I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Hiểu rõ câu lệnh điều kiện if then
2. Kĩ năng:
- Viết được câu lệnh điều kiện if then trong chương trình
- Rèn luyện kĩ năng ban đầu về đọc các chương trình đơn giản và hiểu được ý nghĩa của thuật toán sử dụng trong chương trình
3. Thái độ:
- Ham thích môn học.
- Tích cực học tập
II. PHƯƠNG PHÁP:
Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thử.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- SGK, tài liệu, giáo án.
- Đồ dùng dạy học: máy vi tính
2. Học sinh:
- Đọc trước bài và học bài ở nhà.
- SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính
Ngày soạn: 03/12/2009 Ngày dạy: 07/12/2009 Tuần 16: Tiết 31: Bài thực hành 4: SỬ DỤNG LỆNH ĐIỀU KIỆN IFTHEN (tt) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hiểu rõ câu lệnh điều kiện ifthen 2. Kĩ năng: - Viết được câu lệnh điều kiện ifthen trong chương trình - Rèn luyện kĩ năng ban đầu về đọc các chương trình đơn giản và hiểu được ý nghĩa của thuật toán sử dụng trong chương trình 3. Thái độ: - Ham thích môn học. - Tích cực học tập II. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thử. III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - SGK, tài liệu, giáo án. - Đồ dùng dạy học: máy vi tính 2. Học sinh: - Đọc trước bài và học bài ở nhà. - SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Ổn định lớp. (1’) 2. Bài mới: Hoạt động của Gv - Hs Nội dung Hoạt động 1: Khởi động (4’) Gv: Mở điện Gv: Yêu cầu Hs khởi động máy, quan sát và báo cáo tình trạng máy của mình Hs: Thực hiện Hoạt động 2: Bài 2 (18’) Gv: Yêu cầu Hs đọc Sgk. Gv: Bài 2 yêu cầu thực hiện những gì? Hs: Trả lời. Gv: Xác định Input, Output của bài toán? Hs: Trả lời. Gv: Yêu cầu Hs gõ chương trình vào máy, lưu chương trình với tên Aicaohon.Pas, dịch và sửa lỗi chương trình. Hs: Gõ chương trình. Gv: Chạy chương trình với các bộ dữ liệu (1.5, 1.6) và (1.6, 1.5). Quan sát các kết quảnhận được và nhận xét. Hãy tìm chỗ chưa đúng trong chương trình. Hs: Quan sát, nhận xét. Gv: Yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm, sửa lại chương trình. Hs: Thảo luận Hs: Lên bảng viết. Gv: Giải thích, cho Hs viết lại chương trình. Hs: Gõ chương trình vào máy, chạy thử với dữ liệu như trên. Hoạt động 3: Bài 3 (14’) Gv: Yêu cầu Hs đọc Sgk. Gv: Bài 3 yêu cầu thực hiện những gì? Hs: Trả lời. Gv: Yêu cầu Hs tìm hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh trong chương trình theo nhóm. Hs: Tìm hiểu. Gv: Hỏi ý nghĩa của từng câu lệnh. Hs: Trả lời. Gv: Trong chương trình trên chúng ta sử dụng từ khóa and để kết hợp nhiều phép so sánh đơn giản thành một phép so sánh phức hợp. Giá trị của phép so sánh này là đúng khi và chỉ khi tất cả các phép so sánh đơn giản đều đúng. Ngược lại, chỉ cần một phép so sánh thành phần có giá trị sai thì nó có giá trị sai Gv: Cho Hs gõ chương trình vào máy, dịch và chạy chương trình với dữ liệu (1, 2, 3) và (3, 5, 4) Hs: Thực hành. Hs: Ghi chương trình vào vở. Hoạt động 4: Tổng kết (4’) Gv: Yêu cầu Hs đọc phần tổng kết. Hs: Đọc bài. Gv: Tổng kết lại. Bài 2: Viết chương trình nhập chiều cao của hai bạn Long và Trang, in ra màn hình kết quả so sánh chiều cao của hai bạn. * Viết chương trình: Program Ai_cao_hon; Uses crt; Var Long, Trang: real; Begin Clrscr; Write('Nhap chieu cao cua Long:'); Readln(Long); Write('Nhap chieu cao cua Trang:'); Readln(Trang); If Long>Trang then Writeln ('Ban Long cao hon'); If Long<Trang then Writeln ('Ban Trang cao hon') Else Writeln('Hai ban cao = nhau'); Readln End. Bài 3: Nhập ba số dương a, b, c từ bàn phím. Kiểm tra và in ra màn hình kết quả kiểm tra / bba số đó có thể là độ dài các cạnh của mộ tam giác hay không? * Viết chương trình: Program Ba_canh_tam_giac; Uses crt; Var a, b, c : real ; Begin Clrscr; Write(‘Nhap ba so a, b, c:’); Readln(a, b, c); If (a+b>c) and (b+c>a) and (c+a>b) then Writeln(‘a, b, c la 3 canh cua mot tam giac’) Else Writeln(‘a, b, c khong la 3 canh cua mot tam giac’) Readln End. 4. Củng cố: (3’) Nhắc lại cấu trúc câu lệnh điều kiện Ifthen dạng thiếu và dạng đủ 5. Dặn dò: (1’) - Coi lại lý thuyết của các bài để chuẩn bị cho tiết bài tập.
Tài liệu đính kèm: