Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Chủ đề 3: Vui học tiếng việt

Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Chủ đề 3: Vui học tiếng việt

CHỦ ĐỀ 3 _HỌC KỲ I

Vui học Tiếng Việt

LOẠI CHỦ ĐỀ: BÁM SÁT - THỜI LƯỢNG: 6 tiết

A. Mục tiêu cần đạt:

- Qua chủ đề nhằm mở mang kiến thức cho học sinh dựa trên tiêu chi Vui để học. Từ đó học sinh có cơ hội củng cố kiến thức đã học về tiếng Việt một cách sâu sắc hơn, dễ nhớ hơn.

- Học sinh tự trau dồi được kiến thức của mình có sự tự điều chỉnh và biết vận dụng thành thạo trong luyện tập, thực hành và trong giao tiếp.

B. Biện pháp - phương tiện dạy học:

I. Thầy:

- Nghiên cứu, trao đổi trong nhóm chuyên môn để lựa chọn chủ đề phù hợp với đối tượng học sinh.

- Lựa chọn tài liệu và kiến thức sẽ hướng dẫn học sinh trong chủ đề.

- Chuẩn bị các phương tiện dạy học.

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

II. Trò:

- Tìm đọc các tài liệu theo sự hướng dẫn của giáo viên.

- Nắm chắc kiến thức về Tiếng Việt đã học trong chương trình.

III. Tài liệu hỗ trợ:

- Ngữ văn 8 tập 1 và 2

- Một số kiến thức, kĩ năng và bài tập nâng cao lớp 8

- Một số trò chơi để luyện tập tiếng Việt.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Chủ đề 3: Vui học tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 3 _Học hỳ I
Vui học Tiếng Việt
Loại chủ đề: Bám sát - Thời lượng: 6 tiết
A. Mục tiêu cần đạt:
- Qua chủ đề nhằm mở mang kiến thức cho học sinh dựa trên tiêu chi Vui để học. Từ đó học sinh có cơ hội củng cố kiến thức đã học về tiếng Việt một cách sâu sắc hơn, dễ nhớ hơn.
- Học sinh tự trau dồi được kiến thức của mình có sự tự điều chỉnh và biết vận dụng thành thạo trong luyện tập, thực hành và trong giao tiếp.
B. Biện pháp - phương tiện dạy học:
I. Thầy:
- Nghiên cứu, trao đổi trong nhóm chuyên môn để lựa chọn chủ đề phù hợp với đối tượng học sinh.
- Lựa chọn tài liệu và kiến thức sẽ hướng dẫn học sinh trong chủ đề.
- Chuẩn bị các phương tiện dạy học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
II. Trò:
- Tìm đọc các tài liệu theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Nắm chắc kiến thức về Tiếng Việt đã học trong chương trình.
III. Tài liệu hỗ trợ:
- Ngữ văn 8 tập 1 và 2
- Một số kiến thức, kĩ năng và bài tập nâng cao lớp 8
- Một số trò chơi để luyện tập tiếng Việt.
C. Nội dung chủ đề:
I. Bài tập về từ vựng
1. Kẻ lạ mặt: Các từ trong mỗi nhóm dưới đây có nhiều điểm chung, nhưng có một từ có nét nghĩa khác hẳn 3 từ còn lại. Hãy xác định từ đó và nói rõ điểm phân biệt.
- Hình thức: thi giữa các tổ.
a) sữa, bia, nước chanh, dầu lửa.
b) xe đạp, xe máy, xe tảI, xe khách
c) bóng đá, bóng bàn, cờ tướng, ten-nít
d) Vi-ô-lông, kèn, đàn bầu, pi-a-nô
e) chim gáy, vẹt, sáo, khướu
- Đáp án: 
a) dầu lửa; b) xe đạp; c) cờ tướng; d) kèn; e) chim gáy.
2. Truy tìm kẻ thất lạc: Mỗi nhóm từ ngữ sau đây đều có một từ ( ngữ) còn bỏ sót, chưa được kể ra. Hãy tìm nhanh những từ đó.
a) Các tầng lớp người trong xã hội xét theo tuổi tác: phụ lão, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.
- trung niên
b) Các ngón tay trên một bàn tay: ngón cáI, ngón trỏ, ngón giữa, ngón út
- ngón áp út ( ngón đeo nhẫn)
c) Các vùng địa lí tự nhiên của Việt Nam: đông Nam Bộ, tây bắc bộ, trung trung bộ, nam trung bộ, tây nguyên, nam bộ
- Đông bắc bộ
d) Các thế hệ ngươì trong gia tộc: thuỷ tổ, tổ ( ông), ki ( ông sơ), cụ ( ông cố), ông bà, cha mẹ, tôi ( bản thân mình), con, cháu, chút, chít.
- chắt
3. Trò chơi: Viên phấn tiếp sức:
- Chuẩn bị: 
+ Giáo viên kẻ lên bảng theo mẫu. ( hai bảng song song)
 Mã khoá
Chủ đề
M
C
Đ
T
Các loại rau
Các loại trái cây
Các tính chất
Các hoạt động lao động
+ Lập thành thành 2 đội, mỗi đội 4 em. 
- Tiến hành: trong thời gian 3 phút, các thành viên của các đội lần lượt chạy thật nhanh lên điền vào bảng theo thứ tự. Mỗi từ điền đúng được 2 điểm. Đội nào được nhiều điểm hơn thì đội đó thắng.
Đáp án: 
 Mã khoá
Chủ đề
M
C
Đ
T
Các loại rau
( Rau ) cần
(Rau) cần
(Rau) đay
 tía tô
Các loại trái cây
Mãng cầu
Cam
đào
Tắc
Các tính chất
Mỏng
Cạn
đông đúc
Tối
Các hoạt động lao động
May vá
Cưa
đục
Tát (nước)
4. Từ tượng hình, tượng thanh: Có mấy từ tượng hình và tượng thanh trong những câu thơ sau đây? Chọn một từ mà em thích nhất và nói rõ tại sao?
a) Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
( Bà Huyện Thanh Quan)
b) Gío giật sườn non khua lắc cắc
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong
( Hồ Xuân Hương)
c) Có gà lún phún leo quanh mép
Cá diếc le te lách giữa dòng
( Hồ Xuân Hương)
d) Tiệc bày thưởng tướng, khao binh
Om thòm trống trận, rập rình nhạc quân
( Nguyễn Du)
5. Tìm nhanh các thành ngữ : tìm thành ngữ theo hàng ngang, hàng dọc trong ô chữ dưới đây:
Quân
Tử
Nhất
Ngôn
Sơn
Thuỷ
Tâm
Thần
Bất
định
Lệnh
Biệt
Thành
Xuất
Vạn
Chung
Múa
Tay
trong
bị
Như
Sinh
Bất
Vạn
Sự
Như
ý
Tại
Ngôn
Ngoại
Sơn
Li
Biến
Sự
Khởi
Nhất
Cử
Lưỡng
Tiện
Công
bé
Hạt
Tiêu
Bình
đầu
Bạc
Răng
long
Tài
Tử
Thượng
Lộ
Bình
An
Nan
đất
Nước
nói
Mượn
Bột
Dài
Lưng
Tốn
Vải
Thưa
Che
Mắt
Thánh
Lược
An
Dòng
Hiền
Như
Bụt
Hăng
Mắt
Cá
Nói
Thầy
Cư
Văn
Hay
Chữ
Tốt
Máu
Thế
Sờu
Tướng
Tu
Lạc
Tự
Lực
Tự
Cường
vịt
Gian
Sinh
Nghề
Tử
Nghiệp
* Hàng ngang:
(1) quân tử nhất ngôn, tâm thần bất định
(2) múa tay trong bị
(3) vạn sự như ý, ý tại ngôn ngoại
(4) nhất cử lưỡng tiện
(5) bé hạt tiêu, đầu bạc răng long
(6) thượng lộ bình an
(7) dài lưng tốn vải, vải thưa che mắt thánh
(8) hiền như bụt
(9) văn hay chữ tốt
(10) tự lực tự cường, sinh nghề tử nghiệp.
* Hàng dọc:
(1) quân lệnh như sơn, dài dòng văn tự
(2) tử biệt sinh ly
(3) nhất thành bất biến
(4) vạn sự bình an
(5) vạn sự khởi đầu nan, hăng máu vịt
(6) thuỷ chung như nhất, che mắt thế gian
(7) nước mắt cá sấu
(8) nói thánh nói tướng
(9)mượn lược thầy tu
(10) công tử bột, an cư lạc nghiệp
6. Tìm những thành ngữ trong ô chữ mà chữ đầu và chữ cuối đều là N
(1) Gồm 11 từ. Chỉ cách nói năng vòng vo, xa xôi, gián tiếp.
- Nói xa nói gần
(2) Gồm 12 từ.Quan niệm dưới thời phong kiến về địa vị tôn quý của con trai và địa vị bị coi thường, hạ thấp của con gái.
- nam quí nữ tiện
(3) Gồm 13 từ. ý nói nếu bền bỉ và quyết tâm thì việc dù khó đến mấy cũng làm được. 
- nước chảy đá mòn
(4) Gồm 14 từ. Có nghĩa là khắp thế giới, khắp mọi nơi.
- năm châu bốn biển
(5) Gồm 15 từ. Nói về thời điểm cuối cùng của năm.
- năm cùng tháng tận
(6) Gồm 16 từ. Nói về tệ hại khi người ta nhàn rỗi.
- nghĩa tử là nghĩa tận
(7) Gồm 17 từ. Khuyên người ta nên làm tròn bổn phận đối với người đã mất vì tình nghĩa ấy là tình nghĩa cuối cùng, sau hết mà mình có thể làm được.
- nhàn cư vi bất thiện
(8) Gồm 18 từ. Một câu nói của người xưa về quan hệ giữa con trai và con gái.
- Nam nữ thụ thụ bất thân.
7. Đọc bài thơ về tiếng địa phương sau và hoàn thiện những nội dung trong bảng.
Tiếng Nghệ
Cái gàu thì gọi cái đài
Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi
Chộ tức là thấy em ơi
Trụng tức là nhúng đấy, đừng cười nghe em
Thích chi thì bảo là sèm
Khi ai bảo đọi thì mang bát vào
Cá quả lại gọi cá tràu
Vo trô ốc là bảo gội đầu đấy em
( Nguyễn Bùi Vợi)
STT
Tiếng địa phương
Từ toàn dân
Nghĩa
1
đài
Gàu
Dụng cụ dùng để múc nước giếng
2
Cươi
Sân
Khoảng đất trống dùng làm phần phụ trước hoặc sau nhà
3
Chộ
Thấy
Nhận biết được một vật nào đó bằng mắt
4
Trụng
Nhúng
đưa thức ăn vào nước sôi rồi lấy ra ngay
5
sèm
thích
Có ham muốn về mọt điều gì đó
6
đọi
Bát
Dụng cụ cỡ nhỏ dùng đựng cơm và bưng trên tay để ăn
7
Cá tràu
Cá quả
Loại cá nước ngọt, hình thon dài, hàm răng sắc khoẻ, ăn côn trùng, ếch nháI hoặc cá nhỏ
8
Vo trô ốc
Gội đầu
Làm sạch tóc bằng nước với bồ kết hoặc xà phòng, dầu thơm
Kế hoạch tự chọn Ngữ Văn 8
Năm học 2008-2009
1- Chủ đề 1 : Chủ đề Bám sát – Thời lượng(9 tiết).
 Rèn kỹ năng làm văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2- Chủ đề 2 : Chủ đề Bám sát – (6 tiết).
 Tìm hiểu thêm về từ ngữ Tiếng Việt . 
3- Chủ đề 3 : Chủ đề Bám sát – (4 tiết).
 Hệ thống hoá một số vấn đề về văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX(từ 1900- khoảng trước 1945) .
4- Chủ đề 4 : Chủ đề Bám sát – (6 tiết).
 Tìm hiểu thêm về văn Thuyết minh .
5- Chủ đề 5 : Chủ đề Bám sát – (6 tiết)
 Vài vấn đề về một số nhà thơ trong phong trào thơ Mới (1930-1945).
6 – Chủ đề 6 : - Chủ đề Bám sát – (6 tiết).
 Về chương trình địa phương phần Tiếng Việt .

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tu chon.doc