Giáo án Tin học 8 - Tiết 7, Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu - Năm học 2010-2011 - Lê Hoàng Minh

Giáo án Tin học 8 - Tiết 7, Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu - Năm học 2010-2011 - Lê Hoàng Minh

I. MỤC TIÊU:

 Biết khái niệm kiểu dữ liệu;

 Biết một số phép toán cơ bản với dữ liệu số;

 Biết khái niệm điều khiển tương tác giữa người với máy tính.

II. CHUẨN BỊ:

 Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tin học có liên quan.

 Đọc tài liệu ở nhà trước khi

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU.

 Đặt và giải quyết vấn đề

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Tổ chức.

2. Kiểm tra.

 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1020Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 7, Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu - Năm học 2010-2011 - Lê Hoàng Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 3. CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU
I. MỤC TIÊU:
Biết khái niệm kiểu dữ liệu;
Biết một số phép toán cơ bản với dữ liệu số;
Biết khái niệm điều khiển tương tác giữa người với máy tính.
II. CHUẨN BỊ:
Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tin học có liên quan.
Đọc tài liệu ở nhà trước khi 
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Đặt và giải quyết vấn đề
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
Tổ chức.
Kiểm tra.
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠY ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Cho học sinh đọc tài liệu:
Thế nào là dữ liệu?
Ngôn ngữ lập trình thường có những kiểu dữ liệu nào?
Ngoài ngôn ngữ trên có có các kiể ngôn ngữ nào khác nữa không?
Ngôn ngữ Pascal thường có kiểu dữ liệu nào?
1. Dữ liệu và kiểu dữ liệu.
Dữ liệu: Là các thông số, các lệnh .. viết lên một chương trình trong một ngôn ngữ nào đó thì gọi là dữ liệu.
Các ngôn ngữ lập trình thường định nghĩa sẵn các kiểu dữ liệu cơ bản, cùng với các phép toán có thể thực hiện trên từng kiểu dữ liệu đó. Dưới đây là một số kiểu dữ liệu thường dùng:
Xâu kí tự (hay kiểu xâu) là dãy các “chữ cái” lấy từ bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình, bao gồm các chữ, chữ số và một số kí hiệu khác, ví dụ:
	“Chao cac ban”, 	 “Lop 8E”
Số nguyên là các số không có phần thập phân, ví dụ số học sinh của một lớp, số sách trong thư viện,...
Số thực gồm các số nguyên và các số có phần thập phân, ví dụ:
	+ Chiều cao của bạn Bình
	+ Điểm trung bình môn Toán
Ngoài các kiểu nói trên, mỗi ngôn ngữ lập trình cụ thể còn định nghĩa nhiều kiểu dữ liệu khác. Cách gọi kiểu dữ liệu và số các kiểu dữ liệu trong mỗi ngôn ngữ lập trình có thể khác nhau
HS nêu ở SGK qua VD2.
Cho học sinh đọc tài liệu:
Giáo viên lập bảng 2 yêu cầu học lên điền phép toán và kiểu dữ liệu
Cho HS thực hiện các ví dụ ở phần này.
Quy tắc tính các biểu thức số học như thế nào?
GV chú ý cho học sinh khi viết các biểu thức toán trong Pascal
2. Các phép toán và dữ liệu kiểu số.
Quy tắc tính các biểu thức số học cũng theo thứ tự đã quen biết:
Các phép toán trong ngoặc được thực hiện trước tiên;
Trong dãy các phép toán không có dấu ngoặc, các phép nhân, phép chia, phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư được thực hiện trước;
Cuối cùng thực hiện phép cộng và phép trừ. 
Chú ý rằng khi viết các biểu thức, để dễ phân biệt ta có thể dùng các cặp dấu ngoặc tròn ( và ), dấu ngoặc vuông [ và ], dấu ngoặc nhọn { và } để gộp các phép toán, nhưng trong các ngôn ngữ lập trình chỉ dấu ngoặc tròn được phép sử dụng cho mục đích này
Hướng dẫn học ở nhà:
Học bài theo sách giáo khoa và vở ghi, Ôn lại các kiến thức chính đã học và luyện viết, làm đi làm lại nhiều lần.
Đọc bài mới để giờ sau học tiếp bài này .
Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 7.doc