Giáo án Tin học 8 - Tiết 37, Bài 7: Câu lệnh lặp - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung

Giáo án Tin học 8 - Tiết 37, Bài 7: Câu lệnh lặp - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp trong ngôn ngữ lập trình

 - Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần

 - Hiểu được hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước for do trong Pascal

 2. Kĩ năng:

 - Viết đúng cú pháp câu lệnh for do trong một tình huống đơn giản

 - Biết lệnh ghép trong Pascal.

 3. Thái độ:

 - Ham thích môn học.

 - Tích cực học tập

II. PHƯƠNG PHÁP:

 Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thử.

III. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - SGK, tài liệu, giáo án.

 - Đồ dùng dạy học: máy vi tính

 2. Học sinh:

 - Đọc trước bài và học bài ở nhà.

 - SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1208Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 37, Bài 7: Câu lệnh lặp - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/01/2010
Ngày dạy: 12/01/2010
Tuần 20:	Tiết 37:
 Bài 7: CÂU LỆNH LẶP
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp trong ngôn ngữ lập trình
	- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần
	- Hiểu được hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước fordo trong Pascal
	2. Kĩ năng:
	- Viết đúng cú pháp câu lệnh fordo trong một tình huống đơn giản
	- Biết lệnh ghép trong Pascal.
	3. Thái độ:
	- Ham thích môn học.
	- Tích cực học tập
II. PHƯƠNG PHÁP:
	Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thử.
III. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên:
	- SGK, tài liệu, giáo án.
	- Đồ dùng dạy học: máy vi tính
	2. Học sinh:
	- Đọc trước bài và học bài ở nhà.
	- SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định lớp. (1’)
	2. Bài mới:
Hoạt động của Gv - Hs
Nội dung
Hoạt động 1: Các công việc phải thực hiện nhiều lần (15’)
Gv: Yêu cầu Hs đọc thông tin phần 1.
Hs: Đọc bài.
Gv: Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều hoạt động được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần. 
Hãy cho một vài ví dụ trong thực tế trong đời sống hằng ngày mà ta phải thực hiện các thao tác được lặp đi lặp nhiều lần?
Hs: Trả lời.
Gv: Có những hoạt động mà chúng ta thực hiện lặp lại với số lần nhất định và biết trước. Chúng ta còn lặp lại với số lần không thể xác định trước.
Gv: Khi viết chương trình máy tính cũng vậy, trong nhiều trường hợp ta cũng phải viết lặp lại nhiều câu lệnh chỉ để thực hiện 1 phép tính nhất định.
Hoạt động 2: Câu lệnh lặp – một lệnh thay cho nhiều lệnh (20’)
Gv: Yêu cầu Hs đọc thông tin phần 2.
Hs: Đọc bài.
Gv: Gọi một Hs lên bảng vẽ một hình vuông cạnh 1 đơn vị độ dài (30cm) và yêu cầu cả lớp theo dõi bạn thực hiện các thao tác trên bảng.
Hs: Quan sát.
Gv: Hãy mô tả các bước vẽ hình vuông.
Hs: Trả lời.
Gv: Khi vẽ 1 hình vuông đã thực hiện bao nhiêu thao tác? 
Hs: Trả lời.
GV: Các thao tác đó được thực hiện như thế nào? 
Gv: Như vậy khi vẽ hình vuông có những thao tác lặp đi lặp lại. Thuật toán sau sẽ mô tả các bước để vẽ hình vuông.
Gv: Mô tả thuật toán trên bảng
Hs: Ghi bài.
Gv: Mô tả thuật toán tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên.
Hs: Ghi thuật toán vào vở.
Gv: Cách mô tả các hoạt động lặp trong thuật toán như trong ví dụ trên được gọi là cấu trúc lặp. Mọi ngôn ngữ lập trình đều có cách chỉ thị cho máy tính thực hiện cấu trúc lặp chỉ với một câu lệnh. Đó là câu lệnh lặp
1. Các công việc phải thực hiện nhiều lần:
Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều hoạt động được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Lặp với số lần nhất định và biết trước: đánh răng mỗi ngày 2 lần,
- Lặp với số lần không xác định được: học cho đến khi thuộc bài,
2. Câu lệnh lặp – một lệnh thay cho nhiều lệnh:
Vd1: Thuật toán mô tả các bước để vẽ hình vuông (k là biến đếm)
- B1: k ← 0 (k là số đoạn thẳng đã vẽ được).
- B2: k ← k+1. Vẽ đoạn thẳng 1 đơn vị độ dài và quay thước 900 sang phải.
- B3: Nếu k<4 thì quay lại bước 2; ngược lại kết thúc.
Vd2: Thuật toán tính:
	S = 1 + 2 + 3 +  + 100
- B1: Sum ← 0; i ← 0.
- B2: i← i + 1
- B3: Nếu i ≤ 100, thì Sum ← Sum + i và quay lại B2; ngược lại kết thúc.
(i là biến đếm)
Mọi ngôn ngữ lập trình đều có cách chỉ thị cho máy tính thực hiện cấu trúc lặp chỉ với một câu lệnh. Đó là câu lệnh lặp
3. Củng cố: (8’)
	- Nhắc lại kiến thức đã học.
	- Trả lời câu 1, 2 trong Sgk.	
4. Dặn dò: (1’)
	- Về nhà học bài, làm bài tập trong Sgk.
	- Coi tiếp phần 3, 4 của bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 7 tiet 37.doc