Giáo án Tin học 8 - Tiết 5-6, Bài thực hành 1: Làm quen với Turbo Pascal - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung

Giáo án Tin học 8 - Tiết 5-6, Bài thực hành 1: Làm quen với Turbo Pascal - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Biết về môi trường lập trình Turbo Pascal, nhận diện mà hình soạn thảo, cách mở các bảng chọn và chọn lệnh.

 - Biết viết một chương trình Pascal đơn giản

 - Biết cách dịch, sửa lỗi trong chương trình, chạy chương trình và xem kết quả.

 - Biết sự cần thiết phải tuân thủ quy định của chương trình.

 2. Kĩ năng:

 - Thực hiện được thao tác khởi động/thoát khỏi TP.

 - Thực hiện được các thao tác mở bảng chọn và chọn lệnh

 - Soạn thảo một chương trình Pascal đơn giản

 - Khả năng dịch, sửa lỗi, chạy chương trình và xem kết quả

 3. Thái độ:

 - Ham thích môn học.

 - Tích cực học tập

 

doc 4 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1212Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 5-6, Bài thực hành 1: Làm quen với Turbo Pascal - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/09/2009
Tuần 3	Tiết 5+6
Bài thực hành 1: LÀM QUEN VỚI TURBO PASCAL
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- Biết về môi trường lập trình Turbo Pascal, nhận diện mà hình soạn thảo, cách mở các bảng chọn và chọn lệnh.
	- Biết viết một chương trình Pascal đơn giản 
	- Biết cách dịch, sửa lỗi trong chương trình, chạy chương trình và xem kết quả.
	- Biết sự cần thiết phải tuân thủ quy định của chương trình.
	2. Kĩ năng:
	- Thực hiện được thao tác khởi động/thoát khỏi TP.
	- Thực hiện được các thao tác mở bảng chọn và chọn lệnh
	- Soạn thảo một chương trình Pascal đơn giản
	- Khả năng dịch, sửa lỗi, chạy chương trình và xem kết quả
	3. Thái độ:
	- Ham thích môn học.
	- Tích cực học tập
II. PHƯƠNG PHÁP:
	Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thực hành.
III. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên:
	- SGK, tài liệu, giáo án.
	- Đồ dùng dạy học: máy vi tính
	2. Học sinh:
	- Đọc trước bài và học bài ở nhà.
	- SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định lớp. 
	2. Kiểm tra bài cũ:
	HS1: Hãy cho biết các thành phần chính trong cấu trúc của chương trình?
	3. Bài mới:
	Các em đã biết đến nhiều ngôn ngữ lập trình như C, Basic, Java, Pascal. Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em ngôn ngữ lập trình Pascal, là một ngôn ngữ có cú pháp sáng sủa, dễ hiểu và thường được dạy trong nhà trường và dành cho người mới học lập trình. Chúng ta sẽ làm quen với Turbo Pascal là môi trường lập trình đang được sử dụng phổ biến hiện nay ở Việt Nam
Hoạt động của Gv - Hs
Nội dung
Gv: Yêu cầu Hs đọc phần mục đích và yêu cầu trong Sgk.
Hoạt động 1: Bài 1
Gv: Yêu cầu Hs đọc bài 1
Gv: Em hãy cho biết bài 1 yêu cầu những gì?
Hs:
Gv: Hướng dẫn Hs cách khởi động phần mềm Turbo Pascal.
Gv: Để khởi động một phần mềm em thực hiện như thế nào?
Hs: Nháy đúp chuột vào biểu tượng 
Gv: Yêu cầu Hs thực hành khởi động phần mềm
Hs: Thực hành
Gv: Sau khi khởi động phần mềm, em hay quan sát màn hình của Turbo Pascal, và cho cô biết màn hình gồm có những thành phần nào?
Hs: Thanh bảng chọn, tên tệp đang mở, con trỏ, dòng trợ giúp phía dưới màn hình.
Gv: Nhấn phím F10 để mở bảng chọn, sử dụng các phím mũi tên sang trái và sang phải để di chuyển qua lại giữa các bảng chọn. Nhấn Enter để mở bảng chọn
Hs: Thực hiện mở bảng chọn File
Gv: Quan sát các lệnh trong bảng chọn File.
Gv: Ngoài cách mở bảng chọn theo cách trên em còn cách nào khác nữa?
Hs: Nhấn tổ hợp phím Alt + phím tắt của bảng chọn (chữ màu đỏ trên bảng chọn)
Gv: Cho Hs thực hiện mở bảng chọn Edit
Gv: Để di chuyển giữa các lệnh trong một bảng chọn ta cũng sử dụng các phím mũi tên.
Gv: Để thoát khỏi Turbo Pascal, em thực hiện như thế nào?
Hs: Trả lời.
Hs: Thực hành
Hoạt động 2: Bài 2
Gv: Yêu cầu Hs đọc bài 2
Hs: Đọc bài.
Gv: Em hãy cho biết bài 2 yêu cầu những gì?
Hs: 
Gv: Yêu cầu Hs khởi động lại Turbo Pascal và gõ các dòng lệnh trong Sgk.
Hs: Thực hành.
Gv: Tương tự như soạn thảo văn bản, khi soạn thảo cũng có thể sử dụng các phím mũi tên hoặc dùng chuột để di chuyển con trỏ, nhấn phím Enter để xuống dòng mới, nhấn phím Delete hoặc BackSpace để xóa.
Gv: Trong Turbo Pascal, ta có thể gõ tiếng Việt có dấu được không?
Hs: Không được.
Gv: Vì TP không hổ trợ gõ tiếng Việt có dấu, nên các em chỉ gõ tiếng Việt không dấu.
Gv: Sau khi gõ xong, các em nhấn phím F2 để lưu chương trình. Khi hộp thoại hiện ra, gõ tên tệp trong ô Save file as và nhấn Enter (hoặc nháy OK)
Gv: Ngoài việc nhấn F2, em còn cách nào khác để lưu hay không?
Hs: File, chọn Save
Gv: Để dịch chương trình, xem chương trình có lỗi hay không ta thực hiện như thế nào?
Hs: Alt + F9
Gv: Sau khi các em nhấn Alt + F9, nếu chương trình có lỗi, em hãy so sánh với chương trình trong Sgk để tự sửa.
Gv: Sau khi dịch chương trình, nếu chương trình không còn lỗi, để chạy chương trình em thực hiện như thế nào?
Hs: Ctrl + F9.
Gv: Khi nhấn Ctrl + F9 xong em hãy nhận xét?
Hs:
Gv: Để có thể quan sát được kết quả, em nhấn Alt + F5
Hoạt động 3: Bài 3
Gv: Yêu cầu Hs đọc bài 3.
Hs: Bài 3 yêu cầu ta thực hiện những gì?
Gv: Yêu cầu Hs xóa dòng lệnh begin, dịch chương trình và nhận xét?
Hs: Nhận xét.
Gv: Khi xóa dòng lệnh Begin, nó xuất hiện dòng chữ màu đỏ “Error 36: Begin expected”, tức là thiếu Begin.
Gv: Nhấn phím bất kì và gõ lại lệnh Begin như cũ. Xóa dấu chấm sau chữ End, dịch chương trình và nhận xét?
Hs: Nhận xét.
Gv: Hiện lên thông báo lỗi “ Error 10: Unexpected end of file”, tức là không tìm thấy kết thúc tệp.
Gv: Yêu cầu Hs đọc phần lưu ý trong Sgk.
Gv: Yêu cầu Hs thay các từ khóa như: Program, uses, begin, end thành chữ hoa, dịch chương trình, nhận xét
Hs: 
Gv: Yêu cầu Hs thay dòng Writeln(‘chao cac ban’) thành dòng Write(‘chao cac ban’) và nhận xét.
Gv: Rút ra sự khác nhau của 2 lệnh write và writeln.
Gv: Yêu cầu Hs thoát khỏi Turbo Pascal, nhưng không lưu các chỉnh sửa.
Hoạt động 4: Tổng kết
Gv: Yêu cầu Hs đọc phần tổng kết trong Sgk.
Tiết 5:
1. Bài 1:
 Làm quen với việc khởi động và thoát khỏi Turbo Pascal. Nhận biết các thành phần trên màn hình của Turbo Pascal.
2. Bài 2:
 Soạn thảo, lưu, dịch và chạy một chương trình đơn giản
Tiết 6:
3. Bài 3:
 Chỉnh sửa chương trình và nhận biết một số lỗi.
4. Tổng kết
V. CỦNG CỐ:
	- Cho Hs thực hành lại các phần đã học
	VI. DẶN DÒ:
	- Về nhà học bài
	- Coi trước bài 3: “Chương trình máy tính và dữ liệu.
Rút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • docbai thuc hanh 1.doc