Giáo án Tin học 8 - Tiết 55, Bài 9: Làm việc với dãy số (Tiết 1) - Năm học 2009-2010 - Phạm Tuấn Anh

Giáo án Tin học 8 - Tiết 55, Bài 9: Làm việc với dãy số (Tiết 1) - Năm học 2009-2010 - Phạm Tuấn Anh

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Biết được khái niệm mảng một chiều

- Biết cách khai báo mảng, nhập, in, truy cập các phần tử của mảng

2. Kỹ Năng

- Hiểu thuật toán tìm số lớn nhất, nhỏ nhất của một dãy số.

3. Thái độ: Nghiêm túc

II. CHUẨN BỊ:

GV: So¹n bµi, ®äc tµi liÖu tham kh¶o, dông cô d¹y häc.

HS: Xem l¹i kiÕn thøc ë tiÐt tr­íc, dông cô häc tËp.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1146Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 55, Bài 9: Làm việc với dãy số (Tiết 1) - Năm học 2009-2010 - Phạm Tuấn Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
D¹y líp: 8A; 8B; 8E. Ngµy so¹n: 22/03/2010.
TiÕt PPCT: 55. Ngµy d¹y: 24/03/2010.
Bài 9. Làm việc với dãy số (T1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết được khái niệm mảng một chiều
- Biết cách khai báo mảng, nhập, in, truy cập các phần tử của mảng
2. Kỹ Năng
- Hiểu thuật toán tìm số lớn nhất, nhỏ nhất của một dãy số.
3. Thái độ: Nghiêm túc
II. CHUẨN BỊ:
GV: So¹n bµi, ®äc tµi liÖu tham kh¶o, dông cô d¹y häc.
HS: Xem l¹i kiÕn thøc ë tiÐt tr­íc, dông cô häc tËp.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:
GV: Đưa ví dụ 1 SGK để giới thiệu cho học sinh cách sử dụng biến mảng như thế nào
HS: Chú ý lắng nghe
GV: Phân tích bài toán để học sinh hiểu rõ hơn vấn đề
GV: để giải quyết các vấn đề trên chúng ta cần có dữ liệu gì:
HS: Biến mảng
GV: Việc sắp xếp thứ tự như thế nào?
HS: Bằng cách gán gán cho mỗi phần tử 1 chỉ số
GV: Giá trị của mảng như thế nào?
HS: Là một biến nguyên
Hoạt động 2:
GV: Đưa ra ví dụ về biến mảng
HS: Chú ý ví dụ
GV: Đưa ra cách khai bái biến mảng trong Pascal
HS: Chú ý và ghi vở
1. Dãy số và biến mảng
Ví dụ 1. Trong Pascal ta cần nhiều câu lệnh khai báo và nhập dữ liệu dạng sau đây, mỗi câu lệnh tương ứng với điểm của một học sinh:
Var Diem_1, Diem_2, Diem_3, : real;
Read(Diem_1); Read(Diem_2), Read(Diem_3);  
Nếu số học sinh trong lớp càng nhiều thì đoạn khai báo và đọc dữ liệu trong chương trình càng dài. 
Giả sử chúng ta có thể lưu nhiều dữ liệu có liên quan với nhau (như Diem_1, Diem_2, Diem_3,... ở trên) bằng một biến duy nhất và đánh "số thứ tự" cho các giá trị đó, ta có thể sử dụng quy luật tăng hay giảm của "số thứ tự" và một vài câu lệnh lặp để xử lí dữ liệu một cách đơn giản hơn, chẳng hạn: 
Với i = 1 đến 50: hãy nhập Diem_i; 
Với i = 1 đến 50: hãy so sánh Max với Diem_i;
Để giúp giải quyết các vấn đề trên, một kiểu dữ liệu được gọi là kiểu mảng. 
Dữ liệu kiểu mảng là một tập hợp hữu hạn các phần tử có thứ tự, mọi phần tử đều có cùng một kiểu dữ liệu, gọi là kiểu của phần tử. Việc sắp thứ tự được thực hiện bằng cách gán cho mỗi phần tử một chỉ số:
Hình 40
Khi khai báo một biến có kiểu dữ liệu là kiểu mảng, biến đó được gọi là biến mảng. 
Giá trị của biến mảng là một mảng, tức một dãy số (số nguyên, hoặc số thực) có thứ tự, mỗi số là giá trị của biến thành phần tương ứng. 
2. Ví dụ về biến mảng
Để làm việc với các dãy số nguyên hay số thực, chúng ta phải khai báo biến mảng 
Ví dụ, cách khai báo đơn giản một biến mảng trong ngôn ngữ Pascal như sau:
var Chieucao: array[1..50] of real;
var Tuoi: array[21..80] of integer;
Với câu lệnh thứ nhất, ta đã khai báo một biến có tên Chieucao gồm 50 phần tử, mỗi phần tử là biến có kiểu số thực. Với câu lệnh khai báo thứ hai, ta có biến Tuoi gồm 60 phần tử (từ 21 đến 80) có kiểu số nguyên.
Cách khai báo mảng trong Pascal như sau:
Tên mảng: array[.. ] of 
trong đó chỉ số đầu và chỉ số cuối là hai số nguyên hoặc biểu thức nguyên thoả mãn chỉ số đầu ≤ chỉ số cuối và kiểu dữ liệu có thể là integer hoặc real.
IV. CỦNG CỐ hƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Khái niệm mảng một chiều
- Cách khai báo mảng, nhập, in, truy cập các phần tử của mảng
- Về nhà xem lại bài học tiết sau chúng ta học tiếp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTin 8 tiet 55doc.doc