Giáo án Tin học 8 - Tiết 38, Bài 7: Câu lệnh lặp (Tiếp theo) - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung

Giáo án Tin học 8 - Tiết 38, Bài 7: Câu lệnh lặp (Tiếp theo) - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp trong ngôn ngữ lập trình

 - Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần

 - Hiểu được hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước for do trong Pascal

 2. Kĩ năng:

 - Viết đúng cú pháp câu lệnh for do trong một tình huống đơn giản

 - Biết lệnh ghép trong Pascal.

 3. Thái độ:

 - Ham thích môn học.

 - Tích cực học tập

II. PHƯƠNG PHÁP:

 Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thử.

III. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - SGK, tài liệu, giáo án.

 - Đồ dùng dạy học: máy vi tính

 2. Học sinh:

 - Đọc trước bài và học bài ở nhà.

 - SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1602Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 38, Bài 7: Câu lệnh lặp (Tiếp theo) - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/01/2010
Ngày dạy: 12/01/2010
Tuần 20:	Tiết 38:
 Bài 7: CÂU LỆNH LẶP (tt)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp trong ngôn ngữ lập trình
	- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần
	- Hiểu được hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước fordo trong Pascal
	2. Kĩ năng:
	- Viết đúng cú pháp câu lệnh fordo trong một tình huống đơn giản
	- Biết lệnh ghép trong Pascal.
	3. Thái độ:
	- Ham thích môn học.
	- Tích cực học tập
II. PHƯƠNG PHÁP:
	Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thử.
III. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên:
	- SGK, tài liệu, giáo án.
	- Đồ dùng dạy học: máy vi tính
	2. Học sinh:
	- Đọc trước bài và học bài ở nhà.
	- SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định lớp. (1’)
	2. Bài mới:
Hoạt động của Gv - Hs
Nội dung
Hoạt động 1: Ví dụ về câu lệnh lặp (14’)
Gv: Các ngôn ngữ lập trình thường có nhiều dạng câu lệnh lặp. Câu lệnh lặp thường gặp trong ngôn ngữ lập trình Pascal có dạng như sau.
Gv: Giới thiệu câu lệnh lặp Fordo cho Hs biết.
Hs: Quan sát, ghi vào vở.
Gv: Cho Hs quan sát chương trình của 2 ví dụ trong Sgk.
Chạy thử cho Hs quan sát.
Gv: Hai câu lệnh lặp ở 2 ví dụ trên có gì khác nhau?
Hs: Trả lời.
Gv: Giải thích cho Hs biết vì sao có cặp từ khoá begin.. end
Hs: Ghi ví dụ vào vở.
Hs: Gõ 2 ví dụ lên máy, chạy thử.
Hoạt động 2: Tính tổng và tích bằng câu lệnh (16’)
Gv: Cho Hs quan sát đoạn chương trình tính tổng n số tự nhiên, với n là số tự nhiên được nhập từ bàn phím (Pascal).
Hs: Quan sát.
Gv: Theo công thức tính tổng ta cần khai báo bao nhiêu biến? 
Hs: Trả lời.
Gv: Kiểu biến là gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Trong 2 biến thì biến nào có giá trị được nhập từ bàn phím?
Hs: Trả lời.
Gv: Đối với những dữ liệu có kiểu nguyên lớn thì ta phải khai báo kiểu dữ liệu là longint.
Gv: Chạy thử chương trình cho Hs quan sát.
Hs: Gõ chương trình lên máy và chạy thử.
Gv: Giải thích chương tính tích cho Hs biết. Chạy thử cho Hs quan sát.
Hs: Gõ chương trình lên máy, chạy chương trình.
3. Ví dụ về câu lệnh lặp:
 Cú pháp câu lệnh lặp với số lần biết trước trong Pascal.
For := to do ;
Trong đó: For, to, do là các từ khóa
Vd1: Chương trình in ra màn hình thứ tự lần lặp.
Var i : integer;
Begin
	for i: = 1 to 20 do
	writeln(‘Day la lan lap 	thu’, i);
	readln;
end.
Vd2: Chương trình ghi nhận vị trí 10 chữ O rơi từ trên xuống.
Ues crt;
Var i : integer;
Begin
	clrscr;
	for i : = 1 to 20 do
	begin 
	writeln(‘O’);
	delay(200);
	end;
	readln;
end.
*Lưu ý: Câu lệnh có sử dụng câu lệnh ghép thì phải đặt trong hai từ khóa begin  end.
4. Tính tổng và tích bằng câu lệnh:
Vd1: Chương trình tính tổng n số tự nhiên đầu tiên, với n là số tự nhiên được nhập từ bàn phím.
 S = 1 + 2 + 3 +  + n
Program Tinh_tong;
Var 	n,i:integer;
	S:longint;
Begin
	write(‘Nhap so n = ‘);
	readln(n);
	S:= 0;
	for i:= 1 to n do S:= S+i;
	writeln(‘Tong cua’, n, ‘ so tu 	nhien dau tien S = ‘, S);
	readln;
end.
* Kiểu longint có phạm vi từ -231 đến 231 – 1.
Vd2: Chương trình tính tích n số tự nhiên, với n là số tự nhiên được nhập từ bàn phím.
	n! = 1.2.3.n
Program Tinh_Giai_Thua;
Var 	n,i:integer;
	p:longint;
begin
	write(‘Nhap so n = ‘);
	readln(n);
	p:= 1;
	for i:= 1 to n do p:= p * i;
	writeln( n, ‘! = ‘, p);
	readln;
end.
3. Củng cố: (13’)
	- Nhắc lại kiến thức đã học.
	- Làm bài tập 3, 4, 5, 6 trong Sgk.	
4. Dặn dò: (1’)
	- Về nhà học bài, làm bài tập trong Sgk.
	- Coi trước bài thực hành 5:”Sử dụng lệnh lặp fordo”

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 7 tiet 38.doc