CHỦ ĐỀ : LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Qua bài học, học sinh nắm được kiến thức và kĩ năng sau:
+ Thế nào là văn nghị luận, đặc trưng CỦA văn nghị luận.
+ Thế nào là lập luận, vai trò, hiệu quả của lập luận trong việc biểu hiện nội dung tư tưởng và ý nghĩa của TP.
+ Luận điểm, cách nêu luận điểm, phương pháp làm sáng tỏ luận điểm. Các loại luận cứ. Một số phép lập luận tiêu biểu.
+ Rèn kĩ năng lập luận khi viết bài văn nghị luận.
B. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Văn nghị luận là gì?
- Dùng hệ thống lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, một quan điểm nào đó trong cuộc sống hoặc trong VHNT.
- Vai trò: rèn luyện tư duy và năng lực biểu đạt những vấn đề có có ý nghĩa trong thực tế đời sống (Nếu văn miêu tả hoặc kể chuyện nhằm mục đích kích thích trí tưởng tượng, xây dựng óc quan sát tinh tế với tình cảm chân thực, những khám phá hồn nhiên về thiên nhiên, đời sống thì nghị luận hình thành và phát triển khả năng lập luận chặt chẽ, trình bày dẫn chứng thuyết phục,.)
- Nêu một số văn bản nghị luận đó học ? (3 học sinh cho vớ dụ- lớp nhận xột bổ sung)
Nghị luận trong đời sống và văn bản nghị luận có những điểm giống và khác nhau như thế nào ?(í kiến . luận
? Hãy gọi tên hai đoạn văn sau (dạng văn gì)?
Tuần 32 Ngày soạn : 10/4/2010 . Chủ đề : Lập luận trong văn nghị luận a. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học, học sinh nắm được kiến thức và kĩ năng sau: + Thế nào là văn nghị luận, đặc trưng của văn nghị luận. + Thế nào là lập luận, vai trò, hiệu quả của lập luận trong việc biểu hiện nội dung tư tưởng và ý nghĩa của TP. + Luận điểm, cách nêu luận điểm, phương pháp làm sáng tỏ luận điểm. Các loại luận cứ. Một số phép lập luận tiêu biểu. + Rèn kĩ năng lập luận khi viết bài văn nghị luận. B. Tiến trình lên lớp: Văn nghị luận là gì? - Dùng hệ thống lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, một quan điểm nào đó trong cuộc sống hoặc trong VHNT. - Vai trò: rèn luyện tư duy và năng lực biểu đạt những vấn đề có có ý nghĩa trong thực tế đời sống (Nếu văn miêu tả hoặc kể chuyện nhằm mục đích kích thích trí tưởng tượng, xây dựng óc quan sát tinh tế với tình cảm chân thực, những khám phá hồn nhiên về thiên nhiên, đời sống thì nghị luận hình thành và phát triển khả năng lập luận chặt chẽ, trình bày dẫn chứng thuyết phục,...) Nờu một số văn bản nghị luận đó học ? (3 học sinh cho vớ dụ- lớp nhận xột bổ sung) Nghị luận trong đời sống và văn bản nghị luận cú những điểm giống và khỏc nhau như thế nào ?(í kiến. luận ? Hãy gọi tên hai đoạn văn sau (dạng văn gì)? - Đoạn văn 1: Âm nhạc là một nghệ thuật gắn bó với con ngời từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi từ giã cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của người mẹ. Lớn lên, với những bài hát đồng dao, trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui buồn của cuộc sống...Người Việt Nam chúng ta cho tới lúc chết, cuộc đời vẫn còn tiếng nhạc vẳng theo với những giai điệu hò đưa linh hay điệu kèn đưa đám. (Phạm Tuyên) - Đoạn văn 2: ...Gần trưa, ông tôi tự đứng dậy để men ra ngoài ngồi vào một cái chõng tre đặt bên mấy thau nước. Mẹ tôi cầm gáo từ từ dội, cũng có thể nói là tẩm nước lên khắp bờ vai và lưng ông, tấm lưng đóng vẩy bóng như phủ bằng sáp, cũng không biết nên hiểu đấy là do tuổi già hay ông lười tắm, vốn là một người ngại cả trời nóng, ngại cả trời rét, ông ít đi ra khỏi nhà, càng ít động đến nước và lửa. Nước trôi tuồn tuột từng gáo, từng gáo, cái vỏ mướp được kì thật mạnh vậy mà vẫn trượt đi, mấy lần tôi ngã dúi dụi, tấm lưng nhẵn như rắn không thấm nước làm tôi hoang mang vì thấy mình bất lực, còn ông thì cười khò khè... (Đỗ Chu, Mảnh vườn xưa hoang vắng) Đáp án: + Đoạn văn 1: nghị luận: nhạc sĩ Phạm Tuyên nêu lên ý kiến của mình về sự gắn bó giữa âm nhạc và con người + Đoạn văn 2: miêu tả: Đối tượng miêu tả: mỗi lần tắm cho ông. ? Nội dung, cấu trúc của 1 bài văn nghị luận được hình thành từ những yếu tố nào? - Những luận điểm, luận cứ và luận chứng. ? Thế nào là luận điểm? (ý lớn) - Là những quan điểm chính được nêu lên trong bài văn nghị luận. (Các luận điểm trong bài văn nghị luận được sắp xếp trình bày theo 1 hệ thống hợp lí, triển khai bằng những lí lẽ và dẫn chứng phù hợp). ? Thế nào là luận cứ? - Mỗi luận điểm có nhiều luận cứ: Luận cứ là những dẫn chứng (chứng cứ cụ thể). ? T/n là luận chứng? - Luận chứng (lập luận ): Là sự tổ chức các luận điểm, luận cứ để làm sáng tỏ vấn đề, đê người đọc hiểu, tin. ? Dựa vào đoạn văn 1, hãy đưa ra những luận điểm và luận cứ? Đáp án: Luận điểm : Âm nhạc gắn bó với con người từ lúc lọt lòng tới khi từ biệt cuộc đời. Luận cứ: + Lúc sinh ra: gắn với lời ru của mẹ + Lớn lên, hát dồng dao + Trưởng thành: hò lao động và những khúc tình ca. + Chết: Điệu hò đưa linh. ? Cách sắp xếp luận cứ, luận chứng trong đoạn văn trên? - Sắp xếp theo một trình tự thời gian phù hợp với từng giai đoạn cuộc đời. *Ví dụ: Trong “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chí Minh đã khẳng định truyền thống yêu nước của nhân dân bằng những luận điểm: Lịch sử đã chứng tỏ tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc. Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Bổn phận của chúng ta là phải biến lòng yêu nước vào những hoạt động yêu nước. Để giải quyết vì sao phải dời đô, Lí Công Uẩn đã đưa ra những luận điểm: Các triều đại trước đây đã nhiều lần dời đô về trung tâm để mưu toan việc lớn. 2 triều Đinh – Lê cứ đóng đô ở Hoa Lư, không còn thích hợp với sự phát triển của đất nước. Khẳng định Đại La là nơi tốt để chọn làm kinh đô. + Trong mỗi luận điểm có nhiều luận cứ làm sáng tỏ luận điểm: làm sáng tỏ luận điểm. Trong văn học. Trong lịch sử văn học Việt Nam có nhiều áng văn nghị luận đã trở thành bất hủ: Hịch tướng sĩ, Cao bình Ngô. Tuyên ngôn độc lập..Tính thuyết phục cao của những áng văn ấy là ở chỗ: Vào thời điểm quan trọng của lịch sử dân tộc, người viết đã đưa ra những vấn đề có ý nghĩa tư tưởng lớn lao, thể hiện một lập trường đúng đắn, kiên định, đánh giá sâu sắc trước thực tế, một lối diễn đạt vừa hùng hồn vừa tha thiết. ? Những yêu cầu khi làm văn nghị luận? Đáp án: Phải đúng hướng (không dông dài, lan man, lạc đề). Phải mạch lạc (sắp xếp trình tự theo một mạch). Phải chặt chẽ (chuỗi lập luận liên kết). Phải trong sáng (dùng từ, câu chuẩn mực, dùng những từ khái quát trừu tượng và những câu phán đoán, suy luận. Ví dụ: tại sao, thật vậy, tuy thế, cho nên, vì vậy, không chỉ - mà còn, có nghĩa là, giả sử, nếu như, trước hết, sau cùng, một mặt, mặt khác, nói chung, bên cạnh đó...) Bài tập: *Bài tâp 1: Hãy chỉ ra hai đoạn văn sau đâu là đoạn văn nghị luận? Bến đò Trà Cổ. Hai bên bờ sông, hai kẽ đá sừng sững như hai vết hoang tàn và một chiếc tàu lớn. Mặt trăng xế mãi phương Đoài, chiều xuống, mặt sông hơi gợn sóng như một dải lung linh nắm tơ vàng ngậm lơ lửng. Xe dừng lại, đỗ lù lù trên cánh đồng vắng, đợi con đò chập choạng bơi sang. Bốn bề im lặng, chỉ nghe tiếng trăng lờ đờ dưới dòng khuya và tiếng mái chèo vỗ nước với con đò lẻ. (Trần Cư) Nhìn vào bản đồ khác, đâu đâu ta cũng thấy mênh mông là nước. Đại dương bao quanh lục địa. Rồi mạng lưới sông ngòi chằng chịt. Lại có những hồ lớn nằm sâu trong lòng đất liền lớn chẳng kém gì biển cả. Cảm giác đó khiến nhiều người trong chúng ta tin rằng thiếu gì thì thiếu chứ con người và muôn loài trên quả đất này không bao giờ thiếu nước. Xin được nói ngay rằng nghĩ như vậy là nhầm to. Đúng là bề mặt của quả đất mênh mông là nước, nhưng đó là nước mặn chứ đâu phải là nước ngọt, lại càng không phải là nước sạch mà con người và động vật, thực vật quanh ta có thể dùng được. 2/3 nước trên hành tinh là nước mặn. Một số nước ngọt còn lại thì hầu hết bị đóng băng ở Bắc cực, Nam cực và trên dãy núi Hi ma lay a. Vậy con người chỉ khai thác nước ngọt ở sông suối, đầm, ao, hồ và nguồn nước ngầm. Số nước ngọt như vậy không phải là vô tận cứ dùng hết lại có và đang ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người gây ra...Như vậy, nguồn nước sạch lại càng khan hiếm hơn nữa. (Trịnh Văn, Báo nhân dân 1561103) Đáp án: Miêu tả Nghị luận, câu chủ đề ở cuối. Do đó, phương pháp qui nạp. *Bài tâp 2: Haỹ tìm đọan lập luận trong đoạn văn sau, cho biết đó là đoạn lập luận giải thích hay chứng minh? Luận điểm 1 của đoạn văn nằm ở dòng nào? Điều thú vị nhất theo em là gì? - GV đọc: “ Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến nông trại của một gia đình nghèo nhất trong vùng: “Đây là cách dạy con biết quí trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình” - người cha nghĩ đó là bài học thực tế cho đứa con bé bỏng của mình. Sau khi ở lại tìm hiểu đời sống ở đây, họ lại trở về nhà. Trên đường về, người cha nhìn con trai mỉm cười: “Chuyến đi thế nào hở con?” Thật tuyệt vời bố ạ! Con đã thấy ngươì nghèo sống thế nào rồi đấy. ồ, vâng! Thế con rút ra được bài học gì từ chuyến đi này? Đứa bé không ngần ngại: Con thấy chúng ta có một con chó còn họ có bốn. Nhà mình có một hồ bơi dài đến giữa sân, họ lại có một con sông dài bất tận. Chúng ta vừa phải đưa những chiếc đèn lồng vào trong vườn còn họ lại có những ngôi sao lấp lánh vào đêm. Mái hiên nhà mình chỉ đến trước sân thì họ có cả chân trời. Chúng ta có một miếng đất để sống, họ có cả những cánh đồng trải dài. Chúng ta phải mua thực phẩm còn họ lại trồng được những thứ ấy. Chúng ta có những bức tường bảo vệ xung quanh còn họ có những người bạn láng giềng che chở nhau.. Đến đây, người cha không nói gì cả. Bố ơi, con đã biết chúng ta nghèo như thế nào rồi. Đáp án: Đoạn lập luận là đoạn chú bé nói những suy nghĩ về chuyến đi. Đây là đoạn lập luận chứng minh. Luận điểm nằm ở dòng cuối. Điều thú vị: người cha muốn cho con hiểu về cuộc sống của những người nghèo thì con lại cho rằng mình mới là người nghèo còn họ thì giàu. *Bài tâp 3: sắp xếp những câu văn dưới đây thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Một nhà tâm lí học đã viết rất xác đáng: “Nếu như một bài thơ tả nỗi buồn mà lại không có một nhiệm vụ nào khác ngoài việc làm lây sang chúng ta nỗi buồn của tác giả thì điều đó quả thật rất đáng buồn cho nghệ thuật”. Cũng như thế, nỗi buồn trong văn Thạch Lam nếu có lan thấm và dẫn truyền vào lòng người đọc thì cũng để sau đó nó thể hiện cái qui luật tác động thẩm mĩ với mọi tác phẩm nghệ thuật chân chính thanh lọc tâm hồn con người. Nỗi buồn của Thạch Lam không có gì chung với tinh thần bi quan. Đáp án: c, a, b. *Bài tâp 4: Đoạn văn sau lược đi những yếu tố lập luận. Em hãy điền từ tạo nên tính lập luận cho phù hợp. “ Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước...Các cụ già tóc bạc...các cháu nhi đồng trẻ thơ, ...những kiều bào ở nước ngoàinhững đồng bào ở vùng tạm chiếm,nhân dân miền ngược...nhân dân miền xuôi, ai cũng có một lòng nồng nàn yêu nước ghét giặc...những nam nữ công nhân và nhân dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phàn vào kháng chiến,...những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho chính phủ. Những cử chỉ cao quí đó,...khác nhau nơi việc làm,...đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước. (Hồ Chí Minh) *Bài tâp 5: Hãy triển khai ý sau thành đoạn văn hoàn chỉnh: “ Sách là người bạn thân thiết của mỗi chúng ta”. *Bài tập 6: Hãy phân tích tiếng nói nhân đạo của Nam Cao qua Lão Hạc. *Bài tập 7: Làm sáng tỏ: Khi con tú hú của Tố Hữu thể hiện tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng. Ký duyệt ________________________________________ Ngày soạn : 16/4/2010 Tuần 33 Chủ đề : LUậN ĐIểM TRONG VĂN NGHị LUÂN A. MỤC TIấU CẦN ĐẠT - Hiểu tớnh chất và yờu cầu của luận điểm trong bài văn nghị luận. - Biết cỏch nờu luận điểm trờn cơ sở tài liệu được cung cấp. - Rốn luyện kĩ năng tỡm, xỏc lập và phõn tớch cỏc luận điểm. B. CHUẨN BỊ - SGK ngữ văn 10, nõng cao, tập II. - SGV ngữ văn 10, tập 2. - Thiết kế bài giảng ngữ văn 10, nõng cao, tập II. C. TIẾN TRèNH LấN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 học sinh làm bài tập 5 trang 96 SGK ngữ văn n ... Theo em, tại sao tác giả dùng dấu ba chấm trong câu cuối cùng của đoạn văn? Nếu không dùng dấu ba chấm thì có cách diễn đạt tương đương nào? Đáp án: Dấu ba chấm cuối đoạn văn thể hiện sự thất vọng của anh trai về cách nhìn nhận em của mình, liệt kê lời chưa nói hết về người em. Nếu không dùng ba chấm thì có thể diễn đạt gãy gọn lời nói của người anh tiếp theo: thì nó chỉ là một con mèo trẻ con đến khó chịu không hề quan tâm đến tôi.. cách diễn đạt bằng dấu ba châm hay hơn 7. Bài tập 7: Hãy phân tích ý nghĩa tu từ của dấu câu trong các ví dụ sau: Ôi! Sáng xuân nay, Xuân 41 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về...Im lặng. Con chim hót Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ... (Tố Hữu, theo chân Bác) Đáp án: “Ôi”: dấu (!), bộc lộ cảm xúc vui sướng đến dạt dào trước một buỏi sớm mùa xuân trọng đại đầy ý nghĩa. “Bác về...Im lặng”: Dấu (...), thể hiện sự xúc động đến nghẹn ngào không thốt nên lời. “Vui ngẩn ngơ...”: Dấu (..), thể hiện niềm vui đến vô cùng... 8. Bài tập 8: Viết cảm nhận của em khi đọc câu thơ có dấu chấm lửng sau đây: Một đèomột đèolại một đèo. (Hồ Xuân Hương) Gợi ý Em có thể viết đoạn văn theo những cảm nhận sau đây: Quãng ngừng thể hiện sự mệt nhọc của mỗi lần vượt đèo. Quãng ngừng để đếm Quãng ngừng để diễn tả cảnh cheo leo trùng đệp của núi non Ký duyệt _____________________________________________________________ Tuần 35 Ngày soạn 29/4/2010 Một số hình thức nghệ thuật chủ yếu khi phân tích thơ trữ tình. a. mục tiêu cần đạt Giúp học sinh nắm được nội dung + kĩ năng: - Những yếu tố hình thức nghệ thuật mà các nhà thơ thường dùng để biểu hiện tư tưởng, tình cảm của mình trong thơ trữ tình và điều cần chú ý khi phân tích các yếu tố nghệ thuật đó. - Những lỗi cần tránh khi phân tích các yếu tố hình thức nghệ thuật của thơ trữ tình. - Biết vận dụng những hiểu biết có được để phân tích một số TP thơ TT. B. Chuẩn bị: GV : Bài đọc: Các yếu tố hình thức nghệ thuật cần chú ý khi phân tích thơ TT. Bài tập. Các bài đọc hiểu thơ TT 6,7,8,9. Học sinh : Những bài thơ TT đã học. C. Tiến trình lên lớp: Kiểm tra bài cũ: Đọc đoạn văn chuẩn bị ở nhà về sử dụng dấu câu. Vào bài: Ta đã nắm được ở chủ đề 1 những vấn đề liên quan đến dấu câu, sang chủ đề 2, ta sẽ làm quen và luyện tập về các yếu tố nghệ thuật trong thơ TT. Bài mới: I. Một số vấn đề về thơ trữ tình ? Kể một số bài thơ TT đã được học ở lớp 6,7,8. ? Thế nào là TT? ? Thế nào là tự sự ? ? Chúng khác nhau ở điểm nào? ? Đọc Lão Hạc, Tắt đèn, em có thấy Nam Cao, Ngô Tất Tố xuất hiện trực tiếp để nói: “Tôi yêu Lão Hạc lắm” không? ? Ngược lại, đọc đoạn thơ của Tế Hanh: “ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh cá bạc... ...mặn quá” Thì tình cảm của TG đựơc bộc lộ như thế nào? Gv: Như vậy chúng ta thấy với thể thơ trữ tình thì tình cảm của người viết được bộc lộ trực tiếp. Còn tự sự thì thường được bộc lộ gián tiếp qua nhân vật, hành động... ? Có người khi phân tích bài thơ Bánh trôi nước chỉ tập trung phân tích hình tượng chiếc bánh trôi để làm nổi bật phẩm chất cao đẹp và thân phận chìm nổi của người Việt Nam. Theo em, cách phân tích đó còn thiếu điều gì quan trọng đối với thơ trữ tình? ? Có hai ý kiến khi bình bài thơ Lượm: - Tập trung làm nổi rõ vẻ đẹp của hình tượng Lượm (hồn nhiên...). - Tập trung phân tích những tình cảm yêu thương, trân trọng của Tố Hữu đối với Lượm. Còn em thì sao? ? Qua những bài thơ trữ tình đã học, hãy xác định những yếu tố nghệ thuật nào được chú ý phân tích? Gv: Như vậy, khi phân tích thơ trữ tình, thực chất là chỉ ra tiếng lòng sâu thẳm của chính nhà thơ. Những tiếng lòng ấy được thể hiện qua nghệ thuật ngôn từ. Bởi vậy, tiếp xúc với một bài thơ TT, trước hết ta phải tiếp xúc với những hình thức ngôn từ này. Nhà thơ gửi lòng mình qua những con chữ và những cách biểu đạt khác. - Ví dụ “ Thôi rồi, Lượm ơi!”. Câu thơ gãy nhịp nghẹn ngào. - Lượm- Tố Hữu - Thơ Hồ Chí Minh. - Quê hương - Tế Hanh. Trữ tình: thể hiện tình cảm, tâm hồn. Tự sự: Kể lại sự việc – trình tự.. Trữ tình: bộc lộ cảm xúc. - Tự sự: bộc lộ tình cảm gián tiếp. Không. Trực tiếp. Thiếu tư tưởng tình cảm, phong cách của TG được gửi gắm trong đó: ca ngợi, đề cao người phụ nữ trong xã hội phong kiến . - Thể hiện phong cách, tâm hồn của TG Hồ Xuân Hương. - Nghệ thuật của bài thơ : Gieo vần, ẩn dụ. Tập trung làm nổi bật được hai ý trên bởi vì bài thơ ngoài ca ngợi Lượm (một em bé đáng yêu, đáng kính,) còn thể hiện được một tình cảm vô cùng yêu thương của Tố Hữu với Lượm. Bên cạnh đó còn phân tích nghệ thuật của bài thơ qua cách gieo vần, ngắt nhịp, sử dụng câu, từ. Thể thơ. Vần thơ. Thanh điệu. Nhịp thơ. Từ ngữ. Hình ảnh . Các biện pháp tu từ. Không gian và thời gian nghệ thuật. * Lưu ý một số lỗi thường mắc khi phân tích thơ TT: - Chỉ nói tới nội dung và tư tưởng phản ánh mà không phân tích nghệ thuật . - Có chú ý nghệ thuật nhưng tách rời NT khỏi ND. - Suy diễn máy móc, phi lí, gượng ép về ND, NT. Phát hiện sai nghệ thuật. - Bởi vậy, muốn không mắc lỗi đó, ta cần phải nắm chắc một số hình thức nghệ thuật ngôn từ mà nhà thơ thường vận dụng để xây dựng nên TP. II. Một số yếu tố hình thức nghệ thuật cần chú ý khi phân tích thơ trữ tình: Đọc tác phẩm - phân tích. Do vậy, không được thoát li văn bản. 1. Nhịp thơ: - Phải đọc câu thơ cho âm vang âm điệu, bừng sáng hình ảnh. + Nhịp điệu lục bát uyển chuyển, mềm mại, thanh thoát. + Nhịp điệu thơ TNBC ĐL: hài hoà, chặt chẽ. + Nhịp điệu thơ tự do: Phóng khoáng, phong phú. - Cùng với dấu câu, cách ngắt nhịp được coi là một từ đa nghĩa, đặc biệt trong ngôn ngữ. ví dụ trong cuộc sống, im lặng đôi khi nói được rất nhiều: Căm thù tột đỉnh, xao xuyến bâng khuâng, cô đơn, buồn bã, xúc động dâng trào cung bậc này đôi khi không dùng chữ nghĩa nhưng sự ngắt nhịp lại có hiệu quả tạo nên ý tại ngôn ngoại mang hàm nghĩa. - Ví dụ: Với những vần thơ nhịp nhanh, khoẻ khắn, sôi nổi, Tố Hữu đã thể hiện cảm xúc đầy hứng khởi trước khí thế lao động miền Bắc trong những năm dầu xây dựng CNXH. Đi ta đi! Khai phá rừng hoang. Hỏi núi non cao, đâu sắt, đâu vàng? Hỏi biển khơi xa, đâu luồng cá chạy? Sông Đà, sông Lô, sông Hồng, sông Chảy Hỏi đâu thác nhảy, cho điện xoay chiều? (Bài xa xuân 61) Hay câu thơ: “Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi” của Chế Lan Viên, nhiều học sinh bỏ quên dấu chấm làm mất đi sự gợi cảm sâu lắng thiết tha, diễn tả sự nuối tiếc đến đau đớn, xót xa trong lòng người ra đi. - Để ngắt nhịp thơ, ta thường dùng dấu câu. Nhưng nhiều khi không có dấu, ta phải linh hoạt hiểu nghĩa. Ví dụ: “ Càng nhìn ta lại càng say” (Tố Hữu) Học sinh ngắt nhịp 2/4 nhưng thực chất là 3/3. - Hay “Một chiếc xe đạp băng vào bóng tối” (Xuân Diệu) được ngắt nhịp 3/5 để nhấn mạnh hành động đạp băng. Có khi dòng thơ liên tục tạo gãy nhịp, do đó thể hiện một dụng ý: Màu tím hoa sim tím chiều hoang biền biệt. - Câu thơ của Hữu Loan có 8 chữ được xe thành 6 dòng thơ diễn tả sự vỡ vụn, tan nát., tiếng khóc đứt đoạn, nghẹn tắc. Hạnh phúc tan thành nhiều mảnh, không có gì hàn gắn được. 2. Vần thơ: - Tiếng Việt giàu nhạc tính, hệ thống vần điệu và thanh điệu là những yếu tố tạo nên tính nhạc trong thơ. - Vần: 1 âm không tích hợp thanh điệu do nguyên âm hoặc nguyên âm + phụ âm tạo thành. Ví dụ: “Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan Đường Bạch Dương sương trắng nắng tràn.” Những vần “an” ngân nga, lan toả. - Gieo vần trong thơ là sự lặp lại những vần nghe giống nhau giữa tiếng ở những vị trí nhất định. Ví dụ: Tiếng thơ ai động đất trời. Nghe như non nước vọng lời nghìn thu Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du. Tiếng thương như tiếng mẹ ru nhữngngày Hỡi người xưa của ta nay Phút vui xin được so dây cùng người. ( Tố Hữu) Ví dụ: Nhân tình nhắm mắt chưa xong Biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như. + Vần chân: cuối câu: Ví dụ “lời, ru đây, cùng.” + Vần lưng: Cuối câu. Ví dụ: Nước gương trong soi tóc những hàng tre. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè. + Vần liền: Ví dụ trong bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du- Tố Hữu. + Vần cách: Chú bé loắt choắt... + Vần hỗn hợp: Thu điếu- Nguyễn Khuyến. 3. Thanh điệu: Sương nương theo trăng ngừng lưng trời. “Em ơi Ba Lan mùa tuyết ta. Đường Bạch Dương sương trắng nắng tràn.” Tương tư nâng lòng lên chơi vơi. Mùa xuân cùng em lên đồi thông. Ta như chim bay trên tầng không. (Lê anh Xuân) Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm. Tài cao phận thấp chí khí uất. Giang hồ mê chơi quên quê hương.(Tản đà) 4. Từ ngữ và những biện pháp tu từ: a/ Từ: Ghế trên ngồi tót sỗ sàng Hay: Thoắt trông lờn lợt màu da Những từ tượng hình, tượng thanh, chủ yếu là danh từ, động từ, tính từ. b/ Không gian: Rộng. hẹp. Dài. Ngắn. III/ Bài tập thực hành: *Bài tập 1: Đọc kĩ những câu thơ sau: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (Hồ Chí Minh) Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài trông ngaỳ tháng dần qua Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ. Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm. (Thế Lữ) ? Hãy chỉ ra cách gieo vần trong mỗi ví dụ. Cách gieo vần trong mỗi đoạn thơ có gì đặc biệt? Qua cách gieo vần đó, tác giả đã gửi gắm những nội dung gì? Gợi ý: Trong a: xa, hoa, nhà. Vần a- B Trong b: gieo vần tự do. Biểu thị trạng thái chán ngán, bất lực, căm tức...của con hổ. Do vậy tâm trạng rất phức tạp. *Bài tập 2: Đọc hai đoạn thơ sau: a.Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng. Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông (Bích Khê) b. Tài cao phận thấp chí khí uất. Giang hồ mê chơi quên quê hương. (Tản Đà) ? Chỉ ra những từ mang B - T trong hai đoạn thơ đó? ? Tác dụng của thanh điệu trong đoạn thơ? Gợi ý: B – B – B – B – B – B - B B – B – T – T – T – T - T B – B – B – B – B – B - B. Tâm trạng uất ức, thở dài. *Bài tập 3: Tìm những nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh và phân tích tác dụng. Gợi ý: Nghệ thuật so sánh: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã. Cánh buồm to như một mảnh hồn làng. Nhân hoá: Rướn thân trắng. Cả thân hình nồng thở vị xa xăm. Chiếc thuyền - nằm. Nghe chất muối... Điệp:.. Tác dụng: + So sánh: khoẻ khoắn, mạnh mẽ của con thuyền( người dân chài). khí thế lao động: Chiếc buồm, biểu tượng cho làng chài, linh hồn làng chài, một hình ảnh thiêng liêng. + Nhân hoá: con thuyền, cánh buồm có hồn: Tâm hồn của người dân lao động khoẻ khoắn. Con thuyền có tâm trạng, suy ngũi, trầm tư...Qua đó ta thấy tài miêu tả của nhà thơ. Củng cố: Khi tìm hiểu một bài thơ, ta cần chú ý điều gì? Hãy nói lại một số nghệ thuật thường được sử dụng trong thơ? Dặn dò: Về nhà viết bài cảm nghĩ về ND- NT của hai bài thơ của Bác. Tìm trong những bài thơ có cách ngắt nhịp độc đáo. Các TP thơ TT trong Ngữ văn 8, TP nào có sử dụng biện pháp tu từ? Ký duyệt
Tài liệu đính kèm: