..
 8c.. 
Bài 18
Câu hỏi và bài tập tổng kết chương 1: Cơ học
I- Mục tiêu
*Kiến thức:- Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cơ bản của phần cơ học để trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập. 
*Kĩ năng: -Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập trong phần vận dụng.
 - Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức, và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
*Thái độ: Có ý thức ham học hỏi và tìm tòi sáng tạo.
	II- Chuẩn bị
1.Học sinh: Học bài và làm bài tập, ôn tập toàn bộ chương cơ học.
2. Giáo viên: Giáo án và bảng phụ (trò chơi ô chữ).
 *Các nhóm: Phiếu học tập .
	III- Tổ chức hoạt động dạy học
A- Tổ chức: Lớp 8A..8B .8C  
B- Kiểm tra
 Kiểm tra sự chuẩn bị ôn tập của HS.
C- Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Hệ thống hoá kiến thức cơ bản(10ph) 
- GV hướng dẫn HS hệ thống các câu hỏi trong phần A theo từng phần:
+ Phần động học: từ câu 1 đến câu 4
+ Phần động lực học:từ câu 5 đến câu 10
+ Phần tĩnh học chất lỏng: câu 11 và 12
+ Phần công và cơ năng: từ câu 13 đến câu 17.
- GV hướng dẫn HS thảo luận và ghi tóm tắt trên bảng.
HĐ2: Làm các bài tập trắc nghiệm(7ph) 
- GV phát phiếu học tập mục I phần B- Vận dụng.
- Sau 5 phút GV thu bài của HS, hướng dẫn HS thoả luận.
Với câu 2 và câu 4, yêu cầu HS giải thích.
- GV chốt lại kết quả đúng.
HĐ3: Trả lời các câu hỏi trong phần II(8ph)
- GV kiểm tra HS với câu hỏi tương ứng. Gọi HS khác nhận xét.
- GV đánh giá cho điểm.
HĐ4: Làm các bài tập định lượng(15ph)
- GV gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập 1 và5 (SGK/ 65)
- GV hướng dẫn HS thảo luận, chữa bài tập của các bạn trên bảng.
- Hướng dẫn HS làm các bài tập 2,3,4 (SGK/ 65).
Chú ý: Cách ghi tóm tắt đề bài, sử dụng kí hiệu, cách trình bày phần bài giải.
Với bài 4: Cho Pngười= 300N, h = 4,5 m
HĐ5: Trò chơi ô chữ về cơ học(5ph)
- GV giải thích cách chơi trò chơi ô chữ trên bảng kẻ sẵn.
- Mỗi bàn được bố thăm chọn câu hỏi điền ô chữ ( một phút)
A- Ôn tập
- HS đọc câu hỏi và trả lời từ câu 1 đến câu 4. HS cả lớp theo dõi, nhận xét, ghi tóm tắt của GV vào vở.
1. Phần động học: 
+ Chuyển động cơ học
+ Chuyển động đều: v = S/t
+ Chuyển đông không đều: v = S/t
+ Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
2. Phần động lực học:
+ Lực có thể làm thay đổi vận tốc của chuyển động.
+ Lực là đại lượng véc tơ
+ Hai lực cân bằng. Lực ma sát
+ áp lực phụ thuộc vào độ lứon của áp lực và diện tích mặt tiếp xúc.
+ áp suất: p = F/S
3. Phần tĩnh học chất lỏng:
+ Lực đẩy Acsimet: FA= d.V
+ Điều kiện để một vật chìm, nổi, lơ lửng trong chất lỏng
4. Phần công và cơ năng:
+ Điều kiện để có công cơ học
+ Biểu thức tính công: A = F.S
+ Định luật về công. Công suất: P = A/t
+ Định luật bảo toàn cơ năng
B- Vận dụng
I- Bài tập trắc nghiệm
- HS làm bài tập vào phiếu học tập theo nhóm và đại diên các nhóm trả lời.
- Tham gia nhận xét bài làm của các bạn. Giải thích được câu 2 và câu 4.
1. D 2. D 3. B 4. A 5. D 6. D
( Câu 4: mn= mđ và Vn > Vđ nên Fn > Fđ)
II- Trả lời câu hỏi
- HS trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 6 theo chỉ định của GV. 
- HS khác nhận xét, bổ xung, chữa bài vào vở.
III- Bài tập
- HS lên bảng chữa bài tập 1,5 theo các bước đã hướng dẫn.
- Tham gia nhận xét bài làm của các bạn trên bảng. Chữa bài tập vào vở nếu làm sai hoặc thiếu.
- HS tham gia thảo luận các bài tập 3, 4, 5.
Với bài tập 4: A = Fn.h
 Trong đó: Fn = Pngười
h là chiều cao sàn tầng hai xuống sàn tầng một.
Fn là lực nâng người lên.
C- Trò chơi ô chữ
- HS nắm được cách chơi. Bốc thăm chọn câu hỏi.
- Thảo luận theo bàn để thống nhất câu trả lời.
C
U
N
G
K
H
Ô
N
G
Đ
Ô
I
B
A
O
T
O
A
N
C
Ô
N
G
S
U
Â
T
A
C
S
I
M
E
T
T
Ư
Ơ
N
G
Đ
Ô
I
B
Ă
N
G
N
H
A
U
D
A
O
Đ
Ô
N
G
L
Ư
C
C
Â
N
B
Ă
N
G
D- Củng cố
	 - GV nhắc lại những kiến thức cơ bản của phần cơ học.
	 - Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách bài tập
E- Hướng dẫn về nhà
	- Ôn tập lại các kiến thức đã học
	- Đọc trước bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào? và chuẩn bị 100 cm3
	 cát và 100 cm3 sỏi
 *************************
Tuần - Tiết 22
Ngày soạn:..
Ngày dạy: 8a..
 8b..
 8c.. 
Chương 2: nhiệt học
BàI 19
Các chất được cấu tạo như thế nào
 	I- Mục tiêu
*Kiến thức: - Kể được một hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo một cách gián đoạn từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách. 
 - Bước đầu nhận biết được thí nghiệm mô hình và chỉ ra được sự tương tự giữa thí nghiệm mô hình và hiện tượng cần giải thích. 
*Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản.
 - Có kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức, thao tác thí nghiệm.
*Thái độ: - Nghiêm túc trong học tập, yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức vào giải thích một số hiện tượng trong thực tế.
	II- Chuẩn bị
1.Học sinh: Học bài và làm bài tập.
2.Giáo viên: Giáo án .
 * Mỗi nhóm: 2 bình thuỷ tinh đường kính 20mm, 100 cm3 rượu, và 100 cm3 nước.
2 bình chia độ 100 cm3, 50cm3 cát, 50 cm3 sỏi.
	III- Tổ chức hoạt động dạy học
A- Tổ chức: Lớp: 8A.. 8B..8C . 
B- Kiểm tra
C- Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập(5ph)
- GV giới thiệu mục tiêu của chương: Yêu cầu HS đọc SGK/ 67 và cho biết mục tiêu của chương 2.
- GV làm thí nghiệm mở bài. Gọi HS đọc thể tích nước và rượu ở mỗi bình. Đổ nhẹ rượu theo thành bình vào bình nước, lắc mạnh hỗn hợp. Gọi HS đọc thể tích hỗn hợp. Yêu cầu HS so sánh thể tích hỗn hợp với tổng thể tích ban đầu của nước và rượu.
Vậy phần thể tích hao hụt của hỗn hợp đã biến đi đâu? Ng?cứu bài mới.
HĐ2: Tìm hiểu về cấu tạo của các chất (15ph)
- Các chất có liền một khối hay không?
- Tại sao các chất có vẻ liền như một khối?
- GV thông báo cho HS những thông tin về cấu tạo hạt của vật chất.
- Treo tranh h19.2 và H19.3, hướng dẫn HS quan sát.
- GV thông báo phần: “Có thể em chưa biết” để thấy được nguyên tử, phân tử vô cùng nhỏ bé.
HĐ3: Tìm hiểu khoảng cách giữa các phân tử (10ph)
- H19.3, các nguyên tử silic có được xắp xếp xít nhau không?
- ĐVĐ: Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách không?
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm mô hình theo câu C1.
- GV hướng dẫn HS khai thác thí nghiệm mô hình:
+ So sánh thể tích hỗn hợp sau khi trộn với tổng thể tích ban đầu của cát và sỏi.
+ Giải thích tại sao có sự hụt thể tích đó.
 Yêu cầu HS liên hệ giải thích sự hụt thể tích của hỗn hợp rượu và nước.
- GV ghi kết luận: Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
HĐ4: Vận dụng và ghi nhớ(5ph)
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập vận dụng
- Chú ý phải sử dụng đúng thuật ngữ.
- Tổ chức cho HS thảo luận để thống nhất câu trả lời.
*Qua bài học ghi nhớ nội dung gì?
- Cá nhân HS đọc SGK/ 67 và nêu được mục tiêu của chương II
- HS đọc và ghi kết quả thể tích nước và rượu đựng trong bình chia độ (chú ý quy tắc đo thể tích)
- Gọi 2, 3 HS đọc kết quả thể tích hỗn hợp.
- So sánh để thấy được sự hụt thể tích (thể tích hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của rượu và nước)
 Ghi đầu bài.
 I- Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?
- HS đọc SGK và dựa vào kiến thức hoá học, nêu được:
+ Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé, riêng biệt, đó là nguyên tử và phân tử
+ Các nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất vô cùng nhỏ bé nên các chất có vẻ liền như một khối.
- HS quan sát ảnh của kính hiển vi hiện đại và ảnh chụp của các nguyên tử silic để khẳng định sự tồn tại của các hạt nguyên tử, phân tử. 
- HS theo dõi để hình dung được nguyên tử, phân tử nhỏ bé như thế nào
II- Giữa các phân tử có khoảng cách hay không?
1- Thí nghiệm mô hình
- HS quan sát H19.3 và trả lời câu hỏi GV yêu cầu.
- HS làm thí nghiệm mô hình theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.
- Thảo luận để trả lời:
C1: + Thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích ban đầu của cát và sỏi.
+ Vì giữa các hạt sỏi có khoảng cách nên khi đổ cát và sỏi, các hạt cát đã xen vào những khoảng cách này làm thể tích hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích ban đầu.
2- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách
C2:- Giữa các phân tử nước và phân tử rượu đều có khoảng cách. Khi trộn rượu với nước, các phân tử rượu đã xen kẽ vào khoảng cách giữa các phan tử nước và ngược lại. Vì thế thể tích của hỗn hợp giảm.
- HS ghi vào vở
*Kết luận: Giữa các nguyên tử và phân tử có khoảng cách.
IV- Vận dụng
- HS làm các bài tập vận dụng. Thảo luận để thống nhất câu trả lời.
1.Bài C3: Khi khuấy lên, các phân tử đường xen kẽ vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại.
2.BàiC4: Giữa các phân tử cao su cấu tạo nên quả bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí ở trong quả bóng có thể xen qua các khoảng cách này ra ngoài làm quả bóng xẹp dần.
3.BàiC5: Vì các phân tử không khí có thể xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước.
4.Ghi nhớ: SGK (t70)
Hai HS đọc nội dung ghi nhớ.
D- Củng cố
	- Bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ những vấn đề gì?
	- Tìm hiểu nội dung phần: Có thể em chưa biết (SGK)
E- Hướng dẫn về nhà
	- Học thuộc nội dung ghi nhớ và làm bài tập 19.1,19.2,19.3SBT)
	- Đọc trước bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
	__________________________________
Tuần - Tiết 23
Ngày soạn:..
Ngày dạy: 8a..
 8b..
 8c.. 
Bài 20
Nguyên tử, phân tử 
chuyển động hay đứng yên?
I- Mục tiêu
*Kiến thức: - Giải thích được chuyển động Bơrao. 
 - Chỉ ra được sự tương tự giữa chuyển động của quả bóng bay khổng lồ do vô số HS xô đẩy từ nhiều phía và chuyển động Bơrao. 
 - Nắm được rằng khi phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Giải thích được tại sao khi nhiệt độ càng cao thì hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh.
*Kĩ năng: - Rèn cho HS có kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.
* Thái độ : - Nghiêm túc trong học tập, yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức vào giải thích một số hiện tượng trong thực tế.
	II- Chuẩn bị
1.Học sinh: Học bài và làm bài tập.
2.Giáo viên: Giáo án. 
 *Cả lớp: 3 ống nghiệm đựng đồng sunphát (GV làm trước thí nghiệm).
	III- Tổ chức hoạt động dạy học
A- Tổ chức: Lớp: 8A.. 8B..8C . 
B- Kiểm tra
HS1: Các chất được cấu tạo như thế nào? Mô tả hiện tượng chứng tỏ các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt và có khoảng cách?
 *Gợi ý: Nội dung ghi nhớ1. Bài19.1 D
HS2: Tại sao các chất trông có vẻ liền như một khối? Chữa bài tập 19.2 (SBT).
 *Gợi ý: Nội dung ghi nhớ 2. Bài 19.2 C.
C- Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập(5ph)
- GV kể lại câu chuyện về chuyển động Bơrao và để giải thích chuyển động này.Ng/cứu bài mới.
HĐ2: Thí nghiệm Bơrao (7ph)
- GV mô tả thí nghiệm Bơrao và cho HS đọc và quan sát H20.2 (SGK)
- GV ghi tóm tắt thí nghiệm lên bảng.
-GV làm thí nghiệm để chứng minh.
HĐ3: Tìm hiểu về chuyển động của nguyên tử ... tự động co lại.
C. Không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.
D. Giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử khí có thể lọt ra ngoài.
Câu 3: Nước biển mặn vì:
	A. Các phân tử nước biển có vị mặn.
	B. Các phân tử nước và muối liên kết với nhau.
	C. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ nhau vì giữa chúng có khoảng 
	cách.
Câu 4: Khi đổ 50 cm3 rượu vào 50 cm 3 nước, thu được một hỗn hợp
 rượu- nước có thể tích:
	A. V = 100 cm3. B. V > 100 cm3. C. V < 100 cm3.
Câu 5: Khi hơi nước ngưng tụ thành nước ở thể lỏng, thể tích giảm vì:
	A Kích thước của phân tử giảm. B. Khoảng cách giữa các phân tử giảm. 	C. Cách sắp xếp các phân tử thay đổi.	D. Cả A,B và C.
Câu 6: Đổ dầu ăn vào nước thì tạo thành 2 lớp trong bình, dầu ở trên, nước ở 
	dưới vì:
	A. Giữa các phân tử dầu không có khoảng cách.
	B. Phân tử dầu nhẹ hơn phân tử nước nên nổi ở trên.
C. Dầu không hoà tan trong nước và khối lượng riêng của dầu nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.
Câu 7: Hạt chất của nước là hạt nào?
	A. Electron.	 B. Nguyên tử nước.	 C. Phân tử nước. D. Cả A,B và C.
Câu 8: Đổ 5ml dầu ăn vào cốc có chứa sẵn 10ml nước, thể tích của hỗn hợp 
	dầu ăn - nước là:
	A. 15ml.	 B. Nhỏ hơn 15ml.	 	 C. Lớn hơn 15m.
Câu9: Hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các 
	nguyên tử, phân tử gây ra?
	A. Sự khuếch tán của đồng sunfát vào nước.
	B. Quả bóng dù buộc chặt đến đâu vẫn bị xẹp.
	C. Sự tạo thành gió.	D. Đường tan vào nước.
Câu 10: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì 
	đại lượng nào tăng?
A. Khối lượng của vật.	B. Trọng lượng của vật.
C. Cả A và B.	D. Nhiệt độ của vật.
Câu 11: Trong thí nghiệm Brao người ta quan sát được:
	A. Các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn, không ngừng.
	B. Các phân tử nước chuyển động hỗn độn, không ngừng.
	C. Các nguyên tử nước chuyển động hỗn độn, không ngừng.
	D. Cả B và C. 
Câu 12: Các nguyên tử, phân tử chuyển động ....... 
A. Nhanh.	B. Chậm.	C. Không ngừng.
Câu 13: Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất khi tiếp xúc với nhau thì:
	A. Kết hợp với nhau.	B. Hoà lẫn vào nhau
	C. Một chất này xâm nhập vào chất kia.	 
Câu 14: Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển
động........ 
	A. Càng nhanh. B. Càng chậm.	C. Không đổi vận tốc.
 Đáp án và biểu điểm
Câu
Câu1
Câu2
Câu3
Câu4
Câu5
Câu6
Câu7
Câu8
Câu9
Câu10
Câu11
Câu12
Câu13
Câu14
Điểm
0,7
0,7
0,7
0,7
0,7
0,7
0,7
0,7
0,7
0,7
0,7
0,7
0,7
0,7
í đúng
A
D
C
C
B
C
C
A
C
D
A
C
B
A
C- Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập(5ph)
- GV làm thí nghiệm: thả một quả bóng rơi. Yêu cầu HS quan sát, mô tả hiện tượng.
- GV: trong hiện tượng này, cơ năng giảm dần. Cơ năng của quả bóng đã biến mất hay chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời ở bài hôm nay.
HĐ2: Tìm hiểu về nhiệt năng (10ph)
- GV yêu cầu HS nhắc lại thế nào là động năng của một vật và đọc mục I-SGK.
- Yêu cầu HS trả lời: Nhiệt năng là gì? Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ? Giải thích?
- Có những cách nào làm thay đổi nhiệt năng của vật?(Căn cứ vào sự thay đổi nhiệt độ của vật)
HĐ3: Các cách làm thay đổi nhiệt năng (10ph)
- Làm thế nào để tăng nhiệt năng của một đồng xu?
- GV ghi các phương án lên bảng và hướng dẫn HS phân tích, quy chúng về hai loại: thực hiện công và truyền nhiệt.
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm kiểm tra với những phương án khả thi.
- Nêu phương án và làm thí nghiệm làm thay đổi nhiệt năng của vật không cần thực hiện công?
- Cách làm giảm nhiệt năng của một đồng xu?
- GV chốt lại các cách làm thay đổi nhiệt năng.
HĐ4: Tìm hiểu về nhiệt lượng (5ph)
- GV thông báo định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị nhiệt lượng.
- Khi cho hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc thì nhiệt lượng sẽ truyền từ vật nào sang vật nào? Nhiệt độ sẽ thay đổi như thế nào?
- GV thông báo: muốn 1g nước nóng thêm 10C thì cần nhiệt lượng khoảng 4,2J
HĐ5:Vận dụng và ghi nhớ(7ph)
- Yêu cầu và theo dõi HS trả lời các câu hỏi C3, C4, C5.
- Tổ chức thảo luận trên lớp để thống nhất câu trả lời.
*Qua bài học ghi nhớ nội dung gì?
- HS quan sát thí nghiệm và mô tả hiện tượng.
 (Chú ý: gập SGK)
 Ghi đầu bài
I- Nhiệt năng
- HS nghiên cứu mục I-SGK và trả lời câu hỏi của GV:
+ Nhiệt năng của một vật bằng tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
+ Nhiệt độ của vật càng cao thì phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
II- Các cách làm thay đổi nhiệt năng
- HS thảo luận đề xuất phương án làm biến đổi nhiệt năng của vật và đưa ra những ví dụ cụ thể. Trả lời C1, C2
1- Thực hiện công: Khi thực hiện công lên miếng đồng, miếng đồng nóng lên, nhiệt năng của nó thay đổi.
C1: Cọ xát đồng xu,...
VD: Giã gạo , bơm xe đạp, cưa xẻ gỗ.
2- Truyền nhiệt: Là cách làm thay đổi nhiệt năng không cần thực hiện công.
