Giáo án Tuần 33 - Ngữ văn 8

Giáo án Tuần 33 - Ngữ văn 8

TỔNG KẾT PHẦN VĂN

A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết học này, HS cần đạt được:

1- Kiến thức:

+ Bước đầu củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học qua các văn bản đã học trong SGK lớp 8 (trừ các văn bản tự sự và nhật dụng), khắc sâu những kiến thức cơ bản của những văn bản tiêu biểu.

+ Tập trung ôn kĩ hơn cụm văn bản thơ ( Các bài 18, 19, 20, 21)

2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp.

3- Thái độ: Nghiêm túc học tập.

B- Chuẩn bị:

+ GV: Soạn giáo án. Máy chiếu hoặc bảng phụ.

+ HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo các nội dung trong SGK

C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 840Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 33 - Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Tiết 125
Soạn: 2011
Dạy: 
Tổng kết phần văn
A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết học này, HS cần đạt được: 
1- Kiến thức: 
+ Bước đầu củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học qua các văn bản đã học trong SGK lớp 8 (trừ các văn bản tự sự và nhật dụng), khắc sâu những kiến thức cơ bản của những văn bản tiêu biểu.
+ Tập trung ôn kĩ hơn cụm văn bản thơ ( Các bài 18, 19, 20, 21)
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp.
3- Thái độ: Nghiêm túc học tập.
B- Chuẩn bị: 	 
+ GV: Soạn giáo án. Máy chiếu hoặc bảng phụ.
+ HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo các nội dung trong SGK
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ 1- ổn định: 
HĐ 2 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
1 – KTBC: Kết hợp trong tiết tổng kết
2 – KT việc CBBM: KT việc chuẩn bị ở nhà của HS ( Phần I – SGK / Tr. 127 )
HĐ 3.Bài mới: 
+ Yêu cầu học sinh trình bày bảng thống kê đã chuẩn bị của mình (mẫu theo SGK tuân thủ những điều ghi chú dưới mẫu thống kê trong SGK)
+ GV gọi 1 vài học sinh khác nhận xét.
+ Giáo viên chiếu lên bảng và nhấn mạnh các nét chính. ( Bảng thống kê cuối giáo án )
+ HS đối chiếu, sửa những sai xót và bổ sung những chỗ thiếu vào bảng thống kê của mình.
* Thảo luận nhóm:
? Sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật trong các văn bản thơ trong bài 15, 16 ( Thơ cổ ) và bài 18, 19 ( Thơ mới ) ?
+ Đại diện nhóm báo cáo. Nhóm bạn bổ sung.
+ GV nhấn mạnh ý đúng.
( Bảng so sánh cuối giáo án )
? Vì sao các bài thơ trong các bài 18, 19 được gọi là “thơ mới” ? Chúng “mới” ở chỗ nào ?
+ Thơ mới: Là do có sự đổi mới ( về số câu chữ, về luật thơ,  so với thơ cổ ) 
Các bài thơ trong các bài 18, 19 có đặc điểm đó nên được gọi là “thơ mới”.
* GV:
+ “Thơ mới” còn là tên gọi của một phong trào thơ ở Việt Nam ( 1932- 1945 ) gắn liền với tên tuổi của các nhà “thơ mới” như Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, 
+ Với riêng nhà thơ Tố Hữu ở bài thơ “ Khi con tu hú” ( nội dung đề cập đến vấn đề cách mạng nhưng hình thức là thuộc “thơ mới” ).
? Tìm trong 4 bài thơ thuộc phong trào thơ mới kể trên mỗi bài 2 câu thơ hay nhất ?
+ HS đọc mỗi bài 2 câu thơ cho là hay nhất và nêu lí do về sự lựa chọn đó
+ GV nhận xét, nêu ý kiến của GV để HS đối chiếu, tham khảo.
I . Lập bảng thống kê các văn bản văn học Việt Nam:
( Từ bài 15 đến bài 29 trong chương trình Ngữ văn lớp 8 )
II . Phân biệt Thơ mới và Thơ cổ:
+ Thơ cổ :
- “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”
- “Đập đá ở Côn Lôn”
- “Muốn làm thắng cuội”.
+ Thơ mới :
- “Nhớ rừng” 
- “Ông đồ”
-“Quê hương”
- “Khi con tu hú”
* Một số câu thơ hay nhất trong 4 bài thơ mới:
HĐ 4- Củng cố: 
GV nhấn mạnh lại một số kiến thức trọng tâm về văn nghị luận.
HĐ 5 – Hướng dẫn về nhà: 
+ Chữa lại hoặc hoàn chỉnh tiếp bài viết của mình.
+ CBBM: Chữa lỗi diễn đạt.
Bảng thống kê các văn bản văn học Việt Nam
( Từ bài 15 đến bài 29 trong chương trình Ngữ văn lớp 8 ):
Stt
VB
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
1. Bài 14
 Vào nhà ngục
QĐ cảm tác
Phan Bội Châu
(1867 - 1940)
Thất ngôn bát 
cú đường luật
- Khí phách kiên cường bất khuất và phong thái ung dung, đường hoàng vượt lên cảnh tù ngục của nhà chí sĩ yêu nước và cách mạng
- Giọng điệu hào hùng khoáng đạt, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
2. Bài 15
Đập đá ở 
Côn Lôn
Phan Châu Trinh
(1872 - 1926)
Thất ngôn bát cú
 Đường luật
- Hình tượng đẹp, ngang tàng, lẫm liệt của người tù yêu nước, cách mạng trên đảo Côn Lôn
- Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng, tràn đầy khí thê.
3. Bài 16
Muốn làm thằng cuội
TĐ - Nguyến Khắc Hiếu (1889 - 1939)
Thất ngôn bát cú
 Đường luật
- Tâm sự của một con người bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường muốn thoát li bằng mộng tưởng lên trăng để bầu bạn với chị Hằng
Hồn thơ lãng mạn pha chút ngông nghênh
4. Bài 17
Hai chữ nước nhà (trích)
Trần Tuấn Khai (1895-1983)
Song thất lục bát
- Mượn câu truyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào.
- Mượn chuyện xưa để nói chuyện hiện tại, giọng điệu trữ tình thống thiết.
5. Bài 18
Nhớ rừng
Thế Lữ
(1907 - 1989)
Thơ mới 
(8 chữ/câu)
- Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và khao khát tự do mãnh liệt khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
- Bút pháp lãng mạn truyền cảm, sự đổi mới câu thơ, vần điệu, nhịp, phép tương phản của nghệ thuật tạo hình đặc sắc.
6. Bài 18
Ông đồ
Vũ Đình Liên
(1913 - 1906)
Thơ mới
Ngũ ngôn
- Tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.
- Bình dị, cô đọng, hàm súc, đối lập, tương phản, hình ảnh thơ nhiều sức gợi, tả cảnh ...
7. Bài 19
Quê hương
Tế Hanh
1921
Thơ mới
(8 chữ/câu)
- Tình quê hương trong sáng, thân thiết được thể hiện qua... tươi sáng sinh động về một làng quê miền biên trong đó nổi bật lên là hình ảnh khoe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài.
- Lời thơ bình dị, hình ảnh thơ mộc mạc và tinh tế lại giàu ý nghĩa biểu trưng.
8. Bài 19
Khi con tu hú
Tố Hữu
(1920 - 2002)
Lục bát
- Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong nhà tù.
- Giọng thơ sôi nổi thuần khiết, tưởng tượng phong phú.
9. Bài 20
Tức cảnh Pắc Bó
Hồ Chí Minh
(1890 - 1969)
Thất ngôn tứ tuyệt
(Dường luật)
- Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó, làm CN và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
- Giọng thơ hóm hỉnh
- Vừa cổ điển vừa hiện tại.
