Giáo án học kì I Tin học Lớp 6 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Phú Lộc

Giáo án học kì I Tin học Lớp 6 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Phú Lộc

Gv đưa ra câu hỏi gợi ý để học sinh trả lời và xây dựng khái niệm về thông tin.

? Trong cuộc sống hàng ngày các em đã nghe nhiều về hai từ “Thông tin”, vậy các em có biết thông tin là gì không?

Gv chiếu cho hs lần lượt quan sát các tranh ảnh, bài báo đã chuẩn bị sẳn và yêu cầu học sinh nêu lên những hiểu biết của mình khi quan sát những bức tranh, bài báo, quyển sách khẳng định đó là thông tin

? những hành động này giúp họ biết điều gì?

 gọi chung là thông tin

Gọi hs thử nêu khái niệm về thông tin.

? Bạn nào có thể chỉ cho Cô và cả lớp biết được khái niệm thông tin là gì?

Gọi vài hs cho ví dụ khác về thông tin( gv có thể đưa ra 1 số thông tin khác như: mây đen thì trời mưa, ngửi mùi thơm của thức an ta có thể đoán được món ăn)

 gv chốt lại và ghi khái niệm

Hoạt động 2:Hoạt động thông tin của con người

Gv nhắc lại các ví dụ ở mục I.

Và nghe bản tin dự báo thời tiết, tính hiệu đèn giao thông.

? Các em làm thế nào để biết được những thông tin trên?

Gv các em nghe thấy nhìn thấy các thông tin đó chính là các em đã tiếp nhận thông tin.

? Vậy các em có nhắc lại được những thông tin các em vừa tiếp nhận không?

Gv sau khi tiếp nhận các em đã ghi nhớ ( lưu trữ) và truyền lại hay trao đổi với các bạn khác các thông tin đó.

? Theo em trong cuộc sống hằng ngày thông tin có quan trọng không? Vì sao ?

Gv khẳng định thông tin có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Vì thông tin mang lại sự hiểu biết cho chúng ta. Chúng ta không chỉ tiếp nhận mà còn lưu trữ, trao đổi và xử lí thông tin.

? Theo em thì thông tin thường được lưu trữ ở đâu?

 Gv giới thiệu hoạt động thông tin và quá trình xử lý thông tin.

Lưu ý hs phân biệt thế nào là thông tin vào, thông tin ra, mối quan hệ giữa chúng với quá trình xử lí thông tin

 

doc 69 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án học kì I Tin học Lớp 6 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Phú Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 01
Tiết 1
Bài 1
Chương I
LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
 MỤC TIÊU
Biết khái niệm ban đầu về thông tin dữ liệu.
Biết các dạng cơ bản của thông tin
Biết máy tính là công cụ hỗ trợ hoạt động xữ lí thông tin của con người và tin học là ngành khoa học nghiên cứu các hoạt động xữ lí thông tin tự động bằng máy tính điện tử
Học sinh biết được khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: sgk, giáo án, đọc các tài liệu tham khảo đặt các câu hỏi dưới dạng đặt vấn đề để học trao đổi và đưa nhận xét . Tận dụng vốn hiểu biết “một cách tự nhiên” của học sinh, một số đồ dùng phục vụ cho giảng dạy.
Học sinh đọ sgk quan sát và tổng kết.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Giảng bài mới: Giáo viên giới thiệu sơ lược nội dung kiến thức Chương 1.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Thông tin là gì?
Gv đưa ra câu hỏi gợi ý để học sinh trả lời và xây dựng khái niệm về thông tin.
? Trong cuộc sống hàng ngày các em đã nghe nhiều về hai từ “Thông tin”, vậy các em có biết thông tin là gì không?
Gv chiếu cho hs lần lượt quan sát các tranh ảnh, bài báo đã chuẩn bị sẳn và yêu cầu học sinh nêu lên những hiểu biết của mình khi quan sát những bức tranh, bài báo, quyển sáchkhẳng định đó là thông tin
? những hành động này giúp họ biết điều gì?
à gọi chung là thông tin
Gọi hs thử nêu khái niệm về thông tin.
? Bạn nào có thể chỉ cho Cô và cả lớp biết được khái niệm thông tin là gì?
Gọi vài hs cho ví dụ khác về thông tin( gv có thể đưa ra 1 số thông tin khác như: mây đen thì trời mưa, ngửi mùi thơm của thức an ta có thể đoán được món ăn)
à gv chốt lại và ghi khái niệm
Hs trả lời theo sự gợi ý của gv
Hs quan sát
Hs suy nghĩ trả lời( là hiểu biết của con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình)
Hs tư duy phát biểu
Hs ghi bài
I. Thông tin là gì?
Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh ( sự vật, sự kiện) và về chính con người.
Hoạt động 2:Hoạt động thông tin của con người
Gv nhắc lại các ví dụ ở mục I.
Và nghe bản tin dự báo thời tiết, tính hiệu đèn giao thông.
? Các em làm thế nào để biết được những thông tin trên?
Gv các em nghe thấy nhìn thấy các thông tin đó chính là các em đã tiếp nhận thông tin.
? Vậy các em có nhắc lại được những thông tin các em vừa tiếp nhận không?
Gv sau khi tiếp nhận các em đã ghi nhớ ( lưu trữ) và truyền lại hay trao đổi với các bạn khác các thông tin đó.
? Theo em trong cuộc sống hằng ngày thông tin có quan trọng không? Vì sao ?
Gv khẳng định thông tin có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Vì thông tin mang lại sự hiểu biết cho chúng ta. Chúng ta không chỉ tiếp nhận mà còn lưu trữ, trao đổi và xử lí thông tin.
? Theo em thì thông tin thường được lưu trữ ở đâu?
à Gv giới thiệu hoạt động thông tin và quá trình xử lý thông tin.
Lưu ý hs phân biệt thế nào là thông tin vào, thông tin ra, mối quan hệ giữa chúng với quá trình xử lí thông tin
GV vẽ sơ đồ tóm tắt “ Mô hình quá trình xử lí thông tin” như sau
Xử lí
 TT vào TT ra
Hs trả lời: xem truyền hình, nghe đài, nghe tiếng trống trường..
Hs khẳng định là được
Hs suy nghĩ trả lời
Hs theo dõi sgk và phát biểu
Quan sát sơ đồ quá trình xử lí thông tin.
Hs theo dõi sgk và phát biểu.
II. Hoạt động thông tin của con người
Hoạt động thông tin bao gồm việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền ( trao đổi) thông tin.Trong đó, xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng vì nó đem lại sự hiểu biết cho con người
Xử lí
Tt vào Tt ra
Thông tin vào: thông tin trước khi xử lí.
Thông tin ra: thông tin nhận được sau xử lí.
Củng cố
Thông tin là gì? Cho ví dụ
Hoạt động thông tin là gì? Cho ví dụ
Thế nào là thông tin vào, thông tin ra
Gv và hs đọc và giải đáp các câu hỏi trong sgk trang 5
Hướng dẫn ở nhà
Học thuộc bài và tìm hiểu thêm ví dụ
Xem trước Phần 3 “ Hoạt động thông tin và tin hoc”
IV. RÚT KINH NGHIỆM
	NHẬN XÉT CỦA TỔ TRƯỞNG
	 	Trần Trường Lợi	
Tuần 01
Tiết 2
Bài 1
Chương I
LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
THÔNG TIN VÀ TIN HỌC (tt)
I. MỤC TIÊU
Hs biết máy tính là công cụ hổ trợ con người trong các hoạt động thông tin.
Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: sgk, giáo án, đọc các tài liệu tham khảo đặt các câu hỏi dưới dạng đặt vấn đề để học trao đổi và đưa nhận xét . Tận dụng vốn hiểu biết “một cách tự nhiên” của học sinh, một số đồ dùng phục vụ cho giảng dạy.
Học sinh đọ sgk quan sát và tổng kết.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Ổn định lớp kiểm tra sỉ số lớp
Kiểm tra bài cũ
Thông tin là gì?
Em hãy nêu một số ví dụ về thông tin và cách thức mà con người thu nhận thông tin đó?
3. Giảng bài mới: Tiết trước chúng ta đã biết được thế nào là thông tin và hoạt động thông tin của con người
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Hoạt động thông tin và tin học ?
? Vậy các em có biết được những giác quan nào của con người có thể tiếp nhận thông tin?
Gv yêu cầu hs phát biểu theo sự hiểu biết của các em.
Gv ghi câu trả lời của hs lên bảng.
Gv tổng hợp các ý kiến của hs như:
Thông tin có thể thu nhận được bằng:thị giác, thính giác, xúc giác..
Gv chúng ta thường xuyên sử dụng các giác quan trên để tiếp nhận thông tin từ thế giới xung quanh.
? Còn việc xử lí thông tin do bộ phận nào đảm nhiệm?
Gv các giác quan giúp tiếp nhận thông tin. Bộ não thực hiện việc xử lí, biến đổi đồng thời là nơi để lưu trữ thông tin thu nhận thu nhận được.
à Gv nhấn mạnh: thông tin có thể thu nhận bằng 2 cách vô ý và có ý thức.
VD: vô thức: nghe tiếng chim hót thì đoán được đó là tiếng chim gì? Ý thức: có thể chủ động tìm kiếm thông tin bằng cách tham quan, đọc sách báo, xem truyền hình, nghe radio
Gv yêu cầu hs ngồi ở lớp quan sát hoạt động đang diễn ra trên văn phòng hay một lớp học kế bên.
Gv tuy nhiên khả năng của các giác quan và bộ não của con người là có giới hạn.
Gv chiếu các câu hỏi.
?Để quan sát các vì sao trên trời, các nhà thiên văn học không sử dụng mắt thường được, họ sử dụng dụng cụ gì?
? Dụng cụ gì giúp em quan sát được các tế bào trong môn sinh học
Trình bày những hạn chế của các giác quan và bộ não con người trong hoạt động thông tinà giới thiệu một số loại máy móc có thể giúp con người thực hiện những công việc vượt qua sự hạn chế của các giác quan như kính hiển vi, kính thiên văn,..
Yêu cầu hs đưa ra thêm các ví dụ về những loại máy móc có thể giúp con người thực hiện những công việc vượt qua sự hạn chế của các giác quan( khi em bị bệnh, me đo nhiệt độ cơ thể em bằng cách nào?
? Em hãy nêu nhiệm vụ chính của tin học?
à giói thiệu sự ra đời của máy tính điện tử và ngành tin học
Hs phát biểu à 5 giác quan
Hoạt động cá nhân
Đọc thông tin
à hoàn thành câu hỏi
Hs. Bộ nảo xử lí thông tin
Hs theo dõi ghi bài
Hs trả lời không quan sát được
Hs: kính thiên văn, kính hiển vi
Hs suy nghĩ phát biểu ( cập nhiệt độ)
III. Hoạt động thông tin và tin học
Hoạt động thông tin của con người được tiến hành trước hết là nhờ các giác quan và bộ não.
+ Các giác quan giúp con người trong việc tiếp nhận thông tin.
+ Bộ não thực hiện việc xử lí, biến đổi đồng thời là nơi để lưu trữ thông tin thu nhận được
Một số loại máy móc ra đời giúp con người thực hiện những công việc vượt qua sự hạn chế của các giác quan như: kính thiên văn, kính hiển vi
Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử.
Hoạt động 2: Ghi nhớ
Gọi vài hs đọc phần ghi nhớ trong sgk trang 5
Hs đọc bài
Củng cố
Con người có thể thu nhận thông tin bằng các giác quan nào? Các cách thu nhận thông tin?
Thu nhận thông tin thường được lưu trữ bằng cách nào?
Sự han chế của các giác quan. Sự ra đời của các loại máy móc giúp con con người vượt qua sự hạn chế đó. à chiếc cân để giúp biết trọng lượng, nhiệt kế để đo nhiệt độ, la ban để định hướng.
Hướng dẫn ở nhà
Học thuộc bài và tìm hiểu thêm ví dụ
Về nhà đọc thêm bài đọc thêm “ SỰ PHONG PHÚ CỦA THÔNG TIN”
Xem trước bài 2 “ THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔN TIN ”
IV. RÚT KINH NGHIỆM
	NHẬN XÉT CỦA TỔ TRƯỞNG
	 	Trần Trường Lợi	
Tuần 02
Tiết 3
Bài 2
THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN
I. MỤC TIÊU
Hs phân biệt được các dạng thông tin cơ bản.
Biết khái niệm biểu diễn thông tin.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: sgk, giáo án, đọc các tài liệu tham khảo, một số đồ dùng phục vụ cho giảng dạy.
Học sinh đọ sgk, chuẩn bị bài cũ và nghiên cứu bài mới trước ở nhà.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1 Ổn định lớp kiểm tra sỉ số lớp
2.Kiểm tra bài cũ
Hãy tìm thêm ví dụ về những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não.
Nêu nhiệm vụ chính của tin học trong hoạt động thông tin của con người?
3. Giảng bài mới: Qua bài đầu tiên các em đã biết khái niệm thông tin, các giác quan giúp con người tiếp nhận thông tin nhiều dạng khác nhau. Thông tin rất đa dạng, tuy nhiên trong vai trò quan trọng là công cụ trợ giúp con người trong hoạt động thông tin, các máy tính thông dụng hiện nay chưa tiếp nhận và xử lí mọi loại thông tin. Vậy những dạng thông tin nào máy tính đã tiếp nhận và xử lí được chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Các dạng thông tin cơ bản ?
Gv hãy cho biết các em tiếp nhận các thông tin sau ở dạng nào?
- Nghe tiếng chim hót buổi sáng
- Xem phim trên truyền hình
- Đọc báo, đọc sách
Gv nhận xét câu trả lời của hs
Gv giới thiệu về sự phong phú của các loại thông tin trong cuộc sống 
à 3 dạng thông tin cơ bản trong tin học là văn bản, âm thanh, hình ảnh. Đó chính là 3 dạng mà thông tin mà hiện nay các máy tính có thể tiếp nhận và xử lí được. 
Theo các em thì 3 dạng thông tin trên còn tồn tại các thông tin khác không
Gv cho hs quan sát các hình ảnh minh họa về cách tiếp nhận thông tin qua các dạng
Gv mở rộng giới thiệu các dạng thông tin kết hợp cho những cảm nhận và hiểu biết chính xác hơn, ví dụ như hình ảnh động, hình ảnh động kết hợp âm thanh ( phim ảnh)
Trong cuộc sống con người còn thu nhận thông tin dưới dạng khác: mùi, vị, cảm giácà nhưng hiện tại ba dạng thông tin nói trên là những dạng thông tin cơ bản mà máy tính có thể xử lí được.
Con người luôn nghiên cứu các khả năng để có thể xử lí các dạng thông tin khác. Trong tương lai có thể máy tính sẽ lưu trữ và xử lí được các dạng thông tin ngoài ba dạng cơ bản nói trên
Hs trả lời
Hs nghe giảng
Hs còn tồn tại các dạng thông tin khác
I. Các dạng thông tin cơ bản
Thông tin quanh ta rất đa dạng và phong phú.
Có 3 dạng thông tin cơ bản trong tin học là: 
 + Dạng văn bản
 + Dạng hình ảnh 
 + Dạng âm thanh
* Dạng văn bản:
Những gì được ghi lại bằng con số, chữ viết hay kí hiệu tro ... biết hôm nay học môn gì, gv không biết dạy lớp nào,..
Hs khác nghe nhận xét và kết luận
Nghe, quan sát và ghi nhớ kiến thức 
Hs trình bày, hs khác nghe nhận xét
Nghe quan sát và ghi nhớ kiến thức.
1. Các quan sát
a. Quan sát 1: Quan sát một ngã tư đường phố
Hệ thống đèn tín hiệu có nhiệm vụ phân luồng cho các phương tiện tham gia giao thông.
Nó đóng vai trò điều khiển hoạt động giao thông.
b. Quan sát 2: 
Hình dung hoạt động của trường em khi thời khóa biểu bị mất và mọi người không nhớ thời khóa biểu của mình
Tạo nề nếp học tập của học sinh khi không có thời khóa biểu và có thời khóa biểu.
Thời khóa biểu đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển các hoạt động học tập trong nhà trường. 
c. Nhận xét:
Qua hai quan sát:
Hệ thống đèn tính hiệu giao thông.
Thời khóa biểu của nhà trường
à có vai trò quan trọng của các phương tiện điều khiển rất lớn.
	3. Cũng cố, luyện tập (3 phút)
Hãy nêu một hiện tượng trong thực tế có 1 đối tượng đóng vai trò điều khiển?
Một đợt tổng vệ sinh trường lớp, buổi họp đội thiếu niên tiền phong phân công kế hoạch tham gia phong trào thi đua.
Hoặc người kiểm soát vé chỉ dẫn người ngồi đúng vị trí không được đi lộn xộn, làm mất trật tự.
Vì sao cần có hệ thống đèn giao thông tại các ngã tư đường phố khi có đông người qua lại?
Thì có hiện tượng chen lấn lề đường của nhau, hiện tượng đi ngược chiềuà tắt ngẽn giao thông.
 Có đèn thì phân luồng giao thông à không có tình trạng tắt ngẽn
Vì sao trong nhà trường lại rất cần có một thời khóa biểu học tập cho tất cả các lớp?
	4. Hướng dẫn về nhà (2 phút)
Học thuộc bài và tìm hiểu thêm ví dụ
Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK/trang 41. Xem trước phần tiếp theo: Cái gì điều khiển máy tính?
RÚT KINH NGHIỆM
	Nhận xét tổ trưởng
	Trần Trường Lợi
	Ngày dạy: /10/2010
	Lớp: 6A..,6A..,6A..
Tuần 10
Tiết PPCT: 20
Bài 9
Chương III
HỆ ĐIỀU HÀNH
VÌ SAO CẦN CÓ HỆ ĐIỀU HÀNH (tt)
 I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức:
Học sinh phân biệt được một số hệ điều hành trong thực tế và các phần mềm đã học có phải là hệ điều hành không?
	2. Kỹ năng:
Biết được hệ điều hành máy tính điều khiển các thiết bị( phần cứng) và tổ chức thực hiện các chương trình( phần mềm)
	3. Thái độ:
Có ý thức học tập và nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên máy tính.
Giáo dục học sinh yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị giáo viên: sgk, giáo án, máy chiếu, máy tính, bài giảng điện tử.
	2. Chuẩn bị học sinh: sách giáo khoa, vở ghi chép và đọc sgk quan sát và tổng kết.
III. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY
	1. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Vì sao cần có hệ thống đèn giao thông tại các ngã tư đường phố khi có đông người qua lại?
Hệ thống đèn tín hiệu có nhiệm vụ phân luồng cho các phương tiện tham gia giao thông. Nó đóng vai trò điều khiển hoạt động giao thông.
Vì sao trong nhà trường lại rất cần có một thời khóa biểu học tập cho tất cả các lớp?
	2. Bài mới:(2 phút) Giáo viên đặt vấn đề từ câu hỏi kiểm tra bài củ để sang bài mới
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1: ìm hiểu cái gì điều khiển máy tính (27’) 
Gv nhắc lại hai quan sát ở mục 1.
Gv như các em đã biết máy tính là thiết bị bao gồm nhiều thành phần khác nhau.
? Hệ thống máy tính gồm các thiết bị phần cứng nào?
Gv cho hs quan sát một số thiết bị phần cứng: bàn phím, chuột, dĩa cd/dvd,..
? Khi ta gõ văn bản bằng bàn phím chuột có thể không hoạt động không? 
? Khi ta không ra lệnh in, máy in có làm việc không?
Gv trong quá trình hoạt động của máy tính, các thành phần máy tính trao đổi thông tin cho nhau, tuy nhiên không phải mọi thành phần hoạt động liên tục .
Tại mọi thời điểm thành phần nào hoạt động phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của người sử dụng.
Trở lại quan sát 1 giống như hoạt động giao thông khi máy tính làm việc có nhiều đối tượng cùng tham gia hoạt động như có nhiều phần mềm cùng “chạy” trên máy tính , các phần mềm có thể cùng lúc yêu cầu sự tham gia của cùng một thành phần là phần cứng. à hoạt động của các đối tượng do hệ điều hành quản lí và điều khiển.
Gv lại liện hệ lại quan sát 1: trên đường cùng lúc có nhiều phương tiện đi lại.
? Hãy cho biết trong quan sát 1 những đối tượng nào cần được điều khiển?
? Trong quá trình hoạt động của máy tính , những đối tượng nào cần được điều khiển?
Gv công việc điều khiển các đối tượng hoạt động trong máy tính do hệ điều hành đãm nhiệm
Ví dụ: khi hoạt động hệ điều hành sẽ quản lí và điều khiển màn hình, bộ nhớ trong,.. nó điều khiển bộ nhớ trong điều khiển thông tin đưa vào cũng như dữ liệu thu được khi thực hiện chương trình
Điều khiển phần mềm đang hoạt động à không có hệ điều hành thì không thể có được phần mềm nào trong máy tính
? Để phần cứng và phần mềm hoạt động nhịp nhàng cần có một hệ thống điều khiển, đó là gì?
Gv bổ sung
Chốt kiến thức
Học sinh hoạt động cá nhân
Quan sát mẫu vật
Trả lời câu hỏi
Lắng nghe, theo dõi
Hs trả lời: 
hoạt động của các đối tượng do hệ điều hành quản lí và điều khiển.
hs trả lời
Cụ thể:
Điều khiển các thiết bị phần cứng
Tổ chức việc thực hiện các chương trình phần mềm 
2. Cái gì điều khiển máy tính
Hệ điều hành đóng vai trò điều khiển hoạt động của máy tính. Cụ thể: Hệ điều hành điều khiển các thiết bị (màn hình, ổ đĩa, máy in, máy quét...) 
Tổ chức thực hiện các chương trình ( phần mềm).
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập (8 phút)
Gv hướng dẫn trả lời các câu hỏi sgk
Câu 5. Gv hướng dẫn trả lời từng bước để hs hiểu rằng phần mềm học ngõ bàn phím bằng 10 ngón tay không phải là hệ điều hành vì nó không điều khiển mọi hoạt động của máy tính cũng như việc thực hiện các phần mềm khác.
Gv đưa thêm câu hỏi: theo em điều gì có thể xảy ra trong một trận đấu bóng đá nếu không có trọng tài điều khiển?
Gv yêu cầu hs hoạt động nhóm
Gọi dại diện nhóm trả lời 
Gv bổ sung kết luận.
Học sinh hoạt động nhóm
Đọc câu hỏi
Xem lại các nội dung vừa học
Trả lời câu hỏi số 5.
Hs lắng nghe câu hỏi của giáo viên thảo luận và trả lời
Câu 5 sgk trang 41.
phần mềm học ngõ bàn phím bằng 10 ngón tay không phải là hệ điều hành vì nó không điều khiển mọi hoạt động của máy tính cũng như việc thực hiện các phần mềm khác
	3. Cũng cố, luyện tập (3 phút)
Hệ điều hành máy tính
chỉ điều khiển bàn phím và chuột
chỉ điều khiển các thiết bị phần cứng
 chỉ điều khiển các chương trình ( phần mềm)
Điều khiển tất cả các thiết bị phần cứng và mọi chương trình hoạt động trên máy tính
Để có thể hoạt động. máy tính cần được
cài đặt phần mềm soạn thảo văn bản;
cài đặt hệ điều hành
nối với một máy in;
cài đặt một chương trình quét và diệt virut.
	4. Hướng dẫn về nhà (2 phút)
Về nhà Xem lại bài đã học và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Xem trước bài tiếp theo: Hệ điều hành làm những việc gì?
RÚT KINH NGHIỆM
....
	Nhận xét tổ trưởng
	Trần Trường Lợi
	Ngày dạy: /10/2010
	Lớp: 6A..,6A..,6A..
Tuần 11
Tiết PPCT: 21
Bài 10
HỆ ĐIỀU HÀNH LÀM NHỮNG VIỆC GÌ?
 I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức:
Học sinh phân biệt được một số hệ điều hành trong thực tế và các phần mềm đã học có phải là hệ điều hành không?
	2. Kỹ năng:
Biết được hệ điều hành máy tính điều khiển các thiết bị( phần cứng) và tổ chức thực hiện các chương trình( phần mềm)
	3. Thái độ:
Có ý thức học tập và nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên máy tính.
Giáo dục học sinh yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị giáo viên: sgk, giáo án, máy chiếu, máy tính, bài giảng điện tử.
