Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 - THCS Nhân Quyền

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 - THCS Nhân Quyền

 CHỦ ĐỀ 1 (Chủ đề nâng cao)

RÈN KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN

 MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 - Học sinh nắm chắc tính thống nhất về chủ đề của văn bản , là sự liên kết chặt chẽ, gắn bó hoà hợp của các bộ phận của tác phẩm như nhan đề, lời đề từ, từ ngữ, câu.

 - Có kỹ năng phát hiện chủ đề văn bản qua tìm hiểu các bộ phận của văn bản.

 CHUẨN BỊ

 - SGK, tài liệu tham khảo, giáo án

 CÁC BƯỚC LÊN LỚP

 A/ Ổn định tổ chức: (1 phút )

 B/ Kiểm tra bài cũ: ( 2 phút)

 GV kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của hs.

 C/ Bài mới: (39 phút).

 

doc 85 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1219Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 - THCS Nhân Quyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1
Tiết : 1
Ngày soạn : 05/9/2007
Ngày dạy : 11/9/2007
 Chủ đề 1 (Chủ đề nâng cao)
Rèn kỹ năng tạo lập văn bản
 Mục tiêu cần đạt
 - Học sinh nắm chắc tính thống nhất về chủ đề của văn bản , là sự liên kết chặt chẽ, gắn bó hoà hợp của các bộ phận của tác phẩm như nhan đề, lời đề từ, từ ngữ, câu...
 - Có kỹ năng phát hiện chủ đề văn bản qua tìm hiểu các bộ phận của văn bản.
 Chuẩn bị 
 - SGK, tài liệu tham khảo, giáo án
 Các bước lên lớp
 A/ ổn định tổ chức: (1 phút )
 B/ Kiểm tra bài cũ: ( 2 phút)
 GV kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của hs.
 C/ Bài mới: (39 phút).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
? Em hãy cho biết chủ đề của văn bản là gì
? Mỗi tác phẩm có mắy chủ đề
- Một văn bản có nhiều chủ đề gọi là đa chủ đề
GV lấy ví dụ: “Nhật kí trong tù”
? Những khổ cực đoạ đầy của thân tù.
+ ý chí kiên cường bất khuất
+ Lòng yêu TN.
+ Lòng yêu nước.
+ Lòng thương người.
? Tìm chủ đề của bài thơ “Bánh trôi nước” – Hồ Xuân Hương.
Gv đọc bài thơ (ghi bảng phụ).
Gv nhận xét, kết luận.
? Tìm chủ đề của văn bản.
Có ý kiến cho rằng bài thơ có một chủ đề:
Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn 
bản biểu đạt .
Có thể có một hoặc nhiều chủ đề
- Đọc bài thơ.
- Thảo luận nhóm.
- Trình bày nhận xét.
I Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
1. Chủ đề của văn bản.
a. Bánh trôi nước.
(Hồ Xuân Hương)
- Lòng tự hào về một loại bánh ngon của dân tộc.
- Ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ.
Tình bạn chân thành, thuỷ chung. Có ý kiến cho rằng có hai chủ đề: 
- Tình bạn đẹp, chân thành.
- Cuộc đời thanh bạch của một nhà nho.
ý kiến của em như thế nào ?
Gv nhận xét chốt ý.
? Văn bản này có mấy chủ đề ?
? Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là gì.
Nhận xét.
? Tính thống nhất về chủ đề trong “cuộc chia tay ...” được thể hiện như thế nào ? qua nhan đề, cốt truyện, tình tiết trong truyện ?
Bổ sung.
2 anh em về chia tay cô giáo, các bạn .. -> chia tay, anh nhìn theo em khóc.
=> chủ đề....
H/s đọc bài thơ.
H/s tự do phát biểu.
Nhận xét.
H/s thảo luận.
- Trình bày.
- Có hai chủ đề.
+ Sự đau khổ của tuổi thơ trước bi kịch gia đình.
+ Tình thương yêu của anh em, bạn bè trong bi kịch đó.
H/s nêu.
H/s tìm các chi tiết.
+ Thuỷ và Thành đau khổ khóc suốt đêm.
+ Sáng sớm Thành đau buồn ra vườn ngồi một mình, em gái theo ra.
+ Hai anh em chia đồ chơi.
+ Trước lúc lên xe, Thuỷ đổi lại cho anh hai đồ chơi: 2 con búp bê.
- Cảm thông với thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
b. “Bạn đến chơi nhà”
(Nguyễn Khuyến)
c. Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” 
(Khánh Hoài)
II.Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
- Thể hiện ở nhan đề.
- Cốt truyện.
- Nhân vật.
- Diễn biến.
- Phương tiện ngôn ngữ.
=> gắn bó chặt chẽ, hoà hợp thành một chỉnh thể.
- Các phần của văn bản.
 D/ Củng cố: (2 phút)
 Em hiểu thế nào là chủ đề của văn bản ?
 Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là gì ?
 E/ Hướng dẫn về nhà: (1phút)
 - Nắm vững lí thuyết.
 - Làm BT – văn bản “Rừng cọ quê tôi” – trang 10,11 Ngữ văn 8.
 - Tìm hiểu lại “Tôi đi học” – các hình ảnh so sánh trong văn bản.
_________________________________________________
Tuần : 2
Tiết : 2
Ngày soạn : 10/9/2007
Ngày dạy : 19/9/2007
Rèn kỹ năng tạo lập văn bản
 Mục tiêu cần đạt
 - Tiếp tục có kỹ năng tìm hiểu tính thống nhất về chủ đề của văn bản qua việc tìm phân tích những từ ngữ hình ảnh cụ thể trong văn bản.
 - Từ đó có kỹ năng triển khai một đề bài thành dàn ý có tính mạch lạc.
 Chuẩn bị
 - SGK, giáo án.
 Các bước lên lớp
 A. ổn định tổ chức : (1phút)
 B. KTBC ( 4 phút)
 - KT bài tập về nhà.
 C. Bài mới ( 35 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Yêu cầu HS đọc lại văn bản
? Phân tích bố cục văn bản.
Nội dung từng phần.
Gv nhận xét kết luận.
P1: Giới thiệu khẳng định vẻ đẹp của rừng cọ.
P2:Đ2: Tả cây cọ.
Đ3: rừng cọ với tuổi thơ tác giả.
Đ4: Lợi ích của nó.
P3: Khẳng định tình yêu của người sống theo rừng cọ.
? Chủ đề của văn bản là gì.
Gv chốt.
? Tìm các từ các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề.
Gv bổ sung.
? Tìm những hình ảnh so sánh trong văn bản và nêu tác dụng của hình ảnh đó đối với chủ đề của văn bản, nó đã hỗ trợ cho tính thống nhất về chủ đề của văn bản như thế nào ?
Gv nhận xét.
=> Làm nổi bật hình ảnh cây cọ -> vẻ đẹp của rừng cọ trong nỗi nhớ của người xa quê.
? Câu hỏi tương tự.
Nhận xét bổ sung.
Gv đưa ra các ý -> kết luận.
Gv hướng dẫn H/s thảo luận tìm hình ảnh so sánh và nêu tác dụng.
Gọi các nhóm trình bày.
Gv nhận xét bổ sung.
? Có bạn triển khai đề bài theo hướng:
a, Chú em cho em một chiếc cặp khi em sắp vào học lớp 8. Chiếc cặp đã gợi nhớ kỷ niệm lầm đầu tiên đi học lớp 1.
b. Các đây 8 năm, ngày đầu tiên đi học cấp 1, bà nội em đưa em đi vì bố mẹ em đi công tác xa.
c, Bà đã già nên không kịp đi phố mua cặp mới cho em, em đựng sách trong một cái túi vải rất to của bà, trông rất ngộ.
d, Hai bà cháu đến trường, không khi như ngày hội.... em không chạy nhảy nô nghịch như những lần khác ... đứng nghiêm chỉnh .
e, ấn tượng nhất là cô giáo.
? Theo em hướng triển khai của bạn về đề đã cho có đúng không ? Trình bày hướng triển khai của em ?
=> Đề triển khai có thể chấp nhận.
H/s đọc văn bản.
Chia làm 3 phần.
P1 :Đoạn 1.
P2: Đoạn 2,3,4.
P3: Đoạn 5.
- Thảo luận.
- Trình bày.
- Nhận xét.
H/s nêu.
Bổ sung.
- H/s Thảo luận.
- Trình bày.
- Nhận xét.
H/s tìm.
Bổ sung.
+Búp cọ – thanh k
+Lá cọ -> rừng tay vẫy.
- > rừng mặt trời.
Thảo luận -> tìm những hình ảnh so sánh.
Trình bày.
Tôi quên thế nào ... như mấy cành hoa tươi.
ý nghĩ ấy ... như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
H/s nêu nhận xét.
Trình bày.
Hướng triển khai như trên có thể chấp nhận được.
Theo em có thể kể về kỉ niệm người thân (Ông , bà, bố, mẹ) đưa em đến trường ngày đầu tiên đi học thì sẽ ấn tượng hơn.
II Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
1 Rừng cọ quê tôi 
Nguyễn Thái Văn
( Văn 8)
- Chủ đề:
Rừng cọ là vẻ đẹp của vùng sông Thao
Tình yêu mến quê nhà của người sông Thao.
+ Rừng cọ quê tôi.
+ Rừng cọ trập trùng.
+ ...
2. “Tôi đi học”
Hình ảnh so sánh -> làm nổi bật tâm trạng, suy nghĩ nhân vật “Tôi” làm cho những kỉ niệm rõ rệt, sâu sắc hợn.
3. Triển khai đề bài.
“Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học lớp 1 của em”
Cảm giác, tâm trạng của em, hồi hộp, lo lắng, bỡ ngỡ.
 D.Củng cố. (3 Phút)
 ? Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể hiện như thế nào ?
 E. Hướng dẫn về nhà (2 Phút).
 - Lập dàn ý cho bài tập trên lớp.
____________________________________________________
Tuần : 3
Tiết : 3
Ngày soạn : 18/9/2007
Ngày dạy : 25/9/2007
Rèn kỹ năng tạo lập văn bản
 Mục tiêu cần đạt
 - Hiểu rõ tính thống nhất về chủ đề biểu đạt chủ đề đã xác định không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
 - Có kỹ năng lựa chọn điều chỉnh các từ, ý cho sát yêu cầu của đề.
 Chuẩn bị
 - SGK, giáo án, bảng phụ.
 Các bước lên lớp
 A. ổn định tổ chức:
 B. KTBC ( 4 phút)
 - Kiểm tra cách triển khai đề đã cho “Kể lại kỉ niệm ngày dầu tiên đi học lớp 1”.
C. Bài mới: ( 35 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Gv đọc lại
Hướng dẫn thảo luận.
? Theo em ý nào làm cho bài viết lạc đề ?
Gv kết luận: b, d.
? Tìm những ý lạc chủ đề trong bài tập ?
? Em hãy sắp xếp điều chỉnh lại ?
Gv nhận xét đưa ra đáp án, bảng phụ.
1, Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại nao nức, xốn xang.
2, Cảm thấy con đường quen đi học, thấy lạ cảnh vật thay đổi.
3, Muốn thử sức.
4, Cảm thấy ngôi trường có nhiều thay đổi.
5, Cảm thấy gần gũi, thân thương đối với lớp học, với những người bạn mới.
? Để chứng minh cho luận điểm: “sách có lợi ích rất lớn đối với con người” Một bạn đã triển khai các ý sau (Gv sử dụng bảng phụ).
a. Sách giúp con người khám phá mọi lĩnh vực của đời sống.
b. Sách giúp con người nhận thức được những vấn đề lớn của đời sống, nắm bắt được quy luật tự nhiên.
c. Sách giúp con người hiểu được chính bản thân con người.
d. Sách do con người làm ra.
e. Sách dạy bảo con người biết sống hay, sống đẹp.
g. Sách đem lại sự thư giãn thoải mái cho con người sau những giờ lao động mệt nhọc.
? Trong những ý trên ý nào không đảm bảo tính thống nhất về chủ đề ? Vì sao ?
+ Kết luận: ý (d) không đảm bảo tính thống nhất về chủ đề – phục vụ cho lao động: Nguồn gốc của sách.
? Góp ý cho cách triển khai đề: “Kể lại kỉ niệm ngày dầu tiên đi học lớp 1 của em”.
+ Chú ý các ý lôgíc, mạch lạc.
H/s đọc bài tập 
Thảo luận nhóm (3P)
Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Thảo luận nhanh.
Trình bày, bổ sung.
ý lạc chủ đề: (c,g)
Có nhiều ý hợp với chủ đề nhưng do cách diễn đạt chưa tốt nên thiếu sự tập trung vào chủ đề như b, e
H/s sắp xếp lại các ý.
H/s thảo luận.
Trong các ý trên ý d không đảm bảo tính thống nhất về chủ đề vì nó giải thích nguồn gốc của sách còn các ý trên nói về lợi ích của sách.
Trình bày: ý ds.
Giải thích.
Nhận xét.
Trình bày cách triển khai đề về nhà.
Cả lớp góp ý, hoàn thiện cho bài cá nhân.
Bài 2(SGK- NV 8 tr14)
Loại ý b, d.
Bài 3 (trang 14)
Sắp xếp các ý theo một thư tự hợp lí sẽ là: a, b, c, d, e
Bài tập bổ sung.
Kết luận:
ý d không đảm bảo tính thống nhất về chủ đề
Bài tập bổ sung.
 D. Củng cố: ( 3 Phút)
 ? Nhấn mạnh các yếu tố thể hiện tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
 D. Hướng dẫn về nhà: (2 phút ).
 - Viết bài dựa trên các ý đã sửa.
 - Chú ý kết hợp các phương thức biểu đạt.
 - Tìm hiểu bố cục văn bản.
____________________________________________________
Tuần : 4
Tiết : 4
Ngày soạn : 25/9/2007
Ngày dạy : 02/10/2007
Rèn kỹ năng tạo lập văn bản
 Mục tiêu cần đạt
 - Học sinh nắm vững bố cục của văn bản, cấu trúc của bố cục văn bản, cách xây dựng đoạn trong văn bản.
 - Có kỹ năng.tìm, phát hiện bố cục văn bản, biết viết đoạn văn theo các cách khác nhau, xác định được chủ đề, câu chủ đề, từ ngữ chủ đề. 
 Chuẩn bị
 - SGK, giáo án, bảng phụ.
 Các bước lên lớp
 A. ổn định tổ chức : ( 1 phút)
 B. KTBC ( 4 phút)
 ? Bố cục của văn bản là gì
 ? Thế nào là đoạn văn. 
 C. Bài mới : ( 35 phút) 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
? Bố cục văn bản là gì ?
? Một bài thơ tứ tuyệt gồm 4 phần. Đó là những phần nào ?
Gv phân tích bài “Bánh trôi nước”.
? Một bài thơ thất ngôn bát cú gồm mấy phần ?
? Nhiệm vụ của từng phần 
Gv kết luận.
Hướng dẫn phân tích văn bản. “Dê đen và Dê trắng cùng qua một chiếc cầu hẹp. Dê đen đi đằng này lại. Dê trắng đi đằng kia sang. Con nào cũng muốn tranh sang trước, không con nào chụi nhường con nào. Chúng húc nhau cả hai đều rơi tõm xuống suối ”.
? Văn bản có thể chia thành mấy phần chỉ rõ nội dung của từng phần ?
Gv nhận xét bổ sung.
3 phần: giới thiệu nhân vật, PT truyện, kết thúc.
? Đặt đầu đề cho văn bản?
Gv: Hai con dê trên một cái cầu.
? Nội dung phần TB đư ...  ơi là mệt.
Chức năng của câu cảm thán được dùng làm gì?
Gv bổ sung.
Yêu cầu H/s lấy VD.
? Tìm các câu cảm thán có trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
? Các câu sau đây có phải là câu cảm thán không. Vì sao.
a. Lan ơi! về mà đi học!
b. Thôi rồi, Lượm ơi!
? Em hãy thêm các từ ngữ cảm thán và dấu (!) để chuyển đổi các câu sau thành câu cảm thán.
a. Anh đến muộn quá.
b. Buổi chiều thơ mộng.
c. Những đêm trăng lên.
d. Ông ấy mất sáng hôm qua rồi.
? Tại sao 2 kiểu câu sau đây lại khác nhau.
a. Biết bao người lính đã xả thân cho tổ quốc!
b. Vinh quang biết bao người lính đã xả thân cho tổ quốc!
? Đặt các câu cảm thán có các từ.
Trời ơi.
Hỡi ôi.
Chao ôi.
Biết bao, thay.
Than ôi.
Biết chừng nào.
Gv gọi H/s đặt câu.
? Em hãy viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng câu cảm thán, cầu khiến, nghi vấn.
Gọi H/s đọc, nhận xét.
Gv nhận xét bổ sung.
H/s nhớ lại.
H/s trả lời.
VD: Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt!
Những từ ngữ cảm thán như: Ôi, than ôi, chao ơi, trời ơi, biết bao...
Có thể được cấu tạo bằng từ thay hoặc bằng từ nhỉ
Dùng để biểu thị cảm xúc trực tiếp của người nói.
VD: Hơi ơi lão Hạc! thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.
H/s tìm.
H/s trả lời.
Câu a không phải. Đó chỉ là lời gọi đáp => câu trần thuật.
Câu b là câu cảm thán vì diến tả sự thương xót của nhà thơ đối với Lượm.
H/s suy nghĩ làm.
a. Trời ơi, anh đến muộn quá.
b. Buổi chiều thơ mộng biết bao.
c. Ôi, những đêm trăng lên !
d. Trời ơi, ông ấy mất sáng hôm qua rồi.
Câu a từ biết bao là từ chỉ số lượng (số người) => đó là câu trần thuật.
Câu b từ biết bao bộc lộ cảm xúc ca ngợi sự hi sinh ... đó là câu cảm thán.
H/s đặt câu
Trời ơi sao tôi khổ qúa!
Hỡi ôi cuộc đời lão Hạc thật khổ.
Chao ôi con chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao.
Thương thay cũng một kiếp người.
Cuộc sống của chị Dậu khổ cực biết chừng nào. 
H/s viết đảm bảo yêu cầu có sử dụng 3 kiểu câu: cầu khiến, nghi vấn, cảm thán.
Nội dung thống nhất 1 chủ đề. Có sự liên kết câu liên kết đoạn.
I. Lý thuyết.
1. Khái niệm.
2.Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.
a. Đặc điểm.
Từ ngữ cảm thán. 
b. Chức năng.
II. Bài tập.
1. Bài 1:
2. Bài tập 2.
Câu a không phải là câu cảm thán.
Câu b là câu cảm thán.
3.Bài tập 3.
a. Trời ơi, anh đến muộn quá.
b. 
c. Ôi, những đêm trăng lên !
4.Bài tập 4.
Câu a câu trần thuật.
Câu b câu cảm thán.
5.Bài tập 5.
Trời ơi sao tôi khổ qúa!
Chao ôi con chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao.
6.Bài tập 6.
Viết đoạn văn có sử dụng 3 kiểu câu đã học.
 4. Củng cố.(2 phút). 
 - Nắm chắc khái niệm câu cảm thán.
 - Nắm được chức năng của câu cảm thán.
 5. Hướng dẫn về nhà.(2 phút)
 - Học bài, ôn lại phần lí thuyết.
 - Hoàn thiện BT6 trên lớp.
 - Xem lại, chuẩn bị giờ sau học (Câu trần thuật).
__________________________________________________________
Tuần : 34
Tiết : 34
Ngày soạn :
Ngày dạy :
 Chủ đề 5
Các dạng câu theo mục đích nói (Câu Trần thuật)
 A. Mục tiêu cần đạt :
 - Học sinh hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu trần thuật. Phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác.
 - Nắm vững chức năng của câu trần thuật.
 - Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp.
 B. Chuẩn bị	
 - GV : Đọc TLTK, giáo án.
 - HS: chuẩn bị xem lại bài. 
 C. Các bước lên lớp
 1. ổn định tổ chức ( 1 phút)
 2 .Kiểm tra bài cũ (3 phút)
 ? GV kiểm tra bài tập về nhà của HS.
 3.Bài mới ( 38 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Gv cho H/s ôn lại lý thuyết.
? Theo em thế nào là câu trần thuật.
Lấy VD.
? Nêu đặc điểm của câu trần thuật.
Gv bổ sung: 
VD: Ngày mai lớp tôi đi lao động.
Câu trần thuật có những chức năng gì?
VD: Trình bầy.
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.
Kể: Mẹ tôi thức theo
Gv nhận xét bổ sung.
? Xác định kiểu câu cho những câu sau đậy
Con đi đây (ạ)
Con đi à ?
Con đi đi !
Ôi con đi !
? Cho biết chức năng của các câu trần thuật sau.
a. Rắn là loài bò sát không chân.
b. Một người vừa cởi áo mưa vừa cười làm quen với chúng tôi.
c. Chúng ta phải thấm nhuần đạo lí Uống nước nhớ nguồn.
d. Buổi chia tay cuối năm học cứ bâng khuâng một nỗi buồn
Gv gọi H/s trả lời
Gọi H/s nhận xét.
? Đặt câu trần thuật dùng đẻ 
Hứa hẹn
Xin lỗi
Cảm ơn
Chúc mừng
Cam đoan
Kể xác nhận
Miêu tả, thông báo
Gv nhận xét bổ sung.
? Các câu sau đây có phải là câu trần thuật không ? Vì sao.
a. ở quê tôi dạo này cấm H/s hút thuốc lá.
b. Thầy giáo bảo hôn nay thầy về sớm.
c. Cảnh nhà đã thế mẹ đành dứt tình với con.
d. Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất 1 giờ nào nữa !
e. Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ ! 
Gv hướng dẫn H/s làm bài tập.
Xác định kĩ xem các câu thuộc kiểu câu gì.
Gọi H/s trả lời. 
Viết một đoạn hội thoại có sử dụng cả 4 kiểu câu đã học.
H/s nhớ lại.
H/s trả lời.
VD: Tiếng chó sủa vang khắp xóm.
Con mèo nhà tôi có cái đuôi rất dài.
Không có dấu hiệu hình thức của các kiểu câu khác (không có từ nghi vấn, cầu khiến cảm thán)
Kết thúc bằng dấu (.) chấm lửng.
VD: Em đi đến trường bằng xe đạp.
Chức năng dùng để kể, xác nhận miêu tả thông báo, nhận định...
Còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay biểu lộ, tình cảm cảm xúc.
VD: Con đi ạ (T/c)
Cậu này khá (cảm xúc khen)
H/s đặt câu.
Dùng để kể
Dùng để tả, xác nhận.
Dùng để yêu cầu, đề nghị.
Dùng để bộc lộ tình cảm cảm xúc.
Trần thuật
Nghi vấn
Cầu khiến
Cảm thán
H/s viết
Chức năng
a.Tả, thông báo.
b.Tả, kể.
c.Yêu cầu.
d.Bộc lộ, tình cảm, cảm xúc. 
H/s trả lời.
Tôi xin hứa sẽ đến đúng giờ
Em xin lỗi vì đã lỡ hẹn
Em xin cảm ơn cô
Mình xin chúc mừng ngày sinh nhật của bạn
Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật.
H/s đặt câu
H/s đọc
H/s viết.
Là câu trần thuật.
a. Thông báo yêu cầu.
b.Thông báo.
c. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
d. Trình bầy.
e. Thông báo
Các câu trên là câu trần thuật vì nó đều có dấu hiệu chức năng của câu trần thuật.
VD: Hôm qua tớ được đi xem phim “Xác ướp Ai Cập” phần II.
Cậu đi với ai ?
Với bố mẹ tớ, cảnh trong phim là mình sợ quá.
Kể cho tớ nghe với.
I. Lý thuyết.
1. Khái niệm.
SGK
2.Đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật.
a. Đặc điểm.
Không có dấu hiệu hình thức của các kiểu câu khác.
b. Chức năng.
- Chức năng chính dùng để kể, xác nhận, miêu tả thông báo, ...
VD: Con mèo nhà tôi có bộ lông rất đẹp.
II. Bài tập.
1. Bài 1:
2. Bài tập 2.
Chức năng
a.Tả, thông báo.
b.Tả, kể.
c.Yêu cầu.
d.Bộc lộ, tình cảm, cảm xúc. 
3.Bài tập 3.
VD: Xin lỗi.
Em xin lỗi vì đã đến muộn.
Nhà tôi mới mua một cái TV mới.
(Thông báo)
4.Bài tập 4.
Là câu trần thuật.
a. Thông báo yêu cầu.
b.Thông báo.
c. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
d. Trình bầy.
e. Thông báo.
5.Bài tập 5.
Viết một đoạn hội thoại có sử dụng cả 4 kiểu câu đã học.
 4. Củng cố.(2 phút). 
 - Nắm chắc khái niệm câu trần thuật.
 - Nắm được đặc điểm , chức năng của câu trần thuật.
 5. Hướng dẫn về nhà.(1 phút)
 - Học bài, ôn lại phần lí thuyết.
 - Biết vận dụng làm BT.
 - Viết đoạn văn ngắn có sử dụng 4 kiểu câu.
____________________________________________________________
Tuần : 35
Tiết : 35
Ngày soạn :
Ngày dạy :
 Chủ đề 5
Các dạng câu theo mục đích nói (Câu phủ định)
 A. Mục tiêu cần đạt :
 - Học sinh hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu phủ định. Phân biệt câu phủ định với các kiểu câu khác.
 - Nắm vững chức năng của câu phủ định.
 - Biết sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp.
 B. Chuẩn bị
 - GV : Đọc TLTK, giáo án, máy chiếu.
 - HS: chuẩn bị xem lại bài. 
 C. Các bước lên lớp
 1. ổn định tổ chức ( 1 phút)
 2 .Kiểm tra bài cũ (3 phút)
 ? Gv kiểm tra bài tập về nhà của HS.
 3.Bài mới ( 37 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Gv cho H/s ôn lại lý thuyết.
? Theo em thế nào là câu phủ định.
Yêu cầu H/s lấy VD.
? Nêu đặc điểm của câu phủ định.
Gv bổ sung: 
Gv gọi H/s đặt câu.
Gv: Từ ngữ có thể phủ định toàn câu.
Phủ định vị ngữ
Phủ định phụ ngữ.
Nêu chức năng của câu phủ định?
Mỗi loại lấy 1 VD
Gv nhận xét bổ sung.
? Các câu sau đây câu nào là câu phủ định.
a. Nó thì có mà hát.
b. Không phải là tôi không thích đọc truyện.
c. Làm sao mà nó có thể được điểm 10
d. Không phải ai cũng nói được tiếng Pháp đâu.
e. Cậu ấy chưa bao giời không làm BT ở nhà.
g. U không ăn con cũng không muốn ăn.
Gv gọi đại diện nhóm trình bầy.
Gv nhận xét bổ sung.
? Các câu sau đây có hình thức phủ định khác nhau như thế nào.
a. Bạn Lan đâu có bị điểm kém.
b. Tôi chẳng tìm thấy ở tôi có một chút năng khiếu gì.
c. U nó không được thế.
d. Chẳng phải bạn Lan bị điểm kém.
e. Không phải bạn Lan không bị điểm kém.
? Trong 2 câu sau đây, câu nào có ý nghĩa phủ định mạnh hơn. Tại sao.
a. Lậy chị, em nói gì đâu !
b. Lậy chị, em không nói gì đâu !
? Đặt câu phủ định có những từ ngữ phủ định:
Không, chưa, chẳng.
Đâu có.
Làm gì có.
Không phải.
Gv gọi H/s đọc
Gv nhận xét chữa câu sai.
Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chưa, chẳng, đâu, gì, chả.
VD: Không phải cháu làm vỡ đâu bà ạ.
Có những từ ngữ phủ định không, chưa chẳng, không phải, chẳng phải...
VD: Không phải (là) anh ấy giỏi nhất ở đây.
Cái bút này chẳng phải của tôi.
Tôi ăn cơm không phải bằng thìa.
Phủ định miêu tả
Mấy hôm nay trời không mưa mà cũng không gió .
Phủ định bác bỏ
Con chó nhà tôi có cắt chết gà đâu.
Thảo luận nhóm.
Các câu phủ định là
 a, c,g
Câu b,d,e không phải là câu phủ định (là câu khẳng định)
Các nhóm trình bầy các câu phủ định.
a,c,g
Còn lại không phải.
Viết.
a. Phủ định VN
b. Phủ định VN
c. Phủ định VN
d. Phủ định cả câu
e. 2 lần phủ định
Câu b mang ý nghĩa phủ định nhiều hơn do có từ không. Vì trong trường hợp này, Dế Choắt chối từ chứ không phải cãi.
H/s suy nghĩ đặt câu.
Tôi không đi học
Tôi chưa đi Huế bao giờ.
Tôi chẳng đi cắm trại nữa.
Em đau có nhiều tiền như vậy.
Cô ấy làm gì có mái tóc đẹp như vậy.
Không phải con mèo nhà tôi ăn vụng đâu.
I. Lý thuyết.
1. Khái niệm.
SGK
2.Đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định.
a. Đặc điểm.
Có những từ ngữ phủ định : không, chưa, chẳng.
b. Chức năng.
- Phủ định miêu tả 
- Phủ định bác bỏ
II. Bài tập.
1. Bài 1:
Các câu phủ định là a,, c,g
Câu b,d,e không phải là câu phủ định (là câu khẳng định)
2. Bài tập 2.
a. Phủ định VN
b. Phủ định VN
c. Phủ định VN
d. Phủ định cả câu
e. 2 lần phủ định
3.Bài tập 3.
Câu b phủ định mạnh hơn (có từ không)
4.Bài tập 4.
VD: Tôi không đi học
Em chẳng làm được việc đó đâu
 4. Củng cố.(2 phút). 
 - Nắm chắc khái niệm câu phủ định.
 - Nắm được đặc điểm , chức năng của câu phủ định.
 5. Hướng dẫn về nhà.(2 phút)
 - Học bài, ôn lại phần lí thuyết.
 - Biết đặt câu phủ định đúng mục đích.
 - Viết đoạn văn ngắn có sử dụng câu phủ định.
___________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docga tc van 8 da sua.doc