Giáo án Tuần 29 - Ngữ văn 8

Giáo án Tuần 29 - Ngữ văn 8

ĐI BỘ NGAO DU

 ( Trích “ Ê-min hay Về giáo dục” - Ru-xô )

A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:

1- Kiến thức:

+ Học sinh hiẻu rõ đây là một văn bản mang tính chất nghị luận với cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, tác giả lại là nhà văn nên lí lẽ luôn hoà quyện với thực tế cuộc sống, qua đó ta còn thấy được ông là con người giản dị, quí trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.

2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận ( lập luận chặt chẽ, lí lẽ chân thực, giàu sức thuyết phục )

3- Thái độ: Giáo dục lòng yêu quí tự do chân chính, khám phá những điều thú vị, say mê học tập.

B- Chuẩn bị:

+ GV: Soạn giáo án, SGK, STK, ảnh chân dung nhà văn Ru-xô

+ HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: Tiết 109

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 836Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 29 - Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Tiết 109
Soạn:9-3-2011 
Dạy: 
Đi bộ ngao du
 ( Trích “ Ê-min hay Về giáo dục” - Ru-xô ) 
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được: 
1- Kiến thức: 
+ Học sinh hiẻu rõ đây là một văn bản mang tính chất nghị luận với cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, tác giả lại là nhà văn nên lí lẽ luôn hoà quyện với thực tế cuộc sống, qua đó ta còn thấy được ông là con người giản dị, quí trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận ( lập luận chặt chẽ, lí lẽ chân thực, giàu sức thuyết phục ) 
3- Thái độ: Giáo dục lòng yêu quí tự do chân chính, khám phá những điều thú vị, say mê học tập.
B- Chuẩn bị: 	 
+ GV: Soạn giáo án, SGK, STK, ảnh chân dung nhà văn Ru-xô
+ HS: Học bài cũ, soạn bài mới.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: Tiết 109 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ 1- ổn định: 
HĐ 2 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
1 – KTBC: 
? Em hiểu thế nào về chế độ lính tình nguyện trong văn bản ''Thuế máu'' ?
? Kết quả hi sinh của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa như thế nào ?
? Qua văn bản “ Thuế máu”, em hiểu thêm gì về ngòi bút Nguyễn ái Quốc ?
2 – KT việc CBBM: 
HĐ 3 . Bài mới: 
? Em có hiểu biết ì về tác giả Ru-xô và tác phẩm nổi tiếng ''Ê-min hay về giáo dục'' của ông ?
* Ru-xô (1712-1778), người Pháp - là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng.
( GV có thể giới thiệu thêm: Ru-xô mồ côi mẹ từ sớm, cha là thợ đồng hồ, ông chỉ đi học vài năm rồi chuyển sang học nghề thợ chạm. Bị chủ đánh đập ông đi lang thang làm nhiều nghề tự do sau đó trở thành nhà văn, nhà triết học nổi tiếng )
* Đọc chậm, to, rõ để thấy được cách lập luận, các lí lẽ chặt chẽ của tác giả; bộc lộ tính chất giản dị, yêu tự do, yêu thiên nhiên...
+ GV đọc mẫu “Tôi chỉ quan niệm ...đôi bàn chân nghỉ ngơi”
+ 1 HS đọc tiếp và 2 đọc lại văn bản.
? Nêu các từ khó trong văn bản mà em chưa hiểu ?
+ GV giải thích các từ HS khó hiểu ( nếu có ).
? Nêu xuất xứ của bài văn và hiểu biết về tác phẩm ?
+ Trích trong quyến 5 của tác phẩm “Ê-min hay về Giáo dục” ( ra đời 1762 ).
+ Tác phẩm “Ê-min hay về Giáo dục” bàn về chuyện GD một em bé từ lúc sơ sinh đến tuổi trưởng thành. Tác giả tưởng tượng em bé đó tên là Ê-min và người thầy giáo đảm nhiệm vai trò gia sư là tác giả. 
? Theo em, văn bản này được xếp vào thể loại nào ?
+ VB nghị luận.
Vì VB này dùng phương thức lập luận: dùng lí lẽ và dẫn chứng cụ thể để thuyết phục bạn đọc về lợi ích của việc “đi bộ ngao du”. 
? Chia bố cục của bài văn ? ( HS trả lời CH 1 – Tr. 101 ?
+ Đoạn 1: từ đầu đến “nghỉ ngơi”: đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn
+ Đoạn 2: tiếp “tốt hơn”: đi bộ ngao du để trau dồi vốn tri thức.
+ Đoạn 3: còn lại: đi bộ ngao du – sức khỏe được tăng cường, tính tình được vui vẻ.
? Nhận xét của em về trật tự sắp xếp các luận điểm chính đó ?
+ Sắp xếp rất chặt chẽ, hợp lí. 
Vì: Đi bộ để thưởng ngoạn mới tìm hiểu, tích lũy được nhiều tri thức, khi ấy mới làm cho tâm hồn thoải mái, vui vẻ
* HS đọc câu văn mở đầu.
? Nêu nội dung của câu văn đó ?
+ Câu văn nêu rõ quan niệm của tác giả về việc đi ngao du bằng đi bộ: đi bộ thú vị hơn đi ngựa. 
? Em có nhận xét gì về ý nghĩa của câu văn này ?
+ Là câu văn mở đầu bài văn, ngắn gọn, nêu khái quát quan điểm của tác giả về việc đi bộ ( là nêu luận đề của bài văn nghị luận ) để từ đó triển khai các điều thú vị khi đi bộ ở các phần văn bản tiếp theo.
 * HS theo dõi phần còn lại của đoạn 1.
? Trong ĐV, tác giả sử dụng chủ yếu kiểu câu gì ? Mục đích ?
+ Kiểu câu trần thuật -> Kể lại những điều thú vị của người ngao du bằng đi bộ.
? Những điều thú vị nào được nói đến ở đây ?
+ Ưa đi lúc nào thì đi, thích dừng lúc nào thì dừng.
+ Quan sát khắp nơi, xem xét tất cả, một dòng sông ..., 1 khu rừng rậm ..., 1 hang động ...
+ Xem tất cả chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm.
+ Hưởng thụ tất cả sự tự do mà con người có thể hưởng thụ
? Vậy, tác giả đã sử dụng BPNT gì trong ĐV kể trên ?
+ BP tu từ liệt kê
? NXét về việc dùng ngôi kể ở ĐV này ? 
+ Thay đổi ngôi kể rất linh hoạt : ngôi thứ nhất xưng tôi và xưng ta
? Vì sao tác giả lại thay đổi ngôi kể như vậy ?
+ Xưng ta khi đưa ra lí luận chung
+ Xưng tôi khi nói về những cảm nhận và cuộc sống từng trải của cá nhân tác giả, thể hiện quan điểm giáo dục tiến bộ qua Ê-min xen kẽ giữa lí luận trừu tượng và những trải nghiệm của cá nhân tác giả nên áng nghị luận không khô khan mà rất sinh động
? Cách lặp lại đại từ tôi hoặc ta trong khi kể có ý nghĩa gì ? 
+ Nhấn mạnh kinh nghiệm của bản thân trong vịec đi bộ ngao du, từ đó tác động vào lòng tin của người đọc
? Các cụm từ ta ưa đi, ta thích dừng, ta muốn hoạt động, tôi ưa thích, ... xuất hiện liên tục có ý nghĩa gì ?
+ Nhấn mạnh sự thỏa mãn các cảm giác tự do cá nhân của người đi bộ ngao du.
? Từ đó, tác giả muốn thuyết phục bạn đọc tin vào những lợi ích nào của việc ngao du bằng đi bộ ?
+ Thỏa mãn nhu cầu hòa hợp với thiên nhiên
+ Đem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người.
( Tích hợp với BVMTrường )
* HS quan sát ảnh minh họa Tr. 99.
? Nội dung minh họa của bức ảnh ?
+ Một cảnh ngao du bằng đi bộ ( đi giữa núi đồi )
I - Đọc và tìm hiểu chung:
1- Về tác giả: 
+ Ru-xô ( 1712-1778 ), người Pháp.
+ Là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng.
2- Tìm hiểu chung văn bản:
a- Đọc và tìm hiểu chú thích:
b.Tác phẩm
* Xuất xứ :
+ Trích trong quyến 5 của tác phẩm “Ê-min hay về Giáo dục” ( ra đời 1762 ).
* Thể loại: 
Văn nghị luận
* Bố cục:
3 phần – mỗi phần tương ứng với một luận điểm.
II . Phân tích:
+ Luận điểm: đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa
1- Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn: 
* NT:
+ Chủ yếu dùng phương thức kể
+ BPTT liệt kê
* ND: Đi bộ được thỏa mãn nhu cầu thưởng ngoạn, hòa hợp với thiên nhiên.
HĐ 4- Củng cố: 
? Đọc diễn cảm phần I của văn bản ?
? Nêu nội dung, NT phần văn bản đó ?
HĐ 5 . Hướng dẫn về nhà: 
+ Học kĩ, hiểu nội dung các phần đã học.
+ CBBM: Chuẩn bị các phần còn lại.
Tuần 29
Tiết 110
Soạn:9-3-2011 
Dạy: 
Đi bộ ngao du
 ( Trích “ Ê-min hay Về giáo dục” - Ru-xô ) 
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được: 
1- Kiến thức: 
+ Học sinh hiẻu rõ đây là một văn bản mang tính chất nghị luận với cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, tác giả lại là nhà văn nên lí lẽ luôn hoà quyện với thực tế cuộc sống, qua đó ta còn thấy được ông là con người giản dị, quí trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận ( lập luận chặt chẽ, lí lẽ chân thực, giàu sức thuyết phục ) 
3- Thái độ: Giáo dục lòng yêu quí tự do chân chính, khám phá những điều thú vị, say mê học tập.
B- Chuẩn bị: 	 
+ GV: Soạn giáo án, SGK, STK, ảnh chân dung nhà văn Ru-xô
+ HS: Học bài cũ, soạn bài mới.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
 Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
HĐ 1- ổn định: 
HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
1 – KTBC: 
 (KT 15’ :Có đề kèm theo )
2 – KT việc CBBM: 
HĐ 3. Bài mới:
* HS đọc ĐV 2
? Theo tác giả thì ta sẽ thu nhận được những kiến thức gì khi đi bộ ngao du như Ta-lét, Pla-tông, Pi-ta-go ?
+ Các sản vật đặc trưng cho khí hậu, cách thức trồng trọt những đặc sản ấy, các hoa lá, các hoá thạch...-> những kiến thức của một nhà khoa học tự nhiên.
? Tìm những câu văn chứa ý so sánh và bình luận trong đoạn văn ?
+ Những triết gia phòng khách...chắc cũng không thể làm tốt hơn
? Qua những câu văn ấy, em hiểu tác giả muốn nhấn mạnh điều gì ?
+ Phòng sưu tập của người đi bộ sẽ đầy đủ hơn, sắp xếp khoa học hơn.
Phòng sưu tập ấy là cả trái đất đến cả nhà tự nhên học nổi tiếng người Pháp cũng không thể làm tốt hơn
=> Nhấn mạnh tầm quan trọng to lớn của việc đi bộ: sẽ trau dồi được vốn kiến thức lớn, nhất là kiến thức thực tế khách quan
=> Khích lệ mọi người đi bộ để mở mang kiến thức, để khám phá đời sống, làm giàu trí tuệ...
* HS đọc ĐV cuối
? Tìm câu văn trực tiếp thể hiện luận điểm 3 ?
+ Câu văn đầu ĐV 
-> ĐV trình ày theo cách diễn dịch
? Em có nhận xét gì về cách viết câu văn nêu luận điểm của ĐV 3 này ?
+ Câu văn rất gọn, rất hay: Tóm lại các ý triển khai ở ĐV 2 và nêu luận điểm của ĐV 3 để cho các câu sau sẽ triển khai luận điểm.
? Các câu văn sau trong ĐV, tác giả đã sử dụng BPNT nào ? 
* NT tương phản đối lập, liệt kê, điệp kiểu câu cảm thán:
+ Người đi bằng xe gỗ : buồn bã, mơ màng, đau khổ, cáu kỉnh, ...
+ Người đi bộ : vui vẻ, khoan khoái, hài lòng với tất cả:
- hân hoan biết bao khi về nhà !
- thích thú biết bao khi ngồi vào bàn ăn ! 
- ngủ ngon...
? Sử dụng các BPNT trên, tác giả nhằm thể hiện điều gì ?
-> Nhấn mạnh lợi ích của việc đi bộ ngao du: đem lại sức khỏe, tinh thần thoải mái, sự vui vẻ cho con người. 
? Câu văn cuối đoôánc ý nghĩa gì ? 
+ Khẳng định, nhắc nhở mọi người nên ngao du bằng cách là đi bộ
? Nêu khái quát nét đặc sắc về NT và ND của bài văn ?
+ HS nêu. Bạn bổ sung. GV nhấn mạnh lại theo các kết luận đã rút ra từ việc phân tích văn bản.
+ HS đọc ghi nhớ. 
I - Đọc và tìm hiểu chung:
III – Phân tích: 
1- Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn: 
2- Đi bộ ngao du được trau dồi vốn kiến thức:
+ NT so sánh kèm lời bình luận
+ Nhấn mạnh tầm quan trọng to lớn của việc đi bộ: sẽ trau dồi được vốn kiến thức lớn, nhất là kiến thức thực tế khách quan
=> Khích lệ mọi người đi bộ để mở mang kiến thức, để khám phá đời sống, làm giàu trí tuệ...
3- Đi bộ ngao du sức khỏe được tăng cường, tính tình được vui vẻ:
* NT tương phản đối lập, liệt kê, điệp kiểu câu cảm thán:
* Đi bộ ngao du sẽ đem lại sức khỏe, tinh thần thoải mái, sự vui vẻ cho con người.
=> Mọi người nên ngao du bằng cách là đi bộ.
III – Tổng kết :
+ NT
+ ND
* Ghi nhớ / SGK – Tr. 92
HĐ 4- Củng cố: 
? Đọc diễn cảm toàn bộ văn bản ?
? Nhận xét của em về văn bản “ Đi bọ ngao du” ?
HĐ 5. Hướng dẫn về nhà: 
+ Học, hiểu kĩ văn bản.
+ CBBM: Hội thoại ( tiếp )
Tuần 29
Tiết 111
Soạn:10-3-2011 
Dạy: 
Hội thoại( Tiếp)
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức:
+ Qua việc học lí thuyết ở tiết trước, học sinh ứng dụng làm bài tập.
+ Nắm được khái niệm lượt lời.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng tham gia hội thoại đạt hiệu quả.
3- Thái độ: Nghiêm túc, đúng mực, nhã nhặn, lịch sự trong giao tiếp, tránh sự xô bồ hoặc trầm lặng một cách thái quá.
B- Chuẩn bị: 	 
+ Giáo viên: SGK, STK, giáo án, bảng phụ.
+ Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập, tìm hiểu trước nội dung bài mới.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ 1- ổn định: 
HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
1 – KTBC: 
? Trình bày các cách thực hiệnhành động nói ?
? Làm BT 3, 5 ?
2 – KT việc CBBM: 
HĐ3 - Bài mới: 
* GTBM: 
* Nội dung dạy học cụ thể:
* HS đọc đoạn hội thoại theo yêu cầu trong SGK.
? Trong cuộc hội thoại đó, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt ?
+ Bà cô 5 lượt, Hồng có 2 lượt:
Bà cô (5)
bé Hồng (2)
-Hồng! Mày có muốn ...
-Sao lại không vào ...
-Mày dại quá ...
-(cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe)
-Vậy mày hỏi ...
-Mấy lại rằm ...
-Không! Cháu không muốn vào ...
-Sao cô biết ...
* Đoạn hội thoại trên có 7 lượt lời
? Vậy, em hiểu thế nào là lựơt lời ?
+ Trong hội thoại, khi có một người được tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.
? Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hồng không nói ? 
+ 3 lượt:
- Tôi cúi đầu không đáp ...
- Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất ...
- Cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.
? Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của người cô như thế nào ?
+ Hồng không nói vì bất bình với bà cô.
? Vì sao Hồng không cắt lời bà cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe.
+ Vai dưới phải tôn trọng vai trên, không được cắt lời người đối thoại -> Hồng phải im lặng.
? Như thế, khi tham gia hội thoại, khi đến lượt lời mình lại im lặng không nói để biểu thị điều gì ? ->
? Nêu những kiến thức rút ra từ bài học ?
+ HS nêu. GV nhấn mạnh. HS đọc ghi nhớ.
* Lưu ý : 
+ Không nên lạm dụng sự im lặng. Bởi nếu im lặng không đúng lúc sẽ trở thành người vô lễ, khinh khỉnh,...
I. Lượt lời trong hội thoại:
1- Tìm hiểu:
+ Trong hội thoại, khi có một người được tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.
+ Tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm xen vào lời của người khác.
+ Đôi im lặng không nói khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ ( đồng ý, khinh bỉ, bực tức, ... )
2- Ghi nhớ: SGK – Tr. 94
HĐ 4- Củng cố: HS làm BT phần luyện tập để củng cố kiến thức lí thuyết
Bài 1:
* Học sinh đọc bài tập 1 trong SGK – Tr.102.
* Học sinh thảo luận nhóm và báo cáo kết quả.
+ Học sinh nêu lượt lời của từng nhân vật: Chị Dậu, cai lệ, anh Dậu, người nhà lí trưởng.
+ Những người nói nhiều nhất: cai lệ và chị Dậu
+ Người nhà lí trưởng nói ít hơn, anh Dậu chỉ nói với vợ khi cuộc xung đột đã kết thúc.
+ Kẻ cắt lời người khác tronng cuộc hội thoại là cai lệ.
? Qua đó em thấy tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện như thế nào ?
+ Tổ chức học sinh làm việc theo nhóm 2', gọi nhóm báo cáo và nhận xét lẫn nhau
- Xét về vai XH, chị Dậu từ chỗ nhún nhường (cháu - ông) đã vùng lên kháng cự (tao - mày; đe doạ) và thực hiện lời đe doạ.
=> chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, cai lệ hống hách, ngoan cố, người nhà lí trưởng a dua, anh Dậu nhút nhát, yếu đuối, sợ hãi.
Bài 2: 
HS đọc yêu cầu, thảo luận, đại diện báo cáo:
? Sự chủ động tham gia cuộc hội thoại của chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều nhau như thế nào ?
a) Thoạt đầu cái Tí nói rất nhiều, rất hồn nhiên, còn chị Dậu thì chỉ im lặng. Về sau cái Tí nói ít hẳn đi, còn chị Dậu lại nói nhiều hơn.
? Tác giả miêu tả diễn biến cuộc hội thoại như vậy có hợp lí với tâm lí nhân vật không? Vì sao ?
b)Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy rất phù hợp với tâm lí nhân vật: Thoạt đầu cái Tí rất vô tư vì nó chưa biết là sắp bị bán đi, còn chị Dậu thì đau lòng vì buộc phải bán con nên chỉ im lặng. Về sau cái Tí biết là sắp bị bán nên sợ hãi và đau buồn, ít nói hẳn đi, còn chị Dậu phải nói để thuyết phục cả hai đứa con nghe lời mẹ.
? Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc hội thoại làm tăng kịch tính của câu truyện như thế nào ?
c) Việc tác giả tả cái Tí hồn nhiên kể lể với mẹ những việc nó đã làm, khuyên bảo thằng Dần để phần những củ khoai to hơn cho bố mẹ, hỏi thăm mẹ ... càng làm cho chị Dậu đau lòng khi buộc phải bán đưa con hiếu thảo, đảm đang như vậy đi và càng làm tô đậm nỗi bất hạnh sắp giáng xuống đầu cái Tí.
Bài 3: GV hướng dẫn HS làm bài tập 3 ở nhà
Bài 4: GV hướng dẫn. Các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm báo cáo kể quả:
+ Cả hai nhận xét trên đều đúng ở những khía cạnh khác nhau dựa vào vănn cảnh của mỗi lời nói.
- T.H 1: Im lặng để giữu bí mật, để thể hiện sự tôn trọng người khác tham gia lượt lời -> Im lặng là vô cùng quý giá.
- T.H 2: Trước hành vi sai trái, trước sự xúc phạm nhân phẩm của mình hay của người lương thiện thì sự im lặng ( không dám nói ra ý kiến phản đối, tố cáo, ) thì là sự dại khờ, ngu dốt.
* Như vậy, khi hội thoại cần đảm bảo quy tắc về lượt lời và cần sử dụng sự im lặng cho phù hợp.
III . Luyện tập: 
Bài 1: 
Bài 2:
Bài 3: BTVN
Bài 4
HĐ 5 – Hướng dẫn về nhà: 
+ Học kĩ nội dung bài học
+ Xem các BT đã làm, làm BT3
+ CBBM: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
 ----------------------------------
Soạn: 10-3-2011
Dạy: 
Tuần 29
Tiết 112
Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết viết bài, HS sẽ:
1- Kiến thức: 
+ Học sinh được củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết tập làm văn trước.
+ Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận xen yếu tố biểu cảm.
3- Thái độ: Học tập nghiêm túc, trung thực, tự giác.
B- Chuẩn bị: 	 
+ GV: Soạn bài, sách tham khảo, bảng phụ, ...
+ HS: Học bài cũ, CBBM. 
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ 1- ổn định: 
HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
1- KTBC: 
? Kiểm tra 15 phút ?
( Đề cuối giáo án )
2- KT sự chuẩn bị bài mới: Dàn bài ở nhà.
HĐ3 - Bài mới:
? Bài làm cần làm sáng tỏ vấn đề gì ?
+ Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch.
? Đối tượng ?
+ Học sinh
? Xác định kiểu lập luận cơ bản để làm đối với đề đó ?
+ Lập luận chứng minh.
? Trình bày bài tập 1 ? 
+ Các luận điểm sắp xếp chưa hợp lí. Vì thiếu mạch lạc, lộn xộn.
? Vậy cần sắp xếp các luận điểm NTN ?
+ Sắp xếp các luận điểm phải hợp lí: 
( Có thể tham khảo dàn bài sau ) :
a- MB: Nêu nhận định, đánh giá về việc tham quan.
b- TB: Nêu các lợi ích cụ thể:
- Về thể chất: giúp ta khoẻ mạnh, có thêm sức chịu đựng bền bỉ hơn.
- Về kiến thức: 
+ Hiểu sâu thêm những điều đã học ở trường lớp.
+ Đưa lại nhiều bài học chưa có trong sách vở của nhà trường.
- Về tình cảm: 
+ Tìm hiểu thêm niềm vui cho bản thân mình.
+ Thêm yêu thiên nhiên, quê hương đất nước
c- KB: Khẳng định, mạnh tác dụng của hoạt động tham quan.
a- Đọc đoạn văn tham khảo trong ''Đi bộ ngao du''.
? Vấn đề nghị luận trong đoạn văn ? 
+ Đi bộ ngao du tính tình được vui vẻ.
? Yếu tố biểu cảm thể hiện trong ĐV ?
+ Cảm xúc: Niềm vui sướng, hạnh phúc, thoải mái vì được đi bộ ngao du.
+ Giọng điệu: Phấn chấn, hồ hởi.
+ Từ ngữ: Nhiều từ ngữ biểu cảm: Biết bao hứng thú, thú vị, mơ màng vui vẻ, khoan khoái, hài lòng, hân hoan, ngon lành, thích thú biết bao, ngủ ngon giấc biết bao ...
+ Cấu trúc câu: Liên tiếp 3 câu cảm ở cuối đoạn. 
b- HS làm BT 2b:
+ Luận điểm ấy gợi cho em cảm xúc gì ?
- Trước khi đi : Hồi hộp, lo lắng, háo hức,...
- Trong khi tham quan: Vui sướng, ngạc nhiên, cảm động, ...
- Khi kết thúc: hài lòng, nuối tiếc.
* HS đọc ĐV tham khảo trong SGK – Tr. 109.
 ? ĐV nghị luận đó đã thể hiện hết được cảm xúc ấy chưa ?
+ Đã thể hiện được tình cảm trong ĐV nghị luận.
? C.H ý 3 phần 2b ? 
+ Cần tăng cường thêm yếu tố biểu cảm
+ Bằng cách đưa thêm các từ ngữ biểu cảm ( SGK )
 -> Đưa vào những câu, những đoạn liệt kê điều thú vị khi đi tham quan.
+ Có thể đưa thêm một số câu ( như SGK ) vào ĐV để ĐV nghị luận đó được hấp dẫn.
? HS thực hiện yêu cầu theo ý 4 phần 2b ?
+ Viết ĐV
( GV sử dụng để làm đề KT 15 phút )
I -Đề bài: 
Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh 
Yêu cầu: Lập dàn ý các luận điểm và luận cứ cần thiết.
II- Luyện tập: 
1- Sắp xếp các luận điểm:
a- MB: Nêu nhận định, đánh giá về việc tham quan.
b- TB: Nêu các lợi ích cụ thể:
- Về thể chất: giúp ta khoẻ mạnh, có thêm sức chịu đựng bền bỉ hơn.
- Về kiến thức: 
+ Hiểu sâu thêm những điều đã học ở trường lớp.
+ Đưa lại nhiều bài học chưa có trong sách vở của nhà trường.
- Về tình cảm: 
+ Tìm hiểu thêm niềm vui cho bản thân mình.
+ Thêm yêu thiên nhiên, quê hương đất nước
c- KB: Khẳng định, mạnh tác dụng của hoạt động tham quan.
2 – Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận: 
Đề bài : Những chuyến tham quan du lịch cho em thật nhiều niềm vui.
HĐ4: Củng cố: ? Vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận ?
HĐ 5 – Hướng dẫn về nhà: 
+ Học, hiểu kĩ nội dung của bài học
+ Xem lại các BT đã làm, làm BT 3.
+ CBBM: Đi bộ ngao du.
Kiểm tra 15 phút
Đề 1: 
1- Nêu vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận ?
2- Viết đoạn văn diễn dịch trình bày luận điểm: “ Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui”.
Đề 2: 
1- Nêu vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận ?
2- Viết đoạn văn quy nạp trình bày luận điểm: “ Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui”.
Biểu điểm
+ Hình thức: 1 điểm ( viết sạch sẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả )
+ Nội dung:
Câu 1: Nêu đúng vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận: 2 điểm.
Câu 2: 
- Viết đoạn văn đúng cách: quy nạp / diễn dịch: 2 điểm
- Trình bày các luận cứ làm sáng tỏ luận điểm: 5 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29-V8.doc