	2. Chuẩn bị học sinh: sách giáo khoa, vở ghi chép và đọc sgk quan sát và tổng kết.
III. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY
	1. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Hệ điều hành điều khiển các thiết bị nào của máy tính?
Điều khiển các thiết bị phần cứng
Tổ chức việc thực hiện các chương trình phần mềm
Phần mềm là gì? Em hãy giới thiệu vài tên phần mềm mà em biết?
Phần mềm máy tính là các chương trình máy tính.
Phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm mario, phần mềm luyện tập chuột,..
	2. Bài mới:(2 phút) Qua bài trước ta đã biết được sự liên quan giữa HĐH với các thiết bị cũng như các phần mềm của máy tính. Nhưng HĐH là thiết bị hay phần mềm và nó được đặt ở chổ nào trong máy tính .. Trong bài này ta sẽ giải quyết những vấn đề trên
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1 (27’) 
Hoạt động 2: (8 phút)
	3. Cũng cố, luyện tập (3 phút)
Hệ điều hành máy tính
chỉ điều khiển bàn phím và chuột
chỉ điều khiển các thiết bị phần cứng
 chỉ điều khiển các chương trình ( phần mềm)
Điều khiển tất cả các thiết bị phần cứng và mọi chương trình hoạt động trên máy tính
Để có thể hoạt động. máy tính cần được
cài đặt phần mềm soạn thảo văn bản;
cài đặt hệ điều hành
nối với một máy in;
cài đặt một chương trình quét và diệt virut.
	4. Hướng dẫn về nhà (2 phút)
Về nhà Xem lại bài đã học và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Xem trước bài tiếp theo: Hệ điều hành làm những việc gì?
RÚT KINH NGHIỆM
....
	Nhận xét tổ trưởng
	Trần Trường Lợi
	Ngày dạy: /10/2010
	Lớp: 6A..,6A..,6A..
Tuần 11
Tiết PPCT: 22
Bài 10
HỆ ĐIỀU HÀNH LÀM NHỮNG VIỆC GÌ?
(tt)
 I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức:
Học sinh phân biệt được một số hệ điều hành trong thực tế và các phần mềm đã học có phải là hệ điều hành không?
	2. Kỹ năng:
Biết được hệ điều hành máy tính điều khiển các thiết bị( phần cứng) và tổ chức thực hiện các chương trình( phần mềm)
	3. Thái độ:
Có ý thức học tập và nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên máy tính.
Giáo dục học sinh yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị giáo viên: sgk, giáo án, máy chiếu, máy tính, bài giảng điện tử.
	2. Chuẩn bị học sinh: sách giáo khoa, vở ghi chép và đọc sgk quan sát và tổng kết.
III. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY
	1. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Vì sao cần có hệ thống đèn giao thông tại các ngã tư đường phố khi có đông người qua lại?
Hệ thống đèn tín hiệu có nhiệm vụ phân luồng cho các phương tiện tham gia giao thông. Nó đóng vai trò điều khiển hoạt động giao thông.
Vì sao trong nhà trường lại rất cần có một thời khóa biểu học tập cho tất cả các lớp?
	2. Bài mới:(2 phút) Giáo viên đặt vấn đề từ câu hỏi kiểm tra bài củ để sang bài mới
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1 (27’) 
Hoạt động 2: (8 phút)
	3. Cũng cố, luyện tập (3 phút)
Hệ điều hành máy tính
chỉ điều khiển bàn phím và chuột
chỉ điều khiển các thiết bị phần cứng
 chỉ điều khiển các chương trình ( phần mềm)
Điều khiển tất cả các thiết bị phần cứng và mọi chương trình hoạt động trên máy tính
Để có thể hoạt động. máy tính cần được
cài đặt phần mềm soạn thảo văn bản;
cài đặt hệ điều hành
nối với một máy in;
cài đặt một chương trình quét và diệt virut.
	4. Hướng dẫn về nhà (2 phút)
Về nhà Xem lại bài đã học và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Xem trước bài tiếp theo: Hệ điều hành làm những việc gì?
RÚT KINH NGHIỆM
....
	Nhận xét tổ trưởng
	Trần Trường Lợi

Tài liệu đính kèm:

  • dochọc kì 1.doc