Giáo án Vật lí Khối 8 - Tiết 21, Bài 16: Cơ năng

Giáo án Vật lí Khối 8 - Tiết 21, Bài 16: Cơ năng

*HĐ1:Tình huống học tập

GV: -Đặt vấn đề như sgk.

-Thông báo khái niệm cơ năng.

*HĐ2:Hình thành khái niệm thế năng

*Hình thành khái niệm thế năng hấp dẫn

-Quả nặng A nằm trên mặt đất có khả năng sinh công không ? Vì sao?

HS: trả lời cá nhân

GV: Nếu đưa quả nặng lên một độ cao nào đó thì nó có cơ năng không ?Vì sao?

HS: trả lời cá nhân

GV: Nếu đưa quả nặng lên càng cao so với mặt đất thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

HS: vật B di chuyển càng nhanh hơn

GV: Vật ở vị trí càng cao so với mặt đất thì công mà vật có khả năng thực hiện được như thế nào ?

HS: công thực hiện càng lớn

-Cơ năng của vật trong trường hợp này được gọi là thế năng.

-Thế năng được xác định bởi vị trí của vật so với mặt đất được gọi là thế năng hấp dẫn.

GV: Gọi vài học sinh nhắc lại khái niệm thế năng hấp dẫn.

HS: Nhắc lại khái niệm thế năng.

GV: Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn của vật bằng bao nhiêu ?

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 662Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Khối 8 - Tiết 21, Bài 16: Cơ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Bài 16: Cơ Năng
Tiết 21	
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT	
- HS Tìm được thí dụ minh họa cho các khái niệm cơ năng, thế năng, động năng.
- HS Thấy được một cách định tính thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vật tốc của vật . Tìm được thí dụ minh họa.
- HS ham học hỏi, hứng thú học tập
- GDMT: Tận dụng các nguồn năng lượng, cơ năng để tiết kiệm nhiên liệu, khí đốt, bảo vệ môi trường
-GDHN: nội dung về cơ năng liên hệ với công việc chế tạo máy phát điện, chế tạo súng, đạn, một số chi tiết máy trong ngành cơ khí
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên: Lò xo được làm bằng thép uốn thành vòng tròn , một quả nặng, một sợi dây , một bao diêm.
Học sinh: Bảng phụ
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
	1.Kiểm tra bài cũ:Định nghĩa công suất.Công thức tính công suất, ý nghĩa các đại lượng, đơn vị?
	2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
*HĐ1:Tình huống học tập 
GV: -Đặt vấn đề như sgk.
-Thông báo khái niệm cơ năng.
*HĐ2:Hình thành khái niệm thế năng 
*Hình thành khái niệm thế năng hấp dẫn 
-Quả nặng A nằm trên mặt đất có khả năng sinh công không ? Vì sao?
HS: trả lời cá nhân
GV: Nếu đưa quả nặng lên một độ cao nào đó thì nó có cơ năng không ?Vì sao?
HS: trả lời cá nhân
GV: Nếu đưa quả nặng lên càng cao so với mặt đất thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
HS: vật B di chuyển càng nhanh hơn 
GV: Vật ở vị trí càng cao so với mặt đất thì công mà vật có khả năng thực hiện được như thế nào ?
HS: công thực hiện càng lớn
-Cơ năng của vật trong trường hợp này được gọi là thế năng.
-Thế năng được xác định bởi vị trí của vật so với mặt đất được gọi là thế năng hấp dẫn.
GV: Gọi vài học sinh nhắc lại khái niệm thế năng hấp dẫn.
HS: Nhắc lại khái niệm thế năng.
GV: Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn của vật bằng bao nhiêu ?
HS: Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn của vật bằng 0.
GV: Thông báo chú ý:
-Thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào những yếu tố gì ?Và phụ thuộc như thế nào ?
HS: thảo luận nhóm trả lời vào bảng phụ
*Hình thành khái niệm thế năng đàn hồi 
-Mô tả TN hình 16.2.
-Nêu C2, yêu cầu hs thảo luận nhóm để tìm phương án.
-Cơ năng của lò xo trong trường hợp này cũng được gọi là thế năng.
-Lò xo biến dạng càng nhiều thì công do lò xo càng lớn , nghĩa là thế năng của lò xo càng lớn.
GV: Thế năng phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi được gọi là gì ?
HS: trả lời cá nhân
GV -GDHN: nội dung về cơ năng liên hệ với công việc chế tạo máy phát điện, chế tạo súng, đạn, một số chi tiết máy trong ngành cơ khí
*HĐ3:Hình thành khái niệm động năng
GV: Tiến hành TN hình 16.3.
- Yêu cầu hs trả lời C3, C4, C5.
HS: trả lời C3, C4, C5.	
GV: thông báo:
Cơ năng của vật do chuyển động mà có được gọi là động năng.
*Động năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
GV: Mô tả TN 2 và yêu cầu hs trả lời C6.
HS:trả lời cá nhân
GV: Mô tả TN3 và yêu cầu hs trả lời C7,C8.
HS: Trả lời cá nhân
GV- GDMT: Tận dụng các nguồn năng lượng, cơ năng để tiết kiệm nhiên liệu, khí đốt, bảo vệ môi trường
*HĐ4:Vận dụng
-Yêu cầu hs trả lời C9,C10.
- HS: Trả lời cá nhân 
I.Cơ năng
 Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học , ta nói vật có cơ năng.
II.Thế năng
 1.Thế năng hấp dẫn
-Thế năng được xác định bởi vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn.
-Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn của vật bằng 0.
*Chú ý : Ta có không lấy mặt đất làm mốc mà có thể lấy một vị trí khác làm mốc để tính độ cao. Vậy thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào mốc tính độ cao.
-Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.
 2.Thế năng đàn hồi
Thế năng được xác định bởi độ biến dạng đàn hồi của vật được gọi là thế năng đàn hồi.
II.Động năng
 1.Khi nào có động năng ?
Cơ năng của vật do chuyển động mà có được gọi là động năng.
2.Động năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật và vận tốc của vật. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
III.Vận dụng
 C9. Tuỳ hs.
-C10. a)thế năng
b) thế năng và động năng.
c) thế năng
IV: CỦNG CỐ ,HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1.Củng cố:
- Khi nào vật có cơ năng ?
-Trong trường hợp nào cơ năng của vật là thế năng ?Trong trường hợp nào cơ năng là động năng ?
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 
Hs về nhà học bài + làm bài tập16.1,16.3,16.4(SBT)
-Chuẩn bị trước bài “ Sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng”
Tìm hiểu sự chuyển hóa của các dạng cơ năng

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 16.doc