Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 16

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 16

 TIẾT1,2,3,4

 Chủ đề 1

TẬP LÀM VĂN - VĂN BẢN

Tiết 1: CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

1. Chủ đề là gì?

- Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính (chủ yếu) mà văn bản biểu đạt.

- Đối tượng mà văn bản biểu đạt có thể là người, vật hay một vấn đề nào đó. Còn vấn đề chính mà văn bản biểu đạt có thể là một tư tưởng, một quan niệm xuyên suốt được tác giả nêu trên trong văn bản.

Chẳng hạn, chủ đề của văn bản Tôi đi học là tâm trạng, hồi hộp, cảm giác ngỡ ngàng và trang trọng của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên.

Chủ đề của văn bản Tắt đèn là vạch trần bộ mặt tàn bạo bất nhân của tầng lớp phong kiến thống trị, của chế độ thực dân phong kiến đương thời, nói lên nỗi thống khổ cùng cực của người nông dân lao động bị áp lực, và thể hiện vẻ đẹp tâm hồn cũng như sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của người phụ nữ nông dân, ngay cả khi họ bị vùi dập trong bùn đen.

 

doc 46 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 771Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tiết1,2,3,4	
 Chủ đề 1
Tập làm văn - Văn bản
Tiết 1: Chủ đề của văn bản
1. Chủ đề là gì? 
- Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính (chủ yếu) mà văn bản biểu đạt. 
- Đối tượng mà văn bản biểu đạt có thể là người, vật hay một vấn đề nào đó. Còn vấn đề chính mà văn bản biểu đạt có thể là một tư tưởng, một quan niệm xuyên suốt được tác giả nêu trên trong văn bản. 
Chẳng hạn, chủ đề của văn bản Tôi đi học là tâm trạng, hồi hộp, cảm giác ngỡ ngàng và trang trọng của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên. 
Chủ đề của văn bản Tắt đèn là vạch trần bộ mặt tàn bạo bất nhân của tầng lớp phong kiến thống trị, của chế độ thực dân phong kiến đương thời, nói lên nỗi thống khổ cùng cực của người nông dân lao động bị áp lực, và thể hiện vẻ đẹp tâm hồn cũng như sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của người phụ nữ nông dân, ngay cả khi họ bị vùi dập trong bùn đen. 
2. Phân biệt chủ đề với đề tài và đại ý
- Chủ đề và đề tài tuy có mối liên hệ nội tại nhưng cần có sự phân biệt. Đề tài là các hiện tượng đời sống, là phạm vi đối tượng được miêu tả, phản ánh, nhận thức trong tác phẩm, là một phương diện trong nội dung của nó. Nội dung đề tài gắn với việc xác lập chủ đề của tác phẩm. Trái lại, chủ đề của tác phẩm bao giờ cũng được hình thành và thể hiện trên cơ sở đề tài. Trong phần lớn các tác phẩm trữ tình, đề tài gần như trùng với chủ đề. Tuy nhiên, chủ đề là vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được nêu lên, đặt ra xuyên suốt nội dung cụ thể của tác phẩm, cho nên chủ đề có nội dung bao quát hơn đề tài. 
Chẳng hạn, chủ đề của tác phẩm Tắt đèn như đã khái quát ở trên. Còn đề tài của Tắt đèn là cuộc sống bế tắc cùng cực của người nông dân trong chế độ thực phân phong kiến tàn bạo trước Cách mạng. 
Nói chung, đề tài giúp ta xác định tác phẩm viết về cái gì? Còn chủ đề nhằm giải đáp câu hỏi tác phẩm đặt ra vấn đề cơ bản gì? Trong làm văn, khái niệm chủ đề được hiểu bao gồm cả nội dung đề tài. 
- Chủ đề là vấn đề chủ yếu, xuyên suốt văn bản tác phẩm. Cho nên một khổ thơ, đoạn thơ, một đoạn văn, đoạn trích hay một phần của truyện chưa hình thành được chủ đề mà chỉ biểu đạt những ý lớn, thường được gọi là đại ý. 
Chẳng hạn, đoạn trích Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) có thể chia làm hai phần. Phần 1 (từ đầu đến "và này cũng còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?") đại ý: tâm địa độc ác, cay nghiệt, tàn nhẫn của nhân vật người cô đối với chú bé Hồng. Phần 2 (đoạn còn lại) đại ý: tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh của mình. 
Bài Rừng cọ quê tôi có thể chia làm ba phần. Phần 1 (câu mở đầu) đạy ý: tác giả giới thiệu "rừng cọ trập trùng" làm nên vẻ đẹp không nơi nào bằng của "sông Thao quê tôi". Phần 2 (ba đoạn văn tiếp theo) đại ý: tả cây cọ, rừng cọ và cuộc sống của người dân gắn bó với cây cọ. Phần 3 (đoạn còn lại) đại ý: người sông Thao đi đâu cũng nhớ về rừng cọ quê mình. Chủ đề được thể hiện qua Rừng cọ quê tôi là: tác giả miêu tả rừng cọ như một vẻ đẹp của vùng sông Thao, qua đó thể hiện tình cảm gắn bó, yêu mến của tác giả cũng như người sông Thao đối với quê nhà. 
3. Tính nhiều chủ đề của văn bản: 
- Một văn bản tác phẩm có thể gồm một hoặc nhiều chủ đề (đa chủ đề), vì trong một tác phẩm, tác giả có thể viết về một hoặc nhiều đối tượng, có thể đặt ra một hoặc hàng loạt vấn đề. 
- ở những tác phẩm có nhiều chủ đề, người ta thường phân biệt chủ đề chính và các chủ đề phụ. Chủ đề chính được xem là vấn đề bao quát nhất, chủ yếu nhất, còn chủ đề phụ là những vấn đề có ý nghĩa nhỏ hơn, thứ yếu hơn và có liên quan chặt chẽ với chủ đề chính. 
Chẳng hạn, chủ đề chính của bài thơ Ngắm trăng trong Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh là tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của tác giả. Bên cạnh đó còn có chủ đề khác như: vẻ đẹp của một tâm hồn nghệ sĩ rất nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên, đặc biệt là vầng trăng: phong thái ung dung tự tại và sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù ngục... 
Ông đồ của Vũ Đình Liên là một bài thơ có nhiều chủ đề: đó là tình cảnh đáng thương của những "ông đồ" vào thời tàn của nho học; là niềm cảm thương chân thành trước tình cảnh một lớn người đang tàn tạ trước sự đổi thay của cuộc đời; đó còn là nỗi tiếc nhớ ngậm ngùi những cảnh cũ người xưa nay đã văng bóng...
Tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh bao gồm nhiều chủ đề: 
+ Phơi bày hiệu thực chế độ nhà tù tăm tối, vô nhân đạo; 
+ Những khổ cực đày đoạ của tù nhân; 
+ ý chí kiên cường bất khuất của người chiến sĩ cách mạng; 
+ Tinh thần lạc quan; 
+ Phong thái ung dung tự tại; 
+ Lòng khao khát tự do; 
+ Lòng yêu nước; 
+ Tình yêu thiên nhiên; 
+ Lòng thương người; 
... 
4. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản. 
- Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi tập trung biểu đạt một chủ đề bao quát (chủ yếu), một tư tưởng xuyên suốt đã được xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. 
- Tính thống nhất về chủ đề là một trong những đặc trưng quan trọng tạo nên sự thống nhất chặt chẽ và trọn vẹn của nội dung văn bản. Đặc trưng này liên hệ mật thiết với tính liên kết, mạch lạc của văn bản. Một văn bản không có tính liên kết, thiếu mạch lạc thì không thể bảo đảm tính thống nhất về chủ đề. Mặt khác, chính tính thống nhất về chủ đề làm cho văn bản mạch lạc và liên kết chặt chẽ hơn. 
- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể hiện trên cả hai bình diện: nội dung và cấu trúc - hình thức. Một mặt, tính thống nhất về chủ đề được thể hiện qua sự thống nhất chặt chẽ của nội dung văn bản, tức là văn bản cần phải xác định đối tượng (đề tài) hay vấn đề chính được biểu đạt, cần phải thể hiện một tư tưởng, quan niệm, một cảm xúc nào đấy theo chủ đích của chủ thể văn tạo văn bản. Mọi chi tiết, bộ phận của văn bản đều trực tiếp hoặc gián tiếp biểu hiện vấn đề hay đối tượng phản ánh và chủ đích của chủ thể tạo văn bản. 
Mặt khác, tính thống nhất về chủ đề được thể hiện qua cấu trúc - hình thức của văn bản, tức là được thể hiện nhan đề, sự sắp xếp các đề mục, mối quan hệ giữa các phần của văn bản, tính thống nhất của các từ ngừ (nhất là hệ thống từ ngữ chủ đề, các từ ngữ liên kết), của các cấu trúc ngữ pháp (đặc biệt là các câu chủ đề, câu nối liên kết các phần, đoạn) trong văn bản. Tất cả các yếu tố thuộc bình diện cấu trúc - hình thức trên đây đều góp phần quan trọng tạo nên tính thống nhất về chủ đề của văn bản. Vì vậy, khi viết hoặc đọc - hiểu một văn bản, cần xác định chủ đề được thể hiện qua các yếu tố đó. 
Chẳng hạn, tính thống nhất về chủ đề của Tôi đi học được thể hiện qua các yếu tố trong văn bản như sau: 
- Nhan đề Tôi đi học cho phép dự đoán văn bản nói về chuyện "tôi đi học". 
- Các từ ngữ và các câu biểu thị ý nghĩa đi học và nhắc đến những kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên của nhân vậy "tôi" được lặp đi lặp lại nhiều lần trong văn bản: 
+ "Hàng năm cứ vào cuối thu,... lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơ man của buổi tựu trường". 
+ "Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy...". 
+ "Hôm nay tôi đi học". 
+ "Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng". 
+ "... Mẹ đưa bút thước cho con cầm".
+ "Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần ...".
- Các từ ngữ, các chi tiết trong văn bản đều tập trung thể hiện, sự thay đổi tâm trạng, cảm giác mới lạ, bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên:
* Thay đổi cảm nhận: 
+ "Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần nay tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh đều thay đổi...".
+ "Trước đó mấy hôm, ... tôi có ghé lại trường một lần... Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng... Sân nó rộng, mình nó cao hơn...". 
+ "Tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn". 
+ "Trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng lấy làm lạ. Vì có những hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bạn..., lòng tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào."
* Thay đổi hành vi: 
+ "Hôm nay tôi đi học."
+ "Tôi không lội qua sông thả diều... không đi ra đồng nô đùa... nữa."
* Những cảm giác hồi hộp, bỡ ngỡ, lúng túng: "Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ", "bỡ ngỡ đứng nép bên người thân", "chỉ dám nhìn một nữa hay dám đi từng bước nhẹ", "ngập ngừng e sợ", "cảm thấy mình chơ vơ", "vụng về lúng túng", "đã lúng túng... càng lúng túng hơn"," nữ nở khóc"...
Thực hành - luyện tập 
1. Đọc văn bản Tôi đi học và thực hiện các yêu cầu sau: 
a. Xác định chủ đề của văn bản. 
b. Phân đoạn văn bản và nêu ý chính của mỗi đoạn. 
c. Tìm các câu văn thể hiện chủ đề văn bản. 
d. Trong văn bản có nhiều hình ảnh so sánh. Các hình ảnh so sánh ấy có tác dụng như thế nào trong việc tạo nên tính thống nhất của chủ đề văn bản? 
2. Để chứng minh cho luận điểm "sách có lợi ích rất lớn đối với con người", một bạn dự định triển khai các ý sau: 
a. Sách giúp con người khám phá mọi lĩnh vực của đời sống. 
b. Sách giúp con người nhận thức được vấn đề lớn của đời sống xã hội, nắm bắt được quy luật của tự nhiên. 
c. Sách giúp con người hiểu được chính bản thân con người. 
d. Sách do con người làm ra. 
e. Sách dạy con người biết sống đúng, sống đẹp. 
f. Sách đem lại sự thư giãn thoải mái cho con người sau những giờ lao động mệt nhọc. 
Trong các ý trên, ý nào không đảm bảo tính thống nhất của chủ đề? Vì sao? 
Tiết 2: Bố cục của văn bản
1. Bố cục của văn bản. 
- Hiểu một cách chung nhất bố cục là sự sắp xếp bố trí các phần trong một chỉnh thể. 
- Bố cục của văn bản là sự tổ chức, sắp xếp một cách hợp lý giữa các phần, các đoạn tạo thành một văn bản hoàn chỉnh để thể hiện chủ đề. 
- Các văn bản ngôn từ nói chung, một bài thơ, một thiên truyện nói riêng đều có bố cục của nó. Bố cục hợp lí, chặt chẽ là điều kiện quan trọng tạo nên sự hoà hợp, gắn kết giữa chỉnh thể với các bộ phận nhằm tập trung biểu đạt chủ đề của văn bản, đồng thời tác động ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu của người đọc. Vì vậy, khi xây dựng văn bản cần phải kết sức chú ý đến cách bố trí, sắp xếp các phần sao cho mạch lạc, phù hợp với đối tượng phản ánh, với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc. 
2. Cấu trúc của bố cục.
- Một văn bản tác phẩm hay một bài làm văn đều có bố cục gồm các phần có quan hệ với nhau, được sắp xếp hợp lí theo một số cách thức nhất định, thậm chí mang tính quy phạm.
Chẳng hạn, bố cục một bài thơ tứ tuyệt gồm bốn phần: khai, thừa, chuyển, hợp. Một bài thơ bát cú bố cục cũng gồm bốn phần: đề, thực, luận, kết. 
- Trong làm văn, văn bản thường có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mỗi phần đều có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng phải có quan hệ phù hợp với nhau. 
Phần Mở bài thường là một đoạn văn ngắn gọn, được tổ chức tương đối ổn định, có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của vă ... thể liên hoàn và ô thước kiểu (cầu ô thước) là bài thơ gồm nhiều khổ thơ với đặc điểm: Câu đầu của khổ sau lập lại câu cuối của khổ trước (gọi là liên hoàn): hoặc câu đầu của khổ sau lập lại một chữ của câu cuối khổ trước (gọi là ô thước kiểu – thơ bắc cầu). 
2. Thể thủ vĩ ngâm
Thủ là đầu, vĩ là đuôi. Bài thơ làm theo thể thủ vĩ ngâm làp bài thơ có câu đầu và câu cuối giống nhau. 
3. Thể tập danh 
Thể thơ yêu cầu mỗi câu phải nêu lên tên (danh) một vật hay một loài vật nào đó. Thường là cả bài thơ tập trung nói về một họ, một loài cây (cây, quả, con...) nào đó. 
4. Thể yết hậu 
Yết là hết (ngắt, nghỉ), hậu là phía sau. Bài thơ làm theo thể yết hậu là bài thơ có bốn câu nhưng câu cuối chỉ có một chữ. 
5. Thơ tượng hình 
Đó là những bài thơ được trình bày theo một hình khối nào đấy, gợi cho người đọc những liên tưởng thú vị ngay từ hình thức của bài thơ. 
6. Thơ bình thanh
Đó là những bài thơ có cấu trúc đặc biệt về thanh điệu: toàn bài chỉ dùng một loại thanh bằng (bình thanh). 
7. Thể vĩ tam thanh 
Vĩ là đuôi (cuối), tam thanh là ba âm. Bài thơ làm theo thể vĩ tam thanh là bài thơmà cuối mỗi câu đều có ba âm tương tự. 
8. Tiệt hạ
Bài thơ làmcâu nào cũng bỏ lửng như bị ngắt, ý thơ dường như chưa hết nhưng nghĩa của câu thơ thì đã rõ, người đọc đều hiểu được. 
9. Xưởng hoạ
Các bài thơ do nhiều người làm. Một người làm trước, người sau hoạ theo. Người hoạ phải theo vần và đáp lại ý của người xướng. 
10. Song diệp 
Bài thơ mỗi câu đều có hai chữ trùng nhau (song điệp). 
11. Thuận nghịch độc 
Bài thơ có hai cách độc: đọc xuôi từ chữ đầu đến chữ cuối cũng được, mà đọc ngược từ chữ cuối bài trở lại cũng có nghĩa. 
Tiết 13, 14 
Bước 2: Làm các bài tập sau đây
Bài tập 1: Mở đầu và kết thúc bài thơ Khóc ông phủ Vĩnh Tường. Hồ Xuân Hương đều dùng câu: “Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ôi!”. Sự lặp lại câu thơ ấy có ý nghĩa và tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tình cảm và thái độ của tác giả bài thơ? 
Bài tập 2: Trong bài thơ Rắn đầu cứng cổ, mỗi câu thơ đều mang tên một loài bò sá họ nhà rắn, nhưng nội dung là “bản kiểm điểm” chân thành của một học trò vốn là con nhà gia thế mà lại biếng học. Em hãy phân tích đặc điểm này thể hiện qua biện pháp chơi chữ của tác giả ở một số câu thơ tiêu biểu. 
Bài tập 3: Bài thơ Hoàng hôn của Nguyễn Vĩ gợi lên trước mắt em hình ảnh gì? Điều đó đã giúp cho việc thể hiện chủ đầu bài thơ tốt hơn ở chỗ nào?
Bài tập 4: Việc nhắc lại mấy chữ “Tài đồng lương cao” và câu thơ “Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày” của Nguyễn Trãi ở bài Tùng có tác dụng gì trog việc thể hiện chủ đề tư tưởng của bài thơ?
Bài tập 5: Bài thơ Hoàng hoa gợi cho em âm hưởng gì? Những yếu tố nào của bài thơ ssã tạo nên âm hưởng đó? Theo em tâm trạng của nhà thơ khi viết bài thơ này là một tâm trạng như thế nào? Tại sao em lại cho là như thế?
Bài tập 6: Bài thơ Anh nghiện rượu kết thúc chỉ với một chữ “Be”. Câu cuối thiếu hẳn mấy chữ như thế có lối làm tối nghĩa bài thơ đi không? Liệu có thêm được cho đủ số chữ như các câu thơ trên không ?
Bài tập 7: Ngoài các bài thơ độc đó trên, em còn biết thêm những bài thơ độc đáo khác nào nữa? Hãy nêu lên và chỉ ra đặc điểm của các bài thơ đó.
Bước 3: Đọc và suy nghĩ về nội dung ghi trong khung sau đây:
- Những bài thơ độc đáo là những bài thơ có hình thức trình bày và thể hiện không bình thường. Mỗi bài thơ đó có một đặc điểm nổi bật.
- Sự độc đáo của hình thức thể hiện đã ít nhiều giúp tác giả biểu hiện tốt hơn nội dung tư tưởng và tình cảm; đem lại cho người đọc sự khác lạ, thích thú.
Tiết 15
Bước 4: Luyện tập 
1- Trong các bài thơ trên, em thích bài nào nhất? Vì sao? Hãy viết một bài giới thiệu ngắn gọn những lý do yêu thích bài thơ đó của mình.
2- Hãy tìm hiểu và sưu tầm những bài thơ, câu thơ được viết theo các thể thơ trên.Chép vào vở tích luỹ vở của giờ học tự chọn.
3- Thử tập làm thơ theo một thể thơ nào đó ở trên mà em yêu thích 
4- Tập nhận diện các bài thơ độc đáo.
Các em thử xem các bài thơ sau độc đáo ở chỗ nào. Tìm hiểu xem đó là thể thơ gì. 
Bài 1:Tối 
Tối
Đi hoài
Chân mỏi 
Trăn ló ngàn
Chim về núi 
Muôn dặm mịt mù 
Một mình lặn lội 
Đèo ải bước gập ghềnh 
Cảnh tình lòng bối rối 
Đường xa gánh nặng ngại ngùng 
Quãng vắng canh trường vời vợi 
Ô hay gai góc quãng đường đời 
Vất vả thâu đêm đi chưa mỏi 
( Trần Chuấn Chương ) 
Bài 2: Tiếng chuông chùa 
Bốn phương trời
Sương sa 
Tiếng chuông chùa
Ngân nga
Trời lặng êm,
	Nghe rêm 
	Tiếng chuông 
	Rơi 
	Thảnh thơi 
	Êm đềm 
Hồi chuông 
	Rơi 
	Bom!
	Bom!
	Trong sương mơi,
	Véo von
Hồi chuông 
	Trôi 
	 Êm ru 
	 Vô âm u 
	 Hồn tôi 
Hồi chuông 
Vang bốn phương .
	Mùi trầm hương 
	 Vang tron sương 
	 Lòng tôi ..
Nghe tiếng chuông 
	Trong 
	Trong
	Hồi hộp 
	Bâng khuâng 
Hồn lâng lâng 
	Lên vút 
	Cao xanh 
	Thanh, 
	Thanh 
Tiếng chuông chùa
	Khoan thai 
	Kêu ai 
	 Lòng nhớ thương 
	Quê hương 
Tiếng chuông chùa 
	Khoan thai 
	Kêu ai 
	 Lòng thê lương 
	Tê
	 Mê
	Trong sương 
( Nguyễn Vĩ )
Bài 3 : Mưa rào
Mưa
Lưa thưa
Vài ba giọt
Ai khóc tả tơi,
Giọt lệ tình đau xót? 
Nhưng mây mù mịt, gió đưa
Cây lá rụng xào xạc giữa trưa. 
Mưa đổ xuống ào ạt, mưa, mưa, mưa!
Thời gian trôi tan tác theo tiếng mưa cười!
Không gian dập vùi tan tác theo thác mưa trôi, 
Đàn em thơ nhào ra đường, giỡn hớt chạy dầm mưa!
Cỏ hoa mừng nên vận hội, ngả nghiêng tắm gội say sưa!
Nhưng ta không vui, không mừng. Lòng không ca, không hát!
 Ta đưa tay ra trời, xin dòng mưa thấm mát
 Tưới vết thương lòng héo hắt tự năm xưa!
Nhưng, ô kìa! Mưa rụng chóng tàn chưa!
Trời xanh xanh, mây bay tan tác. 
Ai còn ươm hạt mưa đào, 
Lóng lánh trong tim Hoa? 
Ai ươm mơ sầu, 
Ôi mong manh, 
Trong tim
Ta!
Bài 4: Đom đóm
Đỉnh đèo đá đã đêm đen,
Đom đóm đủng đỉnh đèo đèn đi đâu?
Đong đưa đèn đỏ đeo đầu,
Đêm đen đom đóm đi đâu đỏ đền?
Đỉnh đèo đá đã đêm đen
(Nguyễn Đức Mậu)
Tiếu 1 6: Tài liệu tham khảo + sưu tầm
Để có thêm tài liệu tham khảo, mở rộng và so sánh đối chiếu, các em cần đọc thêm một số thể thơ bình thường trong thơ ca Việt Nam sau đây. 
1.Thể thơ hai chữ. Ví dụ: 
Sương rơi 	Hiu hắt
Nặng trĩu	Thấm vào 
Trên cành 	Tả tơi
Dương liễu 	Em ơi!
Nhưng hơi 	Trong lòng 
Gió bậc 	Hạt sương 
Lạnh lùng 	Thành một 
	Vết thương!...
(Nguyễn Vĩ, Sương rơi, trong Văn học tạp chí 1935)
2. Thể thơ ba chữ: Trong thơ ca dân gian, đồng dao và tục ngữ thường sử dụng thể ba chữ này. Ví dụ 
Nắng chóng trưa 
Mưa chóng tối 
Khoang ruộng la
Mạ ruộng quen
Chiêm chấp chới 
Mùa đợi nhau 
Sông có khúc 
Người có lúc 
(Thơ ca dân gian)
Com bướm vàng
Bay nhẹ nhàng
Trên bờ cỏ
Em thích quá 
Liền đuổi theo
Com bướm vàng 
Com bướm vàng  
(Trần Đăng Khoa, Con bướm vàng)
3. Thể thơ bốn chữ. Ví dụ: 
Khăn thương nhớ ai 
Khăn rơi xuống đất 
Khăn thương nhớ ai 
Khăn vắt lên va  
Đèn thương nhớ ai 
Mà đèn không tắt 
Mắt thương nhớ ai 
Mắt không ngủ yên
(Thơ ca dân gian)
Hoặc: 
Chú bé loắt choắt 
Cái xắc xinh xinh 
Cái chân thoăn thoắt 
Cái đầu nghênh nghênh 
Ca lô đội lệch 
Mồm huýt sáo vang 
Như con chim chích 
Nhảy trên đường vàng  
(Tố Hữu, Lượm)
4. Thể thơ năm chữ (còn gọi là ngũ ngôn). Ví dụ:
Ông đồ vẫn ngồi đấy 
Qua đường không ai hay 
Lá vàng rơi trên giấy 
Ngoài trời mưa bụi bay  
(Vũ Đình Liên, Ông đồ)
Hoặc: 	Anh đội viên thức dậy 
	Thấy trời khuya lắm rồi 
	Mã sao Bác vẫn ngồi 
	Đêm nay Bác không ngủ
(Minh Huệ, Đêm nay Bác không ngủ)
5. Thể thơ sáu chữ. Ví dụ:
Sáng ra thấy thơm mặt đất 
Hoa sấu hay là hoa cau? 
Mùi hương đồng quê chưa thuộc
Như hương của một tình đầu  
(Chế Lan Viên, Quê và hương sơ tán)
Hoặc 	Niềm vui chung cho bao người 
	Sầu đàu đành cho riêng tôi
	Tôi nằm ôm cơn sốt bỏng 
	Như ôm linh hồn để sống  
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Vô đề)
6. Thể thơ bảy chữ. Ví dụ:
Tứ tuyệt: 
	Tiếng suốt trong như tiếng hát xa, 
	Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa, 
	Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, 
	Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. 
(Hồ Chí Minh, Cảnh khuya)
Thất ngôi bát cú: 
	Bước tới Đèo ngang bóng xế tà
	Cỏ cây chen đá lá chen hoa 
	Lom khom dưới núi tiều và chú 
	Lác đác bên sông chợ mấy nhà
	Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
	Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia
	Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
	Một mảnh tình riêng, ta với ta. 
(Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)
Thơ dài, trường ca: Ô vẫn còn đây của các em
	Chồng thư mới mở Bác đang xem. 
	Chắc Người thương lắm lòng con trẻ 
	Nên để bâng khuâng gió động rèm 
(Tố Hữu, Theo chân Bác)
7. Thể thơ tám chữ. Ví dụ:
	Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt, 
	Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
	Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ, 
	Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm  
(Thế Lữ, Nhớ rừng)
Hoặc: 	Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng 
	Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi 
	Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
	Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời 
(Anh Thơ, Chiều xuân)
8. Thể thơ lục bát. Ví dụ:
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăn đợi thuyền
(Ca dao)
Nhà em cách bốn quả đồi
Cánh ba ngọn núi, cánh đôi cánh rừng
Nhà em xa cách quá chừng
Em van anh đấy anh đừng thương em
(Nguyễn Bính, Vài nét rừng)
9. Thể thơ song thất lục bát (hai câu bảy tiếp đến cặp câu sáu tám). Ví dụ:
Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt 
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây 
	Chín lần gươm báu trao tay 
Nửa đêm truyền hịch lệnh ngày xuất chinh  
(Đoàn Thị Điểm, Chinh phụ ngâm khúc)
Hoặc: Ba mươi năm đời ta có Đảng
Hôm nay ôn lại quãng đường dài
Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay
Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm
(Tố Hữu, Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Chương trình buổi hai môn Ngữ Văn 8
Tuần
Tiết
Nội dung bài dạy
Luyện đề: Tôi đi học.
Bài tập: Cấn độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Luyện đề: Trong lòng mẹ.
Bài tập: Trường từ vựng.
Luyện đề: Tức nước vỡ bờ.
Ôn luyện văn tự sự.
Luyện đề: Lão Hạc.
Bài tập: Từ tượng hình - từ tượng thanh
Luyện: Tóm tắt văn bản tự sự.
Bài tập: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
Luyện đề: Cô bé bán diêm.
Bài tập: Sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
Luyện đề: Đánh nhau với cối xay gió.
Bài tập: Trợ từ, thán từ, tình thái từ.
Luyện đề: Chiếc lá cuối cùng.
Luyện tập: Lập dàn ý một số đề văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
Luyện đề: Hai cây phong.
Luyện viết: Bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. 
Bài tập: Nói quá
Bài tập: Nói giảm nói tránh
Luyện đề: Thông tin trái đất năm 2000 
Bài tập: Câu ghép.
Luyện: Phương pháp thuyết minh.
Luyện: Phương pháp thuyết minh.
Luyện đề: Ôn dịch thuốc lá, bài toán dân số.
Bài tập: Câu ghép.
Luyện đề: Ôn tập văn thuyết minh.
Bài tập: Dấu câu.
Ôn tập tiếng Việt.
Luyện đề: Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông - Đập đá ở Côn Lôn.
Ôn tập học kỳ
Ôn tập học kỳ
Ôn tập học kỳ
Ôn tập học kỳ
Ngoại khoá văn học
Ngoại khoá văn học

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 8(43).doc