Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Tiết 1: Khái quát về VHVN từ đầu thế kỷ XX đến 1945

Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Tiết 1: Khái quát về VHVN từ đầu thế kỷ XX đến 1945

CHỦ ĐỀ 1: GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC HIỆN THỰC GIAI ĐOẠN 1930-1945

(6 TIẾT)

Tiết 1: KHÁI QUÁT VỀ VHVN TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN 1945

I. MỤC TIấU:

 - Giúp học sinh có cái nhìn tổng quan về giai đoạn văn học Việt Nam từ thế kỷ XX đến 1945

 - Rèn kỹ năng tổng hợp, khái quát vấn đề VH.

II: NỘI DUNG CƠ BẢN

1. Khái quát về tình hình xã hội và văn hoá Việt Nam những năm đầu thế kỷ

2. Quá trình phát triển của dòng văn học Việt Nam đầu thế kỷ:

a) Chặng thứ nhất: Hai thập niên đầu thế kỷ XX

b) Chặng thứ hai: Những năm hai mươi của thế kỷ XX

c) Chặng thứ ba: Từ đầu những năm 30 đến CMT8- 1945

3. Những đặc điểm chung của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến CMT8 – 1945

a) Văn học đổi mới theo hớng hiện đại hoá

b) Văn học hình thành hai khu vực (hợp pháp và bất hợp pháp) với nhiều trào

lưu cùng phát triển

c) Văn học phát triển với nhịp độ đặc biệt khẩn trương, đạt được thành tựu phong phú.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 909Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Tiết 1: Khái quát về VHVN từ đầu thế kỷ XX đến 1945", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 03/09/2012
 Ngày dạy: 06/09/2012
CHỦ ĐỀ 1: GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC HIỆN THỰC GIAI ĐOẠN 1930-1945
(6 TIẾT)
Tiết 1:	khái quát về vhvn từ đầu thế kỷ xx đến 1945
I. MỤC TIấU:
 - Giúp học sinh có cái nhìn tổng quan về giai đoạn văn học Việt Nam từ thế kỷ XX đến 1945
 - Rèn kỹ năng tổng hợp, khái quát vấn đề VH.
II: nội dung cơ bản
1. Khái quát về tình hình xã hội và văn hoá Việt Nam những năm đầu thế kỷ
2. Quá trình phát triển của dòng văn học Việt Nam đầu thế kỷ:
a) Chặng thứ nhất: Hai thập niên đầu thế kỷ XX
b) Chặng thứ hai: Những năm hai mươi của thế kỷ XX
c) Chặng thứ ba: Từ đầu những năm 30 đến CMT8- 1945
3. Những đặc điểm chung của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến CMT8 – 1945
a) Văn học đổi mới theo hớng hiện đại hoá
b) Văn học hình thành hai khu vực (hợp pháp và bất hợp pháp) với nhiều trào 
lưu cùng phát triển
c) Văn học phát triển với nhịp độ đặc biệt khẩn trương, đạt được thành tựu phong phú.
4. Giới thiệu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho từng trào lưu văn học:
 - Trào lưu lãng mạn, nói lên tiếng nói của cá nhân giàu cảm xúc và khát vọng, bất hoà với thực tại ngột ngạt, muốn thoát khỏi thực tại đó bằng mộng tưởng và bằng việc đi sâu vào thế giới nội tâm. Văn học lãng mạn thường ca ngợi tình yêu say đắm, vẻ đẹp của thiên nhiên, của “ngày xưa” và thường đượm buồn. Tuy văn học lãng mạn còn những hạn chế rõ rệt về tư tưởng, nhưng nhìn chung vẫn đậm đà tính dân tộc và có nhiều yếu tố lành mạnh, tiến bộ đáng quý. Văn học lãng mạn có đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới để hiện đại hoá văn học, đặc biệt là về thơ ca.
 Tiêu biểu cho trào lưu lãng mạn trước 1930 là thơ Tản Đà, tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách; sau 1930 là Thơ mới của Thế Lữ, Lu Trọng L, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bínhvà văn xuôi của Nhất Linh , Khái Hng, Thạch Lam, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân
 - Trào lưu hiện thực gồm các nhà văn hướng ngòi bút vào việc phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội và đi sâu phản ánh thực trạng thống khổ của các tầng lớp quần chúng bị áp bức bóc lột đương thời. Nói chung các sáng tác của trào lưu văn học này có tính chân thực cao và thấm đượm tinh thần nhân đạo. Văn học hiện thực có nhiều thành tựu đặc sắc ở các thể loại văn xuôi (truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Bùi Hiển; tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao; phóng sự của Tam Lang, Vũ Trọng Phụng ), nhưng cũng có những sáng tác giá trị ở thể thơ trào phúng (thơ Tú Mỡ, Đồ Phồn).
 Hai trào lưu lãng mạn và hiện thực cùng tồn tại song song, vừa đấu tranh với nhau lại vừa ảnh hưởng, chuyển hoá nhau. Trên thực tế, hai trào lưu đó đều không thuần nhất và không biệt lập với nhau, càng không đối lập nhau về giá trị. ở trào lu nào cũng có những cây bút tài năng và tâm huyết.
 Văn học khu vực bất hợp pháp gồm thơ văn cách mạng bí mật, đặc biệt là sáng tác thơ ca của các chiến sĩ trong nhà tù. Thơ văn cách mạng cũng có lúc, có bộ phận đợc lưu hành nửa hợp pháp, nhưng chủ yếu là bất hợp pháp, bị đặt ra ngoài pháp luật và ngoài đời sống văn học bình thường. Ra đời và phát triển trong hoàn cảnh luôn bị đàn áp, khủng bố, thiếu cả những điều kiện vật chất tối thiểu, nhng văn học cách mạng vẫn phát triển mạnh mẽ, ngày càng phong phú và có chất lợng nghệ thuật cao, nhịp với sự phát triển của phong trào cách mạng. Thơ văn cách mạng đã nói lên một cách thống thiết, xúc động tấm lòng yêu nớc, đã toát lên khí phách hào hùng của các chiến sĩ cách mạng thuộc nhiều thế hệ nửa đầu thế kỷ.
IV: Phương pháp N.C
1.Tài liệu tham khảo:
 - Bài khái quát về văn học Việt Nam: +) SGK NV8 trang 3-11
	 +) Giáo trình VHVN tập 1 trang1-73
2.bài tập củng cố: 
 	 1) Văn học thời kỳ từ XX đến 1945 phát triển với nhịp độ khẩn trương, mau lẹ nh thế nào?
 	 2)Vì sao nói văn học nửa đầu TK XX đến 1945 phát triển phong phú rực rỡ và khá hoàn chỉnh ( về thể loại)
 	 3)Lập bảng thống kê các tác giả, tác phẩm văn học đầu TK đến 1945.
***************************************
 Ngày soạn:09/09/2012
 Ngày dạy: 13/09/2012
Tiết 2 : 	 
thanh tịnh và tôi đi học	 
I. MỤC TIấU:
- Củng cố cho học sinh nắm được giỏ trị nội dung và nghệ thuật trong văn bản .
- Thấy được những kỉ niệm trong sỏng của nhõn vật "Tụi" trong ngày đầu tiờn đi học.
II. nội dung 
1. Khái quát kiến thức tác giả (tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp)
? Hãy tóm tắt những nét chính về nhà văn Thanh Tịnh và nội dung văn bản "Tôi đi học"?
	+ Thanh Tịnh (1911 - 1988 ) quê ở Huế từng dạy học, viết báo,văn. Ông là tác giả của nhiều tập truyện ngắn, thơ nhưng nổi tiếng hơn cả là tập tr. ngắn"Quê mẹ" và tập tr. thơ " Đi từ giữa một mùa sen ".
+ Sáng tác của Thanh Tịnh đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đẹp đằm thắm nhẹ nhàng mà lắng sâu, êm dịu.
? Kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của nhân vật "Tôi" đã được nhà văn hi lại với bố cục mấy phần?
* HS xác định bố cục: 3 phần
P1- Cảm nhận của "tôi" trên đường tới trường: Từ đầu ’ "trên ngọn núi"
P2- Cảm nhận của "tôi" lúc ở sân trường (tiếp ’ " được nghỉ cả ngày nữa" )
P3- Cảm nhận của "tôi" trong lớp học ( phần còn lại )
2. Củng cố lại vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của áng văn giàu chất thơ trong văn bản “Tôi đi học”
a) Cảm nhận của "tôi" trên đường tới trường:
- Đó là sự đổi khác trong tình cảm và nhận thức: tự thấy mình như đã lớn lên, con đường làng k0 còn dài rộng như trước nữa.
- Báo hiệu sự đổi thay trong nhận thức, thấy mình lớn lên. 
- Đó là câu bé có chí học ngay từ đầu, muốn tự mình đảm nhiệm việc học tập muốn chững chạc như bạn. 
b)Cảm nhận của nhân vật ''tôi'' lúc ở trước sân trường.
ấn tượng:
- Rất đông người
- người nào cũng đẹp.
- không khí ngày hội khai trường náo nhiệt.
- Thể hiện tinh thần hiếu học của nhân dân.
''Trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà ấp''. 
’ Phép so sánh diễn tả cảm xúc trang nghiêm cho thấy trường là nơi
thiêng liêng cất giấu bao điều bí ẩn. 
- h/ả những cậu học trò như tôi: '' Họ như con chim con đứng bên bờ tổ  e sợ ''
’ Miêu tả sinh động h/ả và tâm trạng các em nhỏ lần đầu tới trường
’ Đề cao sức hấp dẫn của nhà trường.
’ Thể hiện khát vọng bay bổng của t/giả .
* Hỡnh ảnh ụng đốc:
- Đọc danh sách HS.
- nói, nhìn ’ yêu quý HS.
Tâm trạng tôi lúc này
-Khóc vì sợ, vì sung sướng’ những giọt nước mắt báo hiệu sự trưởng thành.
- Lo sợ và sung sướng vì đã trưởng thành, lần đầu được tự mình học tập.
- Nghệ thuật: so sánh ’ đề cao sự học của con người.
 GV hướng dẫn cho HS lập dàn ý cho đề sau
c)Cảm nhận của ''tôi'' khi vào trong lớp học:
- '' một mùi hương lạ  xa lạ chút nào.''- K0 cảm thấy xa lạ với lớp học, bạn bè.
- Tình cảm trong sáng tha thiết 
- Ko cảm thấy xa lạ với lớp học, bạn bè vì bắt đầu ý thức những thứ đó sẽ gắn bó với mình.
- Buồn khi phải từ giã tuổi thơ
- Bắt đầu trưởng thành trong nhận thức và việc học hành.
- yêu thiên nhiên, yêu tuổi thơ, yêu cả sự học hành.
	3. Tổng kết:
?Qua văn bản "Tôi đi học" em cảm nhận được điều gì?
 Truyện ngắn đậm chất trữ tình. Tôi đi học cho thấy: Đối với mỗi con người, những kỉ niệm thời thơ ấu, đặc biệt là kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên có sức ám ảnh và lưu giữ sâu sắc trong kí ức mỗi người.
	Truyện ngắn hầu như không có cốt truyện. Tất cả chỉ giải bày trên mặt giấy dòng tâm tư của một tâm hồn trẻ dại qua buổi khai trường đầu tiên. Chất thơ ngọt ngào, mơn man, bồn chồn và lây lan rung động mỗi khi đọc truyện là ở chỗ nó tạo ra được sự đồng cảm của mọi người. Những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc khi mùa thu lại về trên làng quê Việt, với những cơn gió heo may se lạnh, lá rụng và bầu trời bàng bạc... Tất cả đã làm nên cái không khí rất riêng của khoảng thời gian khai trường. Dòng cảm xúc, cảm giác chuyên chở tâm trạng cứ xuôi mái một chiều êm êm, dịu dịu nhưng lại có sức rung động lòng người khiến ai đã đọc áng văn một lần là không thể nào không cảm nhận như chính là cảnh của mình, là lòng mình vậy.
	4. Luyện tập:
Đề : Hóy kể lại kỉ niệm ngày đầu tiờn đi học của mỡnh .
Đề 2: Cảm nghĩ về truyện ngắn “Tôi đi học” .(Thanh Tịnh)
- HS làm BT- Trình bày GV nhận xét
	5.Hướng dẫn học ở nhà:
+HS đọc, nắm nội dung văn bản.
+ Hoàn thành đề bài trên
- Đọc và tìm hiểu nội dung văn bản Trích :"Trong lòng mẹ" (Những ngày thơ ấu- Nguyên Hồng) .
	*****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctu chon van 8 le.doc