Giáo án Tự Chọn Ngữ văn 8 - Phạm Ngô Phúc Nhân - Trường THCS Phước Ninh

Giáo án Tự Chọn Ngữ văn 8 - Phạm Ngô Phúc Nhân - Trường THCS Phước Ninh

Chủ đề 1: Rèn luyện kĩ năng làm văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

( Chủ đề bám sát- Thời lượng 10 tiết)

I. Mục tiêu:

 -Vai trò, tầm quan trọng, tác động qua lại giữa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong một VB hoàn chỉnh.

 -Cách thức vận dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một VB tự sự

 -Biết vận dụng những hiểu biết có được ở bài học tự chọn này để viết bài văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm

II.Tài liệu tham khảo:

-SGK: Ngữ văn 6,7,8

-Tư liệu ngữ văn, Bài tập nâng cao,.

Tiết 1,2: ÔN TẬP CÁC KIỂU VĂN BẢN

 

doc 29 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 674Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự Chọn Ngữ văn 8 - Phạm Ngô Phúc Nhân - Trường THCS Phước Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1: Rèn luyện kĩ năng làm văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
( Chủ đề bám sát- Thời lượng 10 tiết)
I. Mục tiêu: 
 -Vai trò, tầm quan trọng, tác động qua lại giữa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong một VB hoàn chỉnh.
 -Cách thức vận dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một VB tự sự
 -Biết vận dụng những hiểu biết có được ở bài học tự chọn này để viết bài văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm
II.Tài liệu tham khảo:
-SGK: Ngữ văn 6,7,8
-Tư liệu ngữ văn, Bài tập nâng cao,..
Tiết 1,2: ÔN TẬP CÁC KIỂU VĂN BẢN
 Ngày dạy:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung bài học
 *Khái niệm tự sự ?
*Thế nào là sự việc trong văn tự sự ?
*Hãy chỉ ra đâu là sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào ?sự việc kết thúc ?
*Mối quan hế nhân quả của chúng ?
*Em hãy kể tên các nhân vật trong truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh”
*Ai là nhân vật chính? Có vai trò quan trọng nhất?
*Ai là kẻ được nói tới nhiều nhất?
*Ai là nhân vật phụ? Nhân vật phụ có cần thiết không? Có thể bỏ được không?
*Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào?
*Các nhân vật trong truyện “ Sơn Tinh Thủy Tinh” được kể như thế nào?
*Em hãy gạch dưới từ chỉ yêu cầu?
I.TỰ SỰ :
1.Khái niệm : Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc có ý nghĩa.
-Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
2.Sự việc và nhân vật trong văn tự sự :
-Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể, sự việc xảy ra trong thời gian địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện có nguyên nhân, diễn biến, kết quả,..Sự việc trong văn tự sự thường được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được chủ đề tư tưởng mà người kể muốn diễn đạt.
-Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vât chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt : tên gọi, tính nết, hình dáng, việc làm,..
Ví dụ : văn bản « Sơn Tinh Thủy Tinh »
*Sự việc trong văn tự sự :
-Vua Hùng kén rể
-Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn
-Sơn Tinh đến trước được vợ
-Thủy Tinh đến sau, tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh.
-Hai bên giao chiến hàng tháng trời, Cuối cùng Thủy Tinh thua rút về.
-Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.
*Nhân vật trong văn tự sự :
-Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc, vừa là kẻ được nói tới, được biểu dương hay bị lên án.
-Được gọi tên, đặt tên
-Được giới thiệu lai lịch, tình tình, tài năng
-Được kể các hành động, việc làm, ý nghĩ, lời nói
-Được miêu tả chân dung, trang phục, dáng điệu.
3.Chủ đề và dàn bài :
-Chủ đề : là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
-Dàn bài : 3 phần :
+Mở bài : Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc
+Thân bài : Kể diễn biến của sự việc
+Kết bài : Kết cục của sự việc
4.Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự :
*Đề văn tự sự :
+Kể lại một câu chuyện em yêu thích bằng lời văn của em.
+Kể về một người bạn tốt
+Kỷ niệm ngày thơ ấu
+Ngày sinh nhật của em
+Quê em đổi mới
+Em đã lớn rồi.
*Cách làm bài văn tự sự :
+Tìm hiểu đề : Tìm hiểu kỹ lời văn của đề, yêu cầu của đề bài.
+Lập ý : Xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện.
+Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.
+Viết bài văn theo bố cục 3 phần : MB, TB, KB.
 *Rút kinh nghiệm : 
Tiết 3,4: ÔN TẬP CÁC KIỂU VĂN BẢN(tt)
 Ngày dạy:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung bài học
 *Khái niệm văn miêu tả ?
*Các yếu tố cần có trong văn miêu tả ?
*Phương pháp làm văn miêu tả ?
I.MIÊU TẢ :
1.Khái niệm : văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,.. làm cho những cái đó như hiện ra trước mắt người đọc, người nghe. Trong văn miêu tả năng lực quan sát của người viết thường được bộc lộ rõ nhất.
Ví dụ : Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt . Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp y như có nhát dao vừa lia qua. (Tô Hoài)
-Các thao tác cần thiết trong văn miêu tả :
a. Quan sát
b.Tưởng tượng
c. So sánh
d. Nhận xét
2.Phương pháp :
-Tả cảnh
-Tả người
II.Văn Biểu cảm :
1.Khái niệm : Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
-Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình, bao gồm các thể loại văn học như : Thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút,..
-Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm tốt đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn(như tình yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác)
-Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khơi gợi tình cảm.
Ví dụ : từ cổng rào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường trong mùa hoa của nó, hai cây đứng đối nhau trước tấm bình phong cổ, rộ lên hàng trăm đóa ở đầu cành phơi phới như một lời chào hạnh phúc.
2.Đặc điểm : Chọn hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng ( là đồ vật, loài cây hay một hiện tượng nào đó) để gửi gắm tư tưởng tình cảm, tư tưởng, hoặc biểu đạt bằng cách bộc lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng.
*Rút kinh nghiệm :
Tiết 5,6: SỰ KẾT HỢP CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
 Ngày dạy:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung bài học
*GV cho hs nhắc lại khái niệm về văn tự sự, miêu tả, biểu cảm
*Hs Quan sát 3 đoạn văn :
*Hs trả lời câu hỏi(thực hiện cá nhân câu a)
*Hs thảo luận nhóm, đại điện trả lời, nhóm khác nhận xét, Gv nhận xét
*Gv chốt lại kiến thức cơ bản
1.Đoạn 1 : Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt . Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp y như có nhát dao vừa lia qua. (Tô Hoài)
2.Đoạn 2 : Thảo thương nhớ ! mới ngày nào Thảo còn ngồi chung một bàn với Hồng ngọc thế mà nay Thảo đã theo cha vào TPHCM, để cho mình biết bao thương nhớ.Thảo còn nhớ những ngày tháng chúng mình đi dạo Hồ Tây, công viên Thủ Lệ, cùng tham quan ao Vua, Thảo có nhớ một lần mình ốm dài Thảo chép bài cho mình ? (bài làm của học sinh)
3.Đoạn 3 :Xe chạy chầm chậm...
Từ ngã tư đầu trường học về nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi trả lời với mẹ những câu gì. Nguyên Hồng (Những ngày thơ ấu)
a. Ba đoạn văn trên mỗi đoạn biểu đạt nội dung gì ?
-Đoạn 1 : miêu tả
-Đoạn 2 : Biểu cảm
-Đoạn 3 : Tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm
*Đoạn 1 : miêu tả hình dáng khỏe khoắn, rắn chắc của Dế Mèn ở độ tuổi đang lớn, sung mãn.
*Đoạn2 : Nỗi nhớ thương về người bạn thân đã chuyển đến một nơi xa qua những kỷ niệm.
*Đoạn 3 : Kể lại cảnh bé Hồng gặp lại mẹ.
b. Hãy tìm yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn 3 ?
-Yếu tố miêu tả : 
+Xe chạy chầm chậm
+Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe tôi ríu cả chân lại.
+Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của 2 gò má.
+Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi
+Khuôn miệng xinh xắn
-Yếu tố biểu cảm :
+Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn xa ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như còn sung túc ? (suy nghĩ)
+Hơi quần áo mẹ tôi mà những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường (cảm nhận)
+Phải bé lại và lăn vào lòng của một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.(phát biểu cảm tưởng)
=>Trong đoạn kể có đan xen miêu tả, biểu cảm giúp cho việc kể lại cuộc gặp gỡ giủa bé Hồng và mẹ sinh động và sâu sắc cảm động.
Từ những ví dụ trên em hãy cho biết thế nào là văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ?
*Ghi nhớ :
-Văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm là mục đích của người viết muốn kể lại sực việc là chính còn yếu tố miêu tả, biểu cảm chỉ giúp cho việc tự sự được sinh động sâu sắc.
-Khi kể người ta thường đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm, đánh giá.
*Rút kinh nghiệm :
Tiết 7,8: THỰC HÀNH TÌM ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ KẾT HỢP CÁC YẾU TỐ MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
 Ngày dạy:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung bài học
*Gv chia nhóm, hs tiến hành tìm các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong 3 văn bản : 
-Tôi đi học-T.Tịnh
-Tức nước vỡ bờ-NTTố
-Lão Hạc-Nam Cao
1.Văn bản: “ Tôi đi học”-Thanh Tịnh
a.Yếu tố miêu tả:
-đám mây bàng bạcbầu trời quang đãng
-buổi mai đầy sương thu và gió lạnh đường làng dài và hẹp, mấy em nhỏ rụt rè nép dưới nón mẹ,
-Chiếc áo vải dù đenáo quần tươm tất
-sân trường Mĩ Lý dày đặc cả người,áo quần sạch sẽ và sáng sủa, sân rộng, cao
b.Yếu tố biểu cảm:
-Lòng tôi lại náo nức những kỷ niệm mơn man ..
-Lòng tôi lại tưng bừng rộn rã
-Con đường tự nhiên thấy lạ
-Cảnh vật chung quanh thay đổi
-Cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn
- Chắc chỉ có người thạo mới cầm nồi bút thước
-trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng
-trường oai nghiêm lo sợ vẩn vơ
-Cảm thấy mình bơ vơ lúng túng
-Quả tim ngừng đập.. giật mình lúng túng
-Người tôi lúc ấy tự nhiên thấy năng nề một cách lạ 
-Tôi chưa lần nào xa mẹ như lần này
-nhìn bàn ghế lạm nhận, người bạn không cảm thấy xa lạ
2.Văn bản “ Tức nước vỡ bờ”-Ngô Tất Tố
a.Yếu tố miêu tả:
-Miêu tả thái độ chị Dậu thay đổi
- Chị rón rén bưng 1 bát lớn đến chỗ chồng nằm
-..Anh Dậungáp dài, uể oải, chống tay xuống phản,..ngỏng đầu,.. run rẩy,.. kế đến miệng, cai lệ và người nhà lý trưởng đã sầm sập tiến vào với roi song, tay thước và dây thừng.
-Gõ đầu roi xuống đất
-Chị dậu run run
-Cai lệ trợn ngược hai mắt
-Chị Dậu xám mặt, chạy đến đỡ lấy tay hắn
-Cai lệ tát vào mặt chị Dậu, đánh bốp, nhảy vào cạnh danh Dậu, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo,.. sức xô đẩy,hắn ngả chỏng quèo trên mặt đất
-Người nhà Lý trưởng ngã nhào ra thềm
b.Yếu tố biểu cảm:
- Khốn nạn! Nhà cháu  trông lại!
-Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
-Thà ngồi tù.tôi không chịu được.
3.Văn bản “ Lão Hạc”-Nam Cao
a.Yếu tố miêu tả: 
-Lão cố làm ra vẻ vui vẻ, lão cười như mếu và đôi mắt ầng ầng nước
-Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngẹo về một  ...  trong bóng chiều tà, lòng tôi chợt buồn nhớ quê
 d, Cô bé lặng lẽ theo dõi cánh chim nhỏ trên bầu trời
 - GV gợi ý cho HS về cách chuyển
 + Bổ sung những từ ngữ có sức gợi tả hình ảnh, màu sắc, âm thanh, trạng thái ((dùng phương thức miêu tả ); hoặc bổ sung những từ ngữ, những vế câu bộc lộ tâm trạng của chủ thể được nói tới trong câu ( dùng phương thức biểu cảm )
 + Về hình thức: mở rộng thành phần câu, bổ sung thêm vế câu...
 - GV chia lớp thành 4 nhóm, giao cho mỗi nhóm thực hiện một câu theo yêu cầu
 - GV gọi đại diện các nhóm trình bày bài làm của nhóm mình
 - GV nhận xét chung kết quả đạt được của từng nhóm và bổ sung cho hoàn chỉnh
- HS đọc kĩ yêu cầu và nội dung từng câu
- Nghe gợi ý, hướng dẫn của GV
- Tiến hành làm theo nhóm đã được phân công
- Các nhóm cử đại diện trình bày bài làm của nhóm mình
- Các nhóm khác nghe, nhận xét
- Nghe, tự sửa chữa vào bài làm của mình
 4, Củng cố ( 2 phút)
 - GV đọc cho HS nghe một số đoạn văn tự sự có xen yếu tố miêu tả và 
 biểu cảm hay do GV sưu tầm để HS học tập cách viết
 5, HD về nhà: ( 1phút)
 - Chuyển câu kể sau đây thành đoạn văn có đan xen yếu tố miêu tả và biểu 
 cảm: 
 Hôm nay trong giờ học môn Ngữ văn, khi cô giáo kiểm tra bài cũ tôi đã 
 không thuộc bài.
 ......................................................................
Tuần 4- Tiết 8
 Soạn: .......................
 Dạy: ........................
A/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS có thể
 - Xây dựng được các đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. Chuyển những câu kể thành những câu kể có xen miêu tả hoặc biểu cảm
 - Rèn luyện kĩ năng, thao tác vận dụng lí thuyết để thực hành
B/ Chuẩn bị:
- GV : Sự kiện và nhân vật để cho HS luyện viết; một số câu kể để cho HS chuyển đổi
- HS: Nắm chắc kiến thức để vận dụng làm bài tập 
C/ Hoạt động trên lớp
 1, Ổn định tổ chức: KT sĩ số ( 1 phút)
 2, KT bài cũ: ( 3 phút )
 - Em hãy cho biết cách viết đoạn mở bài trong bài văn tự sự có kết hợp
 miêu tả và biểu cảm.
 3, Bài mới ( 41 phút)
 - GV nêu ngắn gọn nội dung của tiết trước để chuyển tiếp nội dung bài học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 IV) Vận dụng luyện tập ( tiếp)
 4- Viết các đoạn văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm trong một dề bài cụ thể
 - GV ra đề bài cho HS luyện tập
 Đề bài:
 Kể chuyện một bạn học sinh phạm lỗi
 Yêu cầu: Viết phần mở bài và kết bài cho đề bài trên ( mỗi phần ít nhất theo hai cách ); nói rõ những phương thức đã sử dụng trong từng phần đã viết
 - GV hướng dẫn, gợi ý cho HS
 Trước hết, các em hãy hình dung cốt truyện với nhân vật, sự việc và các tình tiết chính. Sau đó lựa chọn những chi tiết cần có sự bổ trợ của yếu tố miêu tả ( tả nhân vật, tả cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt ) và yếu tố biểu cảm ( cảm xúc của nhân vật, của người kể )
 + Lựa chọn ngôi kể cho thích hợp: ngôi thứ ba
 - GV gọi một số HS đọc đoạn văn đã viết: Tập trung vào những HS có kĩ năng viết còn yếu
 - GV nhận xét, sửa chữa và ra yêu cầu về nhà: 
 + Viết các đoạn phần thân bài ( chú ý xác định chuyện sẽ kể và chú ý phần đã hướng dẫn ở trên)
 + Chọn một trong các đoạn mở bài và kết bài đã viết ở lớp để ghép lại cho hoàn chỉnh một bài văn
- HS ghi đề bài để luyện tập và đọc kĩ yêu cầu mà giáo viên giao cho
- Nghe gợi ý, hướng dẫn của GV để làm phần luyện tập theo yêu cầu
- Một số HS trình bày đoạn văn của mình; các HS khác nghe, nhận xét ( bổ sung, sửa chữa )
- Sửa chữa vào bài làm của mình ( nếu sai ) và nghe yêu cầu về nhà thực hiện tiếp
 4, Củng cố ( 2 phút)
 - GV đưa ra một đoạn văn mở bài và kết bài đã viết của đề bài mà HS vừa
 luyện tập ( ở bảng phụ ) để HS học tập
 5, HD về nhà: ( 1phút)
 - Nắm chắc cách viết các đoạn văn trong từng phần của bài văn tự sự
 - Làm bài tập về nhà theo yêu cầu
 - Xem lại phần lí thuyết để giờ sau luyện tập tiếp. 
 ......................................................................
Tuần 5- Tiết 9
 Soạn: .......................
 Dạy: ........................
A/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS có thể
 - Tiếp tục củng cố kiến thức lí thuyết về kĩ năng làm văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
 - Tiếp tục rèn các kĩ năng xây dựng được các đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm
B/ Chuẩn bị:
- GV : đề bài, bài tập để HS luyện tập
- HS: Nắm chắc kiến thức để vận dụng làm bài tập 
C/ Hoạt động trên lớp
 1, Ổn định tổ chức: KT sĩ số ( 1 phút)
 2, KT bài cũ: ( 3 phút )
 - Cách viết đoạn thân bài như thế nào? Yếu tố nào đóng vai trò chủ đạo?
 3, Bài mới ( 41 phút)
 - GV nêu ngắn gọn nội dung của tiết trước để chuyển tiếp nội dung bài học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 IV) Vận dụng luyện tập ( tiếp)
 4- Viết các đoạn văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm trong một dề bài cụ thể
 - GV ra đề bài thứ hai cho HS luyện tập
 Đề bài:
 Kể một kỉ niệm sâu sắc và xúc động về thầy cô giáo cũ của em
 Yêu cầu: Viết phần mở bài và kết bài cho đề bài trên ( mỗi phần ít nhất theo hai cách ); nói rõ những phương thức đã sử dụng trong từng phần đã viết
 - GV hướng dẫn, gợi ý cho HS bằng cách đặt câu hỏi để HS trả lời
 ? Viết phần mở bài như thế nào?
 - GV lưu ý cho HS: phải chọn kỉ niệm sâu sắc và xúc động ( để lại dấu ấn đậm nét trong kí ức, không phai mờ); đúng đối tượng ( thầy cô giáo cũ )
 Phần kết bài cần viết như thế nào?
 - GV gọi một số HS đọc đoạn văn đã viết: Tập trung vào những HS có kĩ năng viết còn yếu
 - GV nhận xét, sửa chữa và ra yêu cầu về nhà: 
 + Viết các đoạn phần thân bài ( chú ý xác định chuyện sẽ kể và chú ý phần đã hướng dẫn ở trên)
 + Chọn một trong các đoạn mở bài và kết bài đã viết ở lớp để ghép lại cho hoàn chỉnh một bài văn
- HS ghi đề bài để luyện tập và đọc kĩ yêu cầu mà giáo viên giao cho
- Nghe gợi ý, hướng dẫn của GV để làm phần luyện tập theo yêu cầu
- Trả lời
+ Giới thiệu về thầy cô giáo cũ
+ Kỉ niệm xúc động nhất
- Trả lời
+ Kết thúc câu chuyện
+ Cảm xúc, suy nghĩ về thầy cô giáo hoặc kỉ niệm đó
- Tiến hành luyện viết và trình bày kết quả thực hành
- Một số HS trình bày đoạn văn của mình; các HS khác nghe, nhận xét ( bổ sung, sửa chữa )
- Sửa chữa vào bài làm của mình ( nếu sai ) và nghe yêu cầu về nhà thực hiện tiếp
 4, Củng cố ( 2 phút)
 - GV đưa ra một đoạn văn mở bài và kết bài đã viết của đề bài mà HS vừa
 luyện tập ( ở bảng phụ ) để HS học tập
 5, HD về nhà: ( 1phút)
 - Nắm chắc cách viết các đoạn văn trong từng phần của bài văn tự sự
 - Làm bài tập về nhà theo yêu cầu
 - Chuẩn bị ý kiến để tổng kết, rút kinh nghiệm khi học xong chủ đề
 và giấy để kiểm tra kết thúc chủ đề 
 ......................................................................
Tuần 5- Tiết 10
 Soạn: .......................
 Dạy: ........................
A/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS có thể
 - Thấy được ý nghĩa của chủ đề đối với việc tạo lập các đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm 
 - Thấy được tại sao trong văn tự sự cần có yếu tố miêu tả và biểu cảm
 - Vận dụng để viết được một đoạn văn tự sự có sử dụng các yêú tố miêu tả và biểu cảm
B/ Chuẩn bị:
- GV : đề bài kiểm tra kết thúc chủ đề cùng đáp án và biểu điểm
- HS: Giấy kiểm tra
C/ Hoạt động trên lớp
 1, Ổn định tổ chức: KT sĩ số ( 1 phút)
 2, KT bài cũ: 
 - Kết hợp khi tổng kết
 3, Bài mới ( 41 phút)
 - GV nêu nội dung, yêu cầu của tiết học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 V) Tổng kết chủ đề
 - GV hướng dẫn HS tổng kết, rút kinh nghiệm và đánh giá
 ? Chủ đề này có ý nghiã như thế nào? Vì sao?
 ? Vậy có yếu tố nào là cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự? 
 ? Yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò gì trong VB tự sự?
 é GV tổng kết lại
 Muốn viết được các đoạn văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm cần xác định rõ yếu tố tự sự ( kể việc gì, nhân vật là ai? ). Từ đó xây dựng các yếu tố miêu tả và biểu cảm với sự việc, đối tượng đó
 VI) Rút kinh nghiệm
 - GV nêu câu hỏi để HS liên hệ với việc viết văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm của mình. Chẳng hạn
 ? Khi viết các đoạn văn, bài văn tự sự, em đã có ý thức đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào bài viết của mình chưa? Khi đưa các yếu tố đó vào em thấy đoạn văn, bài văn của mình như thế nào?
 VII) Kiểm tra đánh giá
 - GV cho HS làm bài kiểm tra ngắn kết thúc chủ đề
 Đề bài:
 Cho sự việc và nhân vật sau: em và bạn nô nhau, chẳng may bạn bị tai nạn nhẹ
 Hãy viết một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm
 - GV lưu ý HS vận dụng các kĩ năng đã học vào viết đoạn; chú ý thời gian làm bài để viết đoạn cho phù hợp
- Trả lời
+ Giúp cho việc phối hợp giữa các phương thức biếu đạt trong quá trình tạo lập VB làm tăng hiệu quả diễn đạt
+ Vì ít có VB nào chỉ dùng 1 phương thức biểu đạt độc lập
- Trao đổi, phát biểu
+ Sự việc: gồm 1 hoặc nhiều các hành vi, hành động...đã xảy ra cần được kể lại một cách rõ ràng, mạch lạc để người khác cùng biết
+ Nhân vật chính: là chủ thể của hành động hoặc là 1 trong những người chứng kiến sự việc đã xảy ra
- Trả lời
+ Làm cho sự việc trở nên dễ hiểu, hấp dẫn và nhân vật chính trở nên gần gũi, sinh động
+ Có vai trò bổ trợ cho sự việc và nhân vật chính
- HS tự liên hệ
- HS chép đề bài vào giấy kiểm tra, xác định yêu cầu của đề bài
- HS tiến hành làm bài, chú ý vận dụng các kĩ năng đã học
 4, Củng cố ( 2 phút)
 - GV thu bài và nhắc nhở những nội dung trọng tâm cần nhớ của chủ đề
 Yêu cầu HS vận dụng vào việc tạo lập VB trong các tiết học chính khớa
 5, HD về nhà: ( 1phút)
 - Nắm chắc các kĩ năng đã được học ở chủ đề
 - Tự mình cho một sự việc và nhân vật; sau đó viết thành đoạn hoặc bài
 văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm
 * Yêu cầu và biểu điểm cho bài kiểm tra kết thúc chủ đề
 1, Yêu cầu
 a, Về nội dung
 - Kể lại được sự việc: nguyên nhân, diễn biến và kết thúc; sử dụng ngôi kể thích hợp ( ngôi thứ nhất)
 - Yếu tố tự sự: có nhân vật chính là mình và người bạn; có các sự việc diễn ra theo một trình tự đã nêu ở trên
 - Yếu tố miêu tả: tả nét mặt, trạng thái của mình của bạn khi xảy ra tai nạn; tả quang cảnh lúc xảy ra tai nạn...
 - Yếu tố biểu cảm: những suy nghĩ, tình cảm của mình khi để xảy ra sự việc ( ân hận, tiếc nuối, sợ hãi...)
 b. Về hình thức
 - Đoạn văn có câu mở đầu giới thiệu sự việc; các câu nêu diễn biến sự việc và câu kết thúc sự việc
 - Không mắc hoặc ít mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt, viết câu
 2, Biểu điểm
 - Điểm giỏi: cho các bài đáp ứng được các yêu cầu nêu trên
 - Điểm khá: cho các bài viết đáp ứng được phần lớn các yêu cầu nêu trên, còn có vài lỗi nhưng không cơ bản
 - Điểm trung bình: các bài viết có yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm nhưng còn sơ sài, chưa hấp dẫn, hoặc mới chỉ có 1 trong 2 yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm
 - Điểm yếu, kém: cho các bài viết không đạt các yêu cầu về nội dung và hình thức đã nêu.
 ......................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TU CHON.doc