I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm được vai trò của biến, hằng.
- Hiểu cách khai báo biến, hằng
- Biết cách sử dụng biến trong chương trình và sử dụng được lệnh gán giá trị cho biến
2. Kĩ năng:
Viết được các chương trình Pascal đơn giản
3. Thái độ:
- Ham thích môn học.
- Tích cực học tập
II. PHƯƠNG PHÁP:
Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thực hành.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- SGK, tài liệu, giáo án.
- Đồ dùng dạy học: máy vi tính
2. Học sinh:
- Đọc trước bài và học bài ở nhà.
- SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính
Ngày soạn: 17/10/2009 Tuần 9: Tiết 18: BÀI TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nắm được vai trò của biến, hằng. - Hiểu cách khai báo biến, hằng - Biết cách sử dụng biến trong chương trình và sử dụng được lệnh gán giá trị cho biến 2. Kĩ năng: Viết được các chương trình Pascal đơn giản 3. Thái độ: - Ham thích môn học. - Tích cực học tập II. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thực hành. III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - SGK, tài liệu, giáo án. - Đồ dùng dạy học: máy vi tính 2. Học sinh: - Đọc trước bài và học bài ở nhà. - SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Ổn định lớp. 2. Bài mới: Hoạt động của Gv - Hs Nội dung Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức trọng tâm để học sinh làm bài tập. Gv: Biến, hằng là đại lượng như thế nào? Hs: Trả lời. Gv: Hãy nêu cú pháp khai báo biến? Hs: Trả lời. Gv: Hãy nêu cú pháp khai báo hằng? Hs: Trả lời. Gv: Nêu các thao tác thực hiện với các biến? Hs: Trả lời. Gv: Câu lệnh gán có dạng như thế nào? Kí hiệu của phép gán trong ngôn ngữ Pascal? Hs: Trả lời. Gv: Viết cấu trúc của lệnh gán, lệnh nhập giá trị và lệnh in giá trị ra màn hình Hs: Trả lời. Gv: Cho Hs ghi bài. Hoạt động 2: Sửa bài tập trong Sgk, làm một số bài tập áp dụng Gv: Yêu cầu Hs đọc đề bài 5 trang 33 Sgk. Hs: Đọc bài. Gv: Hãy liệt kê các lỗi (nếu có)? Và nêu cách sửa lại cho đúng. Hs: Trả lời. Hs: Nhận xét. Gv: Hãy viết lại chương trình đúng. Cho 1 em lên bảng viết lại chương trình đúng. Dưới lớp viết vào bảng phụ theo nhóm. Hs: Thực hiện. Hs: Nhận xét. Gv: Thu bài làm của 3 nhóm chấm điểm, lấy điểm kiểm tra miệng. Gv: Cho Hs quan sát chương trình đúng, nhận xét bài làm trên bảng, các nhóm tự chấm chéo. Gv: Cho Hs viết chương trình đúng vào vở. Hs: Gõ chương trình lên máy, dịch và chạy chương trình. Gv: Hướng dẫn Hs viết chương trình. Gv: Nêu công thức tính diện tích S của tam giác? Hs: S = (a * h) / 2 Gv: Để tính được S ta cần có những giá trị nào? Hs: Trả lời. Gv: Viết câu lệnh nhập cạnh a và đường cao h? Hs: Trả lời. Gv: Viết câu lệnh gán để tính S? Hs: Lên bảng viết. Hs: Nhận xét. Gv: Viết câu lệnh in S ra màn hình? Hs: Trả lời. Hs: Nhận xét. Gv: Nhận xét, cho Hs viết chương trình hoàn chỉnh vào vở. Hs: Gõ chương trình vào máy, dịch và chạy chương trình. Gv: Kí hiệu của phép chia lấy phần nguyên và kí hiệu của phép chia lấy phần dư là gì? Hs: Trả lời. Gv: Để tính được c và d ta cần những giá trị nào? Hs: Trả lời. Gv: Viết câu lệnh nhập giá trị a và b. Hs: Trả lời. Gv: Viết câu lệnh in c và d ra màn hình? Hs: Lên bảng viết. Gv: Hướng dẫn, cho Hs viết chương trình hoàn chỉnh. Hs: Gõ chương trình vào máy, dịch và chạy chương trình. Cho biết kết quả khi a = 7, b = 4 1. Lý thuyết: - Biến và hằng là các đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu.Các giá trị của biến thay đổi, còn giá trị của hằng được giữ nguyên trong suốt quá trình - Biến và hằng phải được khai báo trước khi sử dụng. + Cú pháp khai báo biến: Var :; + Cú pháp khai báo hằng: Const tên_hằng = giá trị; - Các thao tác thực hiện với các biến là: gán giá trị cho biến, tính toán với giá trị của biến. - Cấu trúc của lệnh gán: Tên biến:= Biếu thức cần gán giá trị cho biến ; - Cấu trúc của lệnh nhập giá trị: Readln (Tên biến) ; - Cấu trúc của lệnh in giá trị: Write (Ten biến); Hoặc: Writeln(Tên biến); 2. Bài tập: Bài 1: Bài 5 trang 33/Sgk. Viết lại chương trình đúng: Var a : integer; b : real; Const c = 3; Begin a := 200; b := a/c; write (b); readln End. Bài 2: Viết chương trình. a. Tính diện tích S của hình tam giác với độ dài một cạnh a và chiều cao tương ứng h (a và h là các số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím). b. Tính kết quả c của phép chia lấy phần nguyên và kết quả d của phép chia lấy phần dư của hai số nguyên a và b. Program dien_tich_tamgiac; Var a, h : integer; S : real; Begin Write(‘nhap canh a va chieu cao h:’); Readln(a, h); S := (a * h) / 2; Writeln(‘Dien tich tam giac S = ’, S:4:3); Readln End. Program tinh_toan; Var a, b, c, d : integer; Begin Write(‘nhap a, b:’); Readln(a, b); c := a div b; d := a mod b; write (‘ket qua phep chia lay phan nguyen c = ‘,c); write (‘ket qua phep chia lay phan du d = ‘,d); readln End. 3. Củng cố: Chốt lại kiến thức trọng tâm đã học. 4. Dặn dò: - Về nhà học bài, thực hành. - Coi lại bài từ bài 1 đến bài 4 để chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: