CHỦ ĐỀ 4:
LUYỆN CÂU CÓ PHÉP TU TỪ
A Mục tiêu chủ đề:
- Củng cố và luyện viết câu có mở rộng từ thành cụm từ , có ý thức dùng từ ngữ gợi tả, gợi cảm tạo ra được những LỜI VĂN NGHỆ THUẬT gợi tả, gợi cảm linh hoạt và sinh động.
- Qua các bài luyện tập, Hs lớp 6 có ý thức dùng từ , cụm từ trong việc diễn đạt trình bày ý nghĩ qua văn bản nói hoặc văn bản viết . Từ đó nâng cao hiệu quả học tập môn Ngữ văn.
B. Kế hoạch giảng dạy: tiết 39 đến tiết 50 (14 tiết)
Dự kiến thời gian thực hiện dạy các phần trong chủ đề:
CHỦ ĐỀ 4: LUYỆN CÂU CÓ PHÉP TU TỪ A Mục tiêu chủ đề: - Củng cố và luyện viết câu có mở rộng từ thành cụm từ , có ý thức dùng từ ngữ gợi tả, gợi cảm tạo ra được những LỜI VĂN NGHỆ THUẬT gợi tả, gợi cảm linh hoạt và sinh động. - Qua các bài luyện tập, Hs lớp 6 có ý thức dùng từ , cụm từ trong việc diễn đạt trình bày ý nghĩ qua văn bản nói hoặc văn bản viết . Từ đó nâng cao hiệu quả học tập môn Ngữ văn. B. Kế hoạch giảng dạy: tiết 39 đến tiết 50 (14 tiết) Dự kiến thời gian thực hiện dạy các phần trong chủ đề: tuần - tiết Nội dung kiến thức Mục đích yêu cầu 20 39, 40 I. Bài tập về phép so sánh - Củng cố và luyện tập kĩ năng viết cụm từ , có chú ý sử dụng tính từ miêu tả , động từ trạng thái, động từ hoạt động - Luyện nhận biết các cách diễn đạt tu từ : so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ . - Luyện kĩ năng nhận thức tác dụng của cách diễn đạt dùng tu từ. - Thực hành sử dụng các kiểu tu từ trong giao tiếp. 21 22 41, 42 43 II. Bài tập về phép nhân hóa 22 23 44 45, 46 III. Bài tập về phép ẩn dụ 2425 47, 48 49 IV. Bài tập về phép hoán dụ 25 50 V. Bài tập kiểm tra C. Tiến hành hoạt động lên lớp: Hoạt động của Gv Hoạt động của trò Tuần 20 (tiết 39, 40) - lắng nghe, theo dõi. viết và làm bài I. Bài tập về phép so sánh - Đưa yêu cầu bài tập - Gv đọc cho Hs nghe 2 văn bản "Cá sấu xem hát bội", "Sự tích trái thơm" - Khi phát hiện có so sánh thì xin phép Gv ngừng đọc, yêu cầu Gv đọc lại lời văn có so sánh a. Hãy nghe văn bản "Cá sấu xem hát bội" sau đây và viết ra những lời văn có sử dụng so sánh b. Như bài tập a với văn bản "Sự tích trái thơm" - Cho Hs về nhà làm 2 bài tập c, d c. Như bài tập a với văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" d. Như bài tập a với văn bản "Sông nước Cà Mau" - Đọc cho Hs nghe từng câu theo tư liệu chuẩn bị Hs nghe, phát biểu, ghi bài làm e. Hãy xác định dấu hiệu chung nào (điểm tương đồng) trong từng câu có so sánh - Bài tập về nhà Hs về nhà tiếp tục làm hoàn chỉnh bài làm. g. Viết lại những câu có so sánh đã được nghe giáo viên đọc - Viết lên bảng mỗi lần 5 câu có từ gạch chân : Hs viết h. Hãy phát triển các từ gạch chân trong câu theo phương thức so sánh: * 1. Đức Long Quân đã chọn Lê Thận để mang lưỡi gươm đến cho nghĩa quân anh hùng. * Bài làm : 1. Lê Thận như một sứ giả . .. * 2. Đem lưỡi gươm tra vào chuôi gươm thì vừa vặn. 2. vừa như in. * 3. Rùa vàng đớp lấy nhanh và lặn xuống nước. 3 nhanh như cắt . . . * 4. Trong trời đất không có gì bằng hạt gạo. 4. quý bằng hạt gạo. * 5. Giặc chết la liệt. 5. . . . chết la liệt như ngả rạ. * 6. Những củ su hào tròn to. 6. tròn to như ngả rạ. * 7. Quân giặc giẫm đạp lên nhau chạy. 7. Quân giặc như rắn mất đầu . . . * 8. Quả dưa hấu, khi bé thì vỏ xanh thẫm ; càng về sau, đúng độ dưa phát triển thì quả dưa xanh bóng, to. Trong ruột, sắc dưa đỏ, có nhiều hạt, hương vị ngọt, mát và thơm. 8. bé bằng quả bưởi ; to bằng con lợn sữa. đỏ như máu . . . * 9. Nước ầm ầm chảy. 9. . . . như thác. * 10. Cánh đồng mượt mà,tươi tốt. 10. Cánh đồng như một tấm thảm xanh . * 11. Những hạt sương mai lóng lánh, trong suốt. 11. . . . lóng lánh như hạt ngọc, trong suốt như pha lê. * 12. Những bông hoa nhài xếp tròn lại. 12. như mâm xôi trắng. * 13. Ông trăng tròn vành vạnh. 13. tròn vành vạnh như cái mâm con. * 14. Ông trăng tròn tỏa sáng xuống sân , chiếu sáng cho chúng em nô đùa. 14. tỏa sáng xuống sân như thi với bóng điện, . . . * 15. Từng lớp sóng tiến vào bờ. 15. Từng lớp sóng như những đoàn kị mã nối tiếp nhau . . . - Cho Hs tìm trong SGK của môn học vài ba tranh cảnh để giới thiệu (dùng lời nói) cho giáo viên và các bạn . II. Luyện diễn đạt và viết từ, viết câu - Giới thiệu tranh cảnh (chú ý thực hiện cho lớp yếu ) Hs đọc - viết những từ ngữ chỉ sự vật, việc, cảnh quan bày ra trong tranh cảnh lên bảng, cả lớp viết vào tập - Viết từ ngữ Tập dùng phương tiện so sánh cho vài chi tiết , đặc điểm về vật, việc, trong tranh cảnh - Viết câu có sử dụng so sánh. Hoạt động của Gv Hoạt động của trò Tuần 21,22 (tiết 41, 42, 43) - Thế nào là nhân hóa ? Hs đọc ghi nhớ về ý nghĩa phép nhân hóa ở SGK NV6/2 II. Bài tập về phép nhân hóa 1. Khái niệm về nhân hóa - Đưa yêu cầu bài tập về các kiểu nhân hóa - lắng nghe, theo dõi. 2. Bài tập về các kiểu nhân hóa Gợi ý: a. Gọi vật bằng những từ vốn gọi người Phát biểu, ghi chép, làm bài a: Trong đoạn văn sau đây, phép nhân hóa được thể hiện ở Dế Mèn ra sao? Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi: - Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả? (Tô Hoài) b. Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động, tính chất của vật. b: Có nhân hóa kiểu nào ở đoạn thơ sau : - Muôn nghìn cây mía Múa gươm Kiến Hành quân Đầy đường (Trần Đăng Khoa) - Bác giun đào đất suốt ngày Hôm qua chết dưới bóng cây sau nhà. (Trần Đăng Khoa) c. Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động, tính chất của thiên nhiên. c. Như bài tập b: Ông trời Mặc áo giáp đen Ra trận d. Trò chuyện tâm sự với vật như đối với người d. Như bài tập a: Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất ? Khăn thương nhớ ai Khăn vắt trên vai ? Em hỏi cây Kơ nia Gió mày thổi về đâu Về phương mặt trời mọc . . . Giải thích tác dụng của nhân hóa: Hs lắngnghe Phép nhân hóa làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm; làm cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn. 3. Bài tập lập bảng: Gợi ý: Nghe, đáp, ghi chép Tìm đối tượng không phải người , trong các văn bản sau đây : a. Đối tượng nhân hóa từ ngữ nhân hóa kiểu nhân hóa a. . . . được miêu tả như người qua cách dùng những từ ngữ nào? cánh rừng già ngủ miêu tả (= mt) - Nơi đây khi đang mùa thu hãy còn là một cánh rừng già ngủ im lìm. (Nguyễn Minh Châu) heo may quát (già) mt - Heo may quát già lên vài ngày. lúa chín (quá) giấc mt - Lúa chín đã quá giấc. núi hoa bạc (đầu) sầu mt - Vì sương nên núi bạc đầu Biển lay bởi gió, hoa sầu vì mưa. (Ca dao) những quả đồi trọc nằm gối đầu vào nhau ngủ im lìm mt - Mọi tiếng động trong nông trường đã im bặt từ lâu. Những quả đồi trọcnằm gối đầu vào nhau ngủ im lìm. Chỉ có gió và bóng tối vẫn thì thào đi lại. Hơi lạnh trên khắp mọi nẻo căm căm. (Hồ Phương) gió và bóng tối thì thào đi lại lúa chen vai - Lúa đã chen vai đứng cả dậy. (Trần Đăng) súng thức - Súng vẫn thức, vui mới giành một nửa Nên bâng khuâng sương biếc nhớ người đi. (Tố Hữu) sương bâng khuâng, nhớ b. b. được người ta tâm tình, trò chuyện qua cách dùng những từ ngữ nào ? Tổ quốc ơi tâm tình - Tổ quốc ơi! Ta yêu người mãi mãi. Trường Sơn có. . . nào ? trò chuyện - Ta muốn hỏi Trường Sơn. Có đỉnh nào cao hơn Chiếc mũ kia của chủ nghĩa anh hùng cách mạng ? (Tố Hữu) núi ơi trò chuyện, tâm tình - Núi cao chi lắm núi ơi? Núi che mặt trời, chẳng thấy người thương! (Ca dao) trâu ơi trò chuyện, tâm tình - Trâu ơi ta bảo Trâu này Trâu ăn no cỏ Trâu cày với ta. (Ca dao) 4. Bài tập : Gợi ý: Nghe, đáp, ghi chép Hãy nêu ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của phép nhân hóa trong từng đoạn văn sau: a. Cảnh thác nước và con thuyền vượt qua trở ngại diễn ra một cách sinh động, sôi nổi, hấp dẫn như một cuộc giao tranh quyết liệt ở đoạn văn là nhờ phép nhân hóa. a. Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn đá bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến vào Mặt nước hò là vang dậy quanh thuyền, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên tay thuyền. Sóng nước như thế quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng vào hông thuyền (Nguyễn Tuân) b. Cây tre Việt Nam được nhân hóa trở nên sinh động, tạo cho đoạn văn có một không khí thân thiện, gần gũi hơn , giúp chúng ta hiểu dễ dàng những lợi ích của tre trong cuộc sống gắn bó với con người. b. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín! Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu. (Thép Mới) c. Lời của người gọi nhện, gọi ngôi sao sao mà tha thiết. Đằng sau lời gọi ấy, ta thấy thoáng hiện một nỗi buồn nhớ không nguôi của một tâm hồn cô quạnh giữa cảnh đêm khuya trăng lặn, ao vắng, sao mờ. Phép nhân hóa được dùng làm phương tiện, làm cớ để con người giãi bày tâm sự c. Đêm qua ra đứng bờ ao Trong cá cá lặn, trông sao sao mờ. Buồn trong cxon nhện chăng tơ Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai! Buồn trông chênh chếch sao mai Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ! (Ca dao) 5. Bài tập : Gợi ý: làm nháp, trả lời, đọc cho cả lớp nghe a. Hãy viết một đoạn văn miêu tả, hay làm một bài thơ năm chữ có sử dụng so sánh và nhân hóa. b. Các phép nhân hóa nằm trong các câu sau đây: Ông trời / mặc áo giáp đen / ra trận Muôn nghìn cây mía / múa gươm Kiến / hành quân / đầy đường Cỏ gà rung tai / nghe Bụi tre / tần ngần gỡ tóc Hàng bưởi / đu đưa / bế lũ con / đầu tròn / trọc lóc Sấm / ghé xuống sân / khanh khách / cười Cây dừa / sải tay bơi Ngọn mùng tơi / nhảy múa Cây lá hả hê. b. Em hãy kể những phép nhân hóa trong bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa. Nêu tác dụng của những phép nhân hóa ấy. (NV6/2 tr. ) c. Các từ ngữ có tác dụng nhân hóa nằm ở hai dòng đầu và hai dòng cuối c. Bài thơ Cây dừa sau đây của Trần Đăng Khoa đã sử dụng những từ ngữ nào có tác dụng nhân hóa. Phép nhân hóa tập trung nhiều ở đâu trong bài thơ? Cây dừa cao tỏa nhiều tàu Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa đàn lợn con nằm trên cao Hoa dừa nở lẫn cùng sao Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh Ai đem nước ngọt nước lành Ai đeo bao hũ rượu quanh cồ dừa Đứng canh trời đất bao la Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi. d. Đây là phép so sánh ngược với nhân hóa. Tác giả sử dụng các từ ngữ gọi tên và hoạt động tính chất của loại vật để chỉ người. Đây chính là Vật hóa d. Trong bài thơ "Kính gửi cụ Nguyễn Du" , nhà thơ Tố Hữu viết: Song còn bao nỗi chua cay Gớm quân Ưng Khuyển, ghê bầy Sở Khanh Cũng loài hổ báo, ruồi xanh Cũng phường gian ác hôi tanh hại người. Đây có phải là phép nhân hóa không ? Vì sao? d. Bài tập về nhà Hs về nhà làm d. - Hãy tìm năm câu ca dao trong đó có phép nhân hóa và nhận xét tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hóa trong câu ca dao. Hoạt động của Gv Hoạt động của trò Tuần 22, 23(tiết 44, 45, 46) - Thế nào là ẩn dụ ? Hs đọc ghi nhớ về ý nghĩa phép ẩn dụ ở SGK NV6/2 III. Phép ẩn dụ 1. Khái niệm về ẩn dụ Gv dùng ví dụ: a) cắt gọn : mắt nhung, nét thu, khuôn trăng, m ... a ? (Ca dao) 15. Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn. (Ca dao) 16. Chỉ có thuyền mới biết Biển mênh mông nhường nào. (Xuân Quỳnh) 17. Này lắng nghe em khúc nhạc thơm. (Xuân Diệu) hoa = người phụ nữ có nhan sắc chỉ Thúy Kiều hình thức 18. Giá đành trong nguyệt trên mây Hoa sao hoa khéo đọa đày bấy hoa ! (Nguyễn Du) hoa = người tình nhân hào hoa phong nhã chỉ Kim Trọng hình thức 19. Nàng rằng khoảng vắng đêm trường Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa. (Nguyễn Du) hoa = người có tính hiền lành phẩm chất 20. Phượng những tiếc cao, diều bay liệng Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi. (Nguyễn Trãi) vàng, ngọc = Thúy Kiều (vật quí) kẻ chân mây cuối trời= người đi xa, cô quạnh dùng vật quí ngầm ví với Thúy Kiều để biểu lộ sự quí trọng của Kim Trọng đối với người yêu. phẩm chất 21. Gìn vàng giữ ngọc cho hay, Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời. (Nguyễn Du) 22. Mà bên nước tôi thì đang hửng lên cái nắng bốn giờ chiều, cái nắng đậm đà của mùa thu biên giới. (Nguyễn Tuân) 23. Chúng ta không nên nướng tiền bạc của cha mẹ. (liên dụ) 24. Thân em như hạt mưa sa Hạt rơi xuống giếng, hạt ra ngoài đồng. 22. Có 2 ẩn dụ và 1 so sánh (: liên dụ) 22. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim. (Tố Hữu) bạc vàng : của quý giá sự quý giá trong cuộc sống phẩm chất 23. Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết bạc vàng mà đời rơi vãi. (Chế Lan Viên) lửa => màu đỏ hoa lựu hoa lựu có màu đỏ phẩm chất 24. Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông. (Truyện kiều - Nguyễn Du) Gv giới thiệu các từ , cụm từ cho Hs tham khảo: - Hs tự tìm các ẩn dụ có nghĩa tương đương với các từ in đậm b. Sbt, p.40 : Thay thế các từ ngữ in đậm sau bằng những ẩn dụ thích hợp: nhuộm màu nắng vàng , nằm trải dài ; . . . - Trong ánh hoàng hôn, những nương sắn với màu nắng vàng lộng lẫy có trên khắp các sườn đồi. ánh lên, sáng lên, lóe lên, cháy lên, . . . - Trong đôi mắt sâu thẳm của ông, tôi thấy có một niềm hi vọng. Bài tập về nhà : Gv gợi ý trả lời : - Hs tìm ý nghĩa ẩn dụ có nghĩa tương đương với các từ in đậm c. Chỉ ra các ẩn dụ trong văn bản: một viên ngọc bình dị = một ngôi sao sáng . Mặt trời lặn xuống chưa hết ở phía tây thì trên nền trời xanh thẳm ở phía đông nổi lên một viên ngọc bình dị, một ngôi sao cô đơn mới mọc, lát nữa , nó sẽ khoe sáng với chị Hằng Nga. là một cấu trúc ẩn dụ kép. Khi nói "mái tóc" ta đã có ý ví tóc với mái nhà. Mái sương là hình ảnh mái tóc mẹ đã ngả sắc tàn phai, tựa mái nhà, thấm màu thời gian, giãi dàu sương gió "Mẹ già phơ phất mái sương" (Chinh phụ ngâm) hương (của người đức hạnh) = tính nết na chính chuyên, trung trinh ngược gió khắp tung bay = "Hương các loài hoa thơm Không ngược bay chiều gió Hương của người đức hạnh Ngược gió khắp tung bay" (PC 54) Hoạt động của Gv Hoạt động của trò Tuần 24, 25 (tiết 47, 48, 49) - Thế nào là hoán dụ ? Hs đọc ghi nhớ về ý nghĩa phép hoán dụ ở SGK NV6/2 IV. Phép hoán dụ 1. Khái niệm về hoán dụ - Đưa yêu cầu bài tập về các kiểu ẩn dụ, gợi ý lập bảng giải quyết bài tập: - Hs tìm điểm tương cận → phát biểu, ghi chép bài 2. Bài tập về các kiểu hoán dụ Có những kiểu hoán dụ nào ở các từ in đậm trong các văn bản : Câu Điểm tương cận Ý nghĩa hoán dụ Kiểu hoán dụ a. (Sgk, p.82-83-84) - áo nâu : trang phục của nông dân ; áo xanh : trang phục của công nhân - nông thôn => người miền quê; thị thành => người thị thành Mọi người sống và làm việc trong tất cả ngành nghề, ở khắp nơi cần thiết phải liên hiệp đoàn kết nhau để phát triển. lấy dấu hiệu , lấy vật chứa đựng (a) Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên. (Tố Hữu) - bàn tay: bộ phận cơ thể người tác động trực tiếp lên vật chất => người lao động, sự lao động Con người biết làm việc, biết lao động sẽ biến đổi được cuộc sống. lấy bộ phận gọi toàn thể (b) Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông) - Một, ba: số lượng cụ thể => ý nghĩa ít (một) , nhiều (ba) - Thực hiện một công việc sẽ đạt kết quả như ý khi các điều kiện cần đều có đủ. lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng © Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. (Ca dao) - đổ máu: cụ thể => , đánh nhau, xâm lược chiến đấu anh dũng (trừu tượng) - hành động thực dân Pháp xâm lược, tàn sát đồng bào ta, quân và dân Huế anh dũng chiến đấu lấy cái cụ thể Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về Tình cờ chú cháu Gặp nhau Hàng Bè (Tố Hữu) - làng xóm => dân làng , người dân sống trong làng - đói rách => nghèo lấy dấu hiệu , lấy vật chứa đựng Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. (Hồ Chí Minh) - mười năm, trăm năm => thời gian ngắn, dài lấy cái cụ thể Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, Vì lợi ích trăm năm phải trồng người. (Hồ Chí Minh) áo chàm: y phục dân tộc => đồng bào Việt Bắc Cuộc đưa tiễn giữa người về xuôi và người ở lại. lấy dấu hiệu Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. (Tố Hữu) Trái Đất => người trên trái đất Nhân loại yêu kính Hồ Chí Minh lấy vật chứa đựng Vì sao? Trái Đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người : Hồ Chí Minh. (Tố Hữu) b. Bài tập thêm Sống trong cát, chết vùi trong cát Những trái tim như ngọc sáng ngời. (Tố Hữu) Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương Mồ hôi mà đổ xuống vườn Dâu xanh lúa tốt vấn vương tơ tằm. (Ca dao) vai => người, anh bộ đội anh bộ đội mang vác nặng trên hai vai vẫn lạc quan , hành quân vượt lên dốc núi đèo cao phía trước bộ phận 11. Núi không đè nổi vai vươn tới Lá ngụy trang reo với gió đèo. (Lên Tây Bắc - Tố Hữu) biển bằng , cơm - gạo trắng thơm (cái cụ thể) -> thanh bình, no ấm (trừu tượng) cuộc sống mới đổi đời, hạnh phúc, ấm no của bà con dân chài trên vùng biển quê hương cụ thể 12. Biển bằng không có đường xuôi ngược Cơm giữa ngày mưa gạo trắng thơm. (Mưa xuân trên biển - Huy Cận) bàn chân => người lao động - Công nông là chủ lực quân của cách mạng. Con người lao động quật khởi đứng lên làm cách mạng bộ phận 13. Những bàn chân từ than bụi lầy bùn Đã đứng dưới mặt trời cách mạng. (Ta đi tới - Tố Hữu) con mắt => cách nhìn của một con người Từ Hải khen nàng Kiều thông minh, sắc sảo, ý hợp tâm đầu. bộ phận 14. Khen cho con mắt tinh đời Anh hùng đoán giữa trần ai mới già (Truyện Kiều - Nguyễn Du) một lá : con thuyền nhỏ bé => dòng sông nghìn nhà => xóm thôn làng quê Gợi tả cảnh xóm làng quê và dòng sông thuộc tỉnh Hà Nam trong tâm hồn man mác bâng khuâng của Nguyễn Khuyến. lấy vật bị chứa đựng 15. Một lá về đâu xa thăm thẳm Nghìn nhà trông xuống bé con con. (Vịnh núi An Lão - Nguyễn Khuyến) rừng cây núi đá ( cái cụ thể là vật bị chứa đựng) => núi rừng chiến khu Việt bắc hoán dụ kết hợp với nhân hóa (cùng đánh Tây, che bộ đội, vây quân thù) đã gợi tả và ca ngợi chiến khu Việt Bắc mang tầm vóc dũng sĩ , là "lũy sắt dày", là tử địa đối với giặc Pháp xâm lược. lấy vật bị chứa đựng 16. Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây Núi giăng thành lũy sắt dày Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. (Việt Bắc - Tố Hữu) cây đá : dấu hiệu => sườn non, đỉnh núi Khói mây: dấu hiệu => nơi cao xanh của bầu trời Gợi tả cảnh vắng vẻ, cô tịch của ngôi chùa cổ trên đỉnh núi Long Đại, cuộc sống thanh tĩnh, thoát tục của vị sư già giữa non xanh . lấy dấu hiệu 17. Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá, Sư cụ nằm chung với khói mây (Nhớ cảnh chùa Đọi - Nguyễn Khuyến) chín năm, ba ngàn ngày: cụ thể => tính chất trường kì bắp săn gân: cụ thể => tinh thần dẻo dai, kiên cường Nói lên tính chất trường kì của kháng chiến (1945-1954) và tinh thần kháng chiến của quân, dân ta vô cùng dẻo dai và kiên cường cụ thể `18. Ờ đã chín năm rồi đấy nhỉ ! Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ Bắp chân, đầu gối vẫn săn gân . (Ta đi tới - Tố Hữu) 19. Đứng lên thân cỏ, thân rơm Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn Tố Hữu 20. Đây suối Lê-nin, kia núi Mác Hai tay xây dựng một sơn hà. (Hồ Chí Minh) Đầu xanh, má hồng: đều chỉ Thúy Kiều bộ phận 21. Đầu xanh đã tội tình gì ? Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi. (Nguyễn Du) làng quê, đường phố chỉ đồng bào nông thôn và đồng bào thành thị. 22. Cả làng quê đường phố Cả lớn nhỏ gái trai Đám càng đi càng dài Càng dài càng đông mãi. (Thanh Hải) trăm, nghìn : số cụ thể thay cho số nhiều 23. Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt Đảng ta đây xương sắt da đồng (Tố Hữu) 24. Tay ta, tay búa, tay cày Tay gươm, tay bút dựng xây nước mình. (Tố Hữu) 3. Bài tập : Trong văn bản nào có diễn đạt hoán dụ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát. (Viễn Phương) Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy Đang xông lên chống Mĩ tuyến đầu. (Lê Anh Xuân) TL: Trong giao tiếp hằng ngày cũng thường xuyên xuất hiện hoán dụ. Ví dụ : Mọi người đều có tên riêng cả, nhưng khi gọi tên người ta ít khi gọi đích danh mà lấy các từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ để gọi. Cách gọi như vậy chính là hoán dụ. Như "Chào giám đốc, chào thầy giáo, chào bác sĩ, chào hiệu trưởng, " đều là hoán dụ cả. Những hoán dụ này chỉ xuất hiện trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể và có giá trị lâm thời. Bây giờ em gọi tên một người nào đó bằng vật dụng, bằng đặc điểm ngoại hình, bằng chức vụ, bằng nghề nghiệp đều là hoán dụ. 4. Bài tập : Trong giao tiếp hàng ngày, người ta có sử dụng hoán dụ không ? Nếu có, em hãy tìm từ năm đến bảy hoán dụ. 5. Bài tập về nhà : Hãy chỉ các cách diễn đạt hoán dụ trong các văn bản sau đây: . Buổi sáng tinh mơ, khi ánh đèn từ những ngọn đèn cao áp vụt tắt, trên các lối đi những người tập thể dục đi lại ngày một đông hơn. Tiếng nói, tiếng cười râm ran. Một ngày mới lại bắt đầu. . Bỗng, ánh đèn từ trong ngôi nhà thức sớm vụt tắt. Cánh đồng lúa tràn ngập ánh sáng vàng tươi chiếu xuống. Đằng xa, em thấy thấp thoáng những chiếc áo màu tươi tắn làm cỏ bên đê. Trên mặt sông, đàn ngỗng nhà ai bơi chậm rãi, nhởn nhơ. Lâu lâu, những cần cổ cao ngồng ấy lại chúi xuống mặt nước rồi lại hất cái đầu khinh khỉnh lên nhìn trời. Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh. Mấy cô bé đang chơi nhảy dây. Những bím tóc tun ngủn vung vẩy theo từng nhịp chân. Hoạt động của Gv Hoạt động của trò Tuần 25 (tiết 50) Soạn đề, phiếu -nhận phiếu và làm bài Kiểm tra 1 tiết Gv dặn Hs học ở nhà sau mỗi tiết học trên lớp: - Xem lại các bài tập để hiểu biết thêm vững chắc - Làm tiếp bài tập còn chưa xong ở lớp
Tài liệu đính kèm: