Giáo án Tin học Lớp 8 - Tiết 19, Bài 5: Từ bài toán đến chương trình - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Lệ

Giáo án Tin học Lớp 8 - Tiết 19, Bài 5: Từ bài toán đến chương trình - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Lệ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết được khái niệm bài toán, thuật toán.

- Biết cách xác định bài toán.

2. Kỹ năng

- Hiểu được thuật toán, quá trình giải toán trên máy tính.

Thái độ

- Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học hỏi, sáng tạo .

II. CHUẨN BỊ

1. Nội dung:

- Bài toán và xác định bài toán.

- Quá trình giải toán trên máy tính.

2. Đồ dùng:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, đồ dùng dạy học.

- Học sinh:Sách giáo khoa, vở, viết, thước kẻ. Xem bài mới trước khi lên lớp.

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 957Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 8 - Tiết 19, Bài 5: Từ bài toán đến chương trình - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Lệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10	Tiết 19	Ngày soạn: 22
Bài 5: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
- Biết được khái niệm bài toán, thuật toán.
- Biết cách xác định bài toán.
Kỹ năng
- Hiểu được thuật toán, quá trình giải toán trên máy tính.
Thái độ
- Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học hỏi, sáng tạo .
II. CHUẨN BỊ
Nội dung:
- Bài toán và xác định bài toán.
- Quá trình giải toán trên máy tính.
Đồ dùng:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, đồ dùng dạy học.
- Học sinh:Sách giáo khoa, vở, viết, thước kẻ. Xem bài mới trước khi lên lớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tổ chức lớp	(2’)
- Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số học sinh.
+ Lớp 8A1:	
+ Lớp 8A2:	
- Phân nhóm học tập.
Kiểm tra bài cũ (5’)
* Câu hỏi: 
- CH1: Để viết một chương trình TP đơn giản cần phải làm gì?
- CH2: Nêu ý nghĩa của câu lệnh pascal sau:
	Writeln(:n:m);
* Trả lời:
CH1: - Để viết được một chương trình TP đơn giản cần phải:
+ Đọc kỹ nội dung.
+ Lập công thức tính.
+ Lập các biến có trong công thức tính.
+ Xem biến đó có kiểu dữ liệu gì cần lưu ý.
- CH2: câu lệnh pascal writeln(:n:m) được dùng để điều khiển cách in các số thực trên màn hình; trong đó giá trị thực là số hay biểu thức số thực và n, m là các số tự nhiên, trong đó n qui định độ rộng, còn m là chữ số thập phân.
Bài mới: 
* Giới thiệu bài: (1’)
 Bài toán là khái niệm quen thuộc trong các môn học như Toán, Vật lí, Chẳng hạn tính tổng các số tự nhiên từ 1 đến 100, tính quãng đường ô tô đi được trong 3 giờ,Tuy nhiên hằng ngày ta thường gặp và giải quyết các công việc đa dạng hơn nhiều, ví dụ như lập bảng cửu chương, lập bảng điểm, so sánh chiều cao của hai bạn. Và để giải quyết một bài toán cụ thể đó như thế nào trong ngôn ngữ lập trình, ta sang một nội dung mới.
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
16’
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bài toán và xác định bài toán
1. Bài toán và xác định bài toán:
* Khái niệm bài toán:
- Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết.
* Xác định bài toán:
- Xét vd tính diện tích hình tròn.
+ ĐK cho trước: chu vi và bán kính.
+ KQ thu được: Diện tích hình tròn.
- Xác định bài toán là việc xác định các điều kiện ban đầu (thông tin vào – input) và kết quả cần thu được (thông tin ra – output).
- Nêu sơ qua về khái niệm bài toán. 
- Xét vd: Tính diện tích hình tròn.
-? Tìm giả thiết và kết luận của bài toán này.
- Nhận xét.
- Trong toán học, trước khi bắt đầu giải một bài toán, ta thường tìm GT và KL.
- Trong tin học, phần giả thiết là điều kiện cho trước (input), phần KL là kết quả thu được (output).
-> đó là cách xác định một bài toán trong tin học, chíng dùng để cho ta viết một CT giải toán trên máy tính.
- Lắng nghe.
- Giả thiết: chu vi và bán kính.
- KL: Tính diện tích.
- Lắng nghe.
15’
Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình giải toán trên máy tính
2. Quá trình giải toán trên máy tính:
- Giải toán trên máy tính nghĩa là đưa cho máy tính dãy hữu hạn các thao tác đơn giản (thuật toán) mà có thể thực hiện được để cho ta kết quả.
- Quá trình giải toán trên máy tính gồm các bước sau:
+ Xác định bài toán.
+ Mô tả thuật toán.
+ Viết chương trình
- Để máy tính có thể “giải“ được bài toán con người phải chỉ dẫn cho máy tính thực hiện thông qua các câu lệnh cụ thể, chi tiết.
-? Máy tính có tự giải toán không?
- Nhận xét. Là do con người nghĩ ra, máy tính chỉ thực hiện những thao tác theo chỉ dẫn của con người.
- Như vậy-> KL.
- Lắng nghe.
- Thảo luận, trả lời.
- Lắng nghe, ghi nhớ nội dung.
5’
Hoạt động3: củng cố
Bài 1:
a) Input: Danh sách họ tên của hs trong lớp.
Output : Số hs có họ trần.
b) input: Dãy số n.
Output: Tổng các phần tử lớn hơn 0
c) Dãy số n.
Output : Số các số có giá trị nhỏ nhất.
- Hệ thống nội dung toàn bộ bài giảng.
- Hướng dẫn giải bài 1 tr45/SGK
- Lắng nghe.
- Cùng trả lời với giáo viên.
4. Dặn dò: (1’)
- Xem trước hai nội dung còn lại của bài học hôm nay.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
— — —»@@&??«— — —

Tài liệu đính kèm:

  • doc19.doc