Giáo án Tin học 8 - Tiết 23: Bài tập - Phạm Tấn Phát

Giáo án Tin học 8 - Tiết 23: Bài tập - Phạm Tấn Phát

I./ Mụcđích yêu cầu:

- Về kiến thức:

+ Học sinh nắm vững qui trình giải bài toán trên máy tính như xác định bài toán, miêu tả thuật toán và viết chương trình.

+ Học sinh biết khái niệm thuật toán, mô tả bài toán dưới dạng thuật toán gồm hai phần input và output.

- Về kỹ năng: Học sinh vận dụng qui trình giải một bài toán để viết thuật toán cho một số bài tập đơn giản, sau đó viết được chương trình đơn giản (giới hạn trong các bài tập 1,2,3,4,5,6/trang 45.

- Về thái độ: Rèn luyện thái độ cẩn thận và thói quen học tập khoa học.

II./ Phương pháp,phương tiện:

- Phương pháp thảo luận, phân tích, tổng hợp

- Máy chiếu Projector, máy vi tính.

- Chuẩn bị mô hình thuật toán một số bài tập trang 45.

III./ Lưu ý sư phạm:

- Lưu ý cách khai báo và sử dụng biến cho thật tốt, cách phân tích yêu cầu và các bước viết chương trình.

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1356Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 23: Bài tập - Phạm Tấn Phát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12	Ngày soạn:
Tiết 23	Ngày dạy:	
BÀI TẬP
I./ Mụcđích yêu cầu:
- Về kiến thức:
+ Học sinh nắm vững qui trình giải bài toán trên máy tính như xác định bài toán, miêu tả thuật toán và viết chương trình.
+ Học sinh biết khái niệm thuật toán, mô tả bài toán dưới dạng thuật toán gồm hai phần input và output.
- Về kỹ năng: Học sinh vận dụng qui trình giải một bài toán để viết thuật toán cho một số bài tập đơn giản, sau đó viết được chương trình đơn giản (giới hạn trong các bài tập 1,2,3,4,5,6/trang 45.
- Về thái độ: Rèn luyện thái độ cẩn thận và thói quen học tập khoa học.
II./ Phương pháp,phương tiện:
- Phương pháp thảo luận, phân tích, tổng hợp
- Máy chiếu Projector, máy vi tính.
- Chuẩn bị mô hình thuật toán một số bài tập trang 45.
III./ Lưu ý sư phạm:
- Lưu ý cách khai báo và sử dụng biến cho thật tốt, cách phân tích yêu cầu và các bước viết chương trình.
IV./ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5phút)
- GV: Nêu câu hỏi
1./ Quá trình giải một bài toán trên máy tính gồm những bước nào ?
2./ Thuật toán là gì ?
3./ Hãy mô tả thuật toán đổi giá trị của hai biến x và y ?
- GV nhận xét và cho điểm
- HS1 được gọi lên trả bài (TB)
- HS2 được gọi lên trả bài (Khá+Giỏi)
Trả lời:
- Quá trình giải một bài toán trên máy tính gồm các bước: xác định bài toán, xây dựng thuật toán và lập chương trình.
- Thuật toán là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để nhận được kết quả cần tìm từ những điều kiện xác định.
Hoạt động 2: Sửa bài tập (35 phút)
- GV: Sửa bài tập 1 (10 phút)
- GV: Xác định Input và Output của bài toán sau
a./ Số học sinh trong lớp cùng mang họ Trần
b./ Tính tổng của các phần tử lớn hơn 0 trong dãy n số cho trước.
c./ Tìm số các số có giá trị nhỏ nhất trong n số đã cho.
- GV: Gọi lần lượt 3 học sinh lên sửa bài
- GV: Cho các nhóm nhận xét và sửa bài
- GV: Sửa bài tập 2 (10 phút)
- GV: Cho học sinh đọc đề, phân tích
- GV: Yêu cầu 1 hs phân tích và trả lời kết quả thực hiện của ba bước trên.
- GV: Sửa bài tập 3 (15 phút)
- GV: Cho học sinh đọc đề, phân tích, xác định input và output của bài toán
- GV: chiếu mô hình tam giác lên máy tính và hỏi 
+ Tổng hai cạnh của tam giác so với cạnh thứ ba ?
+ Hiệu hai cạnh của tam giác so với cạnh thứ ba ?
-GV: Củng cố các bước cần thiết để giải một bài toán: Xác định Input, Ouput, thuật toán giải quyết. (5 phút)
- Tất cả HS thảo luận và chuẩn bị trong 5 phút
-HS1,2,3 lên bảng
- HS1,2 đọc đề
- Các nhóm thảo luận phân tích yêu cầu bài toán.
- Hs trả lời
+ input: a,b,c >0
+ Kết luận: ba số a, b, c có là ba cạnh của tam giác hoặc ba số a, b, c không là ba cạnh của tam giác
Bài 1:
a./ INPUT: Danh sách họ của các học sinh trong lớp
OUTPUT: Số học sinh có họ Trần.
b./ INPUT: Dãy n số
OUTPUT: Tổng các phần tử lớn hơn 0
c./ INPUT: Dãy n số
OUTPUT: Số các số có giá trị nhỏ nhất.
Bài 2:
+ Bước 1: x có giá trị là giá trị ban đầu của biến x cộng thêm giá trị ban đầu của biến y.
+ Bước 2: y có giá trị là giá trị ban đầu của biến x .
+ Bước 3: x có giá trị là giá trị ban đầu của biến y
KL: x và y hoán đổi giá trị cho nhau.
Bài 3:
- INPUT: Ba số dương a>0, b>0, c>0.
- OUTPUT: Thông báo “ba số a, b, c có là ba cạnh của tam giác” hoặc thông báo “ba số a, b, c không là ba cạnh của tam giác”.
B1:Tính tổng a+b, b+c và c+a , chuyển tới bước 5
B2: Thông báo “ba số a, b, c có là ba cạnh của tam giác” và kết thúc thuật toán
B3: Thông báo “ba số a, b, c không là ba cạnh của tam giác” và kết thúc thuật toán.
IV./ Rút kinh nghiệm tiết dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 23-Bai tap ve thuat toan.doc