I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm chuyển động đều, chuyển động không đều.
- Biết được công thức và đơn vị tính của vận tốc của chuyển động không đều
- Phát biểu được chuyển động đều, nêu ví dụ.
- Phát biểu được chuyển động không đều, nêu ví dụ.
2. Kĩ năng:
- So sánh được mức độ nhanh, chậm của chuyển động qua vận tốc.
- Biết vận dụng công thức tính vận tốc để tính: vận tốc, quãng đường và thời gian chuyển động khi biết các đại lượng còn lại.
3. Thái độ:
- Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong xây dựng bài.
4. Năng lực:
- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
5.Phẩm chất: Phát triển phẩm chất chăm chỉ, trung thực.
Ngày soạn:17/9/2022 Ngày dạy : 19/9/2022 Chương I: CƠ HỌC Tiết 3-CHỦ ĐỀ: VẬN TỐC- CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU-CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được khái niệm chuyển động đều, chuyển động không đều. - Biết được công thức và đơn vị tính của vận tốc của chuyển động không đều - Phát biểu được chuyển động đều, nêu ví dụ. - Phát biểu được chuyển động không đều, nêu ví dụ. 2. Kĩ năng: - So sánh được mức độ nhanh, chậm của chuyển động qua vận tốc. - Biết vận dụng công thức tính vận tốc để tính: vận tốc, quãng đường và thời gian chuyển động khi biết các đại lượng còn lại. 3. Thái độ: - Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm. - Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong xây dựng bài. 4. Năng lực: - Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. - Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện. - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp. 5.Phẩm chất: Phát triển phẩm chất chăm chỉ, trung thực. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Kế hoạch bài học. - Học liệu: 1 bảng 2.1, 1 tốc kế xe máy.(nếu có) 2. Học sinh: Mỗi nhóm: Tài liệu, đồ dùng học tập và sách tham khảo. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. Tổ chức tình huống học tập. 2. Phương pháp thực hiện: - Hoạt động cá nhân, chung cả lớp: 3. Sản phẩm hoạt động: 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ: -> Xuất phát từ tình huống có vấn đề: - Giáo viên yêu cầu: + Nêu khái niệm về vận tốc và cho biết vận tốc cho biết điều gì? Viết công thức tính vận tốc? + Làm bài tập 2.4 SBT. - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Trả lời theo yêu cầu. - Giáo viên: lắng nghe và điều khiển lớp nhận xét. - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: (Phần nội dung ghi nhớ SGK) *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Để hiểu rõ hơn về vận tốc hôm nay ta vào bài “Chuyển động đều và chuyển động không đều”. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về Chuyển động đều, chuyển động không đều. (10 phút) 1. Mục tiêu: - Hiểu được khái niệm chuyển động đều, chuyển động không đều. Nêu được ví dụ. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu, quan sát thực nghiệm. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động: - Phiếu học tập cá nhân: - Phiếu học tập của nhóm: Bảng 3.1 và Trả lời: C1 - C2. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Chuyển động đều là gì? + Chuyển động không đều là gì? + Yêu cầu HS thảo luận, trả lời C1 - C2. - Học sinh tiếp nhận: Đọc SGK Trả lời: C1 - C2. *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Đọc sgk, trao đổi nhóm tìm câu trả lời C1 - C2. Các nhóm tìm ví dụ và ghi từng yêu cầu vào bảng phụ 3.1. - Giáo viên: uốn nắn sửa chữa kịp thời sai xót của HS. - Dự kiến sản phẩm: (bên cột nội dung) *Báo cáo kết quả: (bên cột nội dung) *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: GV hướng dẫn HS thảo luận cả lớp đi đến kết quả chung. I/ Định nghĩa: - Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. - Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. C1: Chuyển động của trục bánh xe trên máng nghiêng là chuyển động không đều. Chuyển động của trục bánh xe trên quãng đường còn lại là chuyển động đều. C2: a: là chuyển động đều b,c,d: là chuyển động không đều. Hoạt động 2: Xác định Công thức tính vận tốc trung bình của chuyên động không đều. (10 phút) 1. Mục tiêu: - Biết được công thức tính của vận tốc trung bình của chuyển động không đều. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm: nghiên cứu tài liệu. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động: rút ra kết luận. - Phiếu học tập cá nhân: - Phiếu học tập của nhóm: trả lời câu C3. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Nghiên cứu SGK, yêu cầu viết công thức tính vận tốc trung bình. + Yêu cầu HS trả lời C3? - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Đọc, nghe, theo dõi SGK để trả lời câu hỏi C3. - Giáo viên: Theo dõi, hướng dẫn, uốn nắn khi HS gặp vướng mắc. - Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung) *Báo cáo kết quả: (Cột nội dung). *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: II/ Vận tốc trung bình của chuyển động không đều: s1 + s2 + s3 + . vtb = t1 + t2 + t3 + . C3: vAB = sAB/tAB = 0,017 m/s vBC = sBC/tBC = 0,05 m/s vCD = sCD/tCD = 0,08m/s C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (15 phút) 1. Mục tiêu: Hệ thống hóa KT và làm một số BT. - Biết vận dụng công thức tính vận tốc để tính: vận tốc, quãng đường và thời gian chuyển động khi biết các đại lượng còn lại. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu: C5 - C7/SGK. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động: - Phiếu học tập cá nhân: Trả lời C5 - C7/SGK và các yêu cầu của GV. - Phiếu học tập của nhóm: 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ. + Cho HS thảo luận và thực hiện theo yêu cầu C5, 6, 7 vào phiếu nhóm. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu C5 - C7 và ND bài học để trả lời. - Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi. - Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung) *Báo cáo kết quả: (Cột nội dung) *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: III - Vận dụng *Ghi nhớ/SGK. C4: Là CĐ không đều vì ô tô chuyển động lúc nhanh, lúc chậm. 50km/h là vận tốc trung bình. C5: Tóm tắt: s1 = 120m, t1 = 30s s2 = 60m, t2= 24s vtb1 =?;vtb2 =?;vtb=? Giải: v tb1 = s1/t1 = 120/30 = 4 m/s s1 + s2 vtb = t1 + t2 vtb2 = s2/t2 = 60/24 = 2,5 m/s ,3 (m/s) = 3,3(m/s) C6: s = v.t = 30 .5 = 150 km. D-E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5 phút) 1. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học tính toán, giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn. 2. Phương pháp thực hiện: Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở. Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm. 3. Sản phẩm hoạt động: HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Đọc mục có thể em chưa biết. + Về nhà làm các BT trong SBT: từ bài 3.1 -> 3.10/SBT. + Xem trước bài 4: biểu diễn lực. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời. - Giáo viên: gợi ý một số bài tập dạng nâng cao. - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: Trong vở BT. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau.. BTVN: bài 3.1 ->3.10/SBT
Tài liệu đính kèm: