Giáo án tự chọn môn Toán Lớp 8 -Tiết 20: Luyện tập Hình thang và hình thoi - Vũ Thị Tươi

Giáo án tự chọn môn Toán Lớp 8 -Tiết 20: Luyện tập Hình thang và hình thoi - Vũ Thị Tươi

A. Mục tiêu:

- Củng cố định nghĩa hình thoi, hình thang, thấy được hình thoi, hình thang là dạng đặc biệt của hình bình hành

- Biết vẽ hình thoi, hình thang, biết chứng minh một tứ giác là hình thoi, thang

B. Chuẩn bị:

C.Tiến trình bài giảng:

I. Tổ chức lớp: (1')

II. Kiểm tra bài cũ: (7')

- HS1: Nêu định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình thang ?

- HS 2: Nêu định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình thoi ?

=> Nhận xét, đánh giá.

III.Luyện tập: ( 32' )

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 246Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn môn Toán Lớp 8 -Tiết 20: Luyện tập Hình thang và hình thoi - Vũ Thị Tươi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20	Tiết: 20
LUYỆN TẬP VỀ HÌNH THANG 
VÀ HÌNH THOI 
A. Mục tiêu:
- Củng cố định nghĩa hình thoi, hình thang, thấy được hình thoi, hình thang là dạng đặc biệt của hình bình hành 
- Biết vẽ hình thoi, hình thang, biết chứng minh một tứ giác là hình thoi, thang
B. Chuẩn bị:
C.Tiến trình bài giảng: 
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ: (7') 
- HS1: Nêu định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình thang ?
- HS 2: Nêu định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình thoi ?
=> Nhận xét, đánh giá.
III.Luyện tập: ( 32' )
Hoạt động của thày, trò
Ghi bảng
- GV cho HS chép đề bài.
- Hãy vẽ hình ghi GT, KL của bài toán ?
- GV gọi 1HS lên bảng thực hiện, HS khác làm vào vở.
=> Nhận xét.
? Để chứng minh FH, EG cắt nhau tại trung điểm. ta cần chỉ ra điều gì?
TL: Tứ giác HEGF là hình bình hành
? Chứng minh tứ giác HEGF là hình bình hành như thế nào? 
TL: Chỉ ra hai cạnh đối song song và bằng nhau .
? Ta chứng minh HE // GF; HE = GF ntn ?
TL: Dựa vào đường trung bình của tam giác.
- GV gọi 1 học sinh lên bảng trình bày.
- Học sinh cả lớp làm nháp
=> Nhận xét, bổ sung.
- Hãy vẽ hình ghi GT, KL của bài toán ?
? Nếu có EG = HF thì HEGF là hình gì ?
TL: HEGF là hình chữ nhật.
? Từ đó suy ra điều gì ?
TL: 
? Vậy tứ giác ABCD phảI có điều kiện gì?
TL:
? Tương tự hãy làm ý b) ?
- GV gọi 1HS lên làm, HS khác làm vào vở.
=> Nhận xét. 
- GV yêu cầu HS làm bài 138 - SBT.
- 1 học sinh lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL
- Học sinh cả lớp làm tại chỗ
=> Nhận xét.
? Hãy nêu cách chứng minh MNPQ là hình chữ nhật?
- Giáo viên gợi ý:
? MNPQ có là hình bình hành không. Vì sao?
? Hai đoạn thẳng OM và OQ có liên hệ gì? Từ đó nhận xét về MN và MQ ?
TL: OM = OQ vì 
- GV gọi 1 học sinh lên bảng trình bày, HS khác làm vào vở.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Giáo viên sửa chữa, uốn nắn cách trình bày.
Bài tập 1 
GT
ABCD là tứ giác 
EA=EB, FB=FC
GC=GD, HA=HD
KL
1) FH, EG cắt nhau tại trung điểm.
2) Tìm ĐK để: a) EG = HF
 b) EG HF
Chứng minh.
1) Nối AC và BD.
Xét ABD có: EA=EB và HA=HD
=> HE là đường trung bình
 HE // BD; HE = BD (1)
Xét CDB có: FB=FC và GC=GD
=> GF là đường trung bình
 GF // BD; HE = BD (2)
từ (1), (2) Ta có: HE // GF; HE = GF 
 Tứ giác HEGF là hình bình hành
Vậy FH, EG cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
2) 
a) Ta có HEGF là hình bình hành nếu có EG = HF thì HEGF là hình chữ nhật.
=> HE HG mà HE // BD ; HG // AC
=> AC BD.
Vậy tứ giác ABCD phải có hai đường chéo vuông góc.
b) Nếu hình bình hành HEFG có EG HF thì HEFG trở thành hình thoi.
=> HE = HG mà HE = 
=> AC = BD. 
Bài tập 2 ( Bài 138 - SBT trang 74 ) 
GT
ABCD là hình thoi tâm O 
OM AB, ON BC
OQ AD, OP DC
KL
MNPQ là hình chữ nhật 
Chứng minh:
Ta có: + AB // CD mà OM AB, OP DC
=> O , M, P thẳng hàng.
Tương tự : N , O , Q thẳng hàng.
Vì O là tâm đối xứng của hình thoi nên:
+ M đối xứng với P qua O => OM = OP.
+ N đối xứng với Q qua O => ON = OQ
=> Tứ giác MNPQ là hình bình hành.
Mặt khác, O nằm trên đường phân giác của góc A( do ABCD là hình thoi )
=> OM = OQ hay OM = ON = OQ = OP
=> MP = NQ.
Vậy MNPQ là hình chữ nhật.
IV. Củng cố: (3')
- Cho học sinh nhắc lại dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật, hình thoi.
- Hãy đặt các câu hỏi tương đương với các câu hỏi ở các bài trên.
* GV chốt đôi khi người ta có thể hỏi khác đi.
V. Hướng dẫn học ở nhà:(2')
- Học kĩ định nghĩa, tính chất, đấu hiệu nhận biết của các loại tứ giác đã học.
- Xem lại các bài tập đã chữa
- Làm bài tập 118, 123, 141 (SBT - trang 74)
 - Xem trước bài hình vuông.
Ký duyệt
Ngày tháng năm 2010
 ----------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_mon_toan_lop_8_tiet_20_luyen_tap_hinh_thang.doc