I: MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài học này người học có khả năng sau:
- Xác định được Input và Output của bài toán mà giáo viên yêu cầu.
- Biết mô tả được thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước
- Hiểu thuật toán tính diện tích của hình, tính tổng các số tự nhiên đầu tiên,
- Làm được các bài toán mà giáo viên yêu cầu trong thời gian cho phép.
- Thể hiện tính linh hoạt sáng tạo, trong quá trình học tập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, máy tính, máy chiếu, bảng phụ
2. Học sinh: Đọc bài học trước ở nhà, SGK, vở
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN.
1. Tổ chức ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số, các điều kiện liên quan đến quá trình học tập.
- Nhận xét chung về tình hình học tập của lớp học
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm mấy bước?
- Đó là những bước nào?
Tuần: 11 Tiết: 22 Ngày soạn: 28/10/2009 I: MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này người học có khả năng sau: Xác định được Input và Output của bài toán mà giáo viên yêu cầu. Biết mô tả được thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước Hiểu thuật toán tính diện tích của hình, tính tổng các số tự nhiên đầu tiên, Làm được các bài toán mà giáo viên yêu cầu trong thời gian cho phép. Thể hiện tính linh hoạt sáng tạo, trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Giáo án, máy tính, máy chiếu, bảng phụ Học sinh: Đọc bài học trước ở nhà, SGK, vở III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN. Tổ chức ổn định lớp. Kiểm tra sĩ số, các điều kiện liên quan đến quá trình học tập. Nhận xét chung về tình hình học tập của lớp học Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm mấy bước? Đó là những bước nào? Trả lời: Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm các bước sau: Xác định bài toán: Xác định rõ điều kiện cho trước của bài toán (thông tin vào - INPUT) và kết quả cần nhận được (thông tin ra -OUTPUT). Xây dựng thuật toán: Bao gồm việc lựa chọn và mô tả các thao tác cùng trình tự thực hiện các thao tác đó để giải bài toán đã cho (tức mô tả thuật toán). Viết chương trình (lập trình): Là diễn đạt (thể hiện) thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình cụ thể sao cho máy tính có thể hiểu và thực hiện. Tiến trình dạy học: BÀI 5 TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH Hoạt động 1: Một số ví dụ về thuật toán HĐGV VÀ HĐHS NỘI DUNG GHI BẢNG Gv: Yêu cầu học sinh đọc đề HS: Đọc đề và tìm input, output GV: Nêu input, output cua bai toán HS: Đưa ra Input và Output của bài toán Hs khác nhận xét ? Hình A được ghép từ những hình nào? HS: Hình chữ nhật vào hình bán nguyệt Gv: Chiều rộng của hình chữ nhật là gì? HS: Trả lời Gv: Với một hình vẽ đã cho biết đầy đủ các yếu tố thì ta thường đi tìm cái gì? HS: Tính chu vi hoặc diện tích của hình A Gv: Với bài toán này ta đi tìm diện tích của hình A .Muốn tính diện tích của hình chữ nhật A ta phải tính diện tích của hình chữ nhật và hình bán nguyệt. Hình bán nguyện được tính bằng ½ của diện tích hình tròn. Bán kính đã biết, chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật đã biết. GV: Nhận xét và đưa ra câu trả lời đúng. Muốn tính được diện tích hình A ta cần đi tính những bước cụ thể như thế nào? HS: Trả lời GV: Đưa ra đáp án đúng HS: Trả lời cách tính diện tích của hình chữ nhật, diện tích hình bán nguyệt, HS khác nhận xét câu trả lời của bạn GV: yêu cầu học sinh hoạt động nhóm đưa ra thuật toán tính diện tích cho hình A HS: hoạt động nhóm Gv: Nhận xét và nêu lên kết quả đúng cho thuật toán tính diện tích hình A Trong biểu diễn thuật toán người ta thường dùng kí hiệu à hoặc kí hiệu dấu kép := để chỉ phép gán Gv: Tổng của 10 số tự nhiên đầu tiên bằng bao nhiêu? HS: Trả lời Với bái toán tính tổng này có nhiều cách tính khác nhau nhưng với bài tính tổng này cô sẽ hướng cho các em mô tả thuật toán theo cách cộng dồn những số bên trái để tạo thành tổng sau đó cộng tiêp với những số sau đó. Input, out của tổng trên là gì? GV: Muốn tính tổng của 10 số tự nhiên liên tiếp đầu tiên thì Input và Output là gì? HS: Trả lời Ý tưởng để giải bài toán trên là dùng một biến Tổng để lưu giá trị của tổng. Việc tính Tổng có thể được thực hiện như sau: Đầu tiên gán cho Tổng giá trị bằng 0. Tiếp theo lần lượt thêm các giá trị 1, 2, 3, ..., 10 vào Tổng. Vấn đề là ở chỗ tổ chức việc "lần lượt thêm vào" như thế nào? Cách dễ nhận thấy nhất là thực hiện liên tiếp 10 phép cộng: Bước 1. Tổng ¬ 0. Bước 2. Tổng ¬ Tổng + 1. ... Bước 11. Tổng ¬ Tổng + 10. việc mô tả thuật toán như trên là quá dài dòng (nhất là khi không chỉ tính tổng của 10 số mà số các số cần tính tổng lớn hơn nhiều). Để ý một chút ta có thể thấy trong tất cả các bước nêu trên đều chỉ có một phép toán được thực hiện: cộng thêm vào Tổng lần lượt các giá trị 1, 2, 3,..., 10. Tức là chỉ có một thao tác "cộng" được lặp đi lặp lại 10 lần. Mặt khác, việc cộng thêm số i vào Tổng chỉ được thực hiện khi i không vượt quá 10 Gv: Với bài tính tổng này ta có thể sử dụng cách tính tổng quát như sau Hình 30 Gv: Tương tự như khi tính tổng cúa 10 số tự nhiên đầu tiên, yêu cầu học sinh hoạt động nhóm tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên. Thời gian 3 phút Hs: Hoạt động nhóm GV: Nhận xét kết quả của nhóm và đưa ra đáp án đúng Qua 2 bài tập trên yêu cầu học sinh so sánh thuật toán và nhận xét chung GV: Khi tính tổng các dãy số liên tiếp cách nhau theo một gía trị chung thì chúng ta cần quann tâm tới B2 và cho i<= giá trị cuối cùng (đối với B3) Gv: Yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức của hai bài tính tổng trên để tính tổng những bài toán tổng quát Ví dụ 2: Một hình A được ghép từ một hình chữ nhật với chiều rộng 2a, chiều dài b và một hình bán nguyệt bán kính a như hình 29 dưới đây: Hình 29 INPUT: Chiều rộng của hình chữ nhật là 2a Chiều dài của hình chữ nhật là b Bán kính của hình bán nguyệt là OUTPUT: Diện tích của hình A. B1:Tính diện tích của hình chữ nhật (S1) B2: Tính diện tích của hình bán nguyệt (S2) B3: Tính tổng diện tích 2 hình trên (S) Bước 1. S1 ¬ 2ab {(Tính diện tích hình chữ nhật)}; Bước 2. S2 ¬ {(Tính diện tích hình bán nguyệt)}; Bước 3. S ¬ S1 + S2 và kết thúc. Lưu ý: Trong biểu diễn thuật toán, người ta cũng thường sử dụng kí hiệu ¬ để chỉ phép gán một biểu thức cho một biến. Ví dụ 3. Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên. Trước khi tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên ta đi vào ví dụ tính tổng của 10 số tự nhiên đầu tiên Ví dụ 3.1 Tính tổng của 10 số tự nhiên đầu tiên. 1 + 2 + 3 +.+ 10=? B1: Xác định bài toán INPUT: Dãy 10 số tự nhiên đầu tiên: 1, 2, ... 10. OUTPUT: Giá trị của tổng 1 + 2 + ...+ 10. B2: Mô tả bài toán B1. SUM ¬ 0; i ¬ 0. B2. i ¬ i + 1. B3. Nếu i ≤ 10, thì SUM ¬ SUM + i và quay lại bước 2. B4. Thông báo kết quả và kết thúc thuật toán. B1: Xác định bài toán INPUT: Dãy 100 số tự nhiên đầu tiên: 1, 2, ... 10. OUTPUT: Giá trị của tổng 1 + 2 + ...+ 100. Bước 2: Mô tả bài toán B1. SUM ¬ 0; i ¬ 0. B2. i ¬ i + 1. B3. Nếu i ≤ 100, thì SUM ¬ SUM + i và quay lại bước 2. B4. Thông báo kết quả và kết thúc thuật toán. Củng cố: Tính tổng dãy n số tự nhiên đầu tiên 1 + 2+ 3+.+n =? (Với n là số tự nhiên) Củng cố kiến thức đã học. Tính tổng dãy số sau: 1 + 3 + 5 +7+ 9 + 11 +.+ 99 = ? Tổng quát bài toán: 1 + 3 + 5 + 7++(2n+1)=? Với n là các số nhập vào từ bàn phím Bài 5, 6 SGK trang 45
Tài liệu đính kèm: