Giáo án Tin học 8 - Tiết 49, Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước (Tiết 1) - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thanh Hà

Giáo án Tin học 8 - Tiết 49, Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước (Tiết 1) - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thanh Hà

A. Mục tiêu:

 I. Kiến thức:

- Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước trong ngôn ngữ lập trình.

 - Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc đến khi một điều kiện nào đó được thoả mãn.

 II. Kĩ năng:

- Nhận biết được đâu là hoạt động lặp với số lần chưa biết trước.

 III. Thái độ:

- Nghiêm túc, rèn luyện tính chính xác, cẩn thận cho học sinh.

B. Phương pháp:

 - Vấn đáp, thuyết trình, trình chiếu.

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1133Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 49, Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước (Tiết 1) - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thanh Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 49
Ngày soạn: 25/02/2010	
Bài 8: LẶP VỚI SỐ LẦN CHƯA BIẾT TRƯỚC
(Tiết 1)
A. Mục tiêu:
 I. Kiến thức:
- Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước trong ngôn ngữ lập trình.
	- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước để chỉ dẫn máy tính 	thực hiện lặp đi lặp lại công việc đến khi một điều kiện nào đó được thoả mãn.
 II. Kĩ năng:
- Nhận biết được đâu là hoạt động lặp với số lần chưa biết trước.
 III. Thái độ:
- Nghiêm túc, rèn luyện tính chính xác, cẩn thận cho học sinh.
B. Phương pháp:
	- Vấn đáp, thuyết trình, trình chiếu.
C. Chuẩn bị: 
 I. Giáo viên: 
 	- Nội dung bài, máy tính, SGK.
 II. Học sinh: 
	- Chuẩn bị nội dung bài học ở nhà, SGK.
D. Tiến trình lên lớp:
 I. Ổn định tổ chức: (1’)
 II. Bài cũ: (5’)
	- Geogebra là phần mềm có chức năng chính là gì?
	- Em hãy cho biết những công cụ làm việc chính của phần mềm Geogebra?
 III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề: (2’) 
Chúng ta đã được làm quen với các hoạt động lặp với số lần đã xác định trước. Vậy với các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước thì như thế nào?
 2. Triển khai bài mới: (32’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: (15’)
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu ví dụ 1 SGK và lấy ví dụ về các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước?
HS: Nghiên cứu và đưa ra ví dụ.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Giới thiệu ví dụ 2 SGK. Yêu cầu HS đưa ra ý tưởng về thuật toán và giải thích ý tưởng?
HS: Nghiên cứu và trình bày.
GV: Phân tích thuật toán để HS nắm bắt được các bước giải thuật.
HS: Chú ý, ghi bài.
GV: Đưa ra sơ đồ khối và giải thích cho học sinh hiểu.
HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài.
1. Các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước
 a) Ví dụ 1:
 (SGK).
 b) Ví dụ 2:
- Nếu cộng lần lượt n số tự nhiên đầu tiên (n = 1, 2, 3...). Cần cộng bao nhiêu số tự nhiên đầu tiên để ta nhận được tổng Tn nhỏ nhất lớn hơn 1000? 
 * Thuật toán:
- Bước 1: S © 0, n © 0;
- Bước 2: Nếu S ≤ 1000, n © n + 1; Ngược lại chuyển tới bước 4.
- Bước 3: S © S + n và quay lại bước 2.
- Bước 4: In kết quả.
* Ta có sơ đồ khối:
* Nhận xét : Để viết chương trình chỉ dẫn máy tính thực hiện các hoạt động lặp như trong các ví dụ trên, ta có thể sử dụng câu lệnh có dạng lặp với số lần chưa biết trước.
* Hoạt động 2: (17’)
- GV: Có thể sử dụng lệnh lặp với số lần lặp chưa biết trước trong các chương trình lập trình . Sau đây ta xét câu lệnh và ví dụ trong TP.
- GV: Giới thiệu cú pháp lệnh while  do
- HS: Quan sát, lắng nghe.
- GV: Yêu cầu HS đọc và phân tích ví dụ 3.
- HS: Đọc và trả lời.
- GV: Giới thiệu chạy chương trình cho HS quan sát.
- HS: Quan sát.
- GV: Yêu cầu HS chạy lại chương trình với các sai_so là 0.002 ; 0.001 ; 0.005 ; ...
 2. Ví dụ về lệnh lặp với số lần chưa biết trước
Trong Pascal câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước có dạng: while do ; trong đó:
Điều kiện thường là một phép so sánh;
Câu lệnh có thể là câu lệnh đơn giản hay câu lệnh ghép.
Câu lệnh lặp này được thực hiện như sau:
Bước 1 : Kiểm tra điều kiện.
Bước 2 : Nếu điều kiện SAI, câu lệnh sẽ bị bỏ qua và việc thực hiện lệnh lặp kết thúc. Nếu điều kiện đúng, thực hiện câu lệnh và quay lại bước 1.
Ví dụ 3. Với giá trị nào của n ( n>o ) thì < 0.005 hoặc < 0.003? Chương trình dưới đây tính số n nhỏ nhất để nhỏ hơn một sai số cho trước : 
uses crt;
var x: real;
 n: integer;
const sai_so=0.003;
begin
clrscr;
x:=1; n:=1;
while x>=sai_so do begin n:=n+1; x:=1/n end;
writeln('So n nho nhat de 1/n < ',sai_so:6:4, 'la ',n);
readln
end.
IV. Củng cố (3’): 
- Giáo viên nhấn mạnh lại những nội dung chính của tiết học.
 V. Dặn dò (2’): 
	- Về nhà xem lại các kiến thức đã học.
	- Chuẩn bị phần tiếp theo của bài học.
 VI. Rút kinh nghiệm:
	...............................................................................	
	...............................................................................
	...............................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 49lop 8.doc