Giáo án Tin học 8 - Tiết 55-56: Học vẽ hình với phần mềm Geogebra (Tiếp theo)

Giáo án Tin học 8 - Tiết 55-56: Học vẽ hình với phần mềm Geogebra (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức :

 - Học sinh biết được ý nghĩa của hình học geogebra. Làm quen với phần mềm này như khởi động, các thanh công cụ, các nút lệnh, củng cố khắc sâu kiến thức lí thuyết thông qua bài thực hành.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng vẽ hình học động trên máy.

 3. Thái đô:

 - Hứng thú và yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Phòng máy tính

III. TỔ CHỨC GIỜ HỌC

 1. ổn đinh tổ chức

 2. Kiểm tra: (5)

 HS1: ? Các đối tượng hình học cơ bản gồm những gi?

 ? Phân biệt đối tượng tự do và đối tượng phụ thuộc.

 ? Ta có thể thay đổi những thuộc tính nào của đối tượng?

 HS2: Vẽ tam giác vuông ABC.

 

doc 5 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 3681Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 55-56: Học vẽ hình với phần mềm Geogebra (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: Lớp 8A: 
 8B: 
Tiết 55 – 56: 
Học vẽ hình với phần mềm geogebra
(tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức :
	- Học sinh biết được ý nghĩa của hình học geogebra. Làm quen với phần mềm này như khởi động, các thanh công cụ, các nút lệnh, củng cố khắc sâu kiến thức lí thuyết thông qua bài thực hành.
	2. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng vẽ hình học động trên máy.
	3. Thái đô:
	- Hứng thú và yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
	Phòng máy tính
III. Tổ chức giờ học
	1. ổn đinh tổ chức
	2. Kiểm tra: (5’)
 HS1: ? Các đối tượng hình học cơ bản gồm những gi?
	? Phân biệt đối tượng tự do và đối tượng phụ thuộc.
	? Ta có thể thay đổi những thuộc tính nào của đối tượng?
 HS2: Vẽ tam giác vuông ABC.
	3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Thực hành
Mục tiêu: 
- Học sinh biết được ý nghĩa của hình học geogebra. Làm quen với phần mềm này như khởi động, các thanh công cụ, các nút lệnh, củng cố khắc sâu kiến thức lí thuyết thông qua bài thực hành.
Đồ dùng: Phòng máy tính.
Thời gian: 40 phút
HS: Thảo luận nhóm làm các bài tập
1. Vẽ tam giác, tứ giác.
Dùng công cụ đoạn thẳng vẽ các cạnh của tam giác.
Dùng công cụ đoạn thẳng vẽ các cạnh của tứ giác.
2. Vẽ hình thang.
Cho trước ba đỉnh A, B, C. Dựng đỉnh D của hình thang ABCD dựa trên các công cụ đoạn thẳng và đường song song.
Tiết 41 (40 phút)
3. Vẽ hình thang cân.
Cho trước ba đỉnh A, B, C. Dựng đỉnh D của hình thang cân ABCD dựa trên các công cụ đoạn thẳng, đường trung trực và phép biến đổi đối xứng qua trục.
4. Vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác
Cho trước tam giác ABC. Dùng công cụ đường tròn để vẽ đường tròn đi qua 3 điểm A, B, C.
? Đường tròn ngoại tiếp tam giác có nghĩa là gì?
- H: Trả lời
5. Vẽ đường tròn nội tiếp tam giác
? Đường tròn nội tiếp tam giác có nghĩa là gì?
- H: Trả lời 
 6. Vẽ hình thoi.
? Hình thoi có tính chất gì?
- H: Trả lời: Các cạnh có độ dài bằng nhau, 2 đg chéo vuông góc.
1. Vẽ tam giác, tứ giác.
- Vẽ tam giác: Dùng công cụ đoạn thẳng vẽ các cạnh của tam giác.
Sử dụng công cụ để vẽ đoạn thẳng. dùng công cụ để đặt tên cho các đỉnh của tam giác.
-vẽ tứ giác
Sử dụng công cụ để vẽ đoạn thẳng. dùng công cụ để đặt tên cho các đỉnh của tứ giác.
2, 3: Vẽ hình thang với 3 điểm cho trứơc.
Sử dụng công cụ để vẽ đường thẳng song song. 
vẽ hình thang cân:
Công cụ dùng để vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng hoặc hai điểm cho trước.
Công cụ dùng để tạo ra một đối tượng đối xứng với một đối tượng cho trước qua một trục là đường hoặc đoạn thẳng
4. Vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác
Công cụ dùng để vẽ hình tròn đi qua ba điểm cho trước. Thao tác: chọn công cụ, sau đó lần lượt chọn ba điểm 
5. Vẽ đường tròn nội tiếp tam giác
Công cụ dùng để vẽ hình tròn đi qua ba điểm cho trước. Thao tác: chọn công cụ, sau đó lần lượt chọn ba điểm 
Thao tác: lấy giao điểm của các đường phân giác. sau đó từ giao điểm vẽ các đường vuông góc đến các cạnh của tam giác để có 3 điểm. Từ 3 điểm đó ta vẽ được đường tròn nội tiếp tam giác.
6 . Vẽ hình thoi
Thao tác: lấy đối xứng của điểm B qua đg chéo. Nối B với D sau đó lấy đối xứng của A qua BD.
Hoạt động 2: Củng cố:
Đồ dùng: Phòng máy tính.
Thời gian:
- Nêu các thao tác vẽ đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp tam giác ABC.
- Vẽ tam giác cân ABC
4. Dặn dò: 5 phút
	- Về nhà học bài ôn tập thật kĩ các phần lí thuyết và thao tác dựng hình
	- Làm các bài tập còn lại.
 *************************************************************
Ngày soạn: 
Ngày giảng: Lớp 8A: /09
 8B: / 09
 8C: /09
Tiết 42: 
Học vẽ hình với phần mềm geogebra
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức :
	- Học sinh biết được ý nghĩa của hình học geogebra. Làm quen với phần mềm này như khởi động, các thanh công cụ, các nút lệnh, củng cố khắc sâu kiến thức lí thuyết thông qua bài thực hành.
	2. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng vẽ hình học động trên máy.
	3. Thái đô:
	- Hứng thú và yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
	Phòng máy tính
III. Tổ chức giờ học
	1. ổn đinh tổ chức
	2. Kiểm tra: (5 phút)
	? Em hãy nêu cách vẽ hình đối xứng qua 1 điểm và đối xứng qua đường thẳng của một hình cho trước. Nêu cách vẽ hình thoi và nêu một số cách vẽ khác.
	3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Bài thực hành tổng hợp
Mục tiêu: 
- Học sinh biết được ý nghĩa của hình học geogebra. Làm quen với phần mềm này như khởi động, các thanh công cụ, các nút lệnh, củng cố khắc sâu kiến thức lí thuyết thông qua bài thực hành
Đồ dùng: Phòng máy tính.
Thời gian: 33 phút
Bài 1:
- Dựng hình vuông có các đỉnh là tâm của các hình vuông khác được dựng lên từ các cạnh của hình bình hành cho trước.
HD: 
- Dựng hình bình hanh cho trước
 + Dựng các đường song song
- Dựng hình vuông từ các cạnh của hbh:
 + Dựng các đường vuông góc với các cạnh tại các đỉnh của hbh
 + Vẽ các đường tròn có tâm là các đỉnh hbh và bán kính là cạnh của hbh
 + Nối các giao điểm đó tạo thành các hv
- Vẽ hình vuông cần dựng:
 + Xác định các giao điểm của các đường chéo hv nhỏ.
 + Dùng công cụ đoạn thẳng để nối các các giao điểm đó.
Bài 2: Từ kết quả của bài trên:
- Thực hiện các thao tác xoay đối tượng quanh một điểm theo một góc cho trước
- Chèn thêm hình ảnh làm nền cho các hình vẽ.
- Kiểm tra quan hệ của các đối tượng
- Lưu bài trên vào ổ đĩa D
Bài 1:
Bài 2: 
- Hình vẽ trên (HS Thực hành trên máy)
Hoạt động 2: Củng cố
Mục tiêu: Củng cố kiến thức bài học
Đồ dùng: Phòng máy tính.
Thời gian: 5 phút
? Nêu tác dụng của thanh công cụ và thanh bảng chọn
? Để vẽ được hình học động ta dùng thanh công cụ nào?
? Em hãy thao tác với bài trên để thấy được sự sinh động của hình học động Geogebra.
4. Dặn dò: (2 phút)
- Học bài và chuẩn bị bài Quan sát hình không gian với phần mềm Yenka.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 8 Hay hay(1).doc