Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Tuần 19 đến 22

Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Tuần 19 đến 22

Tuần 19

CHỦ ĐỀ

VẺ ĐẸP CỦA BỨC TRANH LÀNG QUÊ TRONG BÀI THƠ “QUÊ HƯƠNG” - TẾ HANH

A. MỤC TIÊU:

- HS cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giầu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.

- Thấy được những nét đặc sắc, nghệ thuật của bài thơ.

B. TỔ CHỨC GIỜ DẠY:

 HĐ 1: Kiểm tra bài cũ:

- Đọc thuộc lòng bài Nhớ rừng.

- Nêu nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

 HĐ 2: GV giới thiệu bài.

I. Vài nét về tác giả, tác phẩm.

* Tác giả: Tên khai sinh là Trần Tế Hanh, sinh 1921, quê ở 1 làng chài ven biển - Quảng Ngãi.

- Là nhà thơ trong pt Thơ mới - chặng cuối (40 - 45).

- Quê hương là cảm hứng lớn trong suốt đời thơ của TH.

* Tác phẩm: là sáng tác mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương.

 + Nhà thơ đã viết “Quê hương” bằng cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng của quê hương, mến yêu những con người lao động tràn trề sức lực; bằng những kỉ niệm sâu đậm, nồng nàn của thời niên thiếu.

 + Bài thơ được viết theo thể 8 chữ, kết hợp cả 2 kiểu gieo vần: liên tiếp và vần ôm.

II. Vẻ đẹp của bức tranh làng quê.

 1. Vẻ đẹp của chính làng quê tác giả.

- Làng chài Bình Sơn - QN như 1 cù lao nổi giữa sông nước “bao vây” bốn bề, phải đi thuyền nửa ngày mới ra đến biển.

- Các chữ “nước, biển, sông” -> h/a 1 ngôi làng “vốn làm nghề chài lưới” chỉ gắn với sông nước, biển khơi.

- “Cách biển nửa ngày sông”: t/g dùng phép đo khoảng cách của người dân chài.

 2. Vẻ đẹp tươi sáng, khỏe khoắn của cuộc sống và con người làng chài.

- Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá:

 + Buổi bình minh: trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng -> thiên nhiên trong sáng, thơ mộng.

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 826Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Tuần 19 đến 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 8/1/2010.
Tuần 19
Chủ đề
vẻ đẹp của bức tranh làng quê trong bài thơ “quê hương” - tế hanh
A. Mục tiêu:
- HS cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giầu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.
- Thấy được những nét đặc sắc, nghệ thuật của bài thơ.
B. Tổ chức giờ dạy:
	HĐ 1: Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài Nhớ rừng.
- Nêu nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
	HĐ 2: GV giới thiệu bài.
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm.
* Tác giả: Tên khai sinh là Trần Tế Hanh, sinh 1921, quê ở 1 làng chài ven biển - Quảng Ngãi.
- Là nhà thơ trong pt Thơ mới - chặng cuối (40 - 45).
- Quê hương là cảm hứng lớn trong suốt đời thơ của TH.
* Tác phẩm: là sáng tác mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương.
 + Nhà thơ đã viết “Quê hương” bằng cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng của quê hương, mến yêu những con người lao động tràn trề sức lực; bằng những kỉ niệm sâu đậm, nồng nàn của thời niên thiếu.
 + Bài thơ được viết theo thể 8 chữ, kết hợp cả 2 kiểu gieo vần: liên tiếp và vần ôm.
II. Vẻ đẹp của bức tranh làng quê.
 1. Vẻ đẹp của chính làng quê tác giả.
- Làng chài Bình Sơn - QN như 1 cù lao nổi giữa sông nước “bao vây” bốn bề, phải đi thuyền nửa ngày mới ra đến biển.
- Các chữ “nước, biển, sông” -> h/a 1 ngôi làng “vốn làm nghề chài lưới” chỉ gắn với sông nước, biển khơi.
- “Cách biển nửa ngày sông”: t/g dùng phép đo khoảng cách của người dân chài.
 2. Vẻ đẹp tươi sáng, khỏe khoắn của cuộc sống và con người làng chài.
- Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá:
 + Buổi bình minh: trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng -> thiên nhiên trong sáng, thơ mộng.
 + Khí thế lao động hăng hái: những chàng trai “phăng mái chèo”, những chiếc thuyền “mạnh mẽ vượt trường giang”.
-> Chiếc thuyền - con tuấn mã tung vó chinh phục những dặm đường thiên lí là 1 liên tưởng đẹp và khá độc đáo.
 + Cánh buồm - mảnh hồn làng -> so sánh độc đáo -> linh hồn làng chài.
-> Cánh buồm mang theo bao hi vọng và lo toan của người dân chài trong cuộc mưu sinh trên sông nước.
=> H/a khỏe khoắn, đầy chất lãng mạn, bay bổng.
- Cảnh đoàn thuyền trở về bến:
 + Cảnh “Dân làng tấp nập đón ghe về” trong bao nhiêu âm thanh “ồn ào trên bến đỗ” -> tả thực đến từng chi tiết, h/a => Niềm sung sướng của tác giả.
 + “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” -> lời cảm tạ chân thành cất lên từ niềm tin hồn nhiên, chất phác của người lao động.
 + “Những con cá tươi ngon thân bạc trắng” -> giàu sức miêu tả và gợi cảm cao. =>Niềm vui giản dị mà lớn lao trước thành quả lao động -> khát vọng về 1 cs ấm no, hạnh phúc.
 + H/a những chàng trai:
 “Làn da ngăm rám nắng” -> tả thực. => gợi tả linh hồn và 
 “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” ->lãng mạn, tinh tế. tầm vóc của những 
 người con biển cả.
 + Những con thuyền cũng mang hồn người và vẻ đẹp người: “im bến mỏi trở về nằm. Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.
-> Nghệ thuật nhân hóa, dùng từ đắt “ nghe ". 
 => Mệt mỏi nhưng đọng lại trong lòng người vẫn là cảm giác bình yên, thư thái nhẹ nhàng. Con thuyền vô tri bỗng trở nên có hồn. Không phải là 1 người con vạn chài thiết tha gắn bó với quê hương thì không thể viết được những câu thơ như thế ! Và cũng chỉ có thể viết được những câu thơ như thế khi nhà thơ biết đặt cả hồn mình vào đối tượng, vào người, vào cảnh để lắng nghe. Có lẽ chất muối mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn của nhà thơ TH để thành niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Cái tinh tế, tài hoa của TH là ở chỗ nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm
-> Tất cả đều mang đậm hương vị của biển khơi, tạo nên 1 vẻ đẹp riêng cho làng chài quê hương.
=> T/c trong sáng, thiết tha của TH đối với quê hương. 
=> Nét đẹp của cs và con người ở mọi làng chài Việt Nam.
Bài tập: Phân tích cảnh người dân chài ra khơi đánh cá.
Bài về nhà: Nói về thơ TH, Nguyễn Văn Long cho rằng: “Trong thơ TH, cảm xúc chân thực thường được diễn đạt bằng lời thơ giản dị, tự nhiên, giàu h/a. Tiếng nói nhỏ nhẹ, hiền hòa, bình dị nhưng không kém phần thiết tha đã giúp cho thơ TH dễ dàng đến được với người đọc”.
 Bằng bài thơ “Quê hương”, hãy chứng minh nhận định trên.
4/ củng cố : 
Sau khi đọc xong bài thơ em có cảm nhận như thế nào về quê hương mình ?
5/ Dặn dò
Học bài
 Ký duyệt
Ngày soạn 12/1/2010.
Tuần 20
Chủ đề
Thuyêt minh về một phương pháp , cách làm
A. Mục tiêu:
- Giúp hs biết thuyết minh về một phương pháp ( cách làm ), thí nghiệm,
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử trước đám đông.
B. Tổ chức giờ dạy: 
1/ổn định tổ chức
2/Kiểm tra bài cũ: Thế nào là đoạn văn? cách trình bày đoạn văn.
 3/Dạy bài mới.
1. Đặc điểm của văn thuyết minh:
- Văn thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung 
 cấp tri thức....
- Văn thuyết minh sử dụng hai phương thức trình bày chủ yếu đó là: Giới thiệu và giải
 thích
- Tri thức trong văn thuyết minh thuộc cả lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Các tri thức này đòi hỏi tính khách quan, xác thực, hữu ích cho con người. Không do tư duy suy luận, hay cảm tính 
	Văn thuyết minh cần được trình bày chính xác, chặt chẽ, rõ ràng, hấp dẫn .
2. Cách làm bài văn thuyết minh
a. Cần tìm hiểu kỹ đối tượng thuyết minh, Xác định rõ phạm vi tri thức của đối tượng 
 thuyết minh
b. Xác định bố cục cho bài văn thuyết minh gồm ba phần:
	- Mở bài : Giới thiệu đối tượng thuyết minh
	- Thân bài : Trình bày, giới thiệu chi tiết đặc điểm của đối tượng thuyết minh .
	- Kết bài : Bày tỏ thái độ với đối tượng thuyết minh
c. Sử dụng kết hợp linh hoạt các phương pháp thuyết minh:
	- Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
	- Phương pháp liệt kê
	- Phương phápnêu ví dụ 
	- Phương pháp dùng số liệu
	- Phương pháp so sánh
	- Phương pháp phân loại, phân tích.
d. Sử dụng chọn lọc ngôn ngữ viết bài văn hoàn chỉnh
Đề bài : 
Giới thiệu về một đồ chơI dân gian.
Gọi ý : Thuyết minh về đồ chơI con giống bằng đất sét.
Dàn bài :
Mở bài.
 Cuộc sống hiện đại đang phát triển , đồ chơI dân gian mất dần vị thế ,nhưng có những đồ chơI ẫn thu hút mọi người đặc biệt là trẻ em. Con giống bằng đất sét là một thứ dồ chơI dân gian như vậy.
Thân bài
Đồ chơI này phảI làm khá công phu tỉ mỉ.
Chọn đất sét mịn dẻo , phơI khô , dã nhỏ ,lấy bột mịn trộn với bột giaaysngaam với nước vôI khoảng một tuần ,sau đó vớt ra để ráo nước.
Nhào bột đất sét cho dẻo rồi nặn đồ chơI .
Nguwoif ta nặn con giống là 12 con giáp : chuột , châu , hổ ,mèo , rồng rắn, ngựa dê.
Người làm đồ chơI múa đôI tay thoăn thoắt theo chí tưởng tượng của mình.
Sau khi nặn xong người ta quét sơn lên chúng màu sắc tươI tắn. Màu đỏ lấy từ ruột gấc ,màu xanh lấy từ lá giềng , maufvangf lấy từ nghệ ,màu đen lấy từ mực tàu
Đồ chơI con giống bằng đất sét mang chút ngây thơ hồn nhiên thấm đẫm chaatsdax , hương đồng gió nội
Chúng không phảI là thứ đồ chơI tinh sảo đắt tieenfmaf chúng là một thứ quà bình dị mà ai cũng có thể mua.
Mang lại niềm vui cho trẻ em.
Nét văn hóa tuyệt đẹp của dân tộc.
Kết bài.
Có nhiều đồ chơI hiện đại thay thế đồ hơI này , nhưng cong giống bàng đất sét vẫn là thứ quà yêu thích của trẻ em.
Góp phần làm tăng thêm nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam.
4/ củng cố : 
Em hẫy viết hoàn chỉnh bài văn thuyết minh trên?
5/ Dặn dò
Học bài
 Ký duyệt
Ngày soạn 19/1/2010.
Tuần 21
Chủ đề : tình yêu nước trong lòng người chiến sĩ trẻ trong bài thơ khi con tu hú.
A. Mục tiêu:
- HS cảm nhận được bức tranh mùa hè tươi vui rộn ràng phóng khoáng đầy sức sống đối lập với cảnh tượng người người đầy ngột ngạt, tối tăm. Tình yêu quê của tác giả.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích cảm thụ thơ.
B. Tổ chức giờ dạy:
1/ ổ n định tổ chức.
2/Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài Khi con tu hú.
- Nêu nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
3/Dạy bài mới. ( GV giới thiệu bài )
.
I. vài nét về tác giả, tác phẩm
Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành (1920 – 2002) quê ở Huế.
- Ông HĐ cách mạng từ rất sớm. Từng bị tù đày vượt ngục về HĐ cách mạng tiếp.
- ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước.
- Là lá cờ đầu về thơ ca cách mạng và kháng chiến.
- Bài thơ khi con tu hú được sáng tác trong nhà lao thừa phủ khi tác giả mới bị bắt giam ( 7/1939 ).
II. Nội dung.
? Miêu tả lại bức trnh mùa hè
1. Cảnh thiên nhiên mùa hè.
- Người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày vẫn nghe được mọi âm thanh vọng đến.
+ Tiếng kêu của chim tu hú trên đồng quê nghe bồi hồi tha thiết -> Báo hiệu mùa hè sang. Tiếng chim gọi bầy xa gần.
+ Tiếng ve ngân từ những vườn cây trái.
+ Tiếng sáo diều trên đồng quê gợi nhớ, gợi thương một thời cắp sách đến trường với bao kỷ niệm đẹp => Đó là những âm thanh náo động, rạo rực.
- Màu sắc lộng lẫy của cây trái:
+ Màu vàng của đồng lúa chiêm đang chín.
+ Màu đỏ của trái chín với vị ngọt làm say lòng người
+ Màu vàng của bắp
+ Màu đào của nắng hạ
+ Màu xanh của bầu trời cao rộng
=> Cảnh sắc màu hè đầy sống động có đầy đủ màu sắc, hương vị, chúng như đang rung lên, đang cựa cây hết sức tự nhiên và mạnh mẽ.
- Nghệ thuật đối lập: Hai cảnh tượng đối lập nhau. Đó là không gian chật hẹp tù túng rối răm với cảnh sắc tươi vui của mua hè tràn đầy nhựa sống.
- Xuất phát từ tình yêu quê hương tha thiết. Nhà thơ khao khát một tình quê vơi đầy. Nỗi nhớ không nguôi tất cả như in đậm, như khắc sâu trong tâm trí nhà thơ. Cái độc đáo cái hay của đoạn thơ ở chỗ là tác giả đã chọn lọc những chi tiết đặc sắc của mùa hè cùng với những động từ như: lượn, nhào, dậy,.. Với những tính từ chỉ màu sắc để diễn tả một mùa hè quyến rũ và căng đầy nhựa sống.
? Trong hoàn cảnh ấy tâm trạng của người tù ra sao
2. Tâm trạng người tù:
- Nhà thơ cảm nhận vẻ đẹp mùa hè bằng chính sức mạnh tâm hồn. Bằng tình yêu quê hương tha thiết, yêu cuộc sống tự do đến cháy bỏng. “ Giam người khoá cả chân cả tay lại nhưng chẳng thể ngăn ta nghĩ đến tự do ”.
- Tâm trạng u uất bực bội, khát khao sống, khát khao tự do để rồi “ Cháy ruột mơ những ngày HĐ”
- HĐ = đập tan => rứt khoát đập tan nhà tù đập tan thực dân pháp xây dựng độc lập tự do.
- Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú gọi bầy tiếng chim hiền lành gắn liền với mùa vải chín, mùa hè sang. Nó như một tiếng hú gọi, tiếng chim mở ra 1 mùa hè đầy ắp sức sống, đầy ắp tự do -> Tiếng chim hoà hợp với tâm trạng người tù cùng với niềm say mê cuộc sống.
- Cuối bài thơ tiếng chim như một tiếng kêu, hai tiếng cứ kêu chỉ sự liên lạc, không rứt có phần như thiêu đốt giục giã, tiếng chim như khoan lòng người, khơi gợi cảm giác ngột ngạt, tiếng chim như tiếng đời, tiếng gọi tự do thôi thúc lòng người: “ Tranh đấu, tranh đấu mãi không thôi, lấy sương máu để chọi cùng sắt lửa ”.
4/ củng cố : 
Nhận xét về lòng yêu nước của người chiến sĩ trẻ khi bị giam trong tù ?
5/ Dặn dò
Học bài
 Ký duyệt
Ngày soạn 26/1/2010.
Tuần 22
Chủ đề : Củng cố bài thơ ông đồ 
	( Vũ Đình Liên )
A. Mục tiêu: 
- HS cảm nhận tình cảm tàn tạ của nhân vật ông đồ qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với nét đẹp vă hoá cổ truyền. Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ.
B. Tổ chức giờ dạy:
1/ ổ n định tổ chức.
2/Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ ông đồ
- Nêu nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
3/Dạy bài mới. ( GV giới thiệu bài )
I. Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả: SGk
2. Tác Phẩm
II. Đọc bài thơ
III. Tìm hiểu một số ý chính:
* Hình ảnh ông đồ khổ 1 và 2: Thời vàng son.
- Tết đến hoà đào nở -> Ông đồ cùng mực tàu giấy đỏ bên hè phố viết câu đối.
- Nhiều người: Bao nhiêu người thuê viết, rất đông người thuê viết
- Tấm tắc ngợi khen tài
=> Ông được bao nhiêu người ngưỡng mộ.
* Hình ảnh ông khổ 3 và 4: Thời kỳ của chữ nho suy tàn
- Tết đến, hoa đào nở -> ông đồ cùng mực tầu giấy đỏ viết câu đối.
- Người thuê viết thưa dần “ Mỗi năm, mỗi vắng ” vắng vẻ thê lương
- Giấy đỏ buồn không thấm mực đọng trong nghen sầu.
Đề bài : Cảm nhận doạn thơ sau :
Ông đò vẫn ngồi đấy 
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơI trên giấy
Ngoài giười mưa bụi bay.
Tìm các yếu tố nghệ thuật của đoạn thơ?
Hs trả lời.
Nội dung chính của đoạn thơ?
Ông đò đã hoàn toàn bị con người và thiên nhiên lãng quên
? Biết không ai thuê viết nhưng tại sao ông đồ vẫn ngồi đấy.
? Người đời có ai nhớ đến ông không.
? Lá vàng thường rơI vào mùa nào và gợi lên điều gì
? Hình ảnh lá vàng và mưa bụi xuất hiện trong không gian này cho em suy ngĩ gì
? Nghệ thuật lấy động tả tĩnh và giọng thơ trầm buồn có tác dụng gì
 Biết ràng đã váng người thuê viết nhưng ông đồ vẫn ngồi đấy. PhảI chăng ông vẫn cố níu kéo may raconf có người thuê viết , may ra có người còn nhơ đến ông, và ông vẫn muốn đóng góp gì đó cho cuộc đời?Thế nhưng người qua đường hoàn toàn thờ ơ không ai còn nhớ đến ông, không ai quan tâm để ý đến ông. Đến đay ông đồ đã hoàn toàn bị quên langxcungf với thú chơI cữ nho tao nhã.Con người đã hoàn toàn phủ nhận ông , phủ nhận những giá trị bị coi là xư a cũ. Còn thiên nhiên:
Lá vàng rơI trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay.
Lá vàng thường có vào mùa thu đông và thường gợi lên sự lụi tàn.Giấy đỏ chưa dùng nhưng màu sắc không thắm lên được lại bị lá vàng phủ lên nốt phần sắc thắm còn lại.Hình ảnh lá vàng và mưa bụi là hình ảnh của thiên nhiên , chúng đang tới tấp phủ lên mặt giấy , phủ lên vai ông đồ khiến hình ảnh ông cứ mờ dần nhòe đI trong không gian hiu quạnh tiêu điều.Bặng nghệ thuật lấy động tả tĩnh cùng với giọng thư trầm buồn và nhiều thanh bằng nối tiếp nhau làm cho nỗi buồn trở nên dàn trảI như choáng ngợp cả không gian.Cả thiên nhiên và con người đều từ chối ông đồ và những giá trị bị coi là xưa cũ.
4/ Củng cố :
? Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ ông đồ.
5/ Dặn dò
- Học bài
 Ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • doctu chon van 8(6).doc