Giáo án Tin học 8 - Tiết 32: Bài tập - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung

Giáo án Tin học 8 - Tiết 32: Bài tập - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- Biết cách xác định bài toán, mô tả thuật toán.

- Hiểu rõ về câu lệnh điều kiện dạng đủ và dạng thiếu.

- Sử dụng được câu lệnh điều kiện.

 2. Kĩ năng:

 Viết được các chương trình Pascal đơn giản

 3. Thái độ:

 - Ham thích môn học.

 - Tích cực học tập

II. PHƯƠNG PHÁP:

 Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thực hành.

III. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - SGK, tài liệu, giáo án.

 - Đồ dùng dạy học: máy vi tính

 2. Học sinh:

 - Đọc trước bài và học bài ở nhà.

 - SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính

 

doc 7 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1186Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 32: Bài tập - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/12/2009
Ngày dạy: 07/11/2009
Tuần 16:	
Tiết 32: 	BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
- Biết cách xác định bài toán, mô tả thuật toán.
- Hiểu rõ về câu lệnh điều kiện dạng đủ và dạng thiếu.
- Sử dụng được câu lệnh điều kiện.
	2. Kĩ năng:
	 Viết được các chương trình Pascal đơn giản
	3. Thái độ:
	- Ham thích môn học.
	- Tích cực học tập
II. PHƯƠNG PHÁP:
	Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thực hành.
III. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên:
	- SGK, tài liệu, giáo án.
	- Đồ dùng dạy học: máy vi tính
	2. Học sinh:
	- Đọc trước bài và học bài ở nhà.
	- SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định lớp. 
	2. Bài mới:
Hoạt động của Gv - Hs
Nội dung
Tiết 32:
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức trọng tâm 
Gv: Cho Hs làm bài tập trắc nghiệm.
Câu 1: Xác định bài toán là gì?
Chỉ rõ các điều kiện cho trước và kết quả cần thu được
Chỉ rõ các điều kiện cho trước và phương pháp giải
Chỉ rõ phương pháp giải và kết quả cần thu được
Chỉ rõ các bước để giải bài toán
Hãy chọn phương án trả lời đúng
Câu 2: Ta có thể hiểu thuật toán là:
Các bước thực hiện để cho ra kết quả cuối cùng
Các bước thực hiện theo một tuần tự để cho ra kết quả cần thiết 
Các công thức để vận dụng tính toán
Phương pháp để ứng dụng các công thức
Hãy chọn phương án trả lời đúng
Câu 3: Trong khi biểu diễn thuật toán người ta sử dụng kí hiệu a ¬ b điều này có nghĩa là gì?
Từ a suy ra b
Gán giá trị của b cho a
Từ b suy ra a
Gán giá trị của a cho b
Hãy chọn phương án trả lời đúng
Câu 4: Giải thuật đổi giá trị của hai biến x và y cho nhau, ta có thể thực hiện như sau:
x ¬ z; x ¬ y; y ¬ x;
z ¬ x; z ¬ y; y ¬ x;
z ¬ x; x ¬ y; y ¬ z;
z ¬ x; x ¬ y; z ¬ x;
Hãy chọn phương án trả lời đúng
Câu 5: Tính tổng của n số cho trước. Hãy chỉ ra Input, Output
Input là tổng của n số và Output là n số cho trước
Input là n và Output là Tính tổng
Input là n số cho trước và Output là tổng của n số đó
Input là tính tổng và Output là n
Hãy chọn phương án trả lời đúng
Câu 6: Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu có dạng như sau:
If then ;
If then ;
If then 
If then 
Hãy chọn phương án trả lời đúng
Câu 7: Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ có dạng như sau:
If then else ;
If then else 
If then else ;
If then ; else ;
Hãy chọn phương án trả lời đúng
Câu 8: Cho biết kết quả của đoạn chương trình sau:
	a:= 3; b:=5; 
	if a < b then c:= a + b;
	Giá trị của c sẽ bằng bao nhiêu?
c = 3
c = 5
c = 8
không xác định
Hãy chọn phương án trả lời đúng
Câu 9: Cho biết kết quả của đoạn chương trình sau:
	a:= 3; b:=5; 
	if a + b <= 8 then c:= a + b;
	Giá trị của c sẽ bằng bao nhiêu?
c = -2
c = 2
c = 8
không xác định
Hãy chọn phương án trả lời đúng
Câu 10: Cho biết kết quả của đoạn chương trình sau:
	a:= 3; b:=5; 
	if a + b < 8 then c:= a – b else c:= b – a; 
	Giá trị của c sẽ bằng bao nhiêu?
c = -2
c = 2
c = 3
không xác định
Hãy chọn phương án trả lời đúng
Hoạt động 2: Sửa bài tập trong Sgk
Gv: Yêu cầu Hs đọc đề bài 1 trang 45 Sgk.
Hs: Đọc bài.
Gv: Hãy chỉ ra Input và Output của các bài toán.
Gv: Cho 3 Hs lên bảng viết.
Hs: Làm bài.
Hs: Nhận xét.
Gv: Nhận xét bài làm của Hs.
Gv: Yêu cầu Hs đọc đề bài 3 trang 45 Sgk.
Hs: Đọc bài.
Gv: Cho Hs lên bảng viết.
Hs: Làm bài.
Hs: Nhận xét.
Gv: Nhận xét bài làm của Hs.
Gv: Yêu cầu Hs đọc đề bài 4 trang 45 Sgk.
Hs: Đọc bài.
Gv: Cho Hs lên bảng viết.
Hs: Làm bài.
Hs: Nhận xét.
Gv: Nhận xét bài làm của Hs.
Gv: Yêu cầu Hs đọc đề bài 5 trang 45 Sgk.
Hs: Đọc bài.
Gv: Cho Hs lên bảng viết.
Hs: Làm bài.
Hs: Nhận xét.
Gv: Nhận xét bài làm của Hs.
Gv: Yêu cầu Hs đọc đề bài 6 trang 45 Sgk.
Hs: Đọc bài.
Gv: Cho Hs lên bảng viết.
Hs: Làm bài.
Hs: Nhận xét.
Gv: Nhận xét bài làm của Hs.
Tiết 32 bis
Gv: Yêu cầu Hs đọc đề bài 3 trang 51 Sgk.
Hs: Đọc bài.
Gv: Yêu cầu Hs thảo luận và trả lời.
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét.
Gv: Yêu cầu Hs đọc đề bài 4 trang 51 Sgk.
Hs: Đọc bài.
Gv: Yêu cầu Hs thảo luận và trả lời.
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét.
Gv: Yêu cầu Hs đọc đề bài 5 trang 51 Sgk.
Hs: Đọc bài.
Gv: Yêu cầu Hs thảo luận và trả lời.
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét.
Gv: Yêu cầu Hs đọc đề bài 6 trang 51 Sgk.
Hs: Đọc bài.
Gv: Yêu cầu Hs thảo luận và trả lời.
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét.
Hoạt động 3: Thực hành
Gv: Nêu chương trình, hướng dẫn Hs viết chương trình, cho Hs thực hành.
Hs: Thực hành.
1. Lý thuyết:
2. Bài tập:
Bài 1: Bài 1 trang 45/Sgk.
a. Input: Danh sách họ tên của Hs trong lớp
 Output: Số Hs có họ Trần
b. Input: Dãy n số
 Output: Tổng của các phần tử lớn hơn 0
c. Input: Dãy n số
 Output: Số các số có giá trị nhỏ nhất
Bài 2: Bài 3 trang 45 / Sgk
* Mô tả thuật toán:
Input: Ba số dương a>0, b>0 và c>0
Output: Thông báo “a, b và c có thể là ba cạnh của một tam giác” hoặc thông báo “a, b và c không thể là ba cạnh của một tam giác”
- B1: Nếu a + b £ c, chuyển tới B5
- B2: Nếu b + c £ a, chuyển tới B5
- B3: Nếu c + a £ b, chuyển tới B5
- B4: Thông báo “a, b và c có thể là ba cạnh của một tam giác”
- B5: Thông báo “a, b và c không thể là ba cạnh của một tam giác”
Bài 3: Bài 4 trang 45 / Sgk
* Mô tả thuật toán:
	Sử dụng biến phụ z 
Input: Hai biến x và y
Output: Hai biến x và y có giá trị không giảm
- B1: Nếu x £ y, chuyển tới B5
- B2: z ¬ x
- B3: x ¬ y
- B4: y ¬ z
- B5: Kết thúc thuật toán
Bài 4: Bài 5 trang 45 / Sgk
* Mô tả thuật toán:
Input: n và dãy n số a1, a2,., an
Output: Tổng S = a1 + a2 +.+ an
- B1: S ¬ 0; i ¬ 0
- B2: i ¬ i + 1
- B3: Nếu i £ n, S ¬ S + a, và quay lại B2
- B4: Thông báo S và kết thúc thuật toán.
Bài 5: Bài 6 trang 45 / Sgk
* Mô tả thuật toán:
Input: n và dãy n số a1, a2,., an
Output: S = Tổng ai > 0 trong dãy a1, a2,., an
- B1: S ¬ 0; i ¬ 0
- B2: i ¬ i + 1
- B3: Nếu ai > 0, S ¬ S + ai
- B4: Nếu i £ n, quay lại B2
- B5: Thông báo S và kết thúc thuật toán.
Bài 6: Bài 3 trang 51 / Sgk
 Giả sử Điểm_1 là số điểm của người thứ nhất và Điểm_2 là số điểm của người thứ 2, ngoài ra người thứ nhất nghĩ trong đầu một số tự nhiên n < 10
 Điều kiện ở trò chơi là người thứ hai đoán đúng số n. Khi đó, Điểm_2 được công thêm 1; ngược lại, Điểm_2 được giữ nguyên. Tương tự, nếu người thứ 2 nghĩ số tự nhiên m và điều kiện thứ hai là người thứ nhất đoán đúng số m đó. Khi đó Điểm_1 được cộng thêm 1; ngược lại, Điểm_1 được giữ nguyên.
 Điều kiện của trò chơi là sau 10 lần, nếu Điểm_1 > Điểm_2 thì người thứ nhất được tuyên bố thắng cuộc; ngược lại, người thứ hai thắng. Trường hợp, Điểm_1 = Điểm_2 thì hai người huề nhau.
Bài 7: Bài 4 trang 51 / Sgk
 Điều kiện để điều khiển chiếc khay trong trò chơi là người chơi nhấn phím mũi tên ® hoặc ¬. Nếu người chơi nhấn phím ®, biếu tượng chiếc khay sẽ di chuyển sang phải một đơn vị khoảng cách; nếu phím ¬ được nhấn, biểu tượng chiếc khay sẽ di chuyển sang trái. Nếu một phím khác ngoài hai phím mũi tên được nhấn, chiếc khay vẫn giữ nguyên vị trí
Bài 8: Bài 5 trang 51 / Sgk
a. Sai (thừa dấu hai chấm)
b. Sai (thừa dấu chấm phẩy thứ nhất)
c. Đúng, nếu phép gán m := n không phụ thuộc vào điều kiện x > 5; ngược lại, sai và cần đưa hai câu lệnh a := b; m:=n; vào giữa cặp từ khoá begin và end
d. Sai (thừa dấu chấm phẩy thứ nhất trước else)
Bài 9: Bài 6 trang 51 / Sgk
a. Vì 45 chia hết cho 3, điều kiện được tho9a3 mãn nên giá trị của x được tăng lên 1, tức bằng 6
b. Điều kiện không được thoả mãn nên câu lệnh không được thực hiện, tức x giữ nguyên giá trị 5
3. Thực hành:
1. Viết chương trình nhập vào một số nguyên a và in ra màn hình số dương hay số âm.
Program kiem_tra;
Uses crt;
Var a:integer;
Begin
 Clrscr;
 Write('nhap a:');
 Readln(a);
If a>0 then writeln(a,' la so duong') 
Else write(a,' la so am');
 	Readln
End.
2. Viết chương trình nhập vào một số nguyên a và in ra màn hình số chẵn hay số lẻ.
Program kiem_tra;
Uses crt;
Var a:integer;
Begin
 Clrscr;
 Write('nhap a:');
 Readln(a);
 If a mod 2 = 0 then writeln(a,' la so chan') 
	Else write(a,' la so le');
 Readln
End.
3. Viết chương trình nhập vào từ bàn phím điểm trung bình (DTB), sau đó xếp loại học lực và báo kết quả ra màn hình theo yêu cầu sau:
 DTB >=8 : xếp loại Giỏi
 6.5 <= DTB < 8 : xếp loại Khá
 5 <= DTB < 6.5 : xếp loại Trung bình
 DTB < 5 : xếp loại Yếu
Program xep_loai;
Uses crt;
Var DTB : real;
Begin
 Clrscr;
 Write('nhap DTB:');
 Readln(DTB);
 If DTB>=8 then writeln('Gioi' ) 
	Else
	If DTB>=6.5 then write('Kha')
	Else 
	If DTB>=5 then write('TB')
	Else write('Yeu');
 Readln
End.
3. Củng cố: 
	 Chốt lại kiến thức trọng tâm đã học.
4. Dặn dò: 
	- Về nhà học bài, thực hành.
	- Coi lại các chương trình đã học để chuẩn bị cho tiết kiểm tra thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docbaitap tiet 32.doc