I. Mục tiêu
Học song tiết học sinh ôn tập về:
- Xác định Input, Output của một số bài toán cụ thể.
- Mô tả một số thuật toán: Đổi giá trị của hai biến x và y; so sánh hai số bất kì a và b; tìm số lớn nhất trong dãy số cho trước; Tính tổng dãy số tự nhiên
II. Phương tiện chuẩn bị dạy và học.
- Giáo viên: SGK, Tài liệu tham khảo, Giáo án.
- Học sinh: SGK, Vở, Bút.
III. Tiến trình các hoạt động dạy và học.
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 8A, 8B.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Mô tả thuật toán bài toán: Tính tổng dãy số tự nhiên từ 1 đến 100.
Bài mới.
* Giới thiệu bài: Để hiểu rõ hơn về thuật toán và mô tả thuật toán, chúng ta đi vào giải quyết một số bài tập.
Tuần12 - tiết 23 Ngày soạn: 16/ 11 / 2009 Ngày giảng: 25/11/2009 Bài tập I. Mục tiêu Học song tiết học sinh ôn tập về: - Xác định Input, Output của một số bài toán cụ thể. - Mô tả một số thuật toán: Đổi giá trị của hai biến x và y; so sánh hai số bất kì a và b; tìm số lớn nhất trong dãy số cho trước; Tính tổng dãy số tự nhiên II. Phương tiện chuẩn bị dạy và học. Giáo viên: SGK, Tài liệu tham khảo, Giáo án. Học sinh: SGK, Vở, Bút. III. Tiến trình các hoạt động dạy và học. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 8A, 8B. Kiểm tra bài cũ: ? Mô tả thuật toán bài toán : Tính tổng dãy số tự nhiên từ 1 đến 100. Bài mới. * Giới thiệu bài: Để hiểu rõ hơn về thuật toán và mô tả thuật toán, chúng ta đi vào giải quyết một số bài tập. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu Bài tập 1 GV! Thuyết trình vào bài. GV : Yêu cầu học sinh làm bài tập 1 (SGK tr 45) GV : Nhận xét và đưa ra input, output. GV : phân tích GV. Nhận xét, gải thích. Bài toán 1(SGK – Tr 45). HS: nghe, hiểu, vào bài. HS : Đọc bài toán và xác định đầu vào, đầu ra của bài toán. HS : Nghiên cứu SGK để hiểu thuật toán HS: Mô tả thuật toán (lên bảng). a. Xác định số học sinh trong lớp cùng mang họ trần. - Input: Học sinh có họ Trần. - Output: Số lượng học sinh mang họ Trần. b. Tính tổng của các phần tử lớn hơn 0 trang dãy n cho trước. - Input: Dãy số n. - Output: Tổng của các phần tử >0. c. Tìm các số có giá trị nhỏ nhất trong n số đã cho. - Input: Dãy n số. - Output: Các số có giá trị nhỏ nhất. HS: nghe, hiểu, ghi bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài tập 2 GV : Yêu cầu học sinh làm bài tập 2 (SGK tr 45) GV : Nhận xét và đưa ra input, output. GV : phân tích GV. Nhận xét, gải thích. Bài tập 2 (SGK Tr 45). HS : Đọc bài toán và xác định đầu vào, đầu ra của bài toán. HS : Nghiên cứu SGK để hiểu thuật toán HS: Mô tả thuật toán (lên bảng). B1: x<--x+y {x=x+y; y=y} B2: y<--x-y {y=x+y-y=x; x=x+y} B3: x<--x-y {x=x+y-x=y; y=x} Vậy sau khi thực hiện qua 3 bước thì giá trị 2 biến là hoán đổi cho nhau: x=y và y=x. HS: nghe, hiểu, ghi bài. Hoạt động 3: Tìm hiểu Bài tập 3 GV : Yêu cầu học sinh làm bài tập 3 (SGK tr 45) GV : Nhận xét và đưa ra input, output. GV : phân tích GV. Nhận xét, gải thích. Bài tập 3 (SGK Tr 45). HS : Đọc bài toán và xác định đầu vào, đầu ra của bài toán. HS : Nghiên cứu SGK để hiểu thuật toán HS: Mô tả thuật toán (lên bảng). - Input: ba số a, b, c. - Output: Thông báo a,b,c có phải là 3 cạnh của tam giác hoặc không phải là 3 cạnh của tam giác. - Mô tả thuật toán: B1: Nếu a+b c, chuyển tới bước 5. B2: Nếu a+c b, chuyển tới bước 5. B3: Nếu c+b a, chuyển tới bước 5. B4: Thông báo a, b, c là ba cạnh của tam giác và kết thúc thuật toán. B5: Thông báo a, b, c không phải là 3 cạnh của tam giác và kết thúc thuật toán. HS: nghe, hiểu, ghi bài. Hoạt động 4: Tìm hiểu bài tập 4 GV : Yêu cầu học sinh làm bài tập 4 (SGK tr 45) GV : Nhận xét và đưa ra input, output. GV : phân tích GV. Nhận xét, gải thích. Bài tập 4 (SGK Tr 45) HS : Đọc bài toán và xác định đầu vào, đầu ra của bài toán. Mô tả thuật toán đổi giá trị của các biến x và y theo tứ tự có giá trị không giảm. HS : Nghiên cứu SGK để hiểu thuật toán HS: Mô tả thuật toán (lên bảng). - Input: Hai biến x và y. - Output: x, y theo thứ tự không giảm. - Mô tả thuật toán. * Thuật toán 1: Sử dụng biến phụ Tg. B1. Nếu x<y chuyển tới bước 5. B2. Tg:=x; B3. x:=y; B4. y:=Tg; B5. Kết thúc thuật toán. HS: nghe, hiểu, ghi bài. 4. Củng cố. ? Nhắc lại thuật toán nhập vào 3 sô tự nhiên a, b, c. Kiểm tra xem 3 số có là 3 cạnh của tam giác không? H. Trả lời GV: Chốt lại kiến thức trọng tâm của tiết học: Một số thuật toán của các bài toán và ghi nhớ. 5. Câu hỏi và hướng dẫn về nhà. - Học và hiểu được thuật toán của các bài toán trong tiết học này. - Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 5,6/SGK. Tiết 24 Ngày soạn: 16/ 11 / 2009 Ngày giảng: 26/11/2009 Bài tập I. Mục tiêu Học song tiết học sinh tiếp tục ôn tập về: - Xác định Input, Output của một số bài toán cụ thể. - Mô tả một số thuật toán: Đổi giá trị của hai biến x và y; so sánh hai số bất kì a và b; tìm số lớn nhất trong dãy số cho trước; Tính tổng dãy số tự nhiên II. Phương tiện chuẩn bị dạy và học. Giáo viên: SGK, Tài liệu tham khảo, Giáo án. Học sinh: SGK, Vở, Bút. III. Tiến trình các hoạt động dạy và học. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 8A, 8B. Kiểm tra bài cũ: ? Mô tả thuật toán bài toán : Hoán đổi giá trị của 2 biến x và y. Bài mới. * Giới thiệu bài: Để hiểu rõ hơn về thuật toán và mô tả thuật toán, chúng ta tiếp tục đi vào giải quyết một số bài tập. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu bài tập 4 GV! Thuyết trình vào bài. GV : Bài tập 4 ngoài cách giải trên các em có thể vận dụng thuật toán của bài tập 2 để giải bài toán này. GV : Nhận xét và đưa ra input, output. GV : phân tích GV. Nhận xét, gải thích. Bài tập 4 (SGK Tr 45) HS: nghe, hiểu, vào bài. Mô tả thuật toán đổi giá trị của các biến x và y theo tứ tự có giá trị không giảm. HS : Nghiên cứu SGK để hiểu thuật toán và vận dụng vào bài tập này. HS: Mô tả thuật toán (lên bảng). - Input: Hai biến x và y. - Output: x, y theo thứ tự không giảm. - Mô tả thuật toán. * Thuật toán 2: áp dụng bài tập 2. B1. Nếu x<y chuyển tới bước 5. B2. x:=x+y; B3. y:=x-y; B4. x:=x-y; B5. Kết thúc thuật toán. HS: nghe, hiểu, ghi bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài tập 5 GV : Yêu cầu học sinh làm bài tập 5 (SGK tr 45) GV : Nhận xét và đưa ra input, output. GV : phân tích GV. Nhận xét, gải thích Bài tập 5 (SGK Tr 45) HS : Đọc bài toán và xác định đầu vào, đầu ra của bài toán. Tính tổng các số của dãy số A= {a1, a2,,an} cho trước. HS : Nghiên cứu SGK để hiểu thuật toán HS: Mô tả thuật toán (lên bảng). - Input: dãy số A={a1, a2, , an} - Output: Tổng các số của dãy. - Mô tả thuật toán. B1. T:=0; i:=0; B2. i:=i+1; B3. Nếu in thì T:=T+ai và trở lại bước 2. B4. Thông báo T và kết thúc. HS: nghe, hiểu, ghi bài. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài tập 6 GV : Yêu cầu học sinh làm bài tập 6 (SGK tr 45) GV : Nhận xét và đưa ra input, output. GV : phân tích GV. Nhận xét, gải thích. Bài 6 (SGK Tr 45) HS : Đọc bài toán và xác định đầu vào, đầu ra của bài toán. Tính tổng các số dương của dãy số A= {a1, a2,, an} cho trước. HS : Nghiên cứu SGK để hiểu thuật toán HS: Mô tả thuật toán (lên bảng). - Input: dãy số A={a1, a2, , an} - Output: Tổng các số dương của dãy. - Mô tả thuật toán. B1. T:=0; i:=0; B2. i:=i+1; B3. Nếu ai>0 thì gán: T:=T+ai; B4. Nếu i n thì trở lại bước 2. B5. Thông báo T và kết thúc. HS: nghe, hiểu, ghi bài 4. Củng cố. ? Nhắc lại thuật toán tính tổng các số dương trong dãy A? H. Trả lời GV: Chốt lại kiến thức trọng tâm của tiết học: Một số thuật toán của các bài toán và ghi nhớ. 5. Câu hỏi và hướng dẫn về nhà. - Học và hiểu được thuật toán của các bài toán trong tiết học này. - Trả lời các câu hỏi và làm bài tập . - Đọc và tìm hiểu trước phần mềm Sun Times.
Tài liệu đính kèm: