Giáo án Tin học 8 - Tiết 15, Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình (Tiếp theo) - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung

Giáo án Tin học 8 - Tiết 15, Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình (Tiếp theo) - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Biết khái niệm biến, hằng

 - Hiểu cách khai báo, sử dụng biến, hằng

 - Biết vai trò của hằng trong lập trình

 - Hiểu lệnh gán

 2. Kĩ năng:

 - Khai báo đúng biến, hằng

 - Viết chương trình Pascal đơn giản

 3. Thái độ:

 - Ham thích môn học.

 - Tích cực học tập

II. PHƯƠNG PHÁP:

 Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thử.

III. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - SGK, tài liệu, giáo án.

 - Đồ dùng dạy học: máy vi tính

 2. Học sinh:

 - Đọc trước bài và học bài ở nhà.

 - SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp.

 2. Kiểm tra 15 phút

 3. Bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1453Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 15, Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình (Tiếp theo) - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/10/2009
Tuần 8:	Tiết 15:
Bài 4: SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH (tt)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- Biết khái niệm biến, hằng
	- Hiểu cách khai báo, sử dụng biến, hằng
	- Biết vai trò của hằng trong lập trình
	- Hiểu lệnh gán
	2. Kĩ năng:
	- Khai báo đúng biến, hằng
	- Viết chương trình Pascal đơn giản
	3. Thái độ:
	- Ham thích môn học.
	- Tích cực học tập
II. PHƯƠNG PHÁP:
	Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thử.
III. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên:
	- SGK, tài liệu, giáo án.
	- Đồ dùng dạy học: máy vi tính
	2. Học sinh:
	- Đọc trước bài và học bài ở nhà.
	- SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định lớp. 
	2. Kiểm tra 15 phút
	3. Bài mới:
Hoạt động của Gv - Hs
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động (5’)
Gv: Mở điện
Gv: Yêu cầu Hs khởi động máy, quan sát và báo cáo tình trạng máy của mình
Hs: Thực hiện
Hoạt động 2: Sử dụng biến trong chương trình (12’)
Gv: Yêu cầu Hs đọc Sgk.
Gv: Các thao tác chúng ta có thể thực hiện với biến là gì?
Hs: Trả lời
Gv: Chúng ta đã biết thế nào là biến, và cách khai báo biến. Sau khi khai báo chúng ta có thể sử dụng các biến trong chương trình. Các thao tác có thể thực hiện với các biến là:
 - Gán giá trị cho biến
 - Tính toán với giá trị của biến
Gv: Kiểu dữ liệu của giá trị được gán cho biến thường phải trùng với kiểu của biến và khi được gán một giá trị mới, giá trị cũ của biến bị xóa đi. Ta có thể thực hiện việc gán giá trị cho biến tại bất kỳ thời điểm nào trong chương trình, do đó giá trị của biến có thể thay đổi
Gv: Câu lệnh gán trong ngôn ngữ lập trình thường có dạng như thế nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Tên biến à Biểu thức cần gán giá trị cho biến;
Trong đó dấu à biểu thị phép gán. 
Gv: Kí hiệu của câu lệnh gán trong mỗi ngôn ngữ lập trình có giống nhau hay không?
Hs: Trả lời.
Gv: Trong ngôn ngữ Pascal, người ta kí hiệu phép gán là dấu gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Chốt ý cho Hs ghi bài.
Hoạt động 3: Hằng (11’)
Gv: Cho Hs quan sát chương trình sau:
Var r : integer;
 S : real;
Const so_pi = 3.14;
Begin
 Write(‘nhap ban kinh hinh tron r = ‘);
 Readln(r);
 S := so_pi * r * r;
 Write(‘dien tich hinh tron la:’,S);
 Readln
End.
Gv: Quan sát chương trình trên, hãy cho cô biết chương trình gồm có mấy biến? Đó là biến nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Câu lệnh nào dùng để khai báo biến?
Hs: Trả lời.
Gv: Câu lệnh gán là câu lệnh nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Các em chú ý dòng lệnh Const so_pi :=3.14; là dòng lệnh dùng để khai báo hằng số pi, trong đó Const là từ khóa để khai báo hằng, so_pi là hằng.
 Ta đã biết việc sử dụng biến đã giúp cải tiến chương trình ban đầu để cho phép người dùng có thể tính diện tích hình tròn với bán kính nhập từ bán phím. Vậy việc sử dụng hằng có ý nghĩa như thế nào, các em hãy quan sát ví dụ sau:
Var r1, r2, r3 : integer;
 S1, S2, S3 : real;
Begin
 Write(‘nhap ban kinh 3 hinh tron r1, r2, r3 =‘);
 Readln(r1, r2, r3);
 S1 := 3.14 * r1 * r1;
 S2 := 3.14 * r2 * r2;
 S3 := 3.14 * r3 * r3;
 Write(‘dien tich 3 hinh tron la:’,S1, S2, S3);
 Readln
End.
Gv: Chương trình trên ta đã sử dụng mấy lần số 3.14?
Hs: Trả lời.
Gv: Bây giờ nếu muốn tính số pi với giá trị chính xác hơn là 3.1416 thì ta làm như thế nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Ta phải sửa lại những số 3.14 thành 3.1416. Như vậy rất mất thời gian, và có thể nhầm lẫn. Nhưng với chương trình đầu tiên, ta sử dụng hằng so_pi, được khai báo ban đầu là:
 Const so_pi :=3.14;
Và sau đó trong các công thức có sử dụng đến số pi thay vì phải viết là 3.14 ta dùng hằng so_pi thay thế vào đó. Vì vậy, nếu muốn thay đổi giá trị của số pi trong toàn chương trình từ 3.14 sang 3.1416, ta chỉ cần chỉnh sửa một lần duy nhất câu lệnh khai báo hằng ở đầu chương trình thành 
 Const so_pi :=3.1416;
Gv: Hãy cho cô biết, cách khai báo hằng trong Pascal?
Hs: Trả lời.
Gv: Trong suốt quá trình thực hiện chương trình, giá trị của hằng có thay đổi không?
Hs: Trả lời.
Gv: Ta không thể dùng câu lệnh để thay đổi giá trị của hằng (như đối với biến) ở bất kì vị trí nào trong chương trình. Ví dụ đối với hằng so_pi đã khai báo ở trên, các câu lệnh gán sau đây trong chương trình là không hợp lệ: so_pi := 3.1416;
Hs: Ghi bài.
3. Sử dụng biến trong chương trình:
 - Các thao tác có thể thực hiện với các biến là:
 + Gán giá trị cho biến
 + Tính toán với giá trị của biến
 - Câu lệnh gán giá trị trong ngôn ngữ lập trình thường có dạng: 
Tên biến ¬ Biểu thức cần gán giá trị cho biến;
Trong đó dấu ¬ biểu thị phép gán. 
 Ví dụ: 
 x ¬ -c/b (biến x nhận giá trị bằng –c/b)
 x ¬ y (biến x được gán giá trị của biến y)
 i ¬ i + 5 (biến i được gán giá trị hiện tại của i cộng thêm 5 đơn vị)
 - Trong ngôn ngữ Pascal, kí hiệu phép gán là dấu :=
 Ví dụ: 
 x := 12; (gán giá trị số 12 vào biến nhớ x)
 x := y; (gán giá trị đã lưu trong biến nhớ y vào biến nhớ x)
 x := (a+b)/2; (thực hiện phép toán tính trung bình cộng hai giá trị nằm trong hai biến nhớ a và b. Kết quả gán vào biến nhớ x)
 x := x+1; (tăng giá trị của biến nhớ x lên 1 đơn vị, kết quả gán trở lại biến x)
4. Hằng:
 Hằng là đại lượng có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình.
 Giá trị của hằng được giữ nguyên trong suốt quá trình thực hiện chương trình.
 Ví dụ: Khai báo hằng trong Pascal
 Const pi = 3.14;
 Bankinh = 2;
4. Củng cố:
	Hướng dẫn Hs giải quyết các bài tập trong Sgk.
5. Dặn dò:
	- Về nhà học bài
	- Coi trước bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến.
Rút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 4-tiet 15.doc