Giáo án Tự chọn Văn 8 học kì 1

Giáo án Tự chọn Văn 8 học kì 1

CHỦ ĐỀ 1

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN TỰ SỰ

KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM

 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 1-Kiến thức: Học sinh nắm chắc khái niệm văn tự sự, những yếu tố cần thiết trong văn tự sự, biết xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả biểu cảm

 2-Kỹ năng: Có kĩ năng viết đoạn văn tự sự, kết hợp tả và biểu cảm.

 3-Thái độ: Có ý thức vận dụng kỹ năng vào bài viết

II. CHUẨN BỊ

 - SGK, SNC Ngữ Văn 8.

 - Các tài liệu tham khảo khác.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

 1. Ổn định tổ chức 1’

 2. KTBC 5’ ? Nêu các cách trình bày nội dung đoạn văn.

 ? Vẽ sơ đồ và giải thích.

 

doc 31 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 701Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn Văn 8 học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN TỰ SỰ 
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1-Kiến thức: Học sinh nắm chắc khái niệm văn tự sự, những yếu tố cần thiết trong văn tự sự, biết xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả biểu cảm
 2-Kỹ năng: Có kĩ năng viết đoạn văn tự sự, kết hợp tả và biểu cảm. 
 3-Thái độ: Có ý thức vận dụng kỹ năng vào bài viết
II. CHUẨN BỊ
 - SGK, SNC Ngữ Văn 8.
 - Các tài liệu tham khảo khác.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức 1’ 
 2. KTBC 5’ ? Nêu các cách trình bày nội dung đoạn văn.
 ? Vẽ sơ đồ và giải thích. 
 3. Bài mới 2’
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
? Thế nào gọi là văn tự sự.
Gv nhận xét bổ sung kết luận.
-> viết để người đọc người nghe hiểu được diễn biến ý nghĩa của truyện.
? Yếu tố nào quan trọng nhất trong văn tự sự.
? Khi xây dựng nhân vật có những kiểu nhân vật nào.
Nhân vật phải có ngoại hình, hành động ngôn ngữ tâm lí.
=> Để từ đó bộc lộ bản chất nhân vật.
? Tìm những nhân vật trong các văn bản đã học để chứng tỏ các tác giả đã xây dựng nhân vật dựa trên các đặc điểm vừa nêu.
? Thế nào là tình tiết truyện.
? Liệt kê các sự việc trong: “Đánh nhau với cối xay gió”
? Tình huống truyện là sự việc gây bất ngờ. Em hãy tìm tình huống trong các văn bản đã học. 
Gv nhận xét kết luận bổ sung VD.
Giôn – xi ốm -> tưởng sẽ chết -> không chết.
Bơ - men khoẻ mạnh -> vẽ chiếc lá -> chết.
? Trong tự sự có thể sử dụng ngôn ngữ nào.
? Tác dụng của chúng.
? Phân tích ngôn ngữ của cai lệ, chị Dậu trong văn bản: 
“ Tức nước vỡ bờ”.
? Đặt một cuộc thoại giữa em và mẹ.
Gv hướng dẫn H/s nhận xét.
Chú ý: dùng dấu ( - ) đặt đầu lời thoại, dấu ( : ) trước lời thoại 
Là loại văn trong đó tác giả giới thiệu, thuyết minh, miêu tả nhân vật, hành động tâm tư tình cảm của nhân vật, kể lại diến biến của câu chuyện để người đọc hiểu diến biến, ý nghĩa câu chuyện.
Nhân vật.
Nhân vật hành động.
Nhân vật tư tưởng.
Cai lệ: hành động ngôn ngữ.
Chị Dậu: ngôn ngữ hành động.
Nhân vật tôi trong văn bản: Tôi đi học và Trong lòng mẹ: Tâm lí.
Lão Hạc: Ngôn ngữ hành động.
Diễn biến những sự việc của câu chuyện.
Nhìn nhận về những chiếc cối xay.
Đánh nhau với chúng.
Quan niệm về sự đau đớn.
Quan niệm ăn ngủ.
Thảo luận nhóm.
Trình bày nhận xét.
Tôi đi học: Ngày đầu tiên đến trường dự lễ khai giảng 
-> khóc.
Trong lòng mẹ: Ngày mẹ về
Đánh nhau với cối xay gió: Cối xay tưởng là người khổng lồ.
Chiếc lá cuối cùng.
Ngôn ngữ độc thoại.
Đối thoại.
Thể hiện tâm tư tình cảm tính cách nội tâm nhân vật.
Thảo luận nhóm.
Trình bày.
Cai lệ ngôn ngữ hống hách, xách mé, láo xược, thô lỗ, cậy quyền chức.
Chị Dậu ngôn ngữ nhẹ nhàng, tha thiết, lễ phép, có giọng van nài của người yếu thế.
Học sinh suy nghĩ.
Tập viết lời thoại.
Trình bày trên bảng.
I. Văn tự sự.
1. Định nghĩa.
2. Các yếu tố trong văn tự sự.
a. Nhân vật
- Ngoại hình.
- Hành động.
- Tâm lí.
- Ngôn ngữ.
b.Xây dựng tình tiết truyện.
- Diến biến các sự việc.
c. Tình huống của truyện.
- Sự việc gây bất ngờ.
d. Ngôn ngữ kể.
- Ngôn ngữ độc thoại.
- Ngôn ngữ đối thoại.
Viết một đoạn lời thoại giữa em và mẹ em
 4. Củng cố : 3’
 ? Thế nào là văn tự sự ?
 ? Phân tích các yếu tố cơ bản trong văn tự sự.
 5. Hướng dẫn về nhà 2’
 - Học bài, học kĩ lí thuyết.
 - Tập viết đoạn tự sự, xen lẫn yếu tố miêu tả và biểu cảm
IV Rút kinh nghiệm.
Duyệt 
 Nguyễn Thị Phương Tuyền
_________________________________________________
Tuần:2
Ngày soạn: 21/8/2011
Tiết: 2
	CHỦ ĐỀ 1
RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN TỰ SỰ
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ, BIỂU CẢM.
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1-Kiến thức: Học sinh nắm chắc khái niệm văn tự sự, những yếu tố cần thiết trong văn tự sự, biết xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả biểu cảm
 2-Kỹ năng: Có kĩ năng viết đoạn văn tự sự, kết hợp tả và biểu cảm. 
 3 -Thái độ : Có ý thức vận dụng kỹ năng vào bài viết
 II.CHUẨN BỊ
 - SGK, Các tài liệu tham khảo khác, bảng phụ.
 - H/s xem lại bài.
 III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức: 1’ 
 2. KTBC: 5’ 
 ? Văn tự sự là gì.
 ? Trong văn tự sự gồm các yếu tố nào. 
 3. Bài mới: 1’ 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Viết một cuộc thoại giữa em và người thân.
Gv hướng dẫn H/s viết.
ở mỗi đầu lời thoại có dùng dấu gạch ngang, trước lời thoại dùng dấu (:)
Gọi H/s trình bày.
Yêu cầu H/s nhận xét.
Gv nhận xét chung, chữa lỗi cho H/s.
Tác dụng của miêu tả trong văn tự sự.
Gv giới thiệu những cách miêu tả.
Miêu tả không gian thời gian nghệ thuật.
Tả ngoại hình, hành động, tâm trạng nhân vật.
Những yếu tố nào được gọi là biểu cảm ?
Kết hợp tự sự, miêu tả biểu cảm thích hợp để có một văn bản hay.
Chuyển những câu kể sau thành câu kể xen lẫn miêu tả và biểu cảm.
1) Làng tôi có rất nhiều nhà đẹp.
2) Chiếc xe đạp của em đi đã được 2 năm.
3) Bà tôi năm nay đã già.
Tìm một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản “Lão Hạc” của (Nam Cao).
Phân tích giá trị các yếu tố đó.
Gv giảng các yéu tố miêu tả và biểu cảm trên đã khắc sâu vào lòng bạn đọc một Lão Hạc khốn khổ về hình dáng bên ngoài và đặc biệt là thể hiện được rất sinh động sự đau đớn quằn quại về tinh thần của một người trong giây phút ân hận xót xa.
H/s viết.
Hôm qua đi học về, tôi đạp xe vội về nhà để nấu cơm giúp mẹ. Vừa đến cổng, tôi đã thấy khói bếp bay lên, tôi mừng rỡ gọi to:
- Mẹ ơi ! Mẹ về rồi phải không.
- Mẹ tôi trả lời: 
- Con gái mẹ về rồi cơ à ! hôm nay làm đồng xong sớm mẹ về nấu cơm cho con, kẻo đi học về đói lại không có cơm ăn.
- Tôi xúc động ngập ngừng nói:
- Mẹ thật tuyệt vời. Con ... cảm ơn mẹ.
Giúp nhân vật hiện lên được rõ ràng.
Sự việc cụ thể sinh động hơn
Cảm xúc: Vui buồn, giận thương, lo lắng, mong ước, hi vọng, nhớ nhung.
Cảm nghĩ cảm giác...
Làng tôi có nhiều ngôi nhà ngói đỏ tươi trông mới đẹp làm sao.
Chiếc xe đạp của em theo em đã được 2 năm rồi.
Bà tôi năm nay đã già yếu lắm rồi.
Đoạn văn đó là... 
Nụ cười như mếu, mắt lão ầng ậng nước, mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chẩy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ...
2. Các yếu tố trong văn tự sự.
d. Ngôn ngữ kể.
- Ngôn ngữ độc thoại.
- Ngôn ngữ đối thoại.
e.Miêu tả trong văn tự sự.
Làm nổi bật ngoại hình.
Khắc hoạ nội tâm.
g.Biểu cảm trong văn tự sự.
Cảm xúc.
Suy nghĩ 
-> Chuyện sinh động sâu sắc.
Bài tập
Bài 1:
Bài 2:
Đó là đoạn văn tả lại chân dung đau khổ của Lão Hạc với nhiều chi tiết rất độc đáo
 4. Củng cố. 3’
 ? Nêu quy trình xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
 ? Yếu tố miêu tả, biểu cảm có vai trò gì trong văn tự sự.
 5. Hướng dẫn về nhà 2’
 - Viết đoạn văn tự sự xen lẫn yếu tố miêu tả và biểu cảm kể về vẻ đẹp của quê hương em
Duyệt 
 Nguyễn Thị Phương Tuyền
IV Rút kinh nghiệm
Tuần:3
Ngày soạn: 28/8/2011
Tiết: 3
	CHỦ ĐỀ 1
RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN TỰ SỰ
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ, BIỂU CẢM. (Tiếp)
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1 – Kiến thức : HS biết cách lập dàn ý bài văn tự sự, kết hợp miêu tả, biểu cảm
 2-Kỹ năng :Có kỹ năng dựng đoạn.
 3 – Thái độ :Có ý thức lập dàn ý trước khi viết 
II. CHUẨN BỊ
 - SGK, Các tài liệu tham khảo khác, bảng phụ.
 - HS : Ôn lại phần văn tự sự.
 III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức: 1’
 2 .KTBC: 5’ 
 ? Em hiểu thế nào là văn bản tự sự.
 ? Trong văn bản tự sự gồm có những yếu tố nào .
 3. Bài mới:1’ 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
? Một bài văn tự sự có bố cục như thế nào.
? Nêu nội dung nhiệm vụ từng phần.
Gv nhận xét kết luận.
Có khi nêu kết quả sự việc, số phận nhân vật => kể ngược từ hiện tai đến quá khứ.
Phần thân bài khi kể cần chú ý gì.
Gv nhận xét kết luận.
Lập dàn ý cho đề bài.
Gv gợi ý
MB: Đó là việc gì khiến bố mẹ vui lòng.
TB: Sự việc ấy xẩy ra ở đâu vào lúc nào (thời gian hoàn cảnh) với ai.
Chuyện xẩy ra như thế nào ? Điều gì khiến bố mẹ em vui lòng.
Niềm vui của bố mẹ được thể hiện như thế nào ? Miêu tả các biểu hiện của niềm vui ấy.
KB: Suy nghĩ của em về việc làm đó.
Chon một ý trong dàn bài trên dựng thành đoạn văn.
Gv gọi H/s trình bầy.
Gv nhận xét sửa lỗi.
Chú ý kết hợp miêu tả bộc lộ tình cảm hợp lí.
Triển khai chủ đề sau thành một đoạn văn kể về người thầy (Cô giáo) của em.
Chú ý kết hợp các yếu tố miêu tả biểu cảm.
Theo dõi H/s viết hướng dẫn.
Gv nhận xét mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn.
Ba phần.
Mở bài.
Thân bài.
Kết bài.
Trình bầy nhận xét.
Trả lời câu hỏi câu chuyện diễn ra như thế nào, ở đâu trong hoàn cảnh nào.
Mở đầu nêu vấn đề gì ? câu chuyện phát triển đến đỉnh điểm ở đâu? Kết thúc ở chỗ nào ? Điều gì đã tạo lên sự bất ngờ.
Chú ý kết hợp miêu tả biểu cảm được thể hiện như thế nào.
Thảo luận nhóm.
Mở bài: Trình bầy việc làm gì của em khiến bố mẹ vui lòng.
Thân bài: Sự việc ấy xẩy ra tại nhà em vào lúc chiều nhân vật là một cụ già ăn mày.
Bố mẹ em vui lòng vì em có lòng tốt biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
Kết bài: Em rất vui vì mình đã làm được việc tốt.
H/s tự chọn dựng đoạn.
Đọc trước lớp.
Nhận xét.
Người thầy (người cô) ấy là ai ?
Bao nhiêu tuổi 
Hình dáng, tính cách.
Việc làm của người ấy với em.
Suy nghĩ cảm nhận của em.
Viết thành đoạn văn.
Đọc trước lớp.
Nhận xét.
II Lập dàn ý của bài văn tự sự .
1 Bố cục
A Mở bài
Giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xẩy ra câu chuyện.
B Thân bài
Kể diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định
C. Kết bài.
Kết cục cảm nghĩ của người trong cuộc.
1. Bài 1
 Đề bài: Kể về một việc làm của em khiến bố mẹ vui lòng.
Có thể viết về các việc làm của em như:
 Được nhiều điểm tốt. Giúp đỡ người khó khăn, người già...
2. Bài 2
Kể về người thầy (cô giáo) của em.
- MB: Người thầy giáo mà em yêu quý nhất là thầy Thành.
Thầy là người đã dậy em từ năm lớp 6.
4. Củng cố 3’ 
? Nêu dàn ý của bài văn tự sự.
 ? Yếu tố miêu tả, biểu cảm có vai trò gì trong văn tự sự.
5. Hướng dẫn về nhà 2’
 - Học bài, lập dàn ý cho đề văn sau: “Buổi sinh hoạt lớp làm em nhớ mãi”
IV Rút kinh nghiệm
Duyệt 
 Nguyễn Thị Phương Tuyền
Tuần:4
Ngày soạn: 3/9/2011
Tiết: 4
 CHỦ ĐỀ 1
RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN TỰ SỰ
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ, BIỂU CẢM. (Tiếp)
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1 -Kiến thức: HS biết cách xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
 2-Kỹ năng: Có kỹ năng dựng đoạn văn, Có ý thức dựng đoạn văn, văn bản thống nhất về chủ đề.
 3 – Thái độ :Có ý thức lập dàn ý trước khi viết 
 II. CHUẨN BỊ
 - SGK, Các tài liệu tham khảo khác, bảng phụ.
 - HS : Ôn lại phần văn tự sự.
 III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức 2’
 2 .KTBC 5’
 ? Em hiểu thế nào là văn bản tự sự.
 ? Trong văn bản tự sự gồm có những yếu tố nào .
3. Bài mới 1’ 
Hoạt động của GV
Hoạt động G
Hoạt động của HS
Hoạt động H
Ghi bảng
Ghi bảng
? Chuyển những câu kể sau đây thà ... ì?
Cho ví dụ minh họa
Hoạt động II. 
GV: hướng dẫn HS làm một số bài tập đơn giản để củng cố nội dung bài học.
HS: Trả lời
HS: Tự đưa ra ví dụ
HS: Trả lời
HS: Tự đưa ra ví dụ
HS: Trả lời
HS: Tự đưa ra ví dụ
HS: Trả lời
HS: Tự đưa ra ví dụ
 I.VAI TRÒ, TÁC DỤNG CỦA DẤU CHẤM, CHẤM THAN, CHẤM HỎI
II. LUYỆN TÂP
Bài 1:
 Điền dấu chấm vào chỗ thích hợp, điều chỉnh chữ viết hoa nếu cần thiết: 
a. Giời chớm hè cây cối um tùm cả làng thơm.
b. Lão Hạc châm đóm, tôi đã thông điếu và bỏ thuốc rồi tôi mời lão hút trước nhưng lão không nghe.
Bài 2
 Cách đặt dấu chấm than trong các câu sau đúng hay sai? Vì sao?
a.Động Phong Nha thật đúng là “Đệ nhất kì quan” của nước ta(!)
b.À không(!) Không giết cậu Vàng đâu nhỉ(!) cậu Vàng của ông ngoan lắm(!)
 Bài 3 
Các câu sau đây sử dụng dấu chấm hỏi đã hợp lí chưa?
a.Mẹ đi đâu thế(?)
b.Bạn mua cái bút này bao nhiêu tiền?
c.Minh đã làm bài tập chưa?
Bài4
Hãy điền dấu phẩy thích hợp vào đoạn văn trên?
a.Vừa lúc đó sứ giả đem ngựa sắt roi sắt áo giáp sắt.
b.Buổi sáng sương muối phủ trắng trên cành cây bãi cỏ.
4) Củng cố: GV: Khái quát lại toàn bộ nội dung bài học.
5) Dặn dò: 
IV Rút kinh nghiệm
 Duyệt
Nguyễn Thị Phương Tuyền
Tuần:
Ngày soạn:..2011
Tiết: 8
	Tự chọn ngữ văn
Chủ đề 2:VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA DẤU CÂU
I - Mục đích yêu cầu: : Giúp học sinh.
-Nhằm củng cố kiến thức các loại dấu câu, cách sử dụng dấu câu trong những mục đích nói cụ thể.
-Nắm được ý nghĩa hiệu quả biểu đạt của việc sử dụng dấu câu trong văn bản nghệ thuật.
Rèn luyện sử dụng thành thạo dấu câu trong văn bản viết cụ thể.
-Nâng cao ý thức học tập củng cố kiến thức sự hiểu biết trong giao tiếp hàng ngày.
II - Chuẩn bị: 
GV:Đồ dùng dạy học
HS:
III - Các bước lên lớp: 
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: 
3) Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
GV: Hướng dẫn HS vận dụng những kiến thức cơ bản của các loại dấu câu: Dấu chấm, chấm than, chấm hỏi, dấu phẩy vào việc làm một số bài tập cụ thể.
Gọi Hs lên bảng làm các bài tập.
Gọi HS nhận xét.
GV Nhận xét
Hs: trên cơ sở sự hướng dẫn của GV vận dụng kiến thức về các loại dấu câu đã học vào việc làm một số bài tập cụ thể.
Hs lên bảng làm các bài tập
HS (còn lại) Nhận xét
Hs: lắng nghe, ghi chép các bài tập vào vở.
* LUYỆN TẬP.
Bài tập 1: Đặt dấu câu thích hợp vào trong đoạn văn.
Chị cốc liền quát lớn:
Mày nói gì ( )
Lậy chị ( ) em nói gì đâu ( )
Rồi Dế Choắt lủi vào ( )
Chối hả ( ) Chối này ( ) Chối này ( )
Mỗi câu “Chối này” Chị Cốc lại giáng một mỏ xuống.
	 	 (Tô Hoài)
Bài tập 2: Điền dấu chấm, dấu chấm than vào chỗ thích hợp.
a.Chúng tôi xin mời các bạn hãy đến thăm động Phong Nha quê tôi ( )
b. Động Phong Nha còn cất giữ bao điều huyền bí, thú vị, hấp dẫn mà con người vẫn chưa biết hết ( ).
c. Ôi thôi, chú mày ơi ( ) Chú mày có lớn mà chẳng có khôn ( ).
Bài tập 3: Đoạn đối thoại sau có dấu hỏi nào dùng chưa đúng? Vì sao?
- Bạn đã đến Động Phong Nha chưa?
- Chưa? Thế còn cậu đã đến chưa?
- Mình đến rồi? Nếu tới đó, bạn mới hiểu vì sao mọi người lại thích đến thăm động như vậy?
Bài Tập 4: Trong bài thơ cây tre Việt Nam nhà thơ Thép Mới có viết: “Cối xay Tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc”.
- Cách dùng dấu phẩy của tác giả trong câu trên tạo ra nhịp điệu như thế nào cho câu văn?
Nhịp điệu ấy góp phần diễn tả điều gì?
Bài tập 5: Em hãy lựa chọn thêm một hoặc hai chủ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh.
a.Vào giờ tan tầm, xe ô tô đi lại nườm nượp trên đường phố.
b.Trong vườn, hoa cúc đua nhau nở rộ.
c.Dọc theo bờ sông, những vườn ổi.xum xuê trĩu quả.
Bài tập 6: Viết đoạn văn nói về cuộc đối thoại giữa em và người bạn. Trong đó có sử dụng 4 loại dấu câu trên.
4) Củng cố GV khái quát lại nội dung bài học.
5) Dặn dò: 
IV Rút kinh nghiệm
 Duyệt
Nguyễn Thị Phương Tuyền
Tuần:
Ngày soạn:..2011
Tiết: 9 
	Tự chọn ngữ văn
Chủ đề 2:VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA DẤU CÂU
I - Mục đích yêu cầu: : Giúp học sinh.
-Nhằm củng cố kiến thức các loại dấu câu, cách sử dụng dấu câu trong những mục đích nói cụ thể.
-Nắm được ý nghĩa hiệu quả biểu đạt của việc sử dụng dấu câu trong văn bản nghệ thuật.
Rèn luyện sử dụng thành thạo dấu câu trong văn bản viết cụ thể.
-Nâng cao ý thức học tập củng cố kiến thức sự hiểu biết trong giao tiếp hàng ngày.
II - Chuẩn bị: 
GV:Đồ dùng dạy học
HS:
III - Các bước lên lớp: 
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: 
3) Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Họat động I
Hướng dẫn HS Củng cố về vai trò, tác dụng của dấu chấm lửng. chấm phẩy, dấu gạch ngang 
Dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
Cho ví dụ minh họa.
Dấu chấm phẩy được dùng để làm gì?
Cho ví dụ minh họa
Dấu gạch ngang được dùng để làm gì?
Cho ví dụ minh họa
Hoạt động II. 
GV: hướng dẫn HS làm một số bài tập đơn giản để củng cố nội dung bài học.
HS: Trả lời
HS: Tự đưa ra ví dụ
HS: Trả lời
HS: Tự đưa ra ví dụ
HS: Trả lời
HS: Tự đưa ra ví dụ
I. VAI TRÒ, TÁC DỤNG CỦA DẤU CHẤM LỬNG, DẤU CHẤM PHẨY, DẤU GẠCH NGANG
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Điền dấu câu thích hợp vào trong mỗi câu sau:
 a. Lính đâu sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy không còn phép tắc gì nữa à?
Dạ, bẩm 
Đuổi cổ nó ra
b. Ô hay có điều gì bố con trong nhà bảo nhau chứ sao lại
c. Cơm áo vợ con gia đình bó buộc y
d. Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non hoa cỏ núi non hoa cỏ trông mới đẹp từ khi có người lấy tiếng chim kêu tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh tiếng chim tiếng suối nghe mới hay.
e. Dưới ánh trăng này dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chảy máy phát điện ở giữa biển rộng cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn
Bài tập 2: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống
a. Mùa xuân của tôi mùa xuân bắc việt mùa xuân của Hà Nội là mùa xuân có mưa riêu riêu gió lành lạnh có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh có tiếng trống chèo vọng lên từ những thôn xóm xa xa có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng
b. Tàu Hà Nội Vinh khởi hành lúc 21 giờ
c. Thừa thiên Huế là một tỉnh giàu tiềm năng kinh doanh du lịch.
Bài tập 3: Đặt câu có sử dụng dấu gạch ngang, dấu chấm phẩy, dấu chấm lửng.
4) Củng cố: GV: khái quát lại toàn bộ nội dung tiết học.
5) Dặn dò: 
IV Rút kinh nghiệm
 Duyệt
Nguyễn Thị Phương Tuyền
Tuần:
Ngày soạn:..2011
Tiết: 10
	Tự chọn ngữ văn
Chủ đề 1:VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA DẤU CÂU
I - Mục đích yêu cầu: : Giúp học sinh.
-Nhằm củng cố kiến thức các loại dấu câu, cách sử dụng dấu câu trong những mục đích nói cụ thể.
-Nắm được ý nghĩa hiệu quả biểu đạt của việc sử dụng dấu câu trong văn bản nghệ thuật.
Rèn luyện sử dụng thành thạo dấu câu trong văn bản viết cụ thể.
-Nâng cao ý thức học tập củng cố kiến thức sự hiểu biết trong giao tiếp hàng ngày.
II - Chuẩn bị: 
GV:Đồ dùng dạy học
HS:
III - Các bước lên lớp: 
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: 
3) Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Họat động I
Hướng dẫn HS Củng cố về vai trò, tác dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép
Dấu ngoặc đơn được dùng để làm gì?
Cho ví dụ minh họa.
Dấu hai chấm được dùng để làm gì?
Cho ví dụ minh họa
Dấu ngoặc kép được dùng để làm gì?
Cho ví dụ minh họa
Hoạt động II. 
GV: hướng dẫn HS làm một số bài tập đơn giản để củng cố nội dung bài học.
HS: Trả lời
HS: Tự đưa ra ví dụ
HS: Trả lời
HS: Tự đưa ra ví dụ
HS: Trả lời
HS: Tự đưa ra ví dụ
 I. TÁC DỤNG CỦA DẤU NGOẶC ĐƠN, DẤU HAI CHẤM, DẤU NGOẶC KÉP
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong đoạn trích sau:
a.Qua các cụm từ “tiệt nhiên”, (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác), “Định phận tại thiên thư” (định phận tại sách trời) 
b.Chiều dài của cây cầu Long Biên là 2290m (kể cả phần cầu dẫn với chín nhịp dài và mười nhịp ngắn).
Bài tập 2: Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong đoạn trích sau:
a.Nhưng họ thích nặng quá: Nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc.
	(Nam Cao)
b.Rồi một ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía, có quãng nắng xuyên xuống biển, óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng xanh biếc.
Bài tập 3: Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn trích sau.
a.Nó cứ làm y như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”
b.Kết cục, anh chàng “Hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
Bài tập 4: 
- Hãy đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong những đoạn trích sau và giải thích công dụng của chúng.
a.Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo.
-Nhà này quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá tươi?
b.Nó nhập tâm lời dạy cảu chú Tiến Lê Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu.
4) Củng cố: Gv khái quát lại toàn bộ nội dung bài học.
5) Dặn dò: 
IV Rút kinh nghiệm
 Duyệt
Nguyễn Thị Phương Tuyền
Tuần:
Ngày soạn:..2011
Tiết: 11 
	Tự chọn ngữ văn
Chủ đề 1:VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA DẤU CÂU
I - Mục đích yêu cầu: : Giúp học sinh.
-Nhằm củng cố kiến thức các loại dấu câu, cách sử dụng dấu câu trong những mục đích nói cụ thể.
-Nắm được ý nghĩa hiệu quả biểu đạt của việc sử dụng dấu câu trong văn bản nghệ thuật.
Rèn luyện sử dụng thành thạo dấu câu trong văn bản viết cụ thể.
-Nâng cao ý thức học tập củng cố kiến thức sự hiểu biết trong giao tiếp hàng ngày.
II - Chuẩn bị: 
GV:Đồ dùng dạy học
HS:
III - Các bước lên lớp: 
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: 
3) Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động I:
Gv giúp HS nhận thức rõ rằng các dấu câu mà các em đã học ngoài những chức năng vốn có của nó thì nó còn có vai trò và chức năng to lớn trong các văn bản nghệ thuật.
GV:
Trong văn bản nghệ thuật dấu câu được xem như một phép tu từ không thể thiếu. Ví dụ mở đầu bài thơ “Người đi tìm hình của nước” ,Chế Lan Viên viết:
Đất nước đẹp vô cùng(.) Nhưng Bác phải ra đi(.)
- Trong tác phẩm văn xuôi dấu câu cũng góp phần hết sức quan trọng. ví dụ:
“Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàn bạc. Lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”
Hoạt động II
LUYỆN ĐỌC CÁC VĂN BẢN THƠ – VĂN XUÔI
Đọc đoạn thơ, bài thơ, (hoặc) đoạn văn mà em yêu thích?
Hs: lắng nghe.
HS: suy nghĩ và tìm hiểu theo sự gợi ý của GV
HS: Đọc
Chú ý giọng điệu, nhịp thơ, cách ngắt câu, sắc thái biểu cảm.
I. VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA DẤU CÂU
II. LUYỆN ĐỌC CÁC VĂN BẢN THƠ – VĂN XUÔI
4) Củng cố: GV: khái quát toàn bộ nội dung của chủ đề 2
5) Dặn dò: 
IV Rút kinh nghiệm
 Duyệt
Nguyễn Thị Phương Tuyền

Tài liệu đính kèm:

  • docTu chon Van 8 HKI.doc