Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 - Trường Trung học cơ sở Thạch Kim

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 - Trường Trung học cơ sở Thạch Kim

CỤM VĂN BẢN TRUYỆN KÝ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

Tiết 1, 2

Bài 1:

VĂN BẢN TÔI ĐI HỌC

 Thanh Tịnh

I/ Một vài nét về tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả.

- Thanh Tịnh sinh năm 1911, mất năm 1988. Tên khai sinh là Trần Văn Ninh. Trước năm 1946 ông vừa dạy học, vừa làm thơ. Ông có mặt ở trên nhiều lĩnh vực : Thơ, truyện dài, ca dao, bút ký.nhưng thành công hơn cả là truyện ngắn

Truyện ngắn của ông trong trẻo mà êm dịu. Văn của ông nhẹ nhàng mà thấm sâu, mang dư vị man mác buồn thương, vừa ngọt ngào, vừa quyến luyến

Ông để lại sự nghiệp đáng quý:

+ Về thơ: Hận chiến trường, sức mồ hôi, đi giữa mùa sen.

+ Truyện: Ngậm ngải tìm trầm, Xuân và Sinh

2. Tác phẩm:

- Tôi đi học in trong tập truyện ngắn Quê mẹ(1941), thuộc thể loại hồi ký: ghi lại những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ trong buổi tiu trường

 

doc 51 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 859Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 - Trường Trung học cơ sở Thạch Kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cụm văn bản truyện ký Việt Nam hiện đại
Tiết 1, 2
Bài 1: 
Văn bản Tôi đi học
 	 	Thanh Tịnh 
I/ Một vài nét về tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả.
- Thanh Tịnh sinh năm 1911, mất năm 1988. Tên khai sinh là Trần Văn Ninh. Trước năm 1946 ông vừa dạy học, vừa làm thơ. Ông có mặt ở trên nhiều lĩnh vực : Thơ, truyện dài, ca dao, bút ký....nhưng thành công hơn cả là truyện ngắn
Truyện ngắn của ông trong trẻo mà êm dịu. Văn của ông nhẹ nhàng mà thấm sâu, mang dư vị man mác buồn thương, vừa ngọt ngào, vừa quyến luyến
Ông để lại sự nghiệp đáng quý: 
+ Về thơ: Hận chiến trường, sức mồ hôi, đi giữa mùa sen. 
+ Truyện: Ngậm ngải tìm trầm, Xuân và Sinh
2. Tác phẩm:
- Tôi đi học in trong tập truyện ngắn Quê mẹ(1941), thuộc thể loại hồi ký: ghi lại những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ trong buổi tiu trường
II/ Phân tích tác phẩm
1. Tâm trạng của chú bé trong buổi tựu trường
a. Trên đường tới trường: 
	- Là buổi sớm đầy sương thu và gió lạnh chú bé cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài – Lòng chú tưng bừng, rộn rã khi được mẹ âu yếm nắm tay dắt di trên con đường dài và hẹp – Cậu bé cảm thấy mình xúc động, bỡ ngỡ, lạ lùng – Chú suy nghĩ về sự thay đổi – Chú bâng khuâng thấy mình đã lớn.
b. Tâm trạng của cậu bé khi đứng trước sân trường
	- Ngạc nhiên, bỡ ngỡ, vì sân trường hôm nay thật khác lạ, đông vui quá - Nhớ lại trước đâythấy ngôi trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần này lại thấy ngôi trường vừa xinh xắn, oai nghiêm đĩnh đạc hơn – Chú lo sợ vẩn vơ, sợ hãi khép nép bên người thân – Chú cảm thấy trơ trọi, lúng túng, vụng về.... – Khi nghe ông đốc gọi tên, chú bé giật mình, lúng túng , tim như ngừng đập ... oà khóc nức nở. 
	c. Tâm trạng của cậu bé khi dự buổi học đầu tiên.
	- Khi vào lớp học, cảm xúc bâng khuâng, hồi hộp dâng lên man mác trong lòng cậu . Cậu cảm thấy một mùi hương lạ bay lên. Thấy gì trong lớp cũng lạ lạ hay hay rồi nhìn bàn ghế rồi lạm nhận đó là của mình.
2. Hình ảnh người mẹ
	- Hình ảnh người mẹ là hình ảnh thân thương nhất của em bé trong buổi tựu trường. Người mẹ đã in đậm trong những kỷ niệm mơn man của tuổi thơ khiến cậu bé nhớ mãi. Hình ảnh người mẹ luôn sánh đôi cùng nhân vật tôi trong buổi tựu trường. Khi thấy các bạn mang sách vở, tôi thèm thuồng muồn thử sức mình thì người mẹ cúi đầu nhìn con, cặp mắt âu yếm, giọn nói dịu dàng “thôi để mẹ cầm cho ” làm cậu bé vô cùng hạnh phúc. Bàn tay mẹ là biểu tượng cho tình thương, sự săn sóc động viên khích lệ . Mẹ luôn đi sát bên con trai , lúc thì cầm tay, mẹ đẩy con lên phía trước , lúc bàn tay mẹ nhẹ nhàng xoa mái tóc của con....
III/ Cách xây dựng truyện
Phương thức biểu đạt
Bố cục : 
Đoạn 1: Từ đầu ...... rộn rã (Hồi tưởng kỷ niệm ngày đầu tiên tới trường)
Đoạn 2: Tiếp ......... ngọn núi(Kỷ niệm trên đường tới trường)
Đoạn 3: Tiếp ....... ngày nữa (Kỷ niệm trước sân trường)
	Đoạn 4: Còn lại (Nhớ lại kỷ niệm trong buổi học đầu tiên)
IV/ Chất thơ trong truyện ngắn
Chất thơ được thể hiện trong cốt truyện: Dòng hồi tưởng, tâm trạng của nhân vật tôi ở những thời điểm khác nhau.
Chất thơ được thể hiện đậm đà qua những cảnh vật , tâm trạng, chi tiết dạt dào cảm xúc.
Giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, gợi cảm .
Chất thơ còn thể hiện ở những hình ảnh so sánh tươi mới giàu cảm xúc...
V/ Bài tập:
	Qua văn bản “Tôi đi học”, em hãy kể lại kỷ niệm ngày đầu tiên đi học.
Tiết 3, 4
Bài 2: 
Văn bản
 trong lòng mẹ
(Trích : Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng)
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả: 
- Nguyên Hồng sinh ở thành phố Nam Định, nhưng Hải Phòng cửa biển đã khơi dậy và gắn bó với ông, với sự nghiệp văn chương của ông. Tác phẩm của ông thường viết về những con người nghèo khổ dưới đáy xã hội, với một lòng yêu thương đồng cảm vì vậy ông được coi là nhà văn của những con người cung khổ .
- Trong thế giới nhân vật của ông xuất hiện nhiều người bà, người mẹ, người chị , những cô bé, cậu bé khốn khổ nhưng nhân hậu . Ông viết về họ bằng cả trái tim yêu thương và thắm thiết của mình. Ông được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Văn xuôi của ông giàu chát trữ tình, nhiều khi dạt dào cảm xúc và hết mực chân thành. Ông thành công hơn cả ở thể loại tiểu thuyết. 
2. Tác phẩm
	- Những ngày thơ ấu là tập hồi ký tự truyện gồm 9 chương:
Chương 1: Tiếng kèn.
Chương 2: Chúa thương xót chúng tôi.
Chương 3: Truỵ lạc.
Chương 4: Trong lòng mẹ
Chương 5: Đêm nôen
Chương 6: Trọn đêm đông.
Chương 7: Đồng xu cái .
Chương 8: Sa ngã.
Chương 9: Bước ngoặt
II/ Phân tích tác phẩm
1. Nhân vật bé Hồng
a. Hoàn cảnh:
	Là kết quả của cuộc hôn nhân không có tình yêu. Bố nghiện ngập, gia đình trở nên sa sút rồi bần cùng. Bố chết, chưa đoạn tang chồng, nhưng vì nợ nần cùng túng quá, mẹ phải bỏ đi tha phương cầu thực . Bé Hồng mồ côi, bơ vơ thiếu vắng tình thương của mẹ, phải sống trong sự ghẻ lạnh của bà cô và họ hàng bên cha. Luôn bị bà cô tìm cách chia tách tình mẫu tử.
b. Đặc điểm: 
	Bé Hồng luôn hiểu và bênh vực mẹ: Mẹ dù đi tha hương cầu thực, phải sống trong cảnh ăn chực nằm chờ bên nội . Bà cô luôn soi mói, dèm pha tìm cách chia cắt tình mẫu tử . Với trái tim nhạy cảm và bản tính thông minh, Hồng đã phát hiện ra ý nghĩ cay độc trong giọng nói khi cười rất kịch của bà cô. Em biết rất rõ bà cô cố gieo rắc vào đầu óc em những ý nghĩ để em khinh miệt vf ruồng rẫy mẹ. Bằng tình yêu thương mẹ, bé Hồng đã rất hiểu , thông cảm với cảnh ngộ của mẹ nên em đã bênh vực mẹ . Càng thương mẹ bao nhiêu, em càng ghê tởm, căm thù những cổ tục phong kiến đã đầy đoạ mẹ . Một ý nghĩ táo tợn như một cơn giông tố đang trào dâng trong em.
	Bé Hồng luôn khao khát được gặp mẹ. Khao khát đó của Hồng chẳng khác nào khao khát của người bộ hành trên sa mạc khao khát một dòng nước, và em sẽ gục ngã khi người ngồi trên chiếc xe kéo kia không phải là mẹ . Em đã ung sướng và hạnh phúc khi được ngôi trong lòng mẹ . Khi mẹ gọi, em trèo lên xe, mừng ríu cả chân lại. Em oà lên và cứ thế nức nở. Đó là giọt nước mắt của sự tủi thân bàng hoang. Trong cái cảm giác sung sướng của đứa con ngôi cạnh mẹ, em đã cảm nhận được vẻ đẹp của mẹ. Em mê man, ngây ngất đắm say trong tình yêu thương của mẹ. 
2. Nhân vật mẹ bé Hồng:
 - Là phụ nữ gặp nhiều trái ngang, bất hạnh trong cuộc đời . Thời xuân sắc là một phụ nữ đẹp nhất phố hàng cau, bị ép duyên cho một người hơn gấp đôi tuổi mình. Bà chôn vùi tuổi xuân trong cuộc hôn nhân ép buộc. Chồng chết, với trái tim khao khát yêu thương, bà đã đi bước nữa thì bị cả xã hội lên án.
	- Luôn sống tình nghĩa : Đến ngày giỗ đầu của chồng- về.
	- Yêu thương con: Khi gặp con khi được ôm hình hài máu mủ đã làm cho ngươi mẹ lại tươi đẹp.
3. Hình ảnh bà cô
 Có tâm địa xấu xa độc ác. Bà là người đại diện, là người phát ngôn cho những hủ tục phong kiến. Bà được đào tạo từ xã hội phong kiến nên suy nghĩ của bà mang nặng tính chất cổ hủ. 
4. Nghệ thuật đoạn trích
	Những ngày thơ ấu là cuốn tiểu thuyết tự truyện thuộc thể hồi ký có sự kết hợp hài hoà giữa sự kiện và bày tỏ cảm xúc, là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng tha thiết, giàu chất trữ tình và thấm đẫm cảm xúc.
5. Luyện tập:
Đề 1:
Em hãy kể lại đoạn trích trong lòng mẹ theo ngôi thứ ba. 
Đề 2:
 Qua đoạn trích: Trong lòng mẹ, em hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “Đoạn trích trong lòng mẹ đã ghi lại những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”.
Gợi ý:
a. Đau đớn xót xa đến tột cùng:
	Lúc đầu khi nghe bà cô nhắc đến mẹ, Hồng chỉ cố nuốt niềm thương, nỗi đau trong lòng. Nhưng khi bà cô cố ý muốn lăng nhục mẹ một cách tàn nhẫn, trắng trợn...Hồng đã không kìm nén được nỗi đau đớn, sự uất ức : “Cổ họng nghẹn ứ lại , khóc không ra tiếng ”. Từ chỗ chôn chặt kìm nén nỗi đau đớn, uất ức trong lòng càng bừng lên dữ dội. 
b. Căm ghét đến cao độ những cổ tục .
	Cuộc đời nghiệt ngã, bất côngđã tước đoạt của mẹ tất cả tuổi xuân, niềm vui, hạnh phúc...Càng yêu thương mẹ bao nhiêu, thi nỗi căm thù xã hội càng sâu sắc quyết liệt báy nhiêu: “Giá những cổ tục kia là một vật như ......... mới thôi”.
c. Niềm khao khát được gặp mẹ lên tới cực điểm 
	Những ngày tháng xa mẹ, Hồng phải sống trong đau khổthiếu thốn cả vật chất, tinh thần . Có những đêm Nô-en, em đi lang thang trên phố trong sự cô đơn và đau khổ vì nhớ thương mẹ. Có những ngày chờ mẹ bên bến tầu, để rồi trở về trong nỗi buồn bực.....nên nỗi khao khát được gặp mẹ trong lòng em lên tới cực điểm ...
d. Niềm vui sướng, hạnh phúc lên tới cực điểm khi được ở trong lòng mẹ.
	Niềm sung sướng lên tới cức điểm khi bên tai Hồng câu nói của bà cô đã chìm đi, chỉ còn cảm giác ấm áp, hạnh phúc của đứa con khi sống trong lòng mẹ.	
Yêu cầu về nhà
Đề bài:
 Nguyên Hồng xứng đáng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Bằng sự hiểu biết của em về tác phẩm Trong lòng mẹ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Hướng dẫn:
Giải thích: 
Vì sao Nguyên Hồng được đánh giá là nhà văn của phụ nữ và trẻ em
	Đề tài: Nhìn vào sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hồng, người đọc dễ nhận thấy hai đề tài này đã xuyên suốt hầu hết các sáng tác của nhà văn: Những ngày thơ ấu, Hai nhà nghỉ, Bỉ vỏ...
	Hoàn cảnh: Gia đình và bản thân đã ảnh hưởng sâu sắc đến sáng tác của nhà văn. Bản thân là một đứa trẻ mồ côi sống trong sự thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần lại còn bị gia đình và xã hội ghẻ lạnh .
	Nguyên Hồng được đánh giá là nhà văn của phụ nữ và trẻ em không phải vì ông viết nhiều về nhân vật này. Điều quan trọng ông viết về họ bằng tất cả tấm lòng tài năng và tâm huyết của nhà văn chân chính. Mỗi trang viết của ông là sự đồng cảm mãnh liệt của người nghệ sỹ , dường như nghệ sỹ đã hoà nhập vào nhân vật mà thương cảm mà xót xa đau đớn, hay sung sướng, hả hê.
2. Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ .
 	 a. Nhà văn đã thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc cho nỗi bất hạnh của người phụ nữ 
	Thấu hiểu nỗi khổ về vật chất của người phụ nữ. Sau khi chồng chết vì nợ nần cùng túng quá, mẹ Hồng phải bỏ đi tha hương cầu thực, buôn bán ngược xuôi để kiếm sống . Sự vất vả, lam lũ đã khiến người phụ nữ xuân sắc một thời trở nên tiều tụy đáng thương “Mẹ tôi ăn mặc rách rưới, gầy rạc đi ”
	Thấu hiểu nỗi đau đớn về tinh thần của người phụ nữ : Hủ tục ép duyên đã khiến mẹ Hồng phải chấp nhận cuộc hôn nhân không tình yêu với người đàn ông gấp đôi tuổi của mình. Vì sự yên ấm của gia đình, người phụ nữ này phải sống âm thầm như một cái bóng bên người chồng nghiện ngập. Những thành kiến xã hội và gia đình khiến mẹ Hồng phải bỏ con đi tha hương cầu thực , sinh nở vụng trộm dấu diếm.
b. Nhà văn còn ngượi ca vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quý của người phụ nữ:
	Giàu tình yêu thương con. Gặp lại con sau bao ngày xa cách, mẹ Hồng xúc động đến nghẹn ngào. Trong tiếng khóc sụt sùi của người mẹ, người đọc như cảm nhận được nỗi xót xa ân hận cũng như niềm sung sướng vô hạn vì được gặp con. Bằng cử chỉ dịu dàng âu yếm xoa đầu, vuố ... c lã !
- Các từ chỉ mệnh lệnh như: đi, thôi, nàongoài mục đích thúc giục còn có sắc thái thân mật.
VD: Đi thôi con.
 + Không được chỉ ý thân mật.
VD: Không được trèo tường ! (khác với: Cấm trèo tường)
- Ngoài ra có khi còn được thể hiện bằng ngữ điệu, khi viết thường có dấu chấm than.
VD: Tiến lên ! Chiến sĩ, đồng bào.
 Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn. (Hồ Chí Minh)
 b. Chức năng: dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, 
VD: - Ra lệnh: Xung phong !
 - Yêu cầu: Xin đừng đổ rác !
 - Đề nghị: Đề nghị mọi người giữ trật tự.
 - Khuyên bảo: Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
 Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
 3. Chú ý:
- Chủ ngữ của câu khiến thường là chủ thể thực hiện hành động được cầu khiến trong câu (ngôi thứ 2 hoặc ngôi thứ nhất số nhiều).
- Có trường hợp câu cầu khiến được rút gọn CN.
- Câu cầu khiến biểu hiện các sắc thái khác nhau khi có hoặc không có CN, khi sử dụng các từ xưng hô khác nhau -> người nói phải hết sức chú ý.
Bài tập:
1. Xác định câu nghi vấn và hình thức nghi vấn trong các đoạn sau:
 a. Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão về tôi còn hỏi:
 - Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn ?
 (Nam Cao – Lão Hạc)
 b. Bỗng bác già nhìn đồng hồ nói một mình: - Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như con bướm. Mà mới mười một giờ, đã đến giờ “ốp” đâu ? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ ?
 (Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa)
 c. Cô hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
 - Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu !
 (Nguyên Hồng – Những ngày thơ ấu)
2. Xác định mục đích nói của những câu nghi vấn trong các trường hợp sau:
 a. Nếu không bán con thì lấy tiền đâu nộp sưu ? 
 (Ngô Tất Tố)
-> Phủ định.
 b. Tôi cười dài trong tiếng nấc hỏi cô tôi:
 - Sao cô biết mợ con có con ?
 (Nguyên Hồng)
-> Hỏi.
 c. Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à ?
 (Ngô Tất Tố)
-> Khẳng định.
 d. Bác đã đi rồi sao, Bác ơi !
 (Tố Hữu)
-> Bộc lộ cảm xúc buồn thương.
3. Hãy xác định sắc thái ý nghĩa trong các câu cầu khiến sau đây:
 a. Hỡi anh chị em nhà nông tiến lên !
-> Tha thiết.
 b. Anh cứ trả lời thế đi !
-> Thân hữu.
 c. Đi đi, con !
-> Dịu dàng.
 d. Mày đi đi !
-> Gắt gỏng.
4. So sánh các câu sau đây:
 - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ! (Ngô Tất Tố) -> Kiên quyết.
 - Chồng tôi đau ốm, ông đừng hành hạ ! -> Cầu khẩn.
 - Chồng tôi đau ốm, xin ông chớ hành hạ ! -> Van xin.
 a. Xác định sắc thái mệnh lệnh trong các câu trên ?
 b. Câu nào có tác dụng nhất ? Vì sao ?
 => Câu 1, vì đây là mệnh lệnh từ trái tim, từ lẽ phải -> chị Dậu kiên quyết hành động để bảo vệ chồng.
Bài về nhà:
1. Xác định chức năng của câu nghi vấn trong các đoạn trích sau:
 a. Thoắt trông lờn lợt màu da
 Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao ?
 (Nguyễn Du)
-> Bộc lộ cảm xúc.
 b. Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán:
 - Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ được!
 (Em bé thông minh)
-> Phủ định, bộc lộ cảm xúc.
 c. Mụ vợ nổi trận lôi đình tát vào mặt ông lão:
- Mày cãi à ? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à ? Đi ngay ra biển, nếu không tao sẽ cho người lôi đi.
 (Ông lão đánh cá và con cá vàng)
-> Đe dọa.
2. Các câu nghi vấn sau đây biểu thị những mục đích gì ?
 a. Bác ngồi đợi cháu một lúc có được không ạ ?
-> Cầu khiến.
 b. Cậu có đi chơi biển với bọn mình không?
-> Rủ rê.
 c. Cậu mà mách bố thì có chết tớ không ?
-> Bộc lộ cảm xúc.
 d. Sao mà các cháu ồn thế ?
-> Cầu khiến.
 e. Bài văn này xem ra khó quá cậu nhỉ ?
-> Trình bày.
 g. Sao u lại về không thế ?
-> Hỏi.
3. Trong các trường hợp sau đây:
- Đốt nén hương thơm mát dạ người
 Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi !
 (Tố Hữu)
- Hãy còn nóng lắm đấy nhé ! Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn.
 (Ngô Tất Tố)
a. Câu nào là câu cầu khiến ?
 - Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi !
 - Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn.
b. Phân biệt sự khác nhau giữa từ hãy trong 2 câu ở các đoạn trích trên.
- Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi ! -> từ có ý nghĩa cầu khiến.
- Hãy còn nóng lắm đấy nhé ! -> từ mang ý nghĩa tồn tại, đồng nghĩa với từ đang.
III. Câu cảm thán.
 1. Khái niệm: Là câu dùng để bộc lộ một cách rõ rệt những cảm xúc, t/c, thái độ của người nói đối với sự vật, sự việc được nói tới.
 VD: Thiêng liêng thay tiếng gọi của Bác Hồ ! (Tố Hữu)
 2. Đặc điểm hình thức và chức năng.
 a. Đặc điểm: Câu cảm thán được cấu tạo nhờ những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, trời ơi, biết bao, biết chừng nàoKhi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
- Câu cảm thán được cấu tạo bằng thán từ.
VD: Ôi, buổi trưa nay tuyệt trần nắng đẹp ! (Tố Hữu)
 + Thán từ đứng tách riêng
VD: Ôi ! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, có cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế ? (Phạm Duy Tốn)
 + Thán từ kết hợp với thực từ.
VD: Mệt ơi là mệt !
- Câu cảm thán được cấu tạo bằng từ thay hoặc từ nhỉ.
VD: + Thương thay cũng một kiếp người (Nguyễn Du)
 + Bố mày khôn nhỉ ! (Nguyễn Công Hoan)
- Các từ lạ, thật, quá, ghê, dường nào, biết mấy, biết baothường đứng sau VN để tạo câu cảm thán.
VD: + Con này gớm thật ! (Nguyên Hồng)
 + Thế thì tốt quá ! (Nam Cao)
 + Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao ! (Nguyễn Du)
 b. Chức năng chính: Biểu thị cảm xúc trực tiếp của người nói.
VD: Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết(Nam Cao)
IV. Câu trần thuật.
 1. Khái niệm: Là kiểu câu dùng để kể, xác nhận, miêu tả, thông báo, nhận định, trình bày
VD: Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa.
 2. Đặc điểm và chức năng.
 a. Đặc điểm: Câu trần thuật không có dấu hiệu hình thức của những kiểu câu khác (không có từ nghi vấn, cầu khiến, từ ngữ cảm thán); thường kết thúc bằng dấu chấm nhưng khi dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ t/c, cảm xúcnó có thể kết thúc bằng dấu chấm lửng hoặc chấm than.
VD: - Con đi đây. (câu trần thuật)
 - Con đi đi ! (câu cầu khiến)
 - Con đi à ? (câu nghi vấn )
 - Ôi, con đi ! (câu cảm thán)
 b. Chức năng.
- Trình bày: Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.
- Tả: Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bạt màu hồng của 2 gò má.
- Kể: Mẹ tôi thức theo.
- Biểu lộ t/c, cảm xúc: Cậu này khá !
Bài tập:
1. Các câu sau đây có phải là câu cảm thán không ? Vì sao ?
a. Lan ơi ! Về mà đi học !
b. Thôi rồi, Lượm ơi ! (Tố Hữu)
-> a. Đây là 2 câu, câu sau có ý nhấn mạnh nên đặt dấu chấm than. Câu đầu (Lan ơi !) có hình thức cảm thán, nhưng không phải là câu cảm thán, vì mục đích là gọi đáp.
 b. Đây là câu cảm thán, nhằm biểu thị cảm xúc.
2. Chỉ ra sự khác nhau ở 2 câu sau:
a. Biết bao người lính đã xả thân cho Tổ quốc ! => Biết bao: từ chỉ số lượng.
b. Vinh quang biết bao người lính đã xả thân cho Tổ quốc ! => Biết bao: từ chỉ sự cảm thán -> Câu cảm thán.
Tiết 51, 52
vẻ đẹp của bức tranh làng quê 
trong bài thơ “quê hương” - tế hanh
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm.
* Tác giả: Tên khai sinh là Trần Tế Hanh, sinh 1921, quê ở 1 làng chài ven biển - Quảng Ngãi.
- Là nhà thơ trong pt Thơ mới - chặng cuối (40 - 45).
- Quê hương là cảm hứng lớn trong suốt đời thơ của TH.
* Tác phẩm: là sáng tác mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương.
 + Nhà thơ đã viết “Quê hương” bằng cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng của quê hương, mến yêu những con người lao động tràn trề sức lực; bằng những kỉ niệm sâu đậm, nồng nàn của thời niên thiếu.
 + Bài thơ được viết theo thể 8 chữ, kết hợp cả 2 kiểu gieo vần: liên tiếp và vần ôm.
II. Vẻ đẹp của bức tranh làng quê.
 1. Vẻ đẹp của chính làng quê tác giả.
- Làng chài Bình Sơn - QN như 1 cù lao nổi giữa sông nước “bao vây” bốn bề, phải đi thuyền nửa ngày mới ra đến biển.
- Các chữ “nước, biển, sông” -> h/a 1 ngôi làng “vốn làm nghề chài lưới” chỉ gắn với sông nước, biển khơi.
- “Cách biển nửa ngày sông”: t/g dùng phép đo khoảng cách của người dân chài.
 2. Vẻ đẹp tươi sáng, khỏe khoắn của cuộc sống và con người làng chài.
- Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá:
 + Buổi bình minh: trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng -> thiên nhiên trong sáng, thơ mộng.
 + Khí thế lao động hăng hái: những chàng trai “phăng mái chèo”, những chiếc thuyền “mạnh mẽ vượt trường giang”.
-> Chiếc thuyền - con tuấn mã tung vó chinh phục những dặm đường thiên lí là 1 liên tưởng đẹp và khá độc đáo.
 + Cánh buồm - mảnh hồn làng -> so sánh độc đáo -> linh hồn làng chài.
-> Cánh buồm mang theo bao hi vọng và lo toan của người dân chài trong cuộc mưu sinh trên sông nước.
=> H/a khỏe khoắn, đầy chất lãng mạn, bay bổng.
- Cảnh đoàn thuyền trở về bến:
 + Cảnh “Dân làng tấp nập đón ghe về” trong bao nhiêu âm thanh “ồn ào trên bến đỗ” -> tả thực đến từng chi tiết, h/a => Niềm sung sướng của tác giả.
 + “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” -> lời cảm tạ chân thành cất lên từ niềm tin hồn nhiên, chất phác của người lao động.
 + “Những con cá tươi ngon thân bạc trắng” -> giàu sức miêu tả và gợi cảm cao. =>Niềm vui giản dị mà lớn lao trước thành quả lao động -> khát vọng về 1 cs ấm no, hạnh phúc.
 + H/a những chàng trai:
 “Làn da ngăm rám nắng” -> tả thực. => gợi tả linh hồn và 
 “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” ->lãng mạn, tinh tế. tầm vóc của những 
 người con biển cả.
 + Những con thuyền cũng mang hồn người và vẻ đẹp người: “im bến mỏi trở về nằm. Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.
-> Nghệ thuật nhân hóa, dùng từ đắt “ nghe ". 
 => Mệt mỏi nhưng đọng lại trong lòng người vẫn là cảm giác bình yên, thư thái nhẹ nhàng. Con thuyền vô tri bỗng trở nên có hồn. Không phải là 1 người con vạn chài thiết tha gắn bó với quê hương thì không thể viết được những câu thơ như thế ! Và cũng chỉ có thể viết được những câu thơ như thế khi nhà thơ biết đặt cả hồn mình vào đối tượng, vào người, vào cảnh để lắng nghe. Có lẽ chất muối mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn của nhà thơ TH để thành niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Cái tinh tế, tài hoa của TH là ở chỗ nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm
-> Tất cả đều mang đậm hương vị của biển khơi, tạo nên 1 vẻ đẹp riêng cho làng chài quê hương.
=> T/c trong sáng, thiết tha của TH đối với quê hương. 
=> Nét đẹp của cs và con người ở mọi làng chài Việt Nam.
Bài tập: Phân tích cảnh người dân chài ra khơi đánh cá.
Bài về nhà: Nói về thơ TH, Nguyễn Văn Long cho rằng: “Trong thơ TH, cảm xúc chân thực thường được diễn đạt bằng lời thơ giản dị, tự nhiên, giàu h/a. Tiếng nói nhỏ nhẹ, hiền hòa, bình dị nhưng không kém phần thiết tha đã giúp cho thơ TH dễ dàng đến được với người đọc”.
 Bằng bài thơ “Quê hương”, hãy chứng minh nhận định trên.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tu chon ngu van 8(4).doc