Giáo án Tin học 8 - Tiết 51-52, Bài thực hành 6: Sử dụng lệnh lặp While...Do - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung

Giáo án Tin học 8 - Tiết 51-52, Bài thực hành 6: Sử dụng lệnh lặp While...Do - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- Hiểu được câu lệnh lặp while do trong chương trình Turbo Pascal.

- Biết lựa chọn câu lệnh for do hoặc while do cho phù hợp với tình huống cụ thể.

 - Biết vai trò của việc kết hợp các cấu trúc điều khiển

 2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng khai báo và sử dụng biến.

- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu chương trình có sử dụng vòng lặp while do

 3. Thái độ:

 - Ham thích môn học.

 - Tích cực học tập

II. PHƯƠNG PHÁP:

 Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thử.

III. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - SGK, tài liệu, giáo án.

 - Đồ dùng dạy học: máy vi tính

 2. Học sinh:

 - Đọc trước bài và học bài ở nhà.

 - SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính

 

doc 4 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1259Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 51-52, Bài thực hành 6: Sử dụng lệnh lặp While...Do - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/03/2010
Ngày dạy: 10/03/2010
Tuần 27:	Tiết 51 + 52:
Bài thực hành 6: 
SỬ DỤNG LỆNH LẶP WHILEDO
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
- Hiểu được câu lệnh lặp whiledo trong chương trình Turbo Pascal. 
- Biết lựa chọn câu lệnh fordo hoặc while do cho phù hợp với tình huống cụ thể.
	- Biết vai trò của việc kết hợp các cấu trúc điều khiển
	2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng khai báo và sử dụng biến. 
- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu chương trình có sử dụng vòng lặp whiledo
	3. Thái độ:
	- Ham thích môn học.
	- Tích cực học tập
II. PHƯƠNG PHÁP:
	Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thử.
III. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên:
	- SGK, tài liệu, giáo án.
	- Đồ dùng dạy học: máy vi tính
	2. Học sinh:
	- Đọc trước bài và học bài ở nhà.
	- SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định lớp. (1’)
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	HS1: Hãy viết cú pháp câu lệnh lặp Whiledo
	3. Bài mới:
Hoạt động của Gv - Hs
Nội dung
Tiết 51:
Hoạt động 1: Khởi động (4’)
Gv: Mở điện
Gv: Yêu cầu Hs khởi động máy, quan sát và báo cáo tình trạng máy của mình
Hs: Thực hiện
Hoạt động 2: Ôn lại lý thuyết. (7’)
Gv: Viết lại cú pháp của câu lệnh lặp for..do và whiledo
Hs: Lên bảng viết.
Hoạt động 3: Bài 1 (28’)
Gv: Hãy cho biết Input, Output của bài.
Hs: Trả lời.
Gv: Hướng dẫn Hs viết thuật toán.
Hs: Nghe, ghi bài.
Gv: Cho Hs quan sát chương trình, thảo luận đối chiếu giữa thuật toán và các câu lệnh mô tả trong chương trình.
Hs: Tìm hiểu nghĩa của các câu lệnh
Gv: Chạy thử chương trình với n = 3
- Trước khi bắt đầu vòng lặp Whiledo
	+ Dem := 0;
	+ Sum := 0;
	+ n := 3;
- Bắt đầu vòng lặp Whiledo
Dem < n
Dem
X (nhập từ bàn phím)
Sum
Đúng
1
10
10
Đúng
2
15
25
Đúng
3
20
45
Sai
- Kết thúc vòng lặp: TB = 45 / 3 = 15;
Gv: Cho Hs thực hành gõ chương trình và chạy thử với các giá trị ở trên.
Hs: Thực hành.
Tiết 52:
Hoạt động 4: Bài 2. (38’)
Gv: Bài 2 yêu cầu ta làm gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Giải thích cho Hs biết thế nào là số nguyên tố.
 Số nguyên tố là số chia hết cho 1 và chính nó.
Gv: Để kiểm tra tính chia hết ta sử dụng phép toán nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Để kiểm tra tính chia hết ta sử dụng phép chia lấy phần dư mod.
G: Lấy ví dụ minh hoạ cho ý tưởng: Muốn kiểm tra 7 là số nguyên tố hay không, ta làm như sau:
	Xét các số từ 2 đến 6:
	7 mod 2 = 1
	7 mod 3 = 1
	7 mod 4 = 3
	7 mod 5 = 2
	7 mod 6 = 1
Ta thấy 7 không chia hết cho số nào từ 2 đến 6 nên 7 là số nguyên tố.
Gv: Hãy xác định Input, Output của bài.
Hs: Trả lời.
Gv: Chốt.
Gv: Mô tả thuật toán cho Hs quan sát.
Hs: Nghe, ghi bài.
Gv: Cho Hs quan sát chương trình, thảo luận đối chiếu giữa thuật toán và các câu lệnh mô tả trong chương trình.
Hs: Tìm hiểu nghĩa của các câu lệnh.
Hs: Thực hành.
Hoạt động 5: Tổng kết. (3’)
Gv: Nhắc lại cú pháp câu lệnh lặp Whiledo
Bài 1: Viết chương trình tính n số thực x1, x2, x3, , xn. Các số n và x1, x2, x3, , xn được nhập từ bàn phím.
* Phân tích bài toán:
- Input: Dãy số thực x1, x2, x3, , xn.
- Output: Giá trị trung bình (x1+x2+x3+ + xn)/n
* Thuật toán:
- B1: Nhập n là số lượng số thực sẽ được nhập từ bàn phím
 	+ Dem ← 0
	+ Sum ← 0
- B2: Trong khi Dem < n thì
	+ Nhập giá trị số thực x từ bàn phím
	+ Sum ← Sum + x
	+ Dem ← Dem + 1
- B3: TB ← Sum / n
- B4: Đưa TB ra màn hình, rồi kết thúc.
* Chương trình: Sgk.
Bài 2: Tìm hiểu chương trình nhận biết một số tự nhiện n được nhập từ bàn phím có phả là số nguyên tố hay không?
* Phân tích bài toán:
+ Input: Số tự nhiên n.
+ Output: Trả lời n là số nguyên tố hoặc n không phải là số nguyên tố.
* Mô tả thuật toán:
+ B1: Nhập số tự nhiên n từ bàn phím.
+ B2: Nếu n <= 1 thì thông báo n không phải là số nguyên tố, rồi chuyển đến B4.
+ B3: Nếu n > 0
	- i ← 2
	- Trong khi n mod i 0, i ← i +1 
	- Nếu i = n thì thông báo n là số nguyên tố, rồi chuyển đến B4, ngược lại thì thông báo n không phải là số nguyên tố.
+ B4: Kết thúc.
* Chương trình: Sgk.
4. Củng cố: (3’)
	- Nhắc lại các kiến thức trọng tâm đã thực hành.
5. Dặn dò: (1’)
	- Coi lại lý thuyết của các bài để chuẩn bị cho tiết bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai thuc hanh 6 tiet 51,52.doc