Giáo án Tin học 8 - Năm học 2010-2011 - Đặng Thị Liễu

Giáo án Tin học 8 - Năm học 2010-2011 - Đặng Thị Liễu

I/Mục tiêu:

1.Kiến thức:

- Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh.

- Biết chương trình là cách giúp con người chỉ dẫn máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động để thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.

2.Tư tưởng:

- Tập thói quen học tập nghiêm túc.

3.Kỹ năng:

- Biết lấy ví dụ về một chương trình máy tính cơ bản.

II/Chuẩn bị:

-Giáo viên: giáo án, SGK.

-Học sinh: sách giáo khoa và đọc trước bài

 

doc 131 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 993Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Năm học 2010-2011 - Đặng Thị Liễu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1, Tiết 1	Ngày soạn: 22/08/2010
BÀI 1: MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH
	(Tiết 1)
I/Mục tiêu:
1.Kiến thức:
Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh.
Biết chương trình là cách giúp con người chỉ dẫn máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động để thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.
2.Tư tưởng:
- Tập thói quen học tập nghiêm túc.
3.Kỹ năng: 
Biết lấy ví dụ về một chương trình máy tính cơ bản.
II/Chuẩn bị:
-Giáo viên: giáo án, SGK.
-Học sinh: sách giáo khoa và đọc trước bài
III/Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
1.Ổn định lơp:
2.Kiểm tra bài cũ:	
3.Bài mới
Hoạt động 1: Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào?
Mục tiêu:
- Hs biết con người có thể ra lệnh cho máy tính làm việc ra sao.
Cách tiến hành:
- GV : Máy tính dùng để làm gì?
- Hs : Máy tính dùng để xử lí thông tin.
- Gv : Máy tính có cảm giác hay giác quan không? Tại sao? 
- Hs : Máy tính không có cảm giác hay giác quan.Vì máy tính chỉ là một thiết bị điện tử vô tri vô giác.
- Gv : Vậy máy tính hoạt động được nhờ đâu?
- Hs : Máy tính hoạt động được nhờ vào thực hiện nhiều lệnh.
- Gv: Yêu cầu học sinh lấy VD về việc con người đã chỉ dẫn ( ra lệnh ) cho máy tính hoạt động.
- Hs: Tắt máy, mở các phần mềm
Hoạt động 2: Ví dụ: Rô-bốt nhặt rác:
Mục tiêu:
- Hs biết được cách hoạt động của máy tính thông qua ví dụ rô- bốt nhặt rác.
Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát ví dụ trong sgk.
-Gv: Y/c HS nêu các bước cho Rô bốt thực hiện công việc?
- Hs: 2 hs lên minh hoạ lại các bước thực hiện của Rô-bốt.
-Gv: Y/c HS hãy chỉ ra sự khác biệt giữa người và máy tính khi thực hiện công việc?
- Hs: máy tính phải chỉ rõ từng lệnh khi thực hiện một công việc, con người thì có thể làm theo nhiều cách khác nhau.
- Gv: Có thể ra lệnh cho Rô bốt như thế nào?
- Hs: Cho máy tính thực hiện một loạt các lệnh.
- Gv: Một loạt các hoạt động ( các lênh ) đó được gọi là gì?
- Hs: Chương trình.
- Gv: Chốt lại và ghi bảng
1.Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào?
- Máy tính hoạt động được nhờ thông qua một hoặc nhiều lệnh mà con người đưa ra, máy tính thực hiện các lệnh này theo đúng thứ tự nhất định.
2.Ví dụ: Rô-bốt nhặt rác:
 - Vd: sgk.
IV/ Cũng cố:
-Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào?
- Minh hoạ lại vd rô bốt nhặt rác?
V/ Dặn dò:
-Học kĩ bài cũ, xem trước bài mới và trả lời câu hỏi 1 trong sách giáo khoa.
VI/Rút kinh nghiệm:.
-------------o0o--------------
Tuần 1, Tiết 2	Ngày soạn: 22/08/2010
BÀI 1: MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH
	(Tiết 2)
I/Mục tiêu:
1.Kiến thức:
Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh.
Biết chương trình là cách giúp con người chỉ dẫn máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động để thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.
2.Tư tưởng:
- Tập thói quen học tập nghiêm túc.
3.Kỹ năng: 
- Làm quen với chương trình máy tính và ngôn ngữ lập trình.
II/Chuẩn bị:
-Giáo viên: giáo án, SGK.
-Học sinh: sách giáo khoa và đọc trước bài
III/Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
1.Ổn định lơp:
2.Kiểm tra bài cũ:	
? Máy tính hoạt động được nhờ đâu?
? Lấy ví dụ mà con người ra lệnh cho máy tính hoạt động?
- Hs trả lời.
3.Bài mới
Hoạt động 1: Viết chương trình – ra lệnh cho máy tính làm việc: 
Mục tiêu:
- Hs biết chương trình máy tính.
Cách tiến hành:
- Gv :Để điều khiển Rô bốt hoạt động cần phải làm gì?
- Hs : Viết chương trình để điều khiển máy tính.
- Gv : Chương trình máy tính gồm những gì? Máy tính thực hiện công việc đó như thế nào?
- Hs : Gồm một dãy lệnh và MT có thể hiểu và thực hiện được.
- Gv : Giới thiệu cách viết chương trình.
- Ví dụ: Viết chương trình Rô bốt nhặt rác.
- Gv : Y/c thực hiện nhóm.
- Hs thực hành nhóm.
- Đưa đáp án 
Hoạt động 2 :chương trình và ngôn ngữ lập trình:
Mục tiêu:
- Hs biết tại sao lại viết chương trình và ngôn ngữ lập trình là gì.
Cách tiến hành:
- Gv: Máy tính hoạt động được nhờ các lệnh của con người 
? Vậy làm thế nào để máy tính hiểu được các lệnh đó?
- Hs: Để máy tính hiểu được các lệnh thì thông tin đưa vào máy tính phải được chuyển đổi thành dãy bit( dãy các số chỉ gồm 0 và 1).Các dãy bit là cơ sở để tạo ra ngôn ngữ dành cho máy tính, gọi là ngôn ngữ lập trình.
- Gọi HS nhận xét, bổ xung.
- Lấy ví dụ: Trao đổi thông tin giữa tiếng Việt và Tiếng Anh.
- Gv: Nhận xét, chốt lại.
3.Viết chương trình- ra lệnh cho máy tjinhs làm việc:
- Chương trình là một dãy lệnh giúp máy tính có thể hiểu và thực hiện được.
- Ví dụ: SGK/6
4.Chương trình và ngôn ngữ lập trình:
- Máy tính xử lý thông tin dưới dạng dãy bít ( gồm số 0 và 1) được gọi là ngôn ngữ máy.
- Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính.
* KL: Tạo chương trình máy tính bao gồm:
+ Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình.
+ Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy.
IV/ Cũng cố:
- Tại sao phải viết chương trình?
- Tại sao người ta phải tạo ra ngôn ngữ lập trình trong khi đã có ngôn ngữ máy?
V/ Dặn dò:
-Học kĩ bài cũ, xem trước bài mới và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
VI/Rút kinh nghiệm:.
-------------o0o--------------
Tuần 2, Tiết 3	Ngày soạn: 29/08/2010
BÀI 2: LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
	(Tiết 1)
I/Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh.
- Biết ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khóa dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định.
	- Biết cách đặt tên cho một chương trình.
2.Tư tưởng:
- Tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Ham thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, chính xác.
3.Kỹ năng: 
- Viết đúng từ khoá, tên và cấu trúc chung của chương trình 
II/Chuẩn bị:
-Giáo viên: giáo án, SGK.
-Học sinh: sách giáo khoa và đọc trước bài, học bài cũ.
III/Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
1.Ổn định lơp:
2.Kiểm tra bài cũ:	
? Tại sao phải viết chương trình?
?Tại sao người ta phải tạo ra ngôn ngữ lập trình trong khi đã có ngôn ngữ máy?
? Chương trình dịch làm gì?
- Hs trả lời à gv nhận xét cho điểm.
3.Bài mới
Hoạt động 1: Ví dụ về chương trình: 
Mục tiêu:
- Hs biết một số chương trình máy tính đơn giản.
Cách tiến hành:
- Gv : Chương trình là gì ?
- Hs : chương trình là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu vậy thực hiện được.
- Gv : vậy để hiểu về cấu trúc của một chương trình chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua ví dụ ở h6/sgk.
- Gv : y/c hs theo dõi ví dụ trong sgk.
- Hs : xem ví dụ h6/sgk.
 Program CT_Dau_Tien ;
 uses crt ;
 begin
 writeln (‘Chao Cac Ban’) ;
 end.
- Gv : Câu lệnh nào dùng để khai báo tên chương trình ?
- Hs : Câu lệnh đầu tiên.
- Gv : Lệnh nào dùng để in lên màn hình dòng chữ ‘’Chao Cac Ban’’ ?
- Hs : Câu lệnh thứ 4.
- Gv : Trong ví dụ chương trình gồm bao nhiêu câu lệnh ? Trong thực tế thì 1 chương trình có thể có đến bao nhiêu câu lệnh ?
- Hs : Trong ví dụ chương trình có năm câu lệnh.Trong thực tế thì 1 chương trình có thể có tới hàng nghìn thậm chí hàng triệu dòng lệnh.
Hoạt động 2: Ngôn ngữ lập trình gồm những gì: 
Mục tiêu:
- Hs biết Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh.
Cách tiến hành:
- Gv : Các em thấy các lệnh trên được tạo nên bởi các kí tự nhất định. Các em hãy cho biết các kí tự trên được lấy từ đâu ?
- Hs: Bảng chữ cái tiếng Anh.
- Gv: các lệnh trên được viết từ các chữ cái trong bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình.
- Gv: Bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình bao gồm những ký tự nào?
- Hs: Mọi kí tự có trên bàn phím.
- Gv: Mỗi câu lệnh trong chương trình có cần phải viết theo một quy tắc nhất định nào không?
- Hs: phải viết cho đúng quy tắc của nó và phải có ý nghĩa nhất định để cho máy tính thực hiện đúng yêu cầu của bài toán.
- Gv: Ngôn ngữ lập trình gồm những gì?
- Hs: Ngôn ngữ lập trình là tập hợp các kí hiệu và quy tắc việt các lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy tính.
Hoạt động 3: Từ khoá và tên: 
Mục tiêu:
- Giúp HS nắm được thế nào là từ khóa và tên, vị trí của từ khóa và tên trong chương trình.
Cách tiến hành:
- Gv : yc hs xem ví dụ.
? Trong ví dụ có các từ in đậm màu xanh gọi là gì?
- Hs: đó là các từ khoá của chương trình.
- Gv:Các từ in đậm đó, ta gọi là từ khóa. Đó là những từ dành riêng, không được sử dụng ngoài mục đích NNLT quy định.
 Từ khóa là gì?
- Hs: Từ khóa là những từ dành riêng, không được sử dụng ngoài mục đích NNLT quy định.
- Gv: hãy cho một số ví dụ về từ khoá?
- Hs: user, begin, end.
- Gv:giới thiệu chức năng của một số từ khóa: Program: là từ khóa dùng để khai báo tên chương trình, Uses là từ khóa khai báo các thư viện. Begin và end dùng để chỉ ra điểm bắt đầu và kết thúc thân chương trình.
- Ngoài những từ khóa, trong chương trình trên còn có các từ CT_Dau_tien, Crtvv. 
- Gv: Tên chương trình là gì?
- Hs: Tên dùng để phân biệt các đại lượng trong chương trình và do người lập trình đặt.
- GV: nêu một số quy tắc khi đặt tên chương trình.
1. Ví dụ về chương trình:
- Sgk.
2: Ngôn ngữ lập trình gồm những gì:
- Ngôn ngữ lập trình là tập hợp các kí hiệu và quy tắc việt các lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy tính.
3.Từ khoá và tên:
- Từ khóa là những từ dành riêng, không được sử dụng ngoài mục đích NNLT quy định.
- Tên dùng để phân biệt các đại lượng trong chương trình và do người lập trình đặt.
- Tên chương trình cần thỏa mãn:
 + Tên khác nhau tương ứng với các đại lượng khác nhau.
 + Tên không trùng với từ khóa.
 + Nên đặt tên ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu.
 + Tên không được bắt đầu bằng chữ số và không chứa dấu cách.
IV/ Cũng cố:
? Ngôn ngữ lập trình gồm những gì?
? Chức năng của các từ khóa: begin, program, uses, end?
? Một số lưu ý khi đặt tên chương trình?
V/ Dặn dò:
-Học kĩ bài cũ, xem trước bài mới và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
VI/Rút kinh nghiệm:.
-------------o0o--------------
Tuần 2, Tiết 4	Ngày soạn: 29/08/2010
BÀI 2: LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
	(Tiết 2)
I/Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh.
- Biết ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khóa dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định.
- Biết tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra, khi đặt tên phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình. 
- Biết cấu trúc chương trình bao gồm phần khai báo và phần thân chương trình.
2.Tư tưởng:
- Tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Ham thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, chính xác.
3.Kỹ năng: 
- Viết đúng từ khoá, tên và cấu trúc chung của  ... h tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức viết chương trình 
Bµi 2: SGK (T79)
- Cách khai báo biến mảng sau đây trong Pascal đúng hay sai?
a.Var X: Array[10,13] of integer; S 
b.Var X: Array[5..10.3] of real; S
c.Var X: Array[3.4..4.8] of integer; S
d.Var X: Array[10..1] of integer; S
e.Var X: Array[4..10] of integer; Đ
Bµi 3 SGK (T79)
-“Có thể xem biến mảng là một biến được tạo từ nhiều biến có cùng kiểu, nhưng chỉ dưới một tên duy nhất” Phát biểu đó đúng.Vì khi đó các biến được sắp xếp thứ tự theo chỉ số và được gắn với một tên duy nhất.
2. Bµi tËp :
Bµi 4 SGK (T79)
Câu lệnh khai báo biến mảng sau đây máy tính có thực hiện được không?
Var N: integer;
A: array[1..N] of real;
Câu lệnh khai báo biến mảng trên máy tính không thực hiện được. Vì trong khai báo trên chỉ số Nchưa xác định vì vậy máy tính không thể cung cấp số ô nhớ cụ thể để lưu các phần tử của biến mảng.
Bµi 5 SGK (T 79)
Program MaxMin;
Uses crt;
Var i,N :integer;
 A: array[ 1..100] of integer;
Begin
 Clrscr;
 Write(‘ Hay nhap do dai cua day so, N=‘); readln(n);
 Write(‘ Hay nhap cac phan tu cua day
 so:’); 
 For i:= 1 to n do
 begin
 Write(‘a[ ‘,i,’ =’); readln(a[i]);
 End;
 Write(‘ Hay in cac phan tu cua day
 so:’); 
 For i:= 1 to n do
 Writeln(a[i]);
Readln;
 End.
IV/Củng cố:
V/ Dặn dò:
-Về nhà học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
VI/Rút kinh nghiệm:.
---------------------------o0o---------------------------
Tuần 30, Tiết 58	Ngày soạn:..
BÀI TẬP
I/Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Biết cách tạo mảng.
- Biết cách nhập giá trị cho các phần tử của mảng bằng cách sử dụng câu lệnh lặp 
For do.
-Biết cách xuất giá trị của màng bằng câu lệnh lặp For  do.
2.Tư tưởng:
	- Ham thích môn học.
	- Tích cực học tập
3.Kỹ năng: 
	-Viết được các chương trình Pascal đơn giản
II/Chuẩn bị:
-Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa,file power point, phòng CNTT.
-Học sinh: sách giáo khoa và học bài cũ, đọc trước bài.
III/Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
1.Ổn định lơp:
2.Kiểm tra bài cũ:
? Khai báo biến mảng để nhập điểm tin của lớp em?
? Viết chương trình nhập điểm môn tin học và môn toán của lớp em?
H: Trả lời.
G: cho điểm.
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Bµi tËp:
Mục tiêu:
- Giúp HS ôn lại kiến thức thông qua hệ thống bài tập.
Cách tiến hành:
- Giáo viên đưa ra nội dung bài tập,
- HS phân tích bài toán tìm hướng giải quyết.
- Gv: hướng dẫn học sinh cách làm và viết chương trình lên bảng và yêu cầu học sinh đọc hiểu.
- HS: đọc lại chương trình giáo viên đã viết trên bảng và tìm hiểu từng câu lệnh
- GV: yêu cầu một học sinh đứng tại vị trí diễn tả tuần tự ý nghĩa của chương trình thông qua diễn tả công việc của từng lệnh trong chương trình.
- GV: diễn tả lại một lần để học sinh hiểu sâu hơn về chương trình
- HS: dựa vào bài tập 1 viết chương trình cho bài toán. (viết theo nhóm).
- Đại diện của nhóm đứng lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, rút kinh nghiệm.
- GV: Kết luận kết quả cuối cùng.
- Yêu cầu một học sinh lên máy chính gõ chương trình vào máy, cả lớp sửa lỗi nếu có, cho chương trình chạy thử, học sinh quan sát kết quả.
? Hãy viết chương trình nhập 5 số nguyên từ bàn phím và ghi ra màn hình số lớn nhất trong 5 số đó theo hai cách: không sử dụng biến mảng và sử dụng biến mảng.
? Viết chương trình sử dụng biến mảng để tính giá trị trung bình của tổng N số nguyên được nhập vào từ bàn phím.
? Viết chương trình sử dụng biến mảng để tính giá trị trung bình của tổng N số nguyên được nhập vào từ bàn phím.
Chương trình nhập n số nguyên từ bàn phím và tính tổng các số dương.
2. Bµi tËp:
Bµi tËp 1: NhËp vµo N sè nguyªn tõ bµn phÝm, t×m sè lín nhÊt trong d·y sè võa nhËp
Program tim_max;
Uses crt;
Var i, n, smax:integer;
A: array [1..50]of integer;
Begin
 Clrscr;
 Writeln(‘nhap vao n’); readln(n);
For i:= 1 to n do
begin
 Write(‘a[ ‘,i,’ =’); readln(a[i]);
 end;
smax:= a[1];
For i:= 2 to n do
 begin 
If Max < a[i] then smax:= a[i]
end;
Writeln(‘So lon nhat la smax = ‘, smax);
Readln
End.
HS: chÐp l¹i ch­¬ng tr×nh ®· ch¹y vµo vë.
Nếu không sử dụng biến mảng, chương trình có thể dài như sau:
uses crt;
var So_1, So_2, So_3, So_4, So_5, Max: integer;
begin
clrscr;
write('Nhap so thu nhat: '); readln(So_1);
write('Nhap so thu hai: '); readln(So_2);
write('Nhap so thu ba: '); readln(So_3);
write('Nhap so thu tu: '); readln(So_4);
write('Nhap so thu nam: '); readln(So_5);
Max:=So_1;
If Max<So_2 then Max:=So_2;
If Max<So_3 then Max:=So_3;
If Max<So_4 then Max:=So_4;
If Max<So_5 then Max:=So_5;
writeln('So lon nhat: ',Max);
end.
b) Nếu sử dụng biến mảng, chương trình chỉ ngắn gọn như sau:
uses crt;
var i, Max: integer;
 A: array[1..5] of integer;
begin
clrscr;
for i:=1 to 5 do
 begin write('Nhap so thu ',i,':'); readln(A[i]) end;
Max:=a[1];
for i:=2 to 5 do If Max<a[i] then Max:=a[i];
writeln('So lon nhat: ',Max);
end.
uses crt;
var N, i: integer;
 TB: real;
 A: array[1..100] of real;
begin
clrscr;
write(’Nhap so phan tu cua mang, n= ’); read(n);
for i:=1 to n do
 begin 
 write(’Nhap gia tri ’,i,’cua mang, a[’,i,’]= ’);
 readln(a[i])
 end;
TB:=0;
for i:=1 to n do TB:=TB+a[i];
TB:=TB/n;
write(’Trung binh bang ’,TB);
end.
uses crt;
var n,k,S: integer;
 	X: array[1..1000] of integer;
begin
clrscr;
write('Nhap so tu nhien n: '); readln(n);
for k:=1 to n do
 begin write('Nhap X[',k,']='); readln(X[k]) end;
S:=0;
for k:=1 to n do
 if X[k]>0 then S:=S+X[k];
writeln('Tong cac duong S=',S);
readln;
end.
IV/Củng cố:
- Ôn lại các kiến thức trọng tâm.
V/ Dặn dò:
-Về nhà học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
VI/Rút kinh nghiệm:.
---------------------------o0o---------------------------
Tuần 31, Tiết 59	Ngày soạn:..
Bài thực hành 7
XỬ LÝ DÃY SỐ TRONG CHƯƠNG TRÌNH
I/Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Thực hành khai báo và sử dụng biến mảng.
- Ôn luyện cách sử dụng câu lệnh if..then, for do;
- Củng cố kỹ năng đọc, hiểu và chỉnh sửa chương trình.
- Hiểu và viết được chương trình với thuật toán tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của một dãy số, tính tổng dãy số.
2.Tư tưởng:
	- Ham thích môn học.
	- Tích cực học tập
3.Kỹ năng: 
	-Viết được các chương trình Pascal đơn giản
II/Chuẩn bị:
-Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa,file power point, phòng CNTT.
-Học sinh: sách giáo khoa và học bài cũ, đọc trước bài.
III/Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
1.Ổn định lơp:
2.Kiểm tra bài cũ:
Câu 1) Viết cú pháp câu lệnh if then và for do.
	Câu 2) Viết cú pháp khai báo biến mảng? cho ví dụ khai báo biến mảng kiểu nguyên và kiểu thực?
H: Trả lời.
G: cho điểm.
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Mục đích, yêu cầu:
Mục tiêu:
- Giúp nắm được các thao tác cần đạt được trong bài thực hành.
Cách tiến hành:
G: yc H đọc yc của bài thực hành.
H: đọc và ghi nhận.
Hoạt động 1: Nội dung:
Mục tiêu:
- Giúp vận dụng biến mảng vào giải quyết các bài toán thông qua thực hành trên máy.
Cách tiến hành:
GV: Yêu cầu hs đọc bài 1 /80(SGK)
? Trong chương trình ta sử dụng bao nhiêu biến? kiểu dữ liệu sử dụng kiều nào?
? Nêu mục đích của chương trình bài 1?
H: thực hành và thảo luận cuối giờ báo cáo theo từng nhóm 2 người.
Bài 1: Đếm số hs giỏi, khá, trung binh và kém của lớp:
Program phanloai;
Uese crt;
Var I, n,gioi, kha, trungbinh, kem: integer;
 A: array[1..100] of real;
Begin
Clrscr;
Write(‘nhap so cac ban co trong lop, n = ’); readln(N);
Writeln(‘nhap diem’);
For i:= 1 to n do
Begin
	Write(1‘ . ’);readln(a[i]]);
End;
Gioi:=0; kha:=0; trungbinh:=0; kem:=0;
For i:=1 to n do
	Begin
	If a[i]>=8 then gioi:=gioi + 1;
	If a[i]<5 then kem:=kem + 1;
	If (a[i]=6.5 ) then kha:=kha + 1;
	If (a[i]>=5) and (a[i]<6.5) then gioi:=gioi + 1;
	End;
Writeln(‘ket quahoc tap ’0;
Writeln(gioi,’ ban hoc gioi’);
Writeln(kha,’ ban hoc kha’);
Writeln(trungbinh,’ ban hoc trungbinh’);
Writeln(kem,’ ban hoc kem’);
Readln
End.
G: theo dõi, hướng dẫn.
G: yc từng nhóm H trình bày à nhóm nào thực hiện tốt thì lấy điểm miệng.
1.Mục đích, yêu cầu:
sgk.
2.Nội dung:
Bài 1: trang 180(sgk)
IV/Củng cố:
- G: Nhắc lại các lỗi H thường gặp và nêu cách khắc phục. Tuyên dương những nhóm thực hành tốt và phê bình những nhóm chưa làm việc hiệu quả trong buổi thực hành.
V/ Dặn dò:
-Về nhà học bài cũ, chuẩn bị phần còn lại của bài thực hành.
VI/Rút kinh nghiệm:.
---------------------------o0o---------------------------
Tuần 31, Tiết 60	Ngày soạn:..
Bài thực hành 7
XỬ LÝ DÃY SỐ TRONG CHƯƠNG TRÌNH
I/Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Thực hành khai báo và sử dụng biến mảng.
- Ôn luyện cách sử dụng câu lệnh if..then, for do;
- Củng cố kỹ năng đọc, hiểu và chỉnh sửa chương trình.
- Hiểu và viết được chương trình với thuật toán tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của một dãy số, tính tổng dãy số.
2.Tư tưởng:
	- Ham thích môn học.
	- Tích cực học tập
3.Kỹ năng: 
	-Viết được các chương trình Pascal đơn giản
II/Chuẩn bị:
-Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa,file power point, phòng CNTT.
-Học sinh: sách giáo khoa và học bài cũ, đọc trước bài.
III/Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
1.Ổn định lơp:
2.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra trong phần thực hành.
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Nội dung:
Mục tiêu:
- Giúp nắm được các thao tác cần đạt được trong bài thực hành.
Cách tiến hành:
GV: Yêu cầu hs đọc bài 2 /81(SGK)
? Trong chương trình ta sử dụng bao nhiêu biến? kiểu dữ liệu sử dụng kiều nào?
? Nêu mục đích của chương trình bài 2?
Bài 2: Tính điểm trung bình môn toán và môn văn của lớp
Program phanloai;
Uese crt;
Var I, n,gioi, kha, trungbinh, kem: integer;
 Diemtoan, diemvan: array[1..100] of real;
Begin
Clrscr;
Write(‘nhap so cac ban co trong lop, n = ’); readln(N);
Writeln(‘nhap diem’);
For i:= 1 to n do
Begin
	Write(‘diem toan va diem van thu ‘, I ,’ : ’);
	readln(diemtoan[i],diemvan[i]);
End;
Writeln(‘diem trung binh’);
For i:=1 to n do writeln(I,’ . ‘,(diemvan[i] + diemtoan[i])/2:3:1);
Tbtoan:=0; tbvan:=0;
For i:=1 to n do
 	Begin tbtoan:=tbtoan + diemtoan[i];
	Tbvan:=tbvan + diemvan[i];
	End;
Tbtoan:=tbtoan/n;
Tbvan:=tbvan/n;
Writeln(‘diem trung binh mon toan ’,tbtoan);
Writeln(‘diem trung binh mon van ’,tbvan);
Readln
End.
H: thực hành trên máy theo nhóm và trả lời các câu hỏi mà giáo viên gợi ý.
G: theo dõi, hướng dẫn.
G: yc từng nhóm H trình bày à nhóm nào thực hiện tốt thì lấy điểm miệng.
2.Nội dung:
Bài 2: sgk.
IV/Củng cố:
- G: Nhắc lại các lỗi H thường gặp và nêu cách khắc phục. Tuyên dương những nhóm thực hành tốt và phê bình những nhóm chưa làm việc hiệu quả trong buổi thực hành.
V/ Dặn dò:
-Về nhà học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
VI/Rút kinh nghiệm:.
---------------------------o0o---------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tin hoc 8cn.doc