Giáo án Tự chọn văn 8 - Tiết 1 đến 8

Giáo án Tự chọn văn 8 - Tiết 1 đến 8

Chuyên đề 1

TIẾT 1: ÔN TẬP VĂN TỰ SỰ

A. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp học sinh nắm được khái niệm văn tự sự, đặc điểm của văn tự sự. Nắm được vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.

- Biết đưa yếu tố miêu tả, biểu cảm vào trong văn tự sự.

- Biết cách làm một bài văn tự sự hoàn chỉnh.

- Rèn kĩ năng làm bài.

B. Đồ dùng: -Bảng phụ

C. Tiến trình các bước dạy và học:

1. Tổ chức lớp:

2. Kiểm tra:- Thế nào là văn tự sự?

 

docx 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 894Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn văn 8 - Tiết 1 đến 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:20/8/2012
Ngày dạy:24/8/2012
Chuyên đề 1
TIẾT 1: ÔN TẬP VĂN TỰ SỰ
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh nắm được khái niệm văn tự sự, đặc điểm của văn tự sự. Nắm được vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.
- Biết đưa yếu tố miêu tả, biểu cảm vào trong văn tự sự.
- Biết cách làm một bài văn tự sự hoàn chỉnh.
- Rèn kĩ năng làm bài.
B. Đồ dùng: -Bảng phụ
C. Tiến trình các bước dạy và học:
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra:- Thế nào là văn tự sự? 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Em hiểu thế nào là văn tự sự?
- Khi làm văn tự sự người ta thường kết hợp yếu tố nào?
- Vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự?
- Nêu các bước xây đựng đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm?
Giáo viên ghi dàn ý ra bảng phụ.
HS đọc.
I. Lí thuyết:
1-Khái niệm:
- Văn tự sự là kiểu văn bản gồm 1 chuỗi các sự việc. Sự việc này nối tiếp sự việc kia và dẫn đến một kết thúc có ý nghĩa.
2- Các bước xây dựng bài văn tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm:
+ Bước 1: Lựa chọn sự việc được kể
+ Bước 2: Chọn ngôi kể cho câu chuyện
+ Bước 3: Xác định trình tự kể( Câu chuyện bắt đầu từ đâu, điễn biến ra sao và kết thúc như thế nào)
+ Bước 4: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn:
+ Bước 5: Viết thành văn bản( Đoạn văn hoặc bài văn).
3-Dàn ý một bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm:
a. Mở bài:
b. Thân bài:
c. Kết bài:
II-Luyện tập
Đề bài: Hãy kể về một kỉ niệm tuổi thơ làm em nhớ mãi.
Tìm hiểu đề, tìm ý:
Lập dàn ý: 
Mở bài:
Giới thiệu người bạn của mình là ai?
Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì?( Nêu một cách khái quát)
Thân bài:
Tập trung kể kỉ niệm xúc động ấy.
Nó xảy ra ở đâu? lúc nào, với ai?....( thời gian, hoàn cảnh, nhân vật....)
Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào( miêu tả các biểu hiện của sự xúc động)
Kết bài:
Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó ?
2. Viết bài:
4. Củng cố:2’
- Thế nào là văn tự sự ?
- Nêu các bước làm bài văn tự sự lết hợp miêu tả và biểu cảm?
5. Hướng dẫn về nhà 1’
- Học kĩ bài.
- Hoàn thành bài làm của mình.
BTVN: Kể về kỉ niệm của em với con vật nuôi mà em yêu thích.
Ngày soạn:24/8/2012
Ngày dạy:318/2012
Chuyên đề 1
 Tiết 2: LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN
TỰ SỰ KẾT HỢP MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh nắm được khái niệm văn tự sự, đặc điểm của văn tự sự. Nắm được vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.
- Biết đưa yếu tố miêu tả, biểu cảm vào trong văn tự sự.
- Biết cách làm một bài văn tự sự hoàn chỉnh.
- Rèn kĩ năng làm bài.
B. Đồ dùng: -Bảng phụ
C. Tiến trình các bước dạy và học:
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra:- Nêu vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự?
3. Bài mới:
Đề bài: Hãy kể một kỉ niện đáng nhớ với một con vật nuôi mà em yêu thích.
1-Tìm hiểu đề, tìm ý:
- Thể loại: Văn tự sự. Kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Nội dung: Kể về kỉ niện đáng nhớ với con vật nuôi mà em yêu thích.
- Ngôi kể: Xưng tôi hoặc em.
2-Lập dàn ý
a. Mở bài:
-Giới thiệu con vật nuôi mà em yêu thích:Chó,...
- Giới thiệu sự việc đã thành kỉ niệm( Có thể là nỗi buồn thương khi con vật mất hoặc nó gắn với kỉ niệnm về người thân trong gia đình em).
b. Thân bài:
- Miêu tả con vật đó:
+ Hình dáng:....
+ Tính tình: Tinh khôn....
Kể về tình thân thiết giữa chủ với nó.
+ Nó thường ngóng em mỗi khi em đi học về và mừng rỡ đặc biệt.
+Em và nó chơi đùa: Tập đi hai chân, chắp hai chân trước vái mọi người, đón bắt bóng....
Kể về sự kiện chó chết và nỗi buồn của em.
+ Đi học về thấy nó nằm bẹp dưới sân.
+ Bố nói là nó chạy ra ngoài đường bị kẹp xe.
+ Cả nhà chăm sóc: cho ăn cháo, xoa dầu.
+ Sáng hôm sau thấy nó không dậy được, nó đã chết.
+ Em lặng người, trốn vào phòng trong khi bố đem con chó đi.
+ Nhớ và thương nó, em giở lại những tấm ảnh đã chụp với nó.
c.Kết bài: 
- Bày tỏ tình cảm nhớ tiếc người bạn nhỏ.
3. Viết bài:
- Học sinh viết phần mở bài
- H.S đọc- học sinh nhận xét 
- G.V nhận xét.Nếu còn thời gian yêu cầu học sinh viết tiếp phần thân bài.
4. Củng cố:2’
- Nêu các bước làm bài văn tự sự lết hợp miêu tả và biểu cảm?
5. Hướng dẫn về nhà 1’
- Học kĩ bài.
- Hoàn thành bài làm của mình.
...............................................................................................................................
Ngày soạn:2/9/2012
Ngày dạy:7/9/2012
Chuyên đề 1
 Tiết 3: LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN
TỰ SỰ KẾT HỢP MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh nắm được khái niệm văn tự sự, đặc điểm của văn tự sự. Nắm được vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.
- Biết đưa yếu tố miêu tả, biểu cảm vào trong văn tự sự.
- Biết cách làm một bài văn tự sự hoàn chỉnh.
- Rèn kĩ năng làm bài.
B. Đồ dùng: -Bảng phụ
C. Tiến trình các bước dạy và học:
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
Đề bài:
Kể về một việc em đã làm cho bố mẹ phiền lòng.
1. Tìm hiểu đề:
Kiểu bài:văn kể chuyện kết hợp miêu tả, biểu cảm
Nội dung: Một việc làm của em khiến bố mẹ phiền lòng: ví dụ: Làm hỏng một đồ quý trong nhà, mải chơi điện tử nên không làm bài....
2.Lập dàn ý:
a. Mở bài:
Giới thiệu sự việc định kể: Em làm hỏng máy tính xách tay của bố.
b. Thân bài:
 + Diễn biến:
 Máy tính của bố rất thú vị( miêu tả)
 Em rất thích chơi máy tính
 Em lấy máy của bố ra nghịch.
 Vừa nghịch máy, em vừa ăn mì tôm, uống nước:
 Do sơ ý, em làm đổ cốc nước vào máy khiến máy bị hỏng.
 + kết quả:
 Bố về và biết máy hỏng.
 Em nhận lỗi.
 Bố không trách em nhưng em biết là bố rất phiền lòng vì tính tò mò và tuỳ tiện của em.
c. Kết bài:
 Suy nghĩ của em sau sự việc này.
3.Viết bài:
 Mở bài: 
Năm nay tôi 14 tuổi. Cao hơn mẹ và đứng đến tai bố rồi nhưng tôi vẫn hay gây ra những điều phiền toái cho bố mẹ tôi. Đáng kể nhất là một lần phạm lỗi nghiêm trọng xảy ra gần đây. Tôi đã làm hỏng máy tính xách tay của bố vừa mới mua được ít ngày.
 Hôm ấy là một ngày đẹp trời.....
 Kết bài:
 Mọi việc rồi cũng sẽ qua đi. Gia đình tôi lại tiếp tục cuộc sống bình thường. Tôi đã lớn thêm nhiều. Bố mẹ tôi đã nhiều lần khen ngợi, động viên tôi “ Con giỏi lắm”! Nhưng tôi biết là tôi còn phải cố gắng hơn nữa mới xứng đáng với lời khen của bố mẹ.
4. Củng cố:2’
- Nêu các bước làm bài văn tự sự lết hợp miêu tả và biểu cảm?
5. Hướng dẫn về nhà 1’
- Học kĩ bài.
- Hoàn thành bài làm của mình.
Ngày soạn:11/9/2012
Ngày dạy:14/9/2012
Chuyên đề 1
 Tiết 4: LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN
TỰ SỰ KẾT HỢP MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh nắm được khái niệm văn tự sự, đặc điểm của văn tự sự. Nắm được vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.
- Biết đưa yếu tố miêu tả, biểu cảm vào trong văn tự sự.
- Biết cách làm một bài văn tự sự hoàn chỉnh.
- Rèn kĩ năng làm bài.
B. Đồ dùng: -Bảng phụ
C. Tiến trình các bước dạy và học:
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
1. Tìm hiểu đề:
 Đề bài:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Dựa vào bài ca dao trên , em hãy viết một câu chuyện về con cò đáng thương đó.
1.Tìm hiểu đề:
Thể loại: Văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Nội dung: Lể câu chuyện về con cò đáng thương dựa vào bài ca dao trên.
Lập dàn ý:
a. Mở bài:
Giới thiệu về con cò trong bài ca dao trên.
b. Thân bài:
-Kể về cuộc đời con cò:
-Một mình nuôi con vất vả
-Đêm đến phải đi kiếm thức ăn cho các con.
-Chẳng may bị ngã xuống ao
-Cò mẹ bị ngư ông bắt về làm thịt xáo măng
-Cò mẹ van xin tha mạng nhưng không được 
-Cò mẹ xin ông ngư xáo bằng nước trong...
c. Kết bài:
 Kết thúc câu chuyện.
3. Viết bài:
Ví dụ: 
Những ngày mùa đông giá rét...
Cơn mưa từ chiều đến giờ vẫn chưa tạnh hẳn. Đã quá nửa đêm rồi mà mấy chú cò con vẫn chưa ngủ được. Chúng gào lên thảm thiết:
_ Mẹ ơi! Chúng con đói quá! Con chết mất mẹ ơi!...
Nghe con khóc mà lòng cò mẹ đau như cắt. Tội nghiệp! Từ sáng đến giờ chỉ được vài con tép hiếm hoi mà suốt cả ngày chị phải gắng sức mới mò được. Chị dỗ dành các con:
_ Thôi, ngủ đi các con! Chờ mẹ, mẹ sẽ tìm thức ăn cho các con ngay thôi. Nằm ngủ yên các con nhé!
Thế rồi cò mẹ sải cánh bay, lướt đi không một tiếng động.
4. Củng cố:2’
- Nêu các bước làm bài văn tự sự lết hợp miêu tả và biểu cảm?
5. Hướng dẫn về nhà 1’
- Học kĩ bài.
- Hoàn thành bài làm của mình.
...............................................................................................................................
Ngày soạn:19/9/2012
Ngày dạy:21/9/2012
Chuyên đề 2
Tiết 5: XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
I.Mục tiêu cần đạt:
-Giúp học sinh trình bày khái niêm đoạn văn,câu chủ đề,cách trình bày nội dung đoạn văn
-Rèn kĩ năng viết đoạn văn hoàn chỉnh theo yêu cầu về cấu trúc và ngữ nghĩa.
II.Chuẩn bị:
-Giáo viên nghiên cứu tài liệu,soạn giáo án.
-Học sinh:Ôn bài.
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:Trong giờ
3. Ôn tập:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
?Nhắc lại thế nào là đoạn văn?
?Từ ngữ chủ đề là gì?
?Câu chủ đề là gì?
?Cho VD về câu chủ đề?
?Nêu vai trò, yêu cầu của câu chủ đề trong đoạn văn?
?Các câu còn lại trong đoạn văn dùng để làm gì?
?Em đã được học mấy cách trình bày nội dung đoạn văn?
?Thế nào là trình bày nội dung đoạn văn theo cách song hành?
?Thế nào là trình bày nội dung đoạn văn theo lối diễn dịch|?
?Thế nào là trình bày nội dung đọan văn theo cách quy nạp?
?Viết đoạn văn theo một trong ba cách trình bày nội dung đoạn văn đã học?
I. Lý thuyết
1.Đoạn văn là gì?
 Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng một ô,kết thúc bằng một dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
2.Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề:
 -Từ ngữ chủ đề:Là những từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ lặp lại nhiều lần trong đoạn văn
 -Câu chủ đề: Là câu mang nội dung khái quát hoặc then chốt của đoạn vư, lời lẽ thường ngắn gọn,thường đủ hai thành phần chính chủ ngữ và vị ngữ,thường đứng ở đầu hoặc cuối đọan văn,có nhiệm vụ giới thiệu đối tượng chủ đề được đề cập ,thảo luận hoặc nói đến trong đoạn.
*Vai trò của câu chủ đề:Câu chủ đề có vai trò quan trọng nhất trong đoạn văn.
3.Cách trình bày nội dung đoạn văn:
a.Trình bày nội dung đoạn văn theo cách song hành: 
b.Trình bày nội dung theo cách diễn dịch:
c.Trình bày nội dung đoạn văn theo cách quy nạp:
II. Luyện tập
 Cho câu chủ đề: Chị Dậu có đầy đủ phẩmn chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: Thương chồng con tha thiết, giàu lòng vị tha và đức hi sinh.
? Hãy viết thành đoan văn quy nạp và diễn dịch
VD: Chị Dậu là một người phụ nữ yêu thương chồng con tha thiết.Đối với chồng,chị chăm sóc tận tình chu đáo khi đau ốm,chị dám chống lại cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ chồng.Đối với con,chị đau đớn vò xé tâm can khi phải bán cái Tí để lấy tiền nộp sưu cho chồng.
 VD:Chị Dậu đã chăm sóc chồng tận tình chu đáo.Khi anh Dậu bị ốm,chị dám chống lại cia lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng.Còn đối với con,chị vò xé tâm can khi phải bán đứa con gái mới 7 tuổi cho nhà Nghị Quế. để có tiền nộp sưu cho chồng.Có thể nói chị Dậu là người phụ nữ thương chồng và yêu con tha thiết.
4. Củng cố:2’
-GV khắc sâu kiến thức trọng tâm trong bài.
5. Hướng dẫn về nhà 1’
- Học thuộc lý thuyết và sưu tầm mỗi cách trình bày nội dung đoạn văn một đoạn văn làm VD minh họa.
..............................................................................................................................
Ngày soạn:21/9/2012
Ngày dạy:27/9/2012
Chuyên đề 2
 TIẾT 6: CÁCH LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
I.Mục tiêu cần đạt:
-Giúp học sinh nắm chắc vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng các phương tiện liên kết để tạo ra sự liên kết giữa các đoạn văn trong văn bản.
-Tích hợp với một số văn bản đã học.
-Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng hiệu quả các phương tiện liên kết trong văn bản.
II.Chuẩn bị:
-Giáo viên nghiên cứu tài liệu,soạn giáo án.
-Học sinh:Học bài cũ, làm các bài tập.
III.Tiến trình giờ học:
1.ổn định tổ chức lớp:Kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ:
?Vai trò của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản là gì?
3.Ôn tập:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung dạy học
?Nêu tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản?
?Nêu các cách liên kết đoạn trong văn bản?
?Cho ví dụ trơng đó có sử dụng các phương tiện liên kết đoạn văn trong văn bản?
?Nêu vị trí,ý nghĩa của câu nối giữa các đoạn văn?
?Cho ví dụ với các đoạn văn có sử dụng câu làm phương tiện liên kết?
GV:Nêu yêu cầu bài tập vận dụng và hướng dẫn học sinh viết thành đoạn văn.
-HS thực hiện theo sự chỉ đạo của giáo viên.
I.Lí thuyết:
1.Tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản:
 -Khi chuyển từ doạn văn này sang đoạn văn khác cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa chúng.
2.Cách liên kết đoạn văn trong văn bản.
a.Dùng từ ngữ để liên kết đoạn văn:
 -Về vị trí: Các từ ngữ liên kết đoạn văn được dạt ở đầu đoạn văn.
 -Về từ loại: Các từ ngữ đảm nhận nhiệm vụ liên kết đoạn văn có thể là các từ loại: Quan hệ từ,chỉ từ,đại từ cũng có thể là một từ ngữ khác mang nội dung chuyển tiếp ý từ ý này sang ý kia: Tóm lại,nhìn chung,mặt khác...
 -Về nội dung: Dùng làm phương tiện liên kết các đoạn văn là những từ ngữ thể hiện những ý nghĩa:
 +Liệt kê:Thứ nhất,thứ hai,trước hết,sau là,ngoài ra..
 +Tổng kết,khái quát: Tóm lại, có thể nói rằng, nhìn chung...
 +Đối lập,tương phản: Trái lại,ngược lại, nhưng, tuy nhiên...
 +Chỉ sự thay thế:đó là,trước đó,sau đây...
 +Nguyên nhân: Bởi vậy,bởi nên,bởi thế...
b.Dùng câu liên kết các đoạn văn trong văn bản:
 -Về vị trí:Câu nối kết các đoạn văn có thể đặt ở cuối đoạn văn trên,đầu đoạn văn ở dưới hoặc giữa hai đoạn.
 -Về ý nghĩa:Câu nối liên kết có một số nhiệm vụ sau:
 +Nhắc lại nội dung đoạn trước để chuyển ý vào đoạn sau.
 +Khép lại ý của toàn doạn trên,chuyển sang ý đoạn dưới:
 +Mở rộng nội dung đoạn sau.
II.Bài tập vận dụng:
Viết hai đoạn văn có liên kết với nhau bởi phương tiện liên kết là từ.
4..Củng cố:2’
-GV khắc sâu kiến thức ôn dạy trọng tâm
5.Hướng dẫn học tập về nhà:2’
-Xem kĩ lí thuyết về liên kết đoạn văn trong văn bản
-Viết hai đoạn văn có sử dụgn từ ngữ làm phương tiện liên kết.
Ngày soạn:1/10/2012
Ngày dạy:4/10/2012
Chuyên đề 2
TIẾT 7: BÀI TẬP THỰC HÀNH VỀ XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
I. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh dựa vào đọan văn đã có sẵn để nhận biết cách làm của một đoạn văn cụ thể có mở đọan,thân đoạn,kết đoạn,có câu chủ đề, từ ngữ chủ đề và để xác định được đó là cách trình bày nội dung đọan văn thaeo cách nào.
- Rèn cách viết bó cục, cách viết đoạn văn, ghi cảm nhận của cá nhân về nhân vật hoặc các sự việc, vấn đề đã được học.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên nghiên cứu tài liệu,soạn giáo án.
- Học sinh: Ôn tập bài cũ.
III.Tiến trình giờ học:
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
?Nếu các cách trình bày nội dung đọan văn,cho ví dụ minh họa?
3. Bài tập ôn:
1.Bài tập 1:Cho đọan văn:
Phải bán con,chị Dậu như đứt từng khúc ruột(1).Gia cảnh đã đến bước đường cùng buộc chị phải làm cái việc đau lòng ấy(2). Xót chồng đau ốm mà bị đánh đập, cùm kẹp,chị đã lấy thân mình che chở cho chồng(3).Thậm chí chị còn sẵn sàng chống lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ anh Dậu(4).Chị Dậu là hình ảnh người phụ nữ thương chồng, thuơng con giàu lòng vị tha và đức hi sinh(5). Đến khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhịn đói, chị vẫn chỉ nghĩ đến chồng ,đến thằng Dần, cái Tí(6).
-Câu chủ đề:Câu 5.
-Sắp xếp hợp lí:1-2-3-4-6-5.
Bài tập 2:Viết một đọan văn ngắn từ năm đến bảy dòng theo cách quy nạp với chủ đề: Người học sinh phải thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường.
Tổ 1
VD: Người học sinh phải thựuc hiện tốt nề nếp chuyên cần,phải học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp, phải thực hiện đeo khăn quàng đỏ,đi giầy hoặc dép quai hậu...Trên lớ phải chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài. Tóm lại người học sinh phải thựuc hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường.
Bài tập 3:Cho câu chủ đề (câu mở đoạn sau):
 Em quên sao được kỉ niệm ngày đầu tiên đi học năm lớp một.
Viết tiếp từ câu chủ đề trên để tạo thành một đọan văn diễn dịch?
Tổ 2
VD:Em quên sao được kỉ niệm ngày đầu tiên đi học năm lớp một.Đó là tâm trạng háo hức của buổi tối hôm trước,khi mẹ chuẩn bị bị đề dùng học tập cho em,được mặc thử bộ quần áo mới mẹ đã mua cho.Đó là cảm giác khi thấy con đường thân quen hàng ngày mà bỗng dưng trở nên lạ lẫm,là sự ngỡ ngàng khi bước vào sân trường với cảnh nhộn nhịp tươi vui,sự nghiêm trang của ngôi trường.Đặc biệt là cảm giác hồi hộp, lo lắng khi nghe thầy gọi vào lớp.
Gv: chấm một số bài, cho điểm và nhận xét trước lớp.
4. Củng cố2’
-GV khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà2’
-Xem lại các bài tập.
-Tự đặt cho mình câu chủ đề và triển khai theo cách cách đã được học.
...............................................................................................................................
Ngày soạn:6/10/2012
Ngày dạy:18/10/2012
Tiết 8: TRỢ TỪ, THÁN TỪ, TÌNH THÁI TỪ
I. Mục tiêu cần đạt.
- HS nắm được khái niệm, đặc điểm và các loại trợ từ, thán từ, tình thái từ.
- Vận dụng làm bài tập.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Soạn bài, hệ thống bài tập củng cố.
- Hs: Ôn tập.
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định
2. Kiểm tra: kết hợp trong giờ.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung dạy học
- GV đưa VD: Nó ăn những năm bát
 Tôi thì tôi xin chịu
- So sánh với các câu không có những, thì
- Thế nào là trợ từ?
- Tìm một số trợ từ?
- GV đưa ví dụ (SGK trang 69)
Phân tích các từ in đậm: nghĩa, ngữ pháp.
A: Sự vui mừng, vui sướng
 Sự tức giận
- GV cho HS đọc một số ví dụ ở SGK trang 80.
- Tình thái từ được sử dụng để làm gì?
Có những loại nào?
- GV lưu ý: Phân biệt trợ từ, thán từ với các thực từ. 
I. Lý thuyết.
1. Trợ từ:
- Khái niệm: Là những từ chuyên đi kèmsự việc trong câu.
- Trợ từ thường do các từ loại khác chuyển thành.
- Một số trợ từ: những, các, thì, mô, là, chính, ngay cả, đích, ngay.
2. Thán từ
- Này à tiếng thốt ra để gây sự chú ý của người đối thoại.
- Aà tiếng thốt ra để biểu thị sự tức giận, khi nhận ra một điều gì đó không tốt.
a. Khái niệm: Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc để gọi đáp, thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt.
b. Các loại thán từ: bộc lộ tình cảm, cảm xúc, gọi đáp.
3. Tình thái từ
a. Khái niệm: Là những từ được thêm vào trong câu àcâu nghi vấn, cầu khiển, cảm thán àbiểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
b. Các loại tình thái từ:
Nghi vấn: à,ư, hả, hử, chứ, chăng
Cầu khiến: đi, nào, với
Cảm thán: thay, sao
Biểu thị sắc thái t/cảm: ạ, nhé, cơ, mà.
c. SD: phù hợp hoàn cảnh giao tiếp, quan hệ tuổi tác, thứ bậc xh, ...
4. Lưu ý: Trợ từ, TT thường do các thực từ chuyển thành.
4. Củng cố2’
- GV khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà2’
-Xem lại các bài tập.
- Hoàn thành các bài tập vở bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docxGA tu chon van 8 tu tuan 1 den tuan 9.docx