Giáo án tự chọn môn Toán - Tiết 13: Ôn tập chương I

Giáo án tự chọn môn Toán - Tiết 13: Ôn tập chương I

Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò

Hoạt động 1 : ôn tập lý thuyết

Gv cho hs nhắc lại các kiến thức về các loại tứ giác đã học hình thang, hình bình hành, hình thoi và hình vuông ( định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết)

Hs nhắc lại các kiến thức về các loại tứ giác đã học hình thang, hình bình hành, hình thoi và hình vuông ( định nghĩa, tímh chất, dấu hiệu nhận biết) .

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 415Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn môn Toán - Tiết 13: Ôn tập chương I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ 4 ngày 11 tháng 11 năm 2009
Ngày giảng: Thứ 5 ngày 12 tháng 11 năm 2009
 Tiết 13: Ôn tập chương I Hình học 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : ôn tập lý thuyết
Gv cho hs nhắc lại các kiến thức về các loại tứ giác đã học hình thang, hình bình hành, hình thoi và hình vuông ( định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết)
Hs nhắc lại các kiến thức về các loại tứ giác đã học hình thang, hình bình hành, hình thoi và hình vuông ( định nghĩa, tímh chất, dấu hiệu nhận biết) .
Hoạt động 2 : bài tập áp dụng
Bài tập số 1: 
Cho hình bình hành ABCD có I, K lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, CD biết rằng IC là phân giác góc BCD và ID là phân giác góc CDA.
a. Chứng minh rằng: BC=BI=KD=DA
b. KA cắt ID tại M. KB cắt IC tại N. tứ giác IMKN là hình gì ? giải thích
Bài tập số 2: 
Cho hình bình hành ABCD M, N là trung điểm của AD, BC. Đường chéo AC cắt BM ở P và cắt DN ở Q
Chứng minh AP = PQ = QC
Chứng minh MPNQ là hình bình hành
Hình bình hành ABCD phải thoã mãn điều kiện gì để MPNQ là hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông 
 Nêu cách c/m AP = PQ = QC
C /m MPNQ là hình bình hành theo dấu hiệu nào?
để MPNQ là hình thoi thì cần thêm điều kiện gì từ đó suy ra điều kiện của hình bình hành ABCD
để MPNQ là hình thoi thì cần thêm điều kiện gì?
Bài tập số 1: 
Tam giác BIC cân tại B (vì góc I bằng góc C) nên BI = BC 
Tam giác ADK cân tại D nên DA = DA mà BC = AD nên BC = BI = KD = DA
Tứ giác IMKN là hình chữ nhật ( theo dấu hiệu các cạnh đối song song và có 1 góc vuông) 
Bài tập số 2: 
Gọi O là giao điểm của BD và AC ta có P là trọng tâm của tam giác ABD nên AP = 2/3AO suy ra AP = 1/3 AC
Q là trọng tâm của tam giác BCD nên CQ = 1/3 AC vậy CQ = QP = AP.
MPNQ là hình bình hành (MN cắt PQ tại trung điểm của mỗi đường )
để MPNQ là hình chữ nhật thì PQ = MN mà MN = AB và PQ = 1/3 AC nên hình bình bành ABCD cần có AB = 1/3 AC thì tứ giác MPNQ là hình chữ nhật 
để MPNQ là hình thoi thì MN PQ suy ra AB AC thì MPNQ là hình thoi
Vậy MPNQ là hình vuông khi AB AC và AB = 1/3 AC
Hướng dẫn về nhà 
ôn tập các kiến thức về tứ giác xem lại các bài tập đã giải 
Học kỹ các định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết các loại tứ giác đã học 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_mon_toan_tiet_13_on_tap_chuong_i.doc