Giáo án Tin học 8 - Tiết 55: Làm việc với dãy số - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thương

Giáo án Tin học 8 - Tiết 55: Làm việc với dãy số - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thương

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Làm quen với việc khai báo và sử dụng các biến mảng.

- Tìm hiểu một số ví dụ về biến mảng.

 2. Kĩ năng:

- Việc gán giá trị, nhập giá trị và tính toán với các giá trị của một phần tử trong biến mảng được thực hiện thông qua chỉ số tương ứng của phần tử đó.

3. Thái độ:

- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị:

- GV: SGK, giáo án, bài giảng điện tử.

- HS: Học kỹ lý thuyết, đọc trước bài.

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1158Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 55: Làm việc với dãy số - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 55:
LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ
Người soạn: Bùi Minh Thành
Ngáy soạn: 16/03/2011
Ngày dạy: 21/03/2011
Lớp: 8 B
GVHD: Nguyễn Thị Thương
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Làm quen với việc khai báo và sử dụng các biến mảng.
- Tìm hiểu một số ví dụ về biến mảng.
	2. Kĩ năng:
- Việc gán giá trị, nhập giá trị và tính toán với các giá trị của một phần tử trong biến mảng được thực hiện thông qua chỉ số tương ứng của phần tử đó.
3. Thái độ:
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, giáo án, bài giảng điện tử.
- HS: Học kỹ lý thuyết, đọc trước bài.
	III. Phương pháp:
- Đặt vấn đề, đưa ra yêu cầu để học sinh trao đổi.
- Thuyết trình, thảo luận nhóm, gv hướng dẫn nhận xét và tổng kết.
	IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Em hãy vẽ lại sơ đồ khối cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước? Nêu cú pháp của câu lệnh While...Do?
Trả lời: - Sơ đồ khối cho cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước:
S
Câu lệnh
Đ
Điều kiện?
- Cú pháp câu lệnh WhileDo. 
While do ;
Câu 2: Nêu các bước thực hiện câu lẹnh lặp?
Trả lời: Các bước thực hiện câu lệnh lặp:
+ Bước 1: Kiểm tra điều kiện
+ Bước 2: Nếu điều kiện sai, câu lệnh sẽ được bỏ qua và việc thực hiện lệnh lặp kết thúc. Nếu điều kiện đúng, thực hiện câu lệnh và quay lại bước 1.
3. Bài mới:	
* Đặt vấn đề:
- GV: ?Thầy muốn nhập điểm của một bạn trong lớp minh và in ra điểm đo thầy sẽ phải làm những công việc gì
- HS: Trả lời.
- GV: Mong chờ Hs trả lời là khai báo 1 biến để lưu điểm, dùng lệnh Readln() để nhập, writeln() để in ra điêm đó. 
- GV: ? Viết chương trình nhập vào điểm kiểm tra môn tin học của các học sinh trong lớp (k học sinh). In ra màn hình điểm số cao nhất.
- GV: Đâu tiên chúng ta xác định Input và Output của bài toán.
+ Input: Điểm của k học sinh.
+ Output: Điểm số cao nhất.
- GV: ? Để viết được chương trình này chúng ta se phải dùng bao nhiêu biến, bao nhiêu câu lệnh nhập.
- GV: Mong chờ Hs trả lời là k biến và dùng k lệnh Readln() để nhập.
Ví dụ: Var diem_1, diem_2, diem_3...diem_k: real;
...
Readln(diem_1); Readln(diem_2); ...Readln(diem_k); 
- GV: Nếu số học sinh của lớp càng nhiều thì đoạn khai báo và nhập dữ liệu sẽ càng dài. Viếc nhập dữ liệu càng khó khăn, khó tránh khỏi nhầ lẫn, sai sót.
-GV: Vậy có cách nào để thay thế k biến ơ trên bởi môt biên duy nhất hay không? Và thay thế k lần câu lệnh nhâp ơ trên bơi một câu lệnh duy nhất hay không?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Tìm hiểu dãy số và biến mảng
- GV: Giả sử chúng ta có thể lưu nhiều Dữ liệu liên quan với nhau (như diem_1, diem_2, diem_3...diem_K) bằng một biến duy nhất và đánh số thứ tự cho các giá trị đó.
- GV: Khi được sắp xếp như trên ta có thể sử dụng quy luật tăng hay giảm của số thứ tự và các câu lệnh lặp để xử lí dữ liệu dễ dàng.
 * Ví dụ: for I := 1 to 50 do readln( diem_i);
- GV: Cách sắp xếp như trên người ta gọi là mảng, và dữ liệu ở trong đó gọi là dữ liệu kiểu mảng.
- GV: ?Em hiểu thế nào là dữ liệu kiểu mảng.
- HS: Trả lời.
- GV: ?Vậy thực chất biến mảng là gì.
- HS: Trả lời.
* Hoạt động 2: Ví dụ về biến mảng.
- GV: Để khai báo dữ liệu kiểu mảng, ta cần chỉ rỏ: tên biến mảng, số phần tử của mảng, kiểu dữ liệu của các phần tử. 
*Ví dụ:
- Var chieucao: array [1..50] of real;
( Khai báo biến mảng có tên là chieucao gồm 50 phần tử có kiểu số thực).
- Var Tuoi: array [20..50] of integer;
(Khai báo biến mảng có tên là Tuoi gồm 31 phần tử có kiểu số nguyên).
- GV: ?Từ hai ví dụ trên, em hãy cho biết mảng trong Pascal được khia báo như thế nào?
- HS: Trả lời
- GV: Giới thiệu cách khai báo mảng.
- HS: Chú ý quan sát.
- GV: ?Bây giờ hãy khai báo biến mảng ở ví dụ 1.
- HS: Thực hiện
- GV: ?Em hãy cho biết lợi ích của việc sử dụng biến mảng.
- HS: Trả lời.
- GV: Yêu cầu HS viết chương trình nhập vào điểm của tất cả các bạn trong lớp mình và in ra mà hình những điểm số đó.
- HS: Thực hiện.
1. Dãy số và biến mảng:
- Dữ liệu kiểu mảng là một tập hợp hữu hạn các phần tử có thứ tự, mọi phần tử đều có cùng một kiểu dữ liệu, gọi là kiểu của phần tử. 
- Mỗi phần tử được xác định bởi chỉ số
- Một biến được khai báo có kiểu dữ liệu là kiểu mảng được gọi là biến mảng.
- Thực chất biến mảng chính là tập hợp các biến có cùng kiểu được sắp xếp thứ tự theo chỉ số dưới một tên duy nhất.
- Giá trị của biến mảng là một mảng, tức là một dãy số.
2. Ví dụ về biến mảng:
- Để khai báo dữ liệu kiểu mảng, ta cần chỉ rỏ: tên biến mảng, số phần tử của mảng, kiểu dữ liệu của các phần tử.
*Ví dụ:
- Var chieucao: array [1..50] of real;
( Khai báo biến mảng có tên là chieucao gồm 50 phần tử có kiểu số thực).
- Var Tuoi: array [20..50] of integer;
(Khai báo biến mảng có tên là Tuoi gồm 31 phần tử có kiểu số nguyên).
- Cách khai báo mảng: 
Tên mảng : array[.. ] of 
- Trog đó:
+ Chỉ số đầu, chỉ số cuối: là các giá trị số nguyên.
+ Kiểu dữ liệu có thể là Real hoặc Integer.
 Ví dụ: Khai báo biến mảng ở ví dụ 1.
Var diem: array[1..50] of real;
* Lợi ích khi sử dụng biến mảng:
- Có thể thay rất nhiều câu lệnh nhập và in dữ liệu ra màn hình bằng một câu lệnh lặp.
- Có thể sử dụng biến mảng một cách rất hiệu quả trong xử lí dữ liệu.
* Làm việc với các phần tử của biến mảng: 
- Ta sử dụng các phần tử của biến mảng như một biến thông thường: gán giá trị, nhập giá trị, tính toán,
4. Củng cố (2 phút)
- Các khai báo biến mảng sau đây trong Pascal đúng hay sai? Vì sao?
a) Var x: array [10,13] of Integer;
b) Var x: array [5..10.5] of Integer;
c) Var x: array [3.5..4.8] of Integer;
d) Var x: array [10..1] of Integer;
e) Var x: array [4..13] of Integer;
5. Dặn dò (5 phút)
- Về nhà học bài, làm bài tập và đọc trước phần 3.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
	Duyệt ngày..tháng..năm 2011
	Giáo viên hướng dẩn
	Nguyễn Thị Thương

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 8 LAM VIEC VOI DAY SO.doc