I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Bước đầu làm quen cách khai báo và sử dụng biến trong chương trình
- Hiểu về các kiểu dữ liệu chuẩn: kiểu số nguyên, kiểu số thực
- Hiểu và thực hiện được việc tráo đổi giá trị của hai biến
2. Kĩ năng:
- Thực hiện được khai báo đúng cú pháp, lựa chọn được các kiểu dữ liệu phú hợp cho biến
- Kết hợp được giữa lệnh write, writeln với read, readln để thực hiện việc nhập dữ liệu cho biến từ bàn phím
- Sử dụng được lệnh gán giá trị cho biến
3. Thái độ:
- Ham thích môn học.
- Tích cực học tập
II. PHƯƠNG PHÁP:
Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thử.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- SGK, tài liệu, giáo án.
- Đồ dùng dạy học: máy vi tính
2. Học sinh:
- Đọc trước bài và học bài ở nhà.
- SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính
Ngày soạn: 17/10/2009 Tuần 9: Tiết 17: Bài thực hành 3: KHAI BÁO VÀ SỬ DỤNG BIẾN (tt) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Bước đầu làm quen cách khai báo và sử dụng biến trong chương trình - Hiểu về các kiểu dữ liệu chuẩn: kiểu số nguyên, kiểu số thực - Hiểu và thực hiện được việc tráo đổi giá trị của hai biến 2. Kĩ năng: - Thực hiện được khai báo đúng cú pháp, lựa chọn được các kiểu dữ liệu phú hợp cho biến - Kết hợp được giữa lệnh write, writeln với read, readln để thực hiện việc nhập dữ liệu cho biến từ bàn phím - Sử dụng được lệnh gán giá trị cho biến 3. Thái độ: - Ham thích môn học. - Tích cực học tập II. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thử. III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - SGK, tài liệu, giáo án. - Đồ dùng dạy học: máy vi tính 2. Học sinh: - Đọc trước bài và học bài ở nhà. - SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: HS: Kể tên các kiểu dữ liệu trong Pascal? Viết cú pháp khai báo biến. 2. Bài mới: Hoạt động của Gv - Hs Nội dung Hoạt động 1: Khởi động (5’) Gv: Mở điện Gv: Yêu cầu Hs khởi động máy, quan sát và báo cáo tình trạng máy của mình Hs: Thực hiện Hoạt động 2: Viết chương trình, dịch, sửa lỗi và chạy chương trình Hs: Đọc đề bài trong Sgk. Gv: Đề bài yêu cầu gì? Hs: Trả lời. Gv: Yêu cầu Hs quan sát chương trình. Gv: Trong chương trình sử dụng bao nhiêu biến? Hs: Trả lời. Gv: Và sử dụng bao nhiêu câu lệnh gán, đó là những câu lệnh nào? Hs: Trả lời. Gv: Đây là chương trình dùng để làm gì? Hs: Trả lời. Gv: Để hiểu rõ hơn về việc hoán đổi các giá trị của x và y, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu ví dụ sau: Cho 2 cốc nước, một cốc chứa cafe và một cốc chứa sữa. Làm thế nào để tráo đổi nước giữa 2 cốc này? Hs: Thảo luận theo nhóm trong 2 phút, trả lời. Gv: Ta sử dụng cốc thứ 3 làm trung gian. Giả sử cốc X chứa cafe, cốc Y chứa sữa và cốc Z là cốc trung gian không chứa gì hết. Cách tráo đổi nước chứa trong cốc X và cốc Y như sau: Đổ café trong cốc X sang cốc Z Đổ sữa trong cốc Y sang cốc X Đổ café trong cốc Z sang cốc Y Sau khi thực hiện như trên nước trong 2 cốc đã được tráo sang nhau. Gv: Việc tráo đổi giá trị của biến cũng tương tự, hãy giải thích? Hs: Giải thích. Gv: Trong chương trình đã phải sử dụng biến z làm biến trung gian để lưu giữ giá trị ban đầu của biến x. Cụ thể: z := x {Lưu giá trị của biến x vào biến z} x := y {Giá trị của biến x được thay bằng giá trị của biến z, giá trị của biến z lúc này chính bằng giá trị của biến x ban đầu} y := z {Giá trị của biến y được thay bằng giá trị của biến z, giá trị của biến z lúc này chính bắng giá trị của biến x ban đầu} Gv: Thảo luận theo nhóm trong 2 phút. Thêm vào chương trình câu lệnh thông báo: Nhập 2 giá trị x và y Giá trị của x, y trước khi hoán đổi và sau khi hoán đổi. Hs: Thảo luận, trả lời trên bảng phụ. Gv: Đưa ra đáp án, các nhóm chấm chéo nhau và nhận xét. Program hoan_doi; Var x,y,z:integer; Begin Write(‘Nhap gia tri bien x = ‘); readln(x); Write(‘Nhap gia tri bien y = ‘); readln(y); writeln(‘Truoc khi hoan doi gia tri cua x, y la:’,x,' ',y); z:=x; x:=y; y:=z; writeln(‘Sau khi hoan doi gia tri cua x, y la:’,x,' ',y); readln End. Hs: Viết chương trình lên máy, dịch, sửa lỗi và chạy chương trình. Gv: Quan sát và sửa lỗi cho các em. Hoạt động 3: Tổng kết Hs: Đọc phần tổng kết trong Sgk. Gv: Nhắc lại, giải thích thêm phần 3 và 4. 1. Bài 2: Thử viết chương trình nhập các số nguyên x và y, in giá trị của x và y ra màn hình. Sau đó hoán đổi các giá trị của x và y rồi in lại ra màn hình giá trị của x và y. Tham khảo chương trình sau: Program hoan_doi; Var x,y,z:integer; Begin read(x,y); writeln(x,' ',y); z:=x; x:=y; y:=z; writeln(x,' ',y); readln End. 2. Tổng kết: 4. Củng cố: Cho Hs làm các bài tập trong Sgk trang 33. 5. Dặn dò: - Về nhà học bài - Coi lại các phần đã học, chuẩn bị cho tiết Bài tập và Kiểm tra 1 tiết. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: