Giáo án tự chọn ngữ Văn 8 - Tiết 1 đến 10

Giáo án tự chọn ngữ Văn 8 - Tiết 1 đến 10

Tiết 1,2:

NS:

ND:

Chủ đề 1 :Ôn tập danh từ, động từ, tính từ.

A. Mục tiêu.

 1.Kiến thức: Giúp HS hệ thống lại các từ loại đã học ở lớp 6, 7. Nắm đợc khái niệm, đặc điểm cơ bản của 3 từ loại danh, động, tính.

 2.Kĩ năng: Nhận diện, SD 3 từ loại.

 3.Thái độ: Có ý thức sd từ đúng ngữ cảnh, trau dồi vốn từ.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 998Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn ngữ Văn 8 - Tiết 1 đến 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1,2: 
NS:
ND:
Chủ đề 1 :Ôn tập danh từ, động từ, tính từ.
A. Mục tiêu.
 1.Kiến thức: Giúp HS hệ thống lại các từ loại đã học ở lớp 6, 7. Nắm đợc khái niệm, đặc điểm cơ bản của 3 từ loại danh, động, tính.
 2.Kĩ năng: Nhận diện, SD 3 từ loại.
 3.Thái độ: Có ý thức sd từ đúng ngữ cảnh, trau dồi vốn từ.
B. Nội dung.
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: 
- GV nêu khái niệm, đặc điểm của từ loại.
- Kể tên các từ loại đã học ở lớp 6,7?
- GV nêu k/n thực từ, hư từ?
- Những từ loại thuộc nhóm thực từ, h từ?
- Thế nào là danh từ? 
- Danh từ có những đặc điểm gì?
- Có những loại danh từ nào?
- Kể một số danh từ chỉ đơn vị?
- Nêu một số danh từ chỉ sự vật? 
- Phân biệt danh từ với cụm danh từ?
- Thế nào là động từ?
 Cho VD?
- Nêu các đặc điểm của động từ?
- Tính từ? Cho ví dụ?
- Có những loại tính từ nào? Cho ví dụ?
- GV lu ý về hiện tượng chuyển loại của từ
Hoạt động 2: 
1. Tìm danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau: "Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường".
2. Xác định từ loại cho các từ gạch chân sau:
3. Đặt câu với các từ sau: Học sinh, dịu dàng, lễ phép, chăm chỉ, thầy giáo...
4. Viết đoạn văn ngắn về chủ đề ngày khai trường có sử dụng các từ loại: danh từ, động từ, tính từ.
Nội dung
I. Lý thuyết.
1. K/n từ loại.
2. Đặc điểm của từ loại.
II. Các nhóm từ loại
- Thực từ: danh từ, động từ, tính từ,
- Hư từ: trợ từ, thán từ,
III. Các từ loại cụ thể.
1. Danh từ.
a. K/ niệm: là những từ gọi tên ngời, sự vật, hiện tượng khái niệm.
b. Đặc điểm: - Khả năng kết hợp với lượng từ đứng trước,chỉ từ đứng sau.
c. Các loại danh từ.
- Danh từ đơn vị: tự nhiên, quy ớc
- Danh từ sự vật: Danh từ chung, danh từ riêng.
d. Phân biệt danh từ với cụm danh từ.
2. Động từ:
a. Khái niệm: là những từ chỉ hoạt động, trạng thái (của sự vật).
b. Đặc điểm:
- Khả năng kết hợp.
- Thành phần câu
c. Các loại động từ.
3. Tính từ.
a. Khái niệm: là những từ chỉ tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tửợng.
b. Đặc điểm: - Khả năng kết hợp
 - Thành phần câu
c. Các loại tính từ.
4. Lưu ý: hiện tượng chuyển loại của từ.
IV.Luyện tập.
Bài tập 1
- Danh từ: 
- Động từ:
- Tính từ:
Bài tập 2: 
a. Nhân dân ta rất anh hùng.
b. Anh ấy đợc phong danh hiệu anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
c. Hành động ấy rất đáng khâm phục.
d. Cô ấy hành động rất mau lẹ.
Bài tập 3:
Bài tập 4:
C. Củng cố-Dặn dò:
- Học thuộc các kiến thức về danh từ, động từ, tính từ.
- Làm bài tập 4, chuẩn bị các từ loại: Số từ đại từ, quan hệ từ.
Duyệt của chuyên môn
Tiết 3,4: 
NS:
ND:
Chủ đề 1 :Ôn tập: Số từ, đại từ, quan hệ từ.
A. Mục tiêu.
 1.Kiến thức: Giúp HS nắm chắc kiến thức về số từ, đại từ, quan hệ từ.
 2.Kĩ năng: Biết cách sd từ
 3.TháI độ: Vận dụng phù hợp trong nói viết, trau dồi vốn từ.
B. Nội dung.
Hoạt động của GV và Hs
Hoạt động 1: 
- Thế nào là số từ?
- Số từ thờng kết hợp với từ loại nào?
 GV lưu ý: số từ chỉ lượng cụ thể à có số từ à không có lượng từ và ngược lại.
- Có những loại số từ nào? Vị trí của mỗi loại?
 GV: Cần phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.
- Thế nào là đại từ?
Cho ví dụ?
- Nêu chức vụ của đại từ?
- Có những loại đại từ nào?
- Đại từ để trỏ, hỏi gì?
GV lưu ý: một số danh từ chỉ người, khi xưng hô cũng đợc sd như đại từ xưng hô.
- Thế nào là quan hệ từ? Cho Ví dụ?
- Sử dụng quan hệ từ nh thế nào?
- Lưu ý phân biệt một số quan hệ từ với thực từ.
VD: Nhà nó lắm của.
 Quyển sách này của tôi
Hoạt động 2: 
1.Tìm ST, Đt, QHT trong ví dụ sau:
2. Đặt câu với các từ sau: Ai, chúng tôi, vài, năm, tuy, nhưng, tóm lại...
 3. Viết đoạn văn ngắn về mùa thu có sử dụng sáu từ loại đã ôn tập.
Nội dung
I. Lý thuyết.
1. Số từ.
a. Khái niệm: Là những từ chỉ số lượng và số thứ tự của sự vật.
- Thường đứng trước hoặc sau danh từ.
- Làm phụ ngữ, vị ngữ cho danh từ.
b. Các loại số từ:
- Số từ chỉ lượng: đứng trước hoặc sau danh từ.
- Số từ chỉ thứ tự: đứng sau danh từ.
2. Đại từ: 
a. Khái niệm: Dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
- Làm CN, VN, phụ ngữ của DT, ĐT, TT.
b. Các loại đại từ.
- Đại từ để trỏ: 
 + Người, sự vật,
 + Số lượng
 + Hoạt động, t/ chất, sự việc
- Đại từ để hỏi:
 + Người, sự vật
 + Số lượng
 + Hoạt động, t/ chất, sự việc
c. Lưu ý: Phân biệt đại từ với danh từ.
3. Quan hệ từ:
a. Khái niệm.
b, Sử dụng quan hệ từ.
c. Lưu ý
II. Bài tập
Bài tập 1: 
a. Một canh.... hai canh lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
b. Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng.
 c. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết.
Bài tập 2:
Bài tập 3:
C. Dặn dò: 
- Học thuộc các kiến thức về những từ loại đã học.
- Làm bài tập 3, ôn các từ loại: lợng từ, phó từ, chỉ từ.
Duyệt của chuyên môn
Tiết 5,6: 
NS :
ND : 
Chủ đề 1	Ôn tập: Lượng từ, phó từ, chỉ từ
A.Mục tiêu.
 1.Kiến thức:Giúp HS nắm chắc kiến thức về lượng từ, phó từ, chỉ từ, quan hệ từ.
 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng dùng từ loại
 3.TháI độ:Vận dụng phù hợp trong nói viết, trau dồi vốn từ.
B. Nội dung.
Hoạt động 1.
- Lượng từ là gì?
- Lượng từ gồm những nhóm nào? Cho VD? Thế nào là lượng từ toàn thể? Vị trí của lượng từ ...tập hợp...?
- GV lưu ý:
Phó từ là gì?:Có những nhóm phó từ nào?
- GV Dựa vào vị trí các phó từ đứng trớc hoặc sau ĐT,TT:2nhóm.
-Thế nào là chỉ từ?
Hoạt động 2.
1. Xác định LT, CT, PT trong các câu sau.
a. Mỗi năm hoa đào nở.
 Lại thấy ông đồ già...
b. Nhưng mỗi năm mỗi vắng
 Người thuê viết nay đâu
c. Phải tốn ngàn câu quặng chữ
 Mới thu về một chữ mà thôi
 Chữ ấy phải làm rung động
 Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài
2. Cho các từ: kia, ấy, những, tất cả, đã, sẽ, rất.
3. Viết đoạn văn ngắn về tình bạn có sd các từ loại đã học.
I. Lý thuyết.
1. Lượng từ.
a. Khái niệm.
b. Các nhóm lượng từ.
- Lượng từ chỉ toàn thể.
- Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối.
c. Lưu ý: các từ các, những: có ý nghĩa khái quát; mọi chỉ t/c chủ quan; mỗi, từng: phân phối, sắc thái tình cảm.
2. Phó từ.
a. Khái niệm
b. Các loại phó từ.
3. Chỉ từ.
a. Khái niệm
- Chức vụ ngữ pháp: làm phụ ngữ, CN, VN...
b. Cách dùng.
II. Bài tập.
Bài tập 1:
- Lượng từ.
- Chỉ từ.
- Phó từ.
Bài tập2. Đặt câu với các từ sau.
C. Dặn dò:- Học thuộc các kiến thức cơ bản của các từ loại. - Làm tiếp bài tập 3
Tiết 7,8: 
NS:
ND:
Chủ đề 1: Luyện tập từ loại
A. Mục tiêu.
 1.Kiến thức:Thông qua bài từ loại giúp HS củng cố kiến thức về các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, ST, ĐT, QHT, phó từ, chỉ từ, lợng từ.
 2.Kĩ năng: sd từ loại
 3.TháI độ: Vận dụng để viết đoạn văn phù hợp.
B. Nội dung.
Bài tập 1: Xác định các từ loại trong đoạn thơ sau.
	a. Bánh trôi nớc
	Thân em vừa trắng lại vừa tròn
	Bảy nổi ba chìm với nứơc non
	Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
	Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
	(Hồ Xuân Hương)
	b. Cảnh khuya
	Tiếng suối trong như tiếng hát xa
	Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
	Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
	Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
	(Hồ Chí Minh)
Bài tập 2 
So sánh sự khác nhau giữa những từ gạch chân sau:
a1. Ông ấy rất giàu, nhiều của lắm
a2. Đây là sách của tôi
b1. Nó vừa cho tôi một quyển sách
b2. Nó đã tặng cho tôi quyển sách ấy
c. Đầu óc căng thẳng vì tiếng bom, tiếng đạn, tiếng rú và trong mỗi một ngời đều phải trải qua những bực tức, giận dữ, lo âu và cả sợ sệt nữa.
Bài tập 3: Viết đoạn văn ngắn nói lên suy nghĩ của em về nhân vật bé Hồng trong đoạn trích trong lòng mẹ có sd các từ loại đã học (DT, ĐT, TT).
C. Dặn dò: Ôn các từ loại, làm tiếp bài tập 2
	Chuẩn bị 3 từ loại: TT, TT, TTT.
Tiết 9,10:
NS :
ND : 
Chủ đề 1 : ÔN TÂP Và KIEM TRA CHU ĐÊ 1
A. Mục tiêu.
 1. Kiến thức:HS nắm kiến thức từ loại thông qua làm bài tập, 
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện, sử dụng từ cho học sinh.
 3. TháI độ: biết vận dụng kiến thức vào bài làm
B. Bài tập.
1. Xác định từ loại trong các ví dụ sau.
a.Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.
b. Và cái lần đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.
2. Điền loại từ thích hợp vào các từ sau để được dùng như danh từ.
nhớ, .thơng, hờn, .giận, .chiến tranh, ..ngủ,  tủi nhục, mơ ớc, .yêu thơng. trò chuyện, .may mắn.
3. Xác định từ loại của các từ: côn đồ, anh hùng trong các câu sau:
- Bọn côn đồ thường lẩn trốn quanh đây
- Thái độ của anh ta rất côn đồ
-  là đấng anh hùng
- Người chiến sĩ ấy rất anh hùng.
4. Hãy tìm các tính từ trong các từ sau đây: làm giàu, xinh xắn, trắng nõn, hờn, nhớ, tiếng hát, học trò, cày cấy, nhớ nhung, tin tưởng, vui vẻ, yêu thương, đỏ au, vàng chanh, may mắn, khoẻ, nhâng nháo, thích, yên ổn, sợ hãi, khó khăn.
C. Đề kiểm tra
Câu 1: Nêu các khái niệm danh từ, động từ, tính từ (3đ)
Câu 2: So sánh sự khác nhau giữa những từ gạch chân sau: (3đ)
a1. Ông ấy rất giàu, nhiều của lắm
a2. Đây là sách của tôi
b1. Nó vừa cho tôi một quyển sách
b2. Nó đã tặng cho tôi quyển sách ấy
c. Đầu óc căng thẳng vì tiếng bom, tiếng đạn, tiếng rú và trong mỗi một ngời đều phải trải qua những bực tức, giận dữ, lo âu và cả sợ sệt nữa.
Câu 3: Viết đoạn văn ngắn về chủ đề ngày khai trường có sử dụng các từ loại đã học. (4đ)
D. Củng cố- dặn dò: 
- GV thu bài làm của hs
- Về nhà xem lại kiến thức đã học nhằm vận dụng phù hợp cho chủ đề tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuchonvan8(HKI-phan1).doc