Giáo án Tin học nghề - Trường THCS Xuân Tân

Giáo án Tin học nghề - Trường THCS Xuân Tân

I. Các khái niệm:

1. Thông tin và xử lý thông tin:

 a. Thông tin: Là tập hợp các dữ kiện có liên quan về một đối tượng nào đó ( Sự vật, sự kiện,. và về chính con người )

b. Xử lý thông tin: Là quá trình phân tích , tổng hợp và lưu trữ thông tin.

c. Dữ liệu : Thông tin trong máy tính gọi chung là dữ liệu

2. Tin học là gì?

 Tin học là môn khoa học xử lý thông tin một cách tự động thông qua công cụ chính là MTĐT.

3. Máy tính điện tử (MTĐT).

 Là một máy xử lý dữ kiện tự động có khả năng xử lý số liệu, thực hiện các phép tính số học cũng như luận lý theo các quy trình đã định trước.

4. Quá trình xử lý thông tin bằng điện tử:

 Là quá trình thu thập thông tin, xử lý thông tin để cho ra những thông tin khac. Sau đó xuất các kết quảxử lý cho một đối tượng có nhu cầu.

 Nhập thông tin xử lý thông tin xuất thông tin

 

doc 54 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1471Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học nghề - Trường THCS Xuân Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1: KHÁI NIỆM TIN HỌC
I. Các khái niệm:
Thông tin và xử lý thông tin:
	a. Thông tin: Là tập hợp các dữ kiện có liên quan về một đối tượng nào đó ( Sự vật, sự kiện,... và về chính con người )
b. Xử lý thông tin: Là quá trình phân tích , tổng hợp và lưu trữ thông tin. 
c. Dữ liệu : Thông tin trong máy tính gọi chung là dữ liệu
Tin học là gì?
	Tin học là môn khoa học xử lý thông tin một cách tựï động thông qua công cụï chính là MTĐT.
Máy tính điện tử (MTĐT).
	Là một máy xử lý dữ kiện tự động có khả năng xử lý số liệu, thực hiện các phép tính số học cũng như luận lý theo các quy trình đã định trước.
Quá trình xử lý thông tin bằng điện tử:
	Là quá trình thu thập thông tin, xử lý thông tin để cho ra những thông tin khac. Sau đó xuất các kết quảxử lý cho một đối tượng có nhu cầu.
	Nhập thông tin	 xử lý thông tin	 xuất thông tin
Đơn vị lưu trữ trên máy tính :
Đơn vị lưu trữ nhỏ nhất trên máy tính là Bit , chỉ nhận một trong hai giá trị
là 0 hoặc 1 tương ứng với mức độ có điện và không có điện .
	8 Bits	= 1 Byte
	1024 bytes	= 1 KB	( Kilo Byte )
	1024 KBs	= 1 MB	( Mega Byte )
	1024 MBs	= 1 GB	( Giga Byte )
II. Các thế hệ máy tính :
Thế hệ 1: (Từ 1940 đến 1950): MTĐT chân không có tốc độ xử lý 20 000 phép tính trong 1 giây.
Thế hệ 2:(Từ năm 1950 đến 1960):máy tính bán dẫn có tốc dộ khoảng vài trăn ngàn phép tính trong 1 giây.
Thế hệ 3: (từ 1960 đến 1970) đã xuất hiện các máy tính IC có tốc độ hàng triệu phép tính trong 1 giây.
Thế hệ 4 ( từ 1970 )máy tính vi mạch tích hợp. Máy vi tính xuất hiện năm 1974.
III. Hệ điều hành :
- Là một chương trình máy tính được nạp vào bộ nhớ trước nhất để nhận diện , phối hợp, điều khiển các thiết bị của máy tính hoạt động. 
- Tùy theo cấu trúc máy tính và mục đích sử dụng máy tính , sẽ có hệ điều hành thích hợp
- Hệ điều hành máy tính thực hiện các nhiệm vụ sau:
 +	Quản lý bộ nhớ. 
 +	Điều khiển hoạt động các thiết bị máy tính.
 +	Thi hành các chương trình ứng dụng.
- Các hệ điều hành thông dụng: MS-DOS , WINDOWS , UNIX , LINUX, 
Trong mỗi hệ điều hành, chương trình mới (nhiều chức năng) thường được phân biệt bằng chỉ số đi theo tên gọi của hệ điều hành (gọi là version).
Ví dụ:	hệ điều hành windows, các phiên bản được phát hành trước sau gồm có: windows 311, windows 95, windows 98, windows 2000, windows me, windows xp
Bài 2 : CẤU TRÚC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY TÍNH
Khái niệm phần cứng và phần mềm:
Phần cứng:
Là các phương tiện thiết bịcấu tạo thành máy tính. Cấu trúc được chia thành 3 phần:	
 CPU
	Memory	I/O
	 (Bộ nhớ trong)	(Thiết bị nhập/ xuất)
b.Phần mềm:
Là các chương trình được xây dựng phục vụ cho một nhu cầu cụ thể nào đó trong thực tế.
Bộ xử lý trung tâm:
Là bộ não cuả máy tính điều khiển và xử lý các hoạt động của máy. Trong CPU có 3 phần: Khối điều khiển, khối tính toán, các thanh ghi.
Bộ nhớ trong:
- Dùng để lưu trữ thông tin cần thiết cho máy hoạt động. Đặc điểm cuả bộ nhớ trong là tốc độ đọc, ghi rất nhanh.nhưng sức chứa không bằng bộ nhớ ngoài.
 - Bộ nhớ trong gồm có 2 loại : ROM và RAM.
+ ROM: Là bộ nhớ chỉ được dùng để lưu trữ chương trình và dữ liệu của nhà sản xuất máy . Máy chỉ có thể đọc thông tin từ bộ nhớ ROM mà không cho phép người sử dụng ghi hay sửa chữa . Bộ nhớ ROM không bị mất chương trình khi mất điện.
 	+ RAM::Là bộ nhớ ngẫu nhiên dùng để lưu trữ tạm thời chương trình và dữ liệu khi máy đang hoạt động . Bộ nhớ này cho phép đọc và ghi . Bộ nhớ RAM mất hết chương trình khi mất điện.
Bộ nhớ ngoài:
 	Là đĩa từ cho phép lưu trữ thông tin lâu dài . Gồm có các loại : đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD. . .
Thiết bị nhập, xuất:
a. Thiết bị nhập: 
Là thiết bị để đưa thông tin vào cho máy xử lý như : bàn phím, chuột, máy quét, đĩa từ . . .
b. Thiết bị xuất:
Là các thiết bị để xuất thông tin khi đã xử lý xong như : màn hình, máy in .
Modem :
 	Là các thiết bị cho phép truyền dữ liệu của máy tính này cho máy tính khác bằng đường dây điện thoại.
BÀI 3 : PHÂN LOẠI VÀ BIỂU DIỄN DỮ LIỆU
CÁC HỆ ĐẾM – LUYỆN TẬP
Phân loại:
Gồm hai loại: dữ liệu số và dữ liệu không phải số.
Biểu diễn dữ liệu trong máy tính:
	Máy tính là các vật liệu về điện nên ở một thời điểm nào đó vật liệu đó có hoặc không có điện. Do đó trong máy tính sử dụng hệ thống nhị phân là phù hợp nhất.
Các hệ đếm:
	a. Hệ thập phân:
 Là hệ thống số của người sử dụng, gồm 10 ký số từ 0 đến 9.
	b. Hệ nhị phân:
 Là hệ thống số máy sử dụng. Gồm hai ký số : 0,1.
	VD: 1011: 4bit
Cách đổi từ thập phân sang nhị phân:
VD: 45 2
	 1 22 2
	 0 11 2
	 1 5 2
	1 2 2
	0 1 2
 	 	 1 0
 45=101101(2)
 Cách đổi từ nhị phân sang thập phân:
	VD :101101(2) =1* 25 + 0*24 + 1*23 + 1*22 + 0*21 + 1*20
 = 1*32 + 0*16 +1*8 +1*4 + 0*2 + 1*1
	 = 32 + 0 + 8 + 4 + 0 + 1
	 = 45
* Ngoài ra còn có các hệ khác: hệ thập lục phân [ Dùng 16 ký số 0 -> 9 ; A ( 10 ) ; B ( 11 ) ; C ( 12 ) ; D ( 13 ) ; E ( 14 ) ; F ( 15 ) . Hệ bát phân ( Dùng 8 ký số 0 -> 7 )... .Cách đổi từ các hệ đếm này sang hệ thập phân và ngược lại tương tự như với hệï nhị phân .
Bộ mã ASCII: 
Là bộ mã chuẩn của quốc tế do Mĩ đưa ra . Bộ mã này dùng1byte = 8bit để mã hoá các ký tự thành những số nhị phân và ngược lại . Do đó bộ mã ASCII mã hóa được 28 = 256 ký tự được đánh số từ 0 đến 255.
Ví dụ: Theo bảng mã ASCII
ký tự 	A	được mã số hoá là 	65	được mô tả bởi 8 số 0,1	0100 0001
ký tự 	B	được mã số hoá là 	66 	được mô tả bởi 8 số 0,1	0100 0010
ký tự 	C	được mã số hoá là 	67 	được mô tả bởi 8 số 0,1	0100 0011
....
Luyện tập :
Bài 1 : Đổi sang hệ nhị phân 
a/ 123	b/ 255	c/ 64	d/ 1024
Bài 2 : Đổi sang hệ thập phân 
a/ 11110000(2)	b/ 10101010(2)	c/ 11111111(2)	
BÀI 4 : CÁC ỨNG DỤNG CHỦ YẾU CỦA MTĐT
TIN HỌC VÀ XÃ HỘI
1 . Các ứng dụng chủ yếu của MTĐT :
	MTĐT được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của sản xuất, kinh tế và đờisống xã hội như :
	+ Quản lý xí nghiệp : tiền lương, nhân sự, vật tư, kế toán,  
	+ Công nghiệp : Điều khiển quá trình công nghệ, người máy
	+ Công tác văn phòng : Soạn, in, lưu trữ, tra cứu tài liệu ,
	+ Khoa học kỹ thuật : Tính toán, vẽ, thiết kế,
	+ Giải trí : Chơi game
	+ Giáo dục : Sọan giảng, tính điểm,
2 . Tin học và xã hội :
	a/ Công nghệ thông tin đối với xã hội :
* Đối với sự phát triển kinh tế :
	- Các ứng dụng của CNTT trong sản xuất – kinh doanh : Giảm chi phí sản xuất và cung cấp dịch vụ , các hệ thống day chuyền tự động . Bên cạnh đó các chiến lược tiếp thị , quảng cáo , xúc tiến thong mại cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc xử lý thông tin .
	- Thương mại điện tử : Dùng đặt hàng , thanh toán ,đều được thự hiện trên Internet và các hình thúc điện tử khác 
	* Đối với các lĩnh vực xã hội :
	- Tham gia vào nền kinh tế và đời sống
	- CNTT trong gia đình và cộng đồng : Các lĩnh vực giải trí , chăm sóc sức khỏe và học tập 
	- Chính quyền điện tử 
	- kết cấu hạ tầng thông tin xã hội tương lai
	b/ Các thành phần của CNTT :
	CNTT là sự kết hợp của 3 thành phần chính:
Khả năng tính toán tự động bằng MTĐT
Khả năng lưu trữ thông tin 
Khả năng truyền tín hiệu qua moat mạng viễn thông
ÔN TẬP
I/ Lý thuyết :
	Câu 1 : Nêu khái niệm thông tin và xử lí thông tin ?
	Câu 2 : Tin học là gì ?
	Câu 3 : Khái niệm hệ điều hành?
	Câu 4 :Nêu khái niệm phần cứng và phần mềm ?
	Câu 5 :Trình bày bộ nhớ trong của máy tính ?
	Câu 6 :Hãy nêu tên một số thiết bị nhập – xuất thông dụng ?
	Câu 7 :Hãy nêu một số ứng dụng của MTĐT ? 
	Câu 8 :Hãy nêu mối quan hệ giữa tin học và xã hội ?
II/ Bài tập :
	Bài 1 : Đổi sang hệ nhị phân 
	a/ 255	b/ 32	c/ 64	d/ 112	e/ 137
	f/ 1024	g/ 176	h/ 78	i/ 121	j/ 154
	Bài 2 : Đổi sang hệ thập phân :
	a/ 11111111(2)	b/ 10101010(2)	c/ 11100111(2)	d/ 10111110(2)	
BÀI 5 : HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS 
I. Windows là gì ?
- Để khắc phục các nhược điểm của hệ điều hành DOS hệ điều hành Window ra đời.
- Thiết kế lại hoàn toàn giao diện cho người sử dụng .
- Làm việc ở chế độ đa nhiệm.
- Cung cấp khả năn nối mạng giữa các máy.
- Có khả năng nhận biết các thiết bị phần cứng trang hệ thống, nó có thể tự động cài đặt cấu hình của thiết bị.
- Tạo kết quả trên màn hình và máy in
- Sử dụng triệt để thiết bị (Mouse)
II. Khởi động và thoát Windows.
a) Khởi động :
Khi máy đã được cài windows, mỗi lần mỡ máy windows sẽ tự khởi động.
b) Thoát : Nhấp nút sart chọn lệnh Shutdown và chọn shutdown the computer ? sau đó chọn Yes.
III. Windows XP :
1 Màn hình làm việc chính của windows XP :
a/ Màn hình nền :
Các biểu tượng chương trình
Nháy đúp biểu tượng Mycomputer để xem thông tin có trên máy tính 
Thùng rác chứa các tệp và thư mục bị xóa
b/.Một vài biểu tượng chính 
Khi nháy đúp Mycomputer “cửa sổ” mở ra có dạng :
c/Các biểu tượng chương trình :
2.. Nút Start và bảng chọn Start :
3.. Thanh công việc :
+ Thường nằm ở đáy màn hình 
+ Chứa biểu tượng chương trình đang chạy
4.. Cửa sổ làm việc :
Phóng to thu nhỏ cửa sổ trên màn hình nền
thu nhỏ cửa sổ trên thanh công việc
Đóng cửa sổ
* Chú ý :
Luôn luôn thoát khỏi windows trước khi tắt máy nếu tắt máy đột ngột có thể làm mất hoặc hư hỏng dữ liệu.
BÀI 6 : KHÁI NIỆM VỀ THƯ MỤC VÀ TẬP TIN
1.Thư mục :
	a/ Khái niệm :
. Trên đĩa từ thường được chia thành nhiều ngăn để chứa file gọi là thư mục.
. Thư mục cũng được chia thành nhiều ngăn nhỏ gọi là thư mục con.
. Thư mục cũng được đặt tên giống tên file nhưng thường không có phần mở rộng.
. Đĩa từ gọi là thư mục gốc.
. Cấu trúc thư mục trên đĩa có dạng hình cây được phân cấp bắt đầu từ gốc.
b/ Ví dụ :  ... .
Dùng Header để ấn định khoảng cách lề trên tiêu đề đầu trang.
Dùng Footer để ấn định khoảng cách lề dưới tiêu đề cuối trang.
Dùng Gutter để ấn định khoảng cách dùng để đóng gáy tập tài liệu.
Nhấp nút OK để kết thúc.
Hình 5.3 Hộp thoại Page Setup với thẻ Margins được chọn.
c/ Xem trước khi in
Sau khi ấn định lề cho trang in ta có thể xem qua trên máy tính phác họa trang in trước khi cho in thực sự văn bản ra máy in. Thao tác này gọi là xem trước khi in. Việc xem trước khi in rất có ích lợi, nó giúp ta hình dung được “diện mạo” trang in ra sao trước khi quyết định cho in ra giấy. Nếu khi xem cảm thấy trang in chưa phù hợp lắm, ta có thể điều chỉnh việc canh lề lại.
Xem trước khi in.
Từ thanh công cụ, nhấp nút Print Preview 
Hoặc từ thanh thực đơn, chọn File | Print Preview.
Màn hình Word sẽ chuyển qua chế độ Preview để xem phác họa trang in.
Xem xong, nhấp nút Close trên thanh thực đơn để về lại chế độ soạn thảo. 
3. In văn bản
Sau khi hoàn tất việc soạn thảo văn bản và định dạng trang in, ta có thể tiến hành in văn bản ra giấy.
In văn bản ở máy in.
Từ thanh thực đơn, chọn File | Print.
Hộp thoại Print xuất hiện (Xem hình 5.4).
Nếu muốn in nhiều bản, chỉ ra trong ô Number of copies. 
Nếu muốn in tất cả các trang, chọn All trong vùng Page range.
Nếu muốn in trang hiện thời, chọn Current page trong vùng Page range.
Nếu muốn in một số trang, ấn định ở Pages trong vùng Page range.
Nhấp nút OK để kết thúc.
Trang hiện thời là trang chứa dấu chèn. Còn nếu muốn in chẳng hạn từ trang 1 đến trang 20, mô tả 1-20 trong ô Pages vùng Page range. Trường hợp muốn in trang 3 rồi nhảy đến trang 5, rồi liên tục từ trang 15 đến 20 thì trong ô Pages ta mô tả 3,5,15-20.
Trường hợp máy tính có thể điều khiển nhiều máy in khác nhau (ví dụ như máy tính trong mạng) thì trước khi in cần phải chọn máy in cụ thể trong danh sách các máy in ở ô Name của vùng Printer. 
Ngoài ra cũng có thể in văn bản ra máy in mà không qua thực đơn bằng cách nhấp nút Print từ thanh công cụ. Khi đó sẽ in tất cả các trang của văn bản trong cửa sổ Word hiện hành.
Hình 5.4: Hộp thoại Print.
PHẦN BÀI TẬP MS WORD
Bài tập 1 :
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***
PHIẾU ĐĂNG KÝ
THI NGHỀ PHỔ THÔNG
Khóa ngày : ......................................
- Họ và tên học sinh :	
- Ngày sinh : 	
- Nơi sinh : 	
- Học sinh trường : 	
- Quận (Huyện) :	
- Đã học xong chương trình nghề phổ thông tại : 	
- Đăng ký thi môn : 	
	Ngày ........ tháng ..... năm 200....
	Thủ trưởng đơn vị	Học sinh ký tên
	nơi học sinh học nghề PT
	(Ký tên và đóng dấu)
Bài tập 2 :
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SỐ BÁO DANH
.........................
SỐ PHÒNG
..................
Ảnh 3 x 4
***
PHIẾU BÁO THI
KỲ THI NGHỀ PHỔ THÔNG
Khóa ngày : ......................................
MÔN THI : ...............................
- Họ và tên học sinh :	
- Ngày sinh : 	
- Nơi sinh : 	
- Học sinh trường : 	
- Quận (Huyện) :	
- thí sinh có mặt tại hội đồng thi : 	
lúc ....... giờ ........... ngày ..................
	Ngày ........ tháng ..... năm 200....
	Chủ tịch HĐ thi
	Chữ ký thí sinh	(Ký tên và đóng dấu)
Bài tập3 :
CÁC KIỂU PHÔNG CHỮ VNI THÔNG DỤNG
CÓ TRONG MỌI BỘ VNI
NORMAL (thường)
BOLD (đậm)
ITALIC (nghiêng)
VNI - Times
VNI - Times
VNI - Times
VNI – Helve
VNI – Helve
VNI – Helve
VNI – Helve - Condense
VNI – Helve - Condense
VNI – Helve - Condense
VNI – Univer
VNI – Univer
VNI – Univer
VNI – Aptima
VNI – Aptima
VNI – Aptima
VNI – Present
VNI – Present
VNI – Present
VNI – Tekon
VNI – Tekon
VNI – Tekon
VNI – Script
VNI – Script
VNI – Script
VNI – Maria
VNI – Maria
VNI – Maria
VNI – Brush
VNI – Brush
VNI – Brush
VNI – Awchon
VNI – Awchon
VNI – Awchon
VNI – Revue
VNI – Revue
VNI – Revue
VNI – Cooper
VNI – Cooper
VNI – Cooper
Bài tập4:
KẾ HỌACH SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC
NĂM 2004 – CÂY LÚA
Đơn vị tính : Ha
STT
ĐỊA PHƯƠNG
VỤ SẢN XUẤT
GHI CHÚ
Mùa
Đ. Xuân
Xuân Hè
Hè Thu
1
Bình Chánh
5.800
3.200
4.600
3.900
2
Nhà Bè
2.200
2.900
2.300
2.100
3
Hốc Môn
2.200
2.800
1.800
1.900
4
Củ Chi
1.900
1.700
2.000
2.000
5
Duyên Hải
1.200
1.000
1.100
800
6
Thủ Đức
1.700
1.500
1.400
900
7
Nơi khác
1.800
1.700
1500
1.400
Bài tập 5 : Học sinh tạo bảng thời khóa biểu học tập trong tuần
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Thứ bảy
S
Á
N
G
Tiết 1
Tiết 2
Tiết 3
Tiết 4
Tiết 5
C
H
I
Ề
U
Tiết 1
Tiết 2
Tiết 3
Tiết 4
Tiết 5
Bài tập 6 :
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU PHẦN MỀM XỬ LÝ VĂN BẢN : MICROSOFT WORD	Trang
I/ Khái niệm về loại dữ liệu văn bản
1. Khái niệm về Character, Word, Sentence, Document.	5
2. Khái niệm về Line, Paragraph, Section, Chapter.	8
II/ Giới thiệu phần mềm xử lý văn bản : MICROSOFT WORD
1. Đặc điểm của MS WORD	11
2. Cách nạp thoát MS WORD	13
3. Trình bày cửa sổ MS WORD	15
+ Sử dụng các phần tử của cửa sổ MS WORD	16	
+ Chọn cách trình bày cửa sổ nhập liệu : normal, print layout	17
Bài tập7 : 
– Học sinh trình bày bài thơ sau với mỗi đọan thơ là một kiểu chữ khác nhau :
KẺ LÁNG GIỀNG
Nhà chàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh dờn
Hai người sống giữa cô đơn
Chàng như cũng có nỗi buồn giống tôi
Giá đừng có giậu mồng tơi
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm chàng
Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng
Có con bướm trắng thường sang bên nầy
Bướm ơi bướm hãy vào đây
Cho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôi
Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi
Tôi buồn tự hỏi hay tôi yêu chàng ?
Mấy hôm nay chẳng thấy chàng
Giá tôi cũng có tơ vàng mà hong
Cái gì như thế như mong
Nhớ chàng, không, quyết là không nhớ chàng
Cô đơn, buồn lại thêm buồn
Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi ?
Hôm nay mưa đã tạnh rồi
Tơ không hong nữa, bướm lười không sang
Bên hiên vẫn vắng bóng chàng
Rưng rưng tôi gục xuống bàn – rưng rưng
Nhớ con bướm trắng lạ lùng
Nhớ tơ vàng nữa nhưng không nhớ chàng
Hỡi ơi bướm trắng tơ vàng
Mau về mà chịu tang chàng đi thôi
Đêm qua chàng đã chết rồi
Nghẹn ngào tôi khóc, quả tôi yêu chàng
Hồn trinh còn ở trần gian
Nhập vào bướm trắng mà sang bên nầy
Nguyển Bính - 1940
– Dùng chức năng thay thế để thay từ “chàng” bằng từ “nàng”
Bài tập 8 : Học sinh tự tạo các Autotext sau :
STT
Tên Autotext
Văn bản tương ứng
1
CHXH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SỐ BÁO DANH
.........................
SỐ PHÒNG
..................
***
2
HCMC
Thành phố Hồ Chí Minh
3
HTV7
Đài Truyền Hình Thành Phố Hồ Chí Minh – Kênh 7
4
VTV1
Đài Truyền Hình Trung Ương 1
5
UNC
Tổ chức UNESCO
Bài tập 9 : 
NXB TP.HCM
Bài tập 1 : Học sinh nhập nội dung Hợp đồng kinh tế sau
	Tổng Công Ty Điện Toán	CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
	Công Ty ICQ	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
	–:—	šZ›
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
- Căn cứ Pháp lệnh Hợp Đồng Kinh Tế ngày 29 tháng 9 năm 1989 và Quyết định 217 của Hội Đồng Bộ Trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1987 về ký kết Hợp Đồng Kinh Tế.
Bên A : Trường THCS Xuân Tân
Địa chỉ : Cẩm Tân – Xuân Tân – Long Khánh – Đồng Nai
Điện thọai ( 721268
Do Ông Nguyễn Đại Noàng, Hiệu Trưởng, làm Đại Diện.
Bên B : Công Ty ICQ
Địa chỉ : 137 Trần Văn Đang, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
Điện thọai ( 8.112.334
Do Ông Nguyễn Vinh Danh, Giám Đốc, làm Đại Diện.
Cùng thỏa thuận ký Hợp Đồng gồm những điều khỏan sau đây :
Điều 1 : Nội dung hợp đồng
Bên B nhận cung cấp cho bên A một phòng máy nối mạng gồm 01 máy chủ và 25 máy thành phần.
Điều 2 : Giá 
F Máy chủ 	1.000 USD
F Máy thành phần	25 x 400 USD	10.000 USD
F Chi phí nối mạng	1.000 USD
	Cộng :	12.000 USD
Tổng trị giá Hợp Đồng là : Mười hai ngàn Đô la Mỹ
Điều 3 : Phương thức thanh tóan 
v Tiền thanh tóan là tiền Đồng Việt Nam căn cứ tỷ giá do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm thanh tóan.
v Bên A ứng trước cho bên B 50 % tổng trị giá Hợp Đồng tương đương 6.000 USD .
v Số tiền còn lại được Bên A thanh tóan cho bên B ngay sau khi ký biên bản nghiệm thu công trình.
Điều 4 : Trách nhiệm hai bên
Ä Bên A giao phòng để lắp đặt thiết bị đúng vào ngày 20 tháng 11 năm 2006.
Ä Bên B hòan tất công trình đúng vào ngày 01 tháng 12 năm 2006.
Ä Hai bên cam kết hổ trợ nhau để thực hiện tốt Hợp Đồng
	Ngày 10 tháng 11 năm 2006
	Đại diện bên A	Đại diện bên B
Bài tập 10 : Học sinh trình bày bài tập sau :
Công ty Mỹ Mac Donell Douglas đang dồn mọi nổ lực về tài chính để sản xuất máy bay chở khách hiệu TX520, nhằm cạnh tranh với Boeing 747.
Máy bay TX520 có thể chở từ 375 đến 520 hành khách, trên máy bay có cả quầy rượu và các phương tiện viễn thông hiện đại. Lọai máy bay này được xem là đối thủ cạnh tranh với chàng khổng lồ Boeing 747 không chỉ về số lượng hành khách chuyên chở được mà còn là những tiện nghi phục vụ cho các thượng đế khi tận hưởng cảm giác di chuyển bằng máy bay xuyên qua các đại lục.
Thành công này sẽ giúp cho Mac Donell Douglas trở thành đại gia trong làng sản xuất máy bay, và cũng đưa công ty này đi xa khỏi vực thẳm của sự phá sản.
Bài tập 3 : Học sinh trình bày bài tập sau :
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT ĐẠI SỐ 9
Năm Học : 2006 – 2007
Bài 1 : Chọn câu trả lời đúng nhất :
1) Căn bậc hai của 25 là :
	a/ 5	b/ -5	c/ 5	d/ Một số khác
2) Căn bậc hai số học của (7)2 là :
	a/ 7	b/ 49	c/ 7	d/ -7
3) có nghiệm khi và chỉ khi :
	a/ x 	b/ x -3	c/ x R	d/ x 
4) Phương trình = 3 có nghiệm là :
	a/ 9	b/ 3	c/ -3	d/ 3
Bài 2 : Chứng minh định lý :
	Với mọi số thực, ta có = 
Bài 3 : Chứng minh đẳng thức :
	( - + 3) – (3 + 14) = -
Bài 4 : Rút gọn
	 : 
Bài 5 : Cho biểu thức
	A = + x (x-1)
 1. Rút gọn biểu thức A
 2. Tính giá trị của biểu thức A khi x = 9999

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao trinh nghe.doc