10. Bài 21
Ngắm trăng
(trích NKTT)
Hồ Chí Minh
(1890 - 1969)
Thất ngôn tứ tuyệt (chứ Hán)
- Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê, phong thái unng dung gnhệ sĩ của Bác Hồ ngay trong cảnh tù ngục cực khổ tăm tối.
- Nhân hoá, điệp từ đối xứng và đói lập, câu hỏi tu từ.
11. Bài 21
Đi đường
(trích NKTT)
Hồ Chí Minh
(1890 - 1969)
Thất ngôn tứ tuyệt (chứ Hán)
- ý nghĩa tượng trưng và triết lí sâu sắc từ việc đi đường núi gọi ra chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
- Điệp từ, tính đa nghĩa trong hình ảnh thơ.
Điểm khác biệt giữa thơ mới và thơ cổ
Tên văn bản
Tác giả
Nét khác biệt
- Cảm tác vào nhà ngục QĐ; Đập đá ở Côn Lôn; Muốn làm thằng cuội; Hai chữ nước nhà.
- Phân Bội Châu; Phan Châu Trinh; Trần Tuấn Khải: nhà nho tinh thong Hán học
- Thơ cũ (đa số thơ Đường luật) hạn định số câu số chữ, niêm luật chặt chẽ, gò bó.
- Nhớ rừng
- Ông đồ
- Quê hương
- Thế Lữ; Vũ Đình Liên; Tế Hanh ( những trí thức mới mẻ chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây ( văn hoá Pháp )
- Cảm xúc mới, tư duy mới, đề cao cái tôi cá nhân trực tiếp, phóng khoáng, tự do.
- Thể thơ tự do, đổi mới vần điệu, nhịp điệu, tới thơ tự nhiên, bình dị giảm tính công thức, ước lệ ( thơ mới )
 -----------------------------------
Tuần 33
Tiết 126
Soạn: 2011
Dạy: 
ôn tập phần tiếng việt học kì 2
A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết ôn tập, HS sẽ:
1- Kiến thức: Ôn tập phần Tiếng Việt học kì II giúp học sinh nắm lại :
+ Các kiểu câu trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.
+ Các kiểu hành động nói: trình bày, hỏi, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.
+ Lựa chọn trật tự từ trong câu.
2- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong khi nói, viết.
3- Thái độ: Nghiêm túc, tích cực ôn tập thể hiện qua việc hăng hái trả lời câu hỏi và bài tập.
B- Chuẩn bị: 	 
+ Giáo viên: SGK, STK, giáo án.
+ Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập VN, tìm hiểu trước nội dung ôn tập.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ 1- ổn định: 
HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
1 – KTBC: 
Kết hợp trong tiết ôn tập.
2 – KT việc CBBM: 
HĐ3 - Bài mới: 
* GTBM: 
* Nội dung dạy học cụ thể:
? Chương trình Tiếng Việt kì II em họcnhững nội dung nào ?
- Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói
- Hành động nói, hội thoại, lựa chọn TTT trong câu.
? Trình bày bảng hệ thống về các kiểu câu theo mục đích nói.
* Học sinh trình bày theo mẫu:
Kiểu câu
Đặc điểm
Chức năng
Nghi vấn
. Có những từ nghi vấn (ai, cái gì, nào, đâu, tại sao...) hoặc có từ hay
+ Chính: dùng để hỏi.
+ Ngoài ra: Để cầu khiến, phủ định, đe doạ, bộc lộ cảm xúc.
Cầu khiến
. Có những từ CK: hãy đừng, chờ, nào... hoặc ngữ điệu cầu khiến
. Dùng ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyến cáo.
Cảm thán
. Có những từ CT: ôi, than ôi ...
. Bộc lộ cảm xúc trực tiếp.
Trần thuật
. Không có đặc điểm của các kiểu câu trên
. Dùng để thông báo nhận định, miêu tả, yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc
Câu phủ định
Có từ ngữ phủ định ( không, chưa, nào đâu, làm gì có, )
+ Để thông báo không có sự vật, sự việc, hiện tượng,  nào đó.
+ Phủ định, bác bỏ một ý kiến, nhận định nào đó.
Bài 1:
 C1: Câu trần thuật ghép ( có 1 vế là dạng câu phủ định)
C2: Câu TT đơn
C3: Câu TT ghép ( có vế 2 là dạng câu phủ định )
Bài 2: 
* Có thể có các câu NV sau: 
+ Cái bản tính tốt của người ta bị những gì che lấp mất ?
+ Những gì có thể che lấp mất cái bản tính tốt của người ta ?
+ Cái bản tính tốt của người ta có bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỷ che lấp mất không ?
+ Những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỷ có thể che lấp cái bản tính tốt của người ta không ?
Bài 3: GV hướng dẫn HS làm ở nhà.
VD: Tớ được điểm 10 khiến cả nhà tớ vui ơi là vui !
Bài 4:
a- Câu TT: Câu 1,2 .
 Câu CK: Câu 4
 Câu NV: Câu 5
b- Câu NV dùng để hỏi: Câu 7
c- Câu 2, 5 là câu NV nhưng không dùng để hỏi mà để:
+ Câu 2: Bộc lộ sự ngạc nhiên về việc lão Hạc nói về những chuyện chỉ có thể xảy ra trong tương lai xa, chưa thể xảy ra trước mắt.
( Câu này tương đương với câu: Cụ lo xa quá đấy thôi ! )
+ Câu 5: Để giải thích cho đề nghị ở câu 4 ( không có lí do gì mà lại nhịn đói để dành tiền ).
? Thế nào là HĐ nói ?
+ Là hành động thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
? Có những kiểu HĐ nói nào ?
+ Hành động hỏi
+ HĐ trình bày
+ HĐ điều khiển
+ HĐ hứa hẹn
+ HĐ bộc lộ cảm xúc.
? Thực hiện HĐ nói bằng cách nào ?
- Theo cách trực tiếp
- Theo cách gián tiếp
( * HS nêu rõ thế nào là thực hiện HĐ nói theo cách TT, GT ) 
Bài 1: HS kẻ bảng và điền theo mẫu SGK-Tr. 131
C1: hành động kể (thuộc HĐ trình bày)
C2: HĐ bộc lộ cảm xúc.
C3: HĐ nhận định (thuộc HĐ trình bày)
C4: HĐ đề nghị (thuộc HĐ điều khiển)
C5: là câu ... them C4 (kiểu trình bày)
C6: HĐ phủ định bác bỏ (kiểu trình bày)
C7: HĐ hỏi 
Bài 2
* HS kẻ bảng theo mẫu trong SGK - Tr. 132
C1: HĐ kể + câu TT - dùng trực tiếp
C2: HĐ bộc lộ cảm xúc + câu NV - dùng gián tiếp
C3: HĐ trình bày + câu cảm thán - dùng trực tiếp
C4: HĐ điều khiển + cầu khiến - dùng trực tiếp
C5: HĐ trình bày + NV - dùng gián tiếp
C6: HĐ phủ định + câu PĐ - dùng trực tiếp
C7: Hỏi + NV - dùng trực tiếp
Bài 3: GV hướng dẫn HS làm ở nhà.
? Vì sao phải lựa chọn trật tự từ trong câu ?
+ Vì mỗi câu có nhiều cách sắp xếp trật tự từ mà mỗi cách sắp xếp lại đem lại hiệu quả diễn đạt riêng
? Nêu các tác dụng của việc lựa chọn trật từ trong câu ?
 + HS nêu. Bạn nhận xét. 
+ GV nhấn mạnh 4 tác dụng cơ bản.
Bài 1: Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt đọng, trạng thái ( kinh ngạc -> mừng rỡ -> về tâu vua )
Bài 2: 
a- Liên kết câu này với câu 1
b- Nhấn mạnh đề tài nói tới: Sự giản dị của Bác.
Bài 3:
Thay đổi trật từ từ “man mác”
* Câu a hay hơn, có giá trị gợi cảm hơn. Vì:
+ Đặt từ “man mác” trước -> nhấn mạnh sự “man mác” -> gợi cảm xúc mạnh hơn.
+ Kết thúc bằng từ “quê” ( thanh bằng ) có độ ngân hơn từ “mác” ( thanh sắc ) -> Câu văn có tính nhạc hơn, hay hơn
I.Kiểu câu: nghi vấn, cầu khiến, cám thán, trần thuật, phủ định:
1- Lí thuyết:
2- Bài tập: 
Bài 1: 
Bài 2:
Bài 3: BTVN
Bài 4:
II. Hành động nói:
1- Lí thuyết:
2- Bài tập:
Bài 1
Bài 2:
Bài 3: BTVN
III. Lựa chọn trật từ từ trong câu:
1- Lí thuyết:
2 . Bài tập: 
Bài 1
Bài 2
Bài 3
HĐ 4- Củng cố: 
? Nhắc lại các nội dung đã ôn tập và nêu hiểu biết về nội dung đó ?
* GV nhấn mạnh nội dung đã ôn tập.
HĐ 5. Hướng dẫn về nhà: 
+ Học kĩ các nội dung đã học, đã ôn tập.
+ Xem lại các BT đã làm
+ Làm các BTVN
+ CBBM: Văn bản tường trình.
Tuần 33
Tiết 127
Soạn: 2011
Dạy: 
Văn bản tường trình
A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết học, HS sẽ:
1- Kiến thức: 
+ Hiểu những trường hợp cần thiết để viết văn bản tường trình.
+ Nắm được những đặc điểm của văn bản tường trình.
+ Biết cách làm một văn bản tường trình đúng quy cách.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng dùng từ, trình bày một văn bản đúng quy cách, khoa học.
3- Thái độ: Nghiêm túc, trung thực, tự giác.
B- Chuẩn bị: 	 
+ GV: Soạn bài, một số văn bản tường trình mẫu. 
+ HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. 
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
 Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ 1- ổn định: 
HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
1 – KTBC: Vai trò của yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn bản nghị luận ?
2 – KT việc CBBM: 
HĐ3 - Bài mới:
* HS đọc các văn bản tường trình trong SGK
? Ai là người viết VBTT  trên ?
+ Học sinh
GV: Bất kì ai cũng có thể viết VBTT
? Trong trường hợp trên, ai là người nhận VBTT ?
+ Cô giáo
GV: Có thể là cơ quan công an, ông trưởng thôn, ông chủ tịch xã, cô hiệu trưởng, 
? Người viết VBTT trên nhằm mục đích gì ?
+ Trình bày về việc nộp bài chậm
+ Trình bày về việc mất trộm xe đạp
* GV: Hai VB trên là VBTT
? Vậy em hiểu thế nào là VBTT ?
+ HS trả lời : Là VB trình bày về một sự việc nào đó gây hậu quả thiệt hại, 
* GVKL: VBTT là loại VB trình bày thiệt hại hay mức đọ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét.
? Đọc 2 VBTT trên, em thấy người viết VBTT và người nhận VBTT có mối quan hệ NTN với sự việc xảy ra ?
+ Người viết tường trình có liên quan đến sự việc. Người nhận là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết sự việc.
? CH3/ SGK-Tr. 135 ?
+ Người viết phải trung thực, phản ánh đúng sự việc tường trình.
? CH 4 / SGK - Tr. 135 ?
+ Tường trình về việc bản thân mắc lỗi nghiêm trọng : đánh bạn, hoặc tường trình về việc mình bị đánh, bị mất tiền, mất sách vở, 
* HS thảo luận các tình huống trong SGK – Tr. 135:
? Tình huống nào viết văn bản tường trình, tình huống nào không phải viết, tình huống nào có thể viết hoặc không viết cũng được? Vì sao? Ai phải viết ? Viết cho ai ?
* Đại diện nhóm nêu ý kiến
- Tình huống a, b phải viết -> để người có trách nhiệm hiểu rõ thực chất vấn đề, từ đó mới có kết luận về việc kỉ luật hay không kỉ luật, nếu có thì cũng lấy văn bản tường trình làm căn cứ để đề ra hình thức kỉ luật thoả đáng.
- Tình huống c không cần vì đó là chuyện nhỏ chỉ cần nhắc nhở nhẹ nhàng.
- Tình huống d tuỳ tài sản mất lớn hay nhỏ mà viết tường trình cho cơ quan công an.
? Trong các tình huống phải viết VBTT trên, ai phải viết, viết gửi ai ?
+ T.H a: Lớp trưởng - Viết gửi BGH nhà trườngvà cô giáo chủ nhiệm.
+ T.H b: HS làm hỏng- Gửi BGH nhà trường, GV phụ trách phòng thí nghiệm / GV dạy thí nghiệm.
+ T.H d: Đại diện gia đình bị mất trộm- Ban công an xã / thị trấn.
* HS đọc phần 2
? Nêu cách làm VBTT ?
+ HS trả lời
+ GV nhấn mạnh các mục làm VBTT. 
* HS đọc ghi nhớ.
* HS đọc các nội dung lưu ý
+ GV thuyết trình từng lưu ý và cho HS quan sát văn bản mẫu để nhớ, hiểu cách viết VBTT
I - Đặc điểm của văn bản tường trình: 
+ VBTT là loại VB trình bày thiệt hại hay mức đọ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xả ra gây hậu quả cần phải xem xét.
+ Người viết tường trình có liên quan đến sự việc. Người nhận là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết sự việc.
II .Cách làm văn bản tường trình :
1- Tình huồng phải viết văn bản tường trình:
+ HS vi phạm lỗi nghiêm trọng
+ Bị mất tài sản lớn
+ Bị đánh đập, 
2- Cách làm văn bản tường trình:
Làm theo các mục:
a- Thể thức mở đầu. Gồm:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ
+ Địa điểm thời gian
+ Tên văn bản
+ Người nhận
b- Nội dung tường trình
c- Thể thức kết thúc. Gồm:
+ Lời đề nghị hoặc cam đoan
+ Chữ kí, họ và tên người viết
* Ghi nhớ / SGK -Tr. 136
3- Lưu ý : SGK - Tr. 136
HĐ4: Củng cố: 
? Thế nào là VBTT ? 
? Nêu cách làm văn bản tường trình ?
HĐ 5. Hướng dẫn về nhà: 
+ Học kĩ nội dung bài học.
+ CBBM: Luyện tập làm VBTT:
- Chuẩn bị trả lời các câu hỏi lí thuyết
- Xem trước các bài tập.
 -----------------------------------------
Tuần 33
Tiết 128
Soạn: 2011
Dạy: 
Luyện tập làm Văn bản tường trình
A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết luyện tập học, HS sẽ:
1- Kiến thức: 
Ôn lại những tri thức về văn bản tường trình: mục đích, yêu cầu, cấu tạo.
2- Kĩ năng: Nâng cao năng lực viết tường trình cho học sinh. 
3- Thái độ: Nghiêm túc, trung thực, tự giác.
B- Chuẩn bị: 	 
+ GV: Soạn bài, tham khảo một só văn bản tường trình.. 
+ HS: Học bài cũ, chuẩn bị tốt kiến thức để luyện tập.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
 Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ 1- ổn định: 
HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
1 – KTBC: Vai trò của yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn bản nghị luận ?
2 – KT việc CBBM: 
HĐ3 - Bài mới:
? Mục đích viết văn bản tường trình là gì ?
+ Trình bày mức độ thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người viết tường trình trong các sự việc xảy ra gây hiệu quả cần phải xem xét.
? Yêu cầu viết tường trình ?
+ Người viết: tham gia hoặc chứng kiến vụ việc khách quan.
+ Người nhận: cấp trên ( thầy, cô giáo ) / cơ quan có thẩm quyền giải quyết
? Văn bản tường trình và văn bản báo cáo có gì giống và khác nhau ?
* Giống: Đều là văn bản hành chính - công vụ viết theo mẫu. 
* Khác: 
+ Tên văn bản
+ Nội dung cụ thể:
- VBTT: Trình bày thiệt hại, mức vi phạm, 
- VBBC: Trình bày kết quả của công việc.
? Nêu bố cục phổ biến của văn bản tường trình ? Những mục nào không thể thiếu, phần nội dung tường trình cần như thế nào ?
+ Bố cục gồm 3 phần
+ Những nội dung không thể thiếu:
- Thời gian, địa điểm xảy ra sự việc
- Người viết, người nhận
- Ngày tháng viết
- Nội dung tường trình
+ Phần nội dung tường trình cần: Chính xác, khách quan, trung thực. 
Bài 1:
+ HS đọc các tình huống.
? Chỉ ra những chỗ sai trong việc sử dụng văn bản ở các tình huống đó ?
+ Người viết chưa phân biệt được mục đích của văn bản tường trình với văn bản báo cáo, thông báo, chưa nhận rõ trong tình huống như thế nào cần viết văn bản tường trình.
+ Cả 3 trường hợp đều không phải viết tường trình vì:
a) Cần viết bản kiểm điểm, nhận thức rõ khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa.
b) Viết bản thông báo cho các bạn biết kế hoạch chuẩn bị cho việc tổ chức Đại hội chi đội.
c) Viết bản báo cáo.
Bài 2: 
? Nêu 2 tình huống cần viết văn bản tường trình ?
( Có thể tổ chức dưới hình thức thi :
+ Cả lớp chia làm 2 đội, lần lượt mỗi đội lần nêu l tình huống. Đội sau không nêu lại tình huống đã nêu trước.
+ Đội nào không nêu được sẽ bỏ qua và đến đội kia nêu rồi lại quay lại đội trước.
+ Cuối cùng đội nào nêu được nhiều, đội đó sẽ chiến thắng
Bài 3 : Mỗi HS viết một văn bản tường trình theo các tình huống đã nêu.
+ HS xung phong trình bày hoặc cử đại diện tổ
+ Bạn nhận xét. GV chữa.
I - Ôn tập lí thuyết: 
1- Mục đích viết văn bản tường tình :
+ Trình bày mức độ thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người viết tường trình trong các sự việc xảy ra gây hiệu quả cần phải xem xét
2- So sánh văn bản tường trình và văn bản báo cáo:
* Giống: 
+ Đều là văn bản hành chính công vụ.
+ Đều làm theo các mục quy định.
* Khác :
- VBTT: Trình bày thiệt hại, mức vi phạm, 
- VBBC: Trình bày kết quả của công việc.
3- Bố cục của văn bản tường trình :
+ Gồm 3 phần
II . Luyện tập:
Bài 1:
a) Cần viết bản kiểm điểm.
b) Viết bản thông báo.
c) Viết bản báo cáo.
Bài 2- Một số tình huống viết VBTT:
+ Bị bạn bắt chép bài thường xuyên
+ Bị mất trộm ( tài sản lớn hoặc tài sản nhỏ nhưng mất thường xuyên )
+ Đánh bạn
Bài 3 – Viết văn bản tường trình:
HĐ4: Củng cố: 
? Thế nào là VBTT ? Nêu cách làm văn bản tường trình ? Nêu các mục không thể thiếu trong VBTT ?
HĐ 5 .Hướng dẫn về nhà: 
+ Học kĩ kiến thức về VBTT. Viết một VBTT ( tình huống khác tình huống đã viết ở lớp ).
+ CBBM: Trả bài KT Văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33-V8.doc