C2: Hơ lên ngọn lửa, nhúng vào nước nóng,...
VD:nhúng thìa nhôm vào cốc nước nóng.
III- Nhiệt lượng
- HS ghi vở định nghĩa, đơn vị nhiệt lượng
+ Nhiệt lượng là phần nhiệt năng vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
+ Đơn vị: Jun (J), Kí hiệu:Q
IV- Vận dụng
- Cá nhân HS trả lời các câu C3, C4, C5.
- Tham gia thảo luận trên lớp để thống nhất câu trả lời.
1.Bài C3: Nhiệt năng của miếng đồng giảm, nhiệt năng của cốc nước tăng. Đồng đã truyền nhiệt cho nước.
2.Bài C4: Cơ năng chuyển hoá thành nhiệt năng. Đây là quá trình thực hiện công.
3.Bài C5: Cơ năng của quả bóng đã chuyển hoá thành nhiệt năng của quả bóng, không khí gần quả bóng và mặt sàn.
4.Ghi nhớ: SGK(t75).
Hai HS đọc nội dung ghi nhớ.
D- Củng cố
	- Bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ những vấn đề gì?
	- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung phần: Có thể em chưa biết (SGK)
E- Hướng dẫn về nhà
	- Học thuộc nội dung ghi nhớ và làm bài tập 21.1, 21.2, 21.3SBT)
	- Đọc trước bài 22: Dẫn nhiệt 
Tuần - Tiết 25.
Ngày soạn:..
Ngày dạy: 8a..
 8b..
 8c.. 
Bài 22
Dẫn nhiệt 
I- Mục tiêu
*Kiến thức: -Tìm được ví dụ trong thực tế về sự dẫn nhiệt.
 - So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, lỏng, khí. 
 - Thực hiện được thí nghiệm về sự dẫn nhiệt, các thí nghiệm chứng tỏ tính dẫn nhiệt kém của chất lỏng và chất khí.
* Kỹ năng: Có kĩ năng quan sát hiện tượng vật lý để rút ra nhận xét.
*Thái độ: Hứng thú học tập, yêu thích môn học, ham hiểu biết khám phá thế giới xung quanh.
	II- Chuẩn bị
1.Học sinh: Học bài và làm bài tập.
2. Giáo viên: Giáo án 
 *Các nhóm: 1 đèn cồn, 1 giá thí nghiệm, thanh thép có gắn các đinh a, b, c, d, e, bộ thí nghiệm H22.2, giá đựng ống nghiệm, 1 kẹp gỗ, 2 ống nghiệm.
	III- Tổ chức hoạt động dạy học
A- Tổ chức: Lớp:8A.8B 8C .. 
B- Kiểm tra
HS1: Nhiệt năng của vật là gì? Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ? Giải thích bài tập 20.1SBT.
 *Gợi ý: Nội dung ghi nhớ 1 . Bài 20.1 C.
HS2: Có thể thay đổi nhiệt năng của vật bằng những cách nào? Làm bài 20.2 (SBT)
 *Gợi ý:Nội dung ghi nhớ2. Bài20.2 D.
C- Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập(5ph)
- GV đặt vấn đề: Có thể thay đổi nhiệt năng bằng cách truyền nhiệt. Sự truyền nhiệt đó được thực hiện bằng những cách nào?
- GV: Một trong những cách truyền nhiệt đó là dẫn nhiệt, chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài hôm nay.
HĐ2: Tìm hiểu về dẫn nhiệt(10ph)
 Yêu cầu HS đọc mục 1- Thí nghiệm
- GV phát dụng cụ và hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng xảy ra. 
- Thảo luận nhóm trả lời câu C1, C2, C3.
- GV nhắc HS tắt đèn cồn đúng kỹ thuật, tránh bỏng.
- GV thông báo về sự dẫn nhiệt.
- Gọi HS nêu ví dụ về sự dẫn nhiệt trong thực tế (C8).
HĐ3: Tìm hiểu về tính dẫn nhiệt của các chất (20ph)
- Làm thế nào để có thể kiểm tra tính dẫn nhiệt của các chất?
- GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm H22.2. Gọi HS nêu cách kiểm tra tính dẫn nhiệt của ba thanh: đồng, thép, thuỷ tinh.
- GV làm thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát hiện tượng để trả lời C4, C5
- Tổ chức cho HS thảo luận để thống nhất câu trả lời.
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm 2 theo nhóm. Hướng dẫn HS kẹp ống nghiệm và giá để tránh bỏng.
- GV cho HS kiểm tra ống nghiệm có nóng không, điều đó chứng tỏ gì?
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 3 để kiểm tra tính dẫn nhiệt của không khí.
- Có thể để miếng sáp sát vào ống nghiệm được không? Tại sao?
- GV thông báo tính dẫn nhiệt của không khí.
HĐ4:Vận dụng và ghi nhớ(7ph)
- Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng C9, C10, C11, C12.
Với C12: GV gợi ý cho HS
- Tổ chức thảo luận trên lớp để thống nhất câu trả lời.
*qua bài học ghi nhớ nội dung gì?
- HS trả lời các câu hỏi GV yêu cầu theo sự hiểu biết của mình
- Ghi đầu bài
I- Sự dẫn nhiệt
1- Thí nghiệm
- HS nghiên cứu mục 1-Thí nghiệm
- Tiến hành thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng. 
2- Trả lời câu hỏi
- Thảo luận nhóm để trả lời câu C1, C2, C3
C1: Nhiệt truyền đến sáp làm sáp nóng lên, chảy ra
C2: Theo thứ tự: a, b, c, d, e.
C3: Nhiệt được truyền từ đầu A đến đầu B của thanh đồng.
3. Kết luận: Sự dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần này sang phần khác của vật.
II- Tính dẫn nhiệt của các chất
1.Thí nghiệm1: (H22.2)
- HS nêu phương án thí nghiệm kiểm tra
- HS nêu được : Gắn đinh bằng sáp lên ba thanh ( khoảng cách như nhau)
- HS theo dõi thí nghiệm và trả lời C4, C5
C4: Không. Kim loại dẫn nhiệt tốt hơn thuỷ tinh.
C5: Đồng dẫn nhiệt tốt nhất, thuỷ tinh dẫn nhiệt kém nhất. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
2.Thí nghiệm 2(H22.3)
- HS làm thí nghiệm 2 theo nhóm, quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi của GV và câu C6
C6: Không. Chất lỏng dẫn nhiệt kém.
3.Thí nghiệm 3(H22.4)
- HS làm thí nghiệm 3 theo nhóm, thấy được miếng sáp không chảy ra, chứng tỏ không khí dẫn nhiệt kém. Trả lời C7
C7: Không. Chất khí dẫn nhiệt kém.
III- Vận dụng
- Cá nhân HS trả lời các câu C9, C10, C11, C12.
- Tham gia thảo luận trên lớp để thống nhất câu trả lời.
1.Bài C9: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt, sứ dẫn nhiệt kém.
2.Bài C10: Vì không khí giữa các lớp áo mỏng dẫn nhiệt kém.
3.Bài C11: Mùa đông. Để tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém giừa các lông chim.
4.Bài C12: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt. Những ngày trời rét, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên khi sờ vào kim loại, nhiệt từ cơ thể truyền vào kim loại và phân tán trong kim loại nhanh nên ta cảm thấy lạnh. Ngày trời nóng, nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ cơ thể nê nhiệt từ kim loại truyền vào cơ thể nhanh và ta có cảm giác nóng.
5.Ghi nhớ: SGK (T79).
Hai HS đọc nội dung ghi nhớ.
D- Củng cố
	- Bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ những vấn đề gì?
	- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung phần: Có thể em chưa biết (SGK)
E- Hướng dẫn về nhà
	- Học thuộc ghi nhớ và làm bài tập 22.1, 22.2, 22.3 (SBT)
	- Đọc trước bài 23: Đối lưu – Bức xạ nhiệt 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 21-Tiết 25.doc