Giáo án Tin học 8 - Tuần 22 - Năm học 2008-2009

Giáo án Tin học 8 - Tuần 22 - Năm học 2008-2009

A. Mục tiêu:

- Biết được cấu trúc lặp được sử dụng để hướng dẫn cho máy tính thực hiện lặp lại một công việc nào đó một số lần.

- Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp trong NNLT

- Có kĩ năng đọc và tìm hiểu chương trình trong các ví dụ.

B. Chuẩn bị:

- Thầy: Hình ảnh

- HS: Thực hiện theo HD ở tiết 42

C. Tiến trình:

1. ổn định: KTSS, tư cách HS

2. Kiểm tra bài cũ:

 HS1: Viết câu lệnh theo yêu cầu: Nhập điểm kiểm tra, nếu điểm nhỏ hơn 5 thì hiển thị dòng chữ: “Ban can co gang”.

 

doc 12 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1088Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tuần 22 - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Ngày soạn: /02/09
Ngày dạy:
Tiết 43: Câu lệnh lặp
A. Mục tiêu:
- Biết được cấu trúc lặp được sử dụng để hướng dẫn cho máy tính thực hiện lặp lại một công việc nào đó một số lần.
- Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp trong NNLT
- Có kĩ năng đọc và tìm hiểu chương trình trong các ví dụ.
B. Chuẩn bị:
- Thầy: Hình ảnh
- HS: Thực hiện theo HD ở tiết 42
C. Tiến trình:
1. ổn định: KTSS, tư cách HS
2. Kiểm tra bài cũ: 
 HS1: Viết câu lệnh theo yêu cầu: Nhập điểm kiểm tra, nếu điểm nhỏ hơn 5 thì hiển thị dòng chữ: “Ban can co gang”.
 HS2: Cho biết kết quả việc thực hiện chương tình sau:
 Uses crt;
 Begin
 Clrscr;
Writeln(‘O”); delay(300);
Writeln(‘O”); delay(300); 
Writeln(‘O”); delay(300); 20 lần
.........................................
Writeln(‘O”); delay(300);
End.
 HS khác NX, GV NX chung và cho điểm
GV đặt vấn đề: Với chương trình trên, nếu viết đi viết lại 20 lần lệnh Writeln(‘O”); delay(300);
thì rất phức tạp và mất thời gian. Vậy có cách nào khác ngắn hơn, đơn giản hơn, khoa học hơn để viết chương trình trên được không?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Đưa ra các ví dụ về công việc phải thực hiện lặp lại hàng ngày như SGK
? Trong các ví dụ trên, công việc nào được lặp lại với số lần biết trước, công việc nào được lặp lại với số lần không xác định?
HS: + Đánh răng mỗi ngày hai lần; Mùa hè, mỗi ngày tắm một lần là các công việc được lặp lại với số lần biết trước
+ Học cho đến khi thuộc bài; Nhặt từng cọng rau cho đến khi xong.là công việc được lặp lại với số lần không xác định
GV chốt lại
GV: Trong khi viết chương trình, để chỉ dẫn cho MT thực hiện đúng công việc phải lặp lại nhiều lần, người lập trình phải làm gì để giảm nhẹ công việc viết chương trình?
GV giới thiệu câu lệnh lặp
? Đọc ví dụ 1 (SGK – 56)
GV đưa ra hình vẽ 3 hình vuông
HS quan sát và nhận xét về 3 hình vuông trên
HS: ...3 hình vuông bằng nhau và mối hình là ảnh dịch chuyển sang trái 2 đơn vị của hình kia.
? Thao tác gì được lặp lại trong ví dụ 1?
HS: Thao tác vẽ hình vuông lặp lại 3 lần
HS đọc và tham khảo thuật toán của phép vẽ 3 hình vuông trên và phân tích thuật toán.
? Nêu cách vẽ một hình vuông?
HS: ... bốn lần thao tác vẽ một đoạn thẳng bằng nhau.
HS hoạt động theo nhóm thảo luận để nêu thuật toán mô tả các bước vẽ hình vuông
Đại diện nhóm trả lời
GV lưu ý: Biến k được sử dụng như biến đếm để ghi lại số cạnh đã vẽ được.
GV đưa ra tiếp VD 2 (SGK – 57)
? Làm thế nào để tính được S?
HS: .. có thể có nhiều cách
GV nêu thuật toán tính tổng của một trăm số tự nhiên đầu tiên 
? Các hoạt động của việc tính tổng này cso gì đặc biệt?
HS: Các hoạt động này giống nhau là cùng thực hiện phép cộng: kết quả cảu hoạt động trước là dữ liệu vào của hoạt động tiếp theo.
GV NX và Nhấn mạnh: Cách mô tả các hoạt động lặp trong thuật toán nhơ trong 2 VD trên được gọi là cấu trúc lặp.
1. Các công việc phải thực hiện nhiều lần:
VD:
Đánh răng mỗi ngày hai lần
Mùa hè, mỗi ngày tắm một lần
Học cho đến khi thuộc bài
Nhặt từng cọng rau cho đến khi xong.
2. Câu lệnh lặp – một lệnh thay cho nhiều lệnh:
Ví dụ 1 (SGK – 56)
- Thuật toán vẽ 3 hình vuông bằng nhau
 SGK – 56
- Thuật toán mô tả các bước để vẽ hình vuông:
B1: k ← 0 (k là số đoạn thẳng đã vẽ được)
B2: k ← k +1. Vẽ đoạn thẳng 1 đơn vị độ dài và quay thước 900 sang phải.
B3: Nếu k < 4 thì trở lại B2. Ngược lại, kết thúc thuật toán.
Ví dụ 2 : SGK – 57
* Mọi NNLT đều có cách để chỉ thị cho MT thực hiện cấu trúc lặp với một câu lệnh. Đó là câu lệnh lặp.
4. Củng cố:
 GV nhấn mạnh các nội dung cơ bản đã truyền đạt trong tiết học
 HS trả lời câu hỏi 1 (SGK – 60)
? Cấu trúc lặp được sử dụng để làm gì?
 HS khác NX và bổ sung, GV chốt lại.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại bài, hoàn thiện câu 1 (SGK – 60)
- Nghiên cứu trước phần 3, 4 cảu bài; giờ sau học tiếp.
Tuần 22
Ngày soạn: /02/09
Ngày dạy:
Tiết 44: Câu lệnh lặp (tiếp)
A. Mục tiêu:
- Hiểu hoạt động của câu lệnh với số lần biết trước for – do trong NN Pascal
- Hiểu được lệnh ghép trong Pascal
- Có kĩ năng đọc và tìm hiểu chương trình trong các ví dụ.
- Viết được câu lệnh lặp for – do đơn giản.
B. Chuẩn bị:
- Thầy: Bảng phụ
- HS: Thực hiện theo HD ở tiết 43
C. Tiến trình:
1. ổn định: KTSS, tư cách HS
2. Kiểm tra bài cũ: 
 HS1: Trả lời câu hỏi 1 (SGK – 60). Cấu trúc lặp được dùng để làm gì?
 HS2: Viết lại cú pháp của câu lệnh dạng thiếu và dạng đầy đủ?
 HS khác NX, GVNX chung và cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV nhấn mạnh vai trò của việc sử dụng câu trúc lặp trong quá trình lập trình
GV giới thiệu câu lệnh lặp trong Pascal
GV giả thích ý nghĩa của các thành phần trong câu lệnh 
for, to, do: là các từ khóa
biến đếm: là biến đơn có kiểu nguyên
Giá trị đầu và giá trị cuối: là các giá trị nguyên. Và giá trị cuối phải lớn hơn giá trị đầu
GV: Khi gặp câu lệnh lặp trên, câu lệnh được thực hiện bắt đầu với giá trị biến đếm bằng giá trị đầu. Sau đó giá trị biến đếm tăng dần một đơn vị từ giá trị đầu đến giá trị cuối và câu lệnh được thực hiện mỗi lần tăng biến đếm cho đến khi biến đếm vượt quá giá trị cuối thì kết thúc.
GV đưa ra ví dụ 3 (SGK – 58)
? Giải thích ý nghĩa các câu lệnh trong CT?
HS trả lời, GV nhấn mạnh
GV tiếp tục đưa ra CT mô phỏng quả trứng rơi
 Uses crt;
 Begin
 Clrscr;
 Writeln(‘O”); delay(100);
Writeln(‘O”); delay(100); 
Writeln(‘O”); delay(100); 20 lần
.........................................
Writeln(‘O”); delay(100);
 End.
HS quan sát
? Trong chương trình trên, câu lệnh writeln('O'); delay(100) được viết lặp lại bao nhiêu lần?
HS: ... 20 lần
? Em thấy thế nào nếu cần viết lặp lại lệnh đó tới vài trăm lần hoặc vài nghìn lần?
HS: ... quá vất vả, có thể không thực hiện được 
GV đưa ra VD 4 – SGk – 58
HS quan sát và so sánh 2 CT
? Nêu ý nghĩa của câu lệnh trong CT ở VD 4?
GV giới thiệu câu lệnh
 begin writeln('O'); delay(100) end;
Các câu lệnh đơn giản được nằm trong hai từ khóa Begin và end được gọi là câu lệnh ghép trong Pascal. Vậy câu lệnh có thể có mấy loại?
HS: 2 loại (câu lệnh đơn và câu lệnh ghép)
? Qua VD3 và $ em thấy câu lệnh lặp có tác dụng gì?
HS: .. làm giảm nhẹ công sức viết CT. 
GV đưa ra VD5 
HS quan sát và NX về cách khai báo biến
HS: .... có thêm biến mới longint
GV: longint cũng là kiểu số nguyên nhưng có thể lưu các số nguyên trong phạm vi từ -231 đến 231 – 1. Thường sử dụng biến này trong TH số có gí trị lớn.
? Hãy nêu ý nghĩa câu lênh lặp trong CT?
HS thực hiện
GV: Giải thích lệnh gán giá trị 0 cho S để đảm bảo tính chính xác của kết quả, đề phòng trong các CT dài, rất có thể trước đó nó đã được gán một giá trị nào đó khác 0.
 GV giới thiệu công thức tính N!
N! = 1.2.3.....N
? Tính 5!; 6!?
Hai HS tính
GV: Việc tính N! với N từ 10 trở lên không đơn giản, tuy nhiên MT có thể làm được việc này không khó khăn
HS thỏa luận nhóm nghiên cứu tìm hiểu CT trong VD 6 _ SGK – 59 theo yêu cầu:
? Nhận xét khai báo biến
? ý nghĩa câu lệnh
Đại diện các nhóm trả lời
GV lưu ý việc gán giá trị cho p và tác dụng của câu lệnh lặp 
1.
2.
3. Ví dụ về câu lệnh lặp:
Câu lệnh lặp đơn giản nhất trong Pascal có dạng:
For := to do ;
Trong đó:
for, to, do: là các từ khóa
biến đếm: là biến đơn có kiểu nguyên
Giá trị đầu và giá trị cuối: là các giá trị nguyên. Và giá trị cuối phải lớn hơn giá trị đầu.
Ví dụ 3: SGK – 58
Chương trình sau sẽ in ra màn hình thứ tự lần lặp:
program Lap;
var i: Integer;
begin 
for i := 1 to 10 do
writeln('Day la lan lap thu ',i);
Readln
end. 
Ví dụ 4: SGK – 58
Uses crt;
Var i: integer;
begin
Clrscr;
for i:=1 to 20 do 
begin writeln('O'); delay(100) end;
Readln
end.
Lưu ý: Trong ví dụ 4, các câu lệnh đơn giản writeln('O') và delay(100) được đặt trong hai từ khoá begin và end để tạo thành một câu lệnh ghép trong Pascal. Từ đây về sau, khi nói câu lệnh, ta có thể hiểu đó là câu lệnh đơn hoặc câu lệnh ghép. 
4. Tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp:
Ví dụ 5: SGK – 59
Chương trình sau đây sẽ tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, với N là số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím (xem ví dụ 2).
program Tinh_tong;
var N,i: Integer;
 S: longint;
begin
write('Nhap so N = '); readln(N);
S:=0;
  for i := 1 to N do S:=S+i;
writeln('Tong cua ',N,' so tu nhien dau tien S = ',S);
end. 
* Lưu ý: SGK - 59
Ví dụ 6: SGK – 59
Ta kí hiệu N! là tích N số tự nhiên đầu tiên. 
N! = 1.2.3. ... N
Dưới đây là chương trình tính N! với N là số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím. Chương trình sử dụng một câu lệnh lặp fordo:
program Tinh_Giai_thua;
var N,i: Integer;
 P: longint;
begin
 write('N = '); readln(N);
 P:=1;
  for i:=1 to N do P:=P*i;
writeln(N,'! = ',P);
end. 
* Lưu ý: SGK – 60
* Ghi nhớ: SGK – 60
4. Củng cố:
? Nêu các kiến thức cơ bản đã nắm được trong tiết học?
 HS lần lượt trả lời. GV nhấn mạnh toàn bộ
GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm làm BT 5 (SGK – 61)
GV chốt lại đáp án: Trừ d), tất cả các câu lệnh đều không hợp lệ: a) Giá trị đầu phải nhỏ hơn giá trị cuối; b) Các giá trị đầu và giá trị cuối phải là số nguyên; c) Thiếu dấu hai chấm khi gán giá trị đầu; d) Thừa dấu chấm phảy thứ nhất, nếu như ta muốn lặp lại câu lệnh writeln(’A’)mười lần, ngược lại câu lệnh là hợp lệ; e) Biến x đã được khai báo như là biến có dữ liệu kiểu số thực và vì thế không thể dùng để xác định giá trị đầu và giá trị cuối trong câu lệnh lặp.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại toàn bộ bài, làm tất cả các BT cuối bài trong SGK – 60, 61
- Ghi nhớ câu lệnh lặp, Nghiên cứu trước bài TH 5, giờ sau lên phòng máy TH.
Tuần 23
Ngày soạn: 10/02/09
Ngày dạy:
Tiết 45: Bài thực hành 5
Sử dụng lệnh lặp for....do
A. Mục tiêu:
- Viết chương trình Pascal có câu lệnh lặp for....do
- Tiếp tục nâng cao kĩ năng đọc hiểu chương trình.
- Rèn ý thức làm việc theo nhóm nghiêm túc, hiệu quả.
B. Chuẩn bị:
- Thầy: Phòng máy + nội dung TH
- HS: Thực hiện theo HD ở tiết 44
C. Tiến trình:
1. ổn định: KTSS, tư cách HS
2. KIểm tra bài cũ:
 Kết hợp với thời gian TH
3. Bài mới:
 GV tổ chức cho HS thưc hành theo nhóm với nội dung sau
Nội dung thực hành:
Bài 1: Viết chương trình in ra màn hình bảng nhân của một số từ 1 đến 9, số được nhập từ bàn phím và dừng màn hình để có thể quan sát kết quả.
 a, Gõ chương trình sau:
Uses crt;
Var N, i: integer;
Begin
Clrscr;
Write(‘Nhap so N = ‘); readln(N);
Writeln;
Writeln(‘Bang nhan ‘, N);
Writeln;
For i:= 1 to 10 do Writeln(N, ‘ x ‘, i:2, ‘ = ‘, N*i:3);
Readln
End.
 b, Tìm hiểu ý nghĩa của các câu lệnh trong chươgn trình, dịch chương trình và sửa lỗi, nếu có.
 c, Chạy chương trình với các giá trị nhập vào lần lượt bằng 1. 2, ...., 10. Quan sát kết quả nhận được trên màn hình
Bài 2: Chỉnh sửa chương trình để làm đẹp kết quả trên màn hình
 ? Kết quả của CT nhận được trong bài 1 có nhược điểm gì?
 HS quan sát và trả lời
 GV chốt lại 2 nhược điểm sau:
Các hàng kết quả quá sát nhau nên khó đọc
Các hàng kết quả không được cân đối với hàng tiêu đề.
GV đưa ra cách sửa, HS thực hiện
 a, Chỉnh sửa câu lệnh lặp của CT như sau:
 for i:= 1 to 10 do
 Begin
 GotoXY(5, WhereY); writeln(N, ‘ x ‘, i:2, ‘ = ‘, N*i:3);
 Writeln
 End;
 * Lưu ý: SGK - 63
 b, Dịch và chạy chương trình với các giá trị gõ vào từ bàn phím. Quan sát kết quả nhận được trên màn hình.
 GV đi kiểm tra các nhóm TH và căn cứ kết quả TH của các nhóm GV lấy điểm 15’
4. Củng cố:
 GV NX ý thức TH của các nhóm, rút kinh nghiệm cho các nhóm làm việc chưa hiệu quả, chưa tự giác...
5. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại nội dung các phần đã thực hành
- Nghiên cứu trước các phần còn lại trong SGK – 63, 64; giờ sau lên phòng máy TH tiếp.
***************************************
Tuần 23
Ngày soạn: 12/02/09
Ngày dạy:
Tiết 46: Bài thực hành 5
Sử dụng lệnh lặp for....do (tiếp)
 A. Mục tiêu: 
 HS tiếp tục được củng cố:
- Viết chương trình Pascal có câu lệnh lặp for....do
- Tiếp tục nâng cao kĩ năng đọc hiểu chương trình.
- Rèn ý thức làm việc theo nhóm nghiêm túc, hiệu quả.
B. Chuẩn bị:
- Thầy: Phòng máy + nội dung TH
- HS: Thực hiện theo HD ở tiết 45
C. Tiến trình:
1. ổn định: KTSS, tư cách HS
2. KIểm tra bài cũ:
 Kết hợp với thời gian TH
3. Bài mới:
 GV tổ chức cho HS thưc hành theo nhóm với nội dung sau
Nội dung thực hành:
 Bài 3: SGK – 64
 a, Tìm hiểu chương trình sau 
Program Tao_bang;
Uses crt;
Var
i: byte; { chi so cua hang}
j: byte; { chi so cua cot}
Begin
Clrscr; { Xoa man hinh}
For i:= 0 to 9 do { Viet theo tung hang}
Begin
For j:=0 to 9 do { viet theo tung cot tren moi hang}
Write(10*i+j :4); {viet cac so ij ra man hinh}
Writeln; { xuong hang moi}
End; {xong hang thu i}
Readln {dung chuong trinh de xem ket qua}
End.
 b, Gõ và chạy chương trình, quan sát kết quả trên màn hình. Sử dụng thêm các câu lệnh GotoXY(a, b) để điều chỉnh (một cách tương đối) bảng kết quả ra giữa màn hình
 GV đi kiểm tra các nhóm thực hành, uốn nắn và hướng dẫn
 GV cho HS tham khảo bài đọc thêm 1: Tính gần đúng số Pi (SGK – 65)
4. Củng cố:
 ? Qua 2 tiết thực hành bài thực hành 5, em nắm thêm được những kiến thức gì?
 HS trả lời, GV chốt lại theo phần Tổng kết cuối bài thực hành (SGK – 65)
 Một số HS đọc lại phần Tổng kết
5. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại các nội dung đã được TH trong 2 tiết 45 và 46
- Ghi nhớ phần Tổng kết (SGK – 65)
- Ôn tập lại bài “ Câu lệnh lặp”, một số Bài tập trong SGK về câu lệnh lặp.
Tuần 24
Ngày soạn: 18/02/09
Ngày dạy:
Tiết 47: Bài tập
A. Mục tiêu:
- HS được củng cố việc sử dụng câu lệnh lặp For....do để viết chương trình Pascal.
- Rèn kĩ năng viết chương trình
- Rèn ý thức hoạt động cá nhân và tập thể khoa học và sáng tạo, hiệu quả.
B. Chuẩn bị:
- Thầy: Bảng phụ và một số bài tập cơ bản.
- HS: Thực hiện theo HD ở tiết 46, SGK đầy đủ.
C. Tiến trình:
1. ổn định: KTSS, tư cách HS.
2. Kiểm tra bài cũ:
 HS: Viết cú pháp câu lệnh lặp For...do. Giải thích ý nghĩa thực hiện câu lệnh lặp For...do
 HS khác NX, GV NX chung và cho điểm
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV tổ chức cho HS chữa một số bài tập trong SGK về câu lệnh lặp.
trước hết GV yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa thực hiện câu lệnh lặp
HS đọc to đề BT3 (SGK – 60)
HS hoạt động theo nhóm trả lời câu 3 (SGK – 60)
Đại diện các nhóm trả lời
GV chốt lại 
? Bài 5 (SGK – 61) yêu cầu gì?
HS đọc to đề và trả lời
GV treo bảng phụ BT 5
HS quan sát và hoạt động theo nhóm
Đại diện một nhóm lên trình bày câu trả lời, có giải thích.
HS khác NX, GV nhận xét chung và nhấn mạnh
GV yêu cầu HS đọc to đề BT 6 (61)
? Bài 6 yêu cầu gì?
HS: Mô tả thuật toán để tính tổng:
A = 
? Nêu hướng làm?
HS suy nghĩ và đưa ra phương án làm
 ? Tổng A sẽ được tính tổng theo công thức nào?
HS: .trong đó i là biến đếm
? Nêu thuật toán?
 GV có thể vừa vấn đáp HS vừa đưa ra thuật toán để HS tham khảo. 
* Câu lệnh lặp For....do:
For := to do ;
Trong đó:
for, to, do: là các từ khóa
biến đếm: là biến đơn có kiểu nguyên
Giá trị đầu và giá trị cuối: là các giá trị nguyên. Và giá trị cuối phải lớn hơn giá trị đầu.
Bài tập 3 (SGK – 60)
 Chúng ta nói rằng khi thực hiện các hoạt động lặp, chương trình kiểm tra một điều kiện. Với lệnh lặp 
for := to do ;
của Pascal, điều kiện cần phải kiểm tra chính là giá trị của biến đếm lớn hơn giá trị cuối. Nếu điều kiện không được thỏa mãn, câu lệnh được tiếp tục thực hiện; ngược lại, chuyển sang câu lệnh tiếp theo trong chương trình.
Bài tập 5 (SGK – 61)
Các câu lệnh Pascal sau có hợp lệ không, vì sao?
a) for i:=100 to 1 do writeln('A');
b) for i:=1.5 to 10.5 do writeln('A');
c) for i=1 to 10 do writeln('A');
d) for i:=1 to 10 do; writeln('A');
e) var x: real; begin for x:=1 to 10 do writeln('A'); end.
Trả lời:
Trừ d), tất cả các câu lệnh đều không hợp lệ: a) Giá trị đầu phải nhỏ hơn giá trị cuối; 
b) Các giá trị đầu và giá trị cuối phải là số nguyên; 
c) Thiếu dấu hai chấm khi gán giá trị đầu;
 d) Thừa dấu chấm phảy thứ nhất, nếu như ta muốn lặp lại câu lệnh writeln(’A’)mười lần, ngược lại câu lệnh là hợp lệ; 
e) Biến x đã được khai báo như là biến có dữ liệu kiểu số thực và vì thế không thể dùng để xác định giá trị đầu và giá trị cuối trong câu lệnh lặp.
Bài tập 6 (SGK – 61)
Hãy mô tả thuật toán để tính tổng sau đây (n là số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím):
A = 
LG:
Bước 1. Gán A ơ 0, i ơ 1. 
Bước 2. A ơ .
Bước 3. i ơ i + 1. 
Bước 4. Nếu i ≤ n, quay lại bước 2. 
Bước 5. Ghi kết quả A và kết thúc thuật toán.
4. Củng cố:
? Nêu một số VD về hoạt hoạt động được thực hiện lặp lại trong cuộc sống hàng ngày!
HS lần lượt trả lời, GV có thể đưa ra một số VD khác để HS tham khảo:
Hàng ngày em đặt đồng hồ báo thức lúc 6 giờ để dậy sớm tập thể dục.
Hàng ngày (hoặc hàng tuần) bác lái xe khách lái xe để chuyên chở hành khách xuất phát từ một thời gian và địa điểm nhất định và đi theo một tuyến đường đã được xác định trước.
Mỗi lần được khởi động, máy tính của em sẽ thực hiện cùng các hoạt động tự kiểm tra các thành phần máy tính, sau đó khởi động hệ điều hành theo một trình tự đã được quy định trước. 
? Hãy cho biết tác dụng của câu lệnh lặp!
HS trả lời, GV nhấn mạnh: Câu lệnh lặp có tác dụng làm đơn giản và giảm nhẹ công sức của người viết chương trình!
5. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại các bài tập đã làm trong giờ.
- Làm tiếp các bài tập thêm sau:
Một số ngôn ngữ lập trình, ví dụ Pascal, không có sẵn hàm tính lũy thừa. Hãy mô tả thuật toán và sử dụng câu lệnh lặp với số lần xác định trước để viết chương trình Pascal tính lũy thừa bậc n của số nguyên X.
Viết chương trình Pascal nhập n số nguyên từ bàn phím và ghi ra màn hình số lớn nhất trong các số đó. Số n cũng được nhập vào từ bàn phím. (Xem mô tả thuật toán trong Ví dụ 6, Bài 5.) 
Viết chương trình Pascal nhập n số nguyên từ bàn phím và ghi ra màn hình số các số dương trong các số đó. Số n cũng được nhập vào từ bàn phím. (Xem Bài tập 5a, Bài 5.) 

Tài liệu đính kèm:

  • doctin hoc lop 8.doc