MỤC TIÊU:
+ Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp trong ngôn ngữ lập trình.
+ Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần.
+ Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước for do trong Pascal.
+ Viết đúng được lệnh for do trong một số tình huống đơn giản giản.
+ Biết lệnh ghép trong Pascal.
CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: sách Tin học THCS (quyển 3), giáo án, một số chương trình mẫu, máy tính, máy chiếu Projector.
- Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 3).
Ngày soạn: //2009 Ngày dạy: //2009 Tiết 37, 38 – Tuần XX Bài CÂU LỆNH LẶP F MỤC TIÊU: + Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp trong ngôn ngữ lập trình. + Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần. + Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước fordo trong Pascal. + Viết đúng được lệnh fordo trong một số tình huống đơn giản giản. + Biết lệnh ghép trong Pascal. I CHUẨN BỊ: Giáo viên: sách Tin học THCS (quyển 3), giáo án, một số chương trình mẫu, máy tính, máy chiếu Projector. Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 3). : PHƯƠNG PHÁP: Diễn giải, minh họa. ÿ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Nội dung - Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: tìm hiểu câu lệnh lặp (10 phút) F HS biết nhu cầu cần có câu lệnh lặp trong ngôn ngữ lập trình và ngôn ngữ lập trình sử dụng câu lệnh lặp như thế nào. 2 GV đặt vấn đề, HS trả lời, từ đó rút ra kết luận. 6 GV hướng dẫn HS tìm các VD thực tế mang tính chất lặp đi lặp lại. GV tiếp tục giới thiệu bài toán vẽ hình vuông (trong SGK). Từ đó GV rút ra kết luận về sự cần thiết của phải có câu lệnh lặp trong ngôn ngữ lập trình. Cấu trúc lặp được sử dụng để chỉ thị cho máy thực hiện lặp lại một vài hoạt động nào đó cho đến khi một điều kiện nào đó được thỏa mãn. HS lấy VD. (Tiếng gà gáy, tiếng chim kêu, tiếng đồng hồ báo thức, mỗi buổi sáng đến lớp, lao động vệ sinh môi trường vào các buổi chiểu,...) HS quan sát và lắng nghe. HS lắng nghe. HS ghi vở. Hoạt động 2: câu lệnh lặp fordo (25 phút) F HS biết hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước fordo trong Pascal. 2 GV giới thiệu, HS thảo luận rút ra kết luận. GV giới thiệu câu lệnh fordo For := to do ; Trong đó: - for, to, do là các từ khóa. - biến đếm là biến đơn có giá trị nguyên. - giá trị đầu và giá trị cuối là các biểu thức có cùng kiểu với biến đếm và giá trị đầu không được lớn hơn giá trị cuối. - câu lệnh có thể đơn hoặc ghép. GV dùng chương trình mẫu hướng dẫn HS tìm hiểu hoạt động của câu lệnh HS quan sát và lắng nghe. HS ghi vở. HS quan sát chương trình minh họa, thảo luận và rút ra kết luận. Ban đầu biến đếm được gán bằng giá trị đầu, câu lệnh sau từ khóa do được thực hiện và biến đếm tăng lên một đơn vị, câu lệnh được thực hiện cho đến khi biến đếm lớn hơn giá trị cuối. Hoạt động 3: ví dụ về câu lệnh lặp (10 phút) F HS hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước fordo trong Pascal. 2 GV hướng dẫn HS. GV đưa chương trình Lap (SGK) và thực hiện từng bước để HS quan sát. HS quan sát. Hoạt động 4: bài tập (40 phút) F HS viết đúng được lệnh fordo trong một số tình huống đơn giản giản và biết lệnh ghép trong Pascal. 2 GV hướng dẫn bài tập. GV đưa chương trình mẫu Tinh_tong như SGK và yêu cầu HS nêu ý nghĩa từng câu lệnh trong chương trình. GV cần chú ý giải thích câu lệnh: S:=0; for i:=1 to N do S:=S+i; Tương tự như vậy, trong chương trình Tinh_giai_thua, GV cũng cần chú ý đến câu lệnh: P:=1; for i:=1 to N do P:=P*i; GV đưa chương trình mẫu Chao_hoi như sau: Program Chao_hoi; Uses Crt; Var ten: string; i: integer; Begin Clrscr; For i:=1 to 25 do begin Write(‘Ban ten gi? ’); Readln(ten); Writeln(‘Chao ban ’,ten); end; Readln End. GV thực hiện chương trình và có thể cho một số HS lên máy tính và nhập tên của mình vào. Qua bài tập, GV giới thiệu câu lệnh ghép. begin Write(‘Ban ten gi? ’); Readln(ten); Writeln(‘Chao ban ’,ten); end; Mỗi khi biến đếm i trong câu lệnh lặp nhận một giá trị thì của các câu lệnh nằm trong cặp từ khóa begin, end đều được thực hiện. HS thực hiện theo yêu cầu. HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ. HS thực hiện theo yêu cầu của GV và lắng nghe, ghi nhớ. HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu của GV. HS làm theo yêu cầu của GV và chương trình. HS lắng nghe và ghi nhớ. Hoạt động 5: củng cố (5 phút) Giải đáp các câu hỏi trang 60, 61 SGK. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết bài tập. HS lắng nghe. HS lắng nghe. ? RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn: //2009 Ngày dạy: //2009 Tiết 39, 40 – Tuần XXI BÀI TẬP F MỤC TIÊU: + Rèn luyện kỹ năng viết câu lệnh fordo trong Pascal. I CHUẨN BỊ: Giáo viên: sách Tin học THCS (quyển 3), giáo án, bài tập mẫu, máy chiếu Projector, phòng máy tính. Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 3). : PHƯƠNG PHÁP: Luyện tập. ÿ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Nội dung - Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: bài cũ (5 phút) 6 Viết câu lệnh lặp fordo và nêu ý nghĩa các thành phần trong đó. HS trả lời. HS khác nhận xét cho điểm. Hoạt động 2: bài tập (40 phút) F Rèn luyện kỹ năng viết câu lệnh fordo 2 GV hướng dẫn HS luyện tập. GV đưa ra bài tập. Viết các câu lệnh thực hiện các công việc sau đây (dùng câu lệnh fordo): a) Xuất ra màn hình dãy ký tự *******. b) Tính tổng 10 số tự nhiên đầu tiên. c) Xuất dãy số 0123456789. d) Tính tích P=2×3×4×5×6. GV hướng dẫn HS làm bài tập. GV yêu cầu HS trình bày kết quả. Sau khi HS trình bày kết quả, GV nhận xét và yêu cầu HS cho biết số lần lặp, giá trị của biến đếm i sau khi kết thúc câu lệnh lặp ở từng trường hợp. GV đưa bài tập trắc nghiệm. Câu lệnh nào sau đây không hợp lệ? Vì sao? a) for i:=-1 to 1 do write(‘A’); b) S:=0; for i:=0.5 to 1.5 do S:=S+i; c) for i:=1 to -5 do; d) var y: real; for y:=0 to 9 do write(y); HS quan sát. HS thảo luận theo nhóm và kiểm tra kết quả lẫn nhau. HS trình bày kết quả. a) for i:=1 to 7 do write(‘*’); b) S:=0; for i:=1 to 10 do S:=S+i; c) for i:=0 to 9 do write(i); d) P:=1; for i:=2 to 6 do P:=P*i; HS trả lời. a) Số lần lặp là 7. Kết thúc i=8. b) Số lần lặp là 10. Kết thúc i=11. c) Số lần lặp là 10. Kết thúc i=10. d) Số lần lặp là 5. Kết thúc i=7. HS quan sát và suy nghĩ trả lời. a) là hợp lệ. b) không hợp lệ vì giá trị đầu và giá trị cuối không phải số nguyên. c) không hợp lệ vì giá trị đầu lớn hơn giá trị cuối. d) biến y là biến số thực không dùng làm biến đếm trong câu lệnh lặp được. Hoạt động 3: viết chương trình (40 phút) F Rèn luyện kỹ năng viết chương trình. 2 GV hướng dẫn HS luyện tập. GV hướng dẫn HS viết chương trình xuất ra dãy số 0123456789. GV có thể thêm câu lệnh đặt màu văn bản (textcolor) và câu lệnh tạm dừng (delay) cho chương trình thêm sinh động. for i :=0 to 9 do begin textcolor(i); write(i); delay(100); end ; GV lưu ý HS quan sát quá trình chương trình thực thi. HS viết chương trình theo hướng dẫn. HS hoàn thành và thực thi chương trình. HS chú ý. Hoạt động 4: củng cố (5 phút) Nhận xét buổi học. L Chuẩn bị bài thực hành 5. HS lắng nghe. HS lắng nghe. ? RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn: //2009 Ngày dạy: //2009 Tiết 41, 42 – Tuần XXII Bài thực hành 5 SỬ DỤNG LỆNH LẶP FORDO F MỤC TIÊU: + Viết chương trình Pascal có sử dụng câu lệnh lặp fordo. + Sử dụng được lệnh ghép. + Tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc hiểu chương trình có sử dụng câu lệnh lặp fordo. I CHUẨN BỊ: Giáo viên: sách Tin học THCS (quyển 3), giáo án, bài tập mẫu, phòng máy tính, máy chiếu Projector. Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 3). : PHƯƠNG PHÁP: Hướng dẫn thực hành. ÿ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Nội dung - Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: bài cũ (5 phút) 6 Viết câu lệnh lặp thực hiện tính tổng S=-1+0+1+2 và cho biết kết quả. HS trả lời. HS khác nhận xét, cho điểm. Hoạt động 2: bài tập 1 (40 phút) GV hướng dẫn HS nhập chương trình vào máy tính, sửa lỗi và thực thi chương trình. Khi thực thi chương trình, GV chú ý hướng dẫn HS nhập giá trị N nhỏ (từ 1 đến 10). GV hướng dẫn HS thảo luận tìm hiểu ý nghĩa của các câu lệnh trong chương trình. GV đưa ra bài tập mẫu (như yêu cầu của bài tập 2 SGK) giới thiệu lệnh gotoxy(a,b) và chỉ số wherex, wherey để HS biết. HS thực hành theo hướng dẫn. HS chú ý. HS thảo luận và phát biểu. HS quan sát và lắng nghe. Hoạt động 3: bài tập 2 (25 phút) GV đưa bài tập. Viết chương trình tính tổng các số tự nhiên chẵn không lớn hơn 10. GV hướng dẫn HS viết chương trình tính tổng 10 số tự nhiên đầu tiên. Từ đó GV hướng dẫn HS lồng ghép câu lệnh điều kiện để thỏa mãn yêu cầu bài toán. S:=0; for i:=1 to 10 do if (i mod 2 = 0) then S:=S+i; write(‘Tong cac so tu nhien chan khong lon hon 10 la’,S); Qua bài tập GV kết luận. Trong chương trình, câu lệnh điều kiện và câu lệnh lặp có thể kết hợp với nhau. HS quan sát. HS viết chương trình theo hướng dẫn. HS hoàn thành bài tập. HS chú ý ghi nhớ. Hoạt động 4: bài tập 3 (15 phút) GV cho HS nhập chương trình vào máy. Qua chương trình, GV kết luận. Trong chương trình, câu lệnh lặp cũng có thể lồng nhau. HS thực hành. HS chú ý ghi nhớ. Hoạt động 5: củng cố (5 phút) GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi bài tập trang 55 SGK. GV nhận xét buổi thực hành. HS lắng nghe, suy nghĩ, trả lời. HS lắng nghe. ? RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn: //2009 Ngày dạy: //2009 Tiết 43,44,45,46,47,48 – Tuần XXIII,XXIV,XXV Phần mềm học tập HỌC VẼ HÌNH VỚI PHẦN MỀM GEOGEBRA F MỤC TIÊU: + HS biết được các đối tượng hình học cơ bản của phần mềm và quan hệ giữa chúng. + HS biết, hiểu được các ứng dụng của phần mềm trong việc vẽ, minh họa các đối tượng hình học và thiết lập quan hệ toán học giữa các đối tượng này. + HS biết cách sử dụng phần mềm để vẽ các hình hình học trong chương trình Toán lớp 8. + HS có ý thức ứng dụng phần mềm trong việc học tập của mình. I CHUẨN BỊ: Giáo viên: sách Tin học THCS (quyển 3), giáo án, bài tập mẫu, phòng máy đã cài đặt phần mềm GeoGebra (bảng tiếng Việt), máy chiếu Projector. Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 3). : PHƯƠNG PHÁP: Hướng dẫn thực hành. ÿ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Nội dung - Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh (Buổi học thứ nhất: Tiết 43, 44 – Tuần XXIII) Hoạt động 1: giới thiệu phần mềm (10 phút) F HS tìm hiểu màn hình làm việc, giao diện phần mềm. 2 GV giới thiệu, HS quan sát. GV khởi động và mô tả màn hình làm việc, các công cụ, của phần mềm. GV giới thiệu các thao tác tạo mới, mở, lưu, của phần mềm để HS nắm HS quan sát và lắng nghe. HS quan sát, lắng nghe và ghi nhớ. Hoạt động 2: tìm hiểu công cụ điểm, đoạn thẳng, đường thẳng (25 phút) F HS biết sử dụng các công cụ điểm, đoạn thẳng, đường thẳng. 2 GV giới thiệu, làm mẫu, HS quan sát và thực hành theo. GV vừa giới thiệu vừa làm mẫu để HS quan sát. HS quan sát và ghi nhớ. Hoạt động 3: thực hành 1(55 phút) F HS tạo ra các hình hình học bằng công cụ điểm và đoạn thẳng, đường thẳng. 2 GV hướng dẫn HS thực hành. GV đưa yêu cầu HS. - Vẽ đường thẳng qua hai điểm. - Vẽ đoạn thẳng khi biết trước hai điểm. - Vẽ đoạn thẳng khi biết 1 điểm và độ dài. - Dựng đường thẳng song song, vuông góc của một đoạn thẳng, đường thẳng. - Dựng các đường trong tam giác. - GV quan sát hướng dẫn HS thực hành. GV đưa bài tập mẫu các hình tam ... iến trúc khác nhau. 2 GV hướng dẫn HS thực hành. GV giới thiệu. Phần mềm Yenka cho phép di chuyển một hình lên đúng đỉnh của một hình khác để được hai hình không gian chồng nhau. GV có thể đưa hình mẫu để HS thực hành. GV cho HS thực hành theo ý muốn. HS lắng nghe và quan sát. HS thực hành di chuyển hình chồng lên nhau theo mẫu. HS thực hành theo ý muốn. Hoạt động 7: “gấp” hình phẳng thành hình không gian (25 phút) F HS biết tạo hình không gian bằng cách “gấp” hình phẳng. 2 GV hướng dẫn, HS thực hành. GV giới thiệu công cụ. Hình trụ Hình lăng trụ GV giới thiệu và thao tác mẫu. Chọn công cụ tương ứng, kéo thả như tạo hình. Mặt xung quanh của lăng trụ Mặt trên của lăng trụ Mặt đáy của lăng trụ Dùng các nút điều khiển ở các mặt này để “gấp” thành hình không gian như ý muốn. GV giới thiệu lệnh xem quá trình “gấp” hình tự động bằng cách nháy đúp chuột vào hình cần xem “gấp” tự động và chọn lệnh Fold. GV hướng dẫn HS tự thực hành. HS quan sát, lắng nghe. HS lắng nghe, quan sát và thực hành. HS thực hành theo hướng dẫn. HS thực hành. Hoạt động 8: thao tác mở hình không gian thành hình phẳng (20 phút) F HS biết mở hình không gian thành hình phẳng. 2 GV hướng dẫn, HS thực hành. GV hướng dẫn. - Chọn hình không gian cần mở thành hình phẳng. - Nháy đúp chuột chọn lệnh Open để biến đổi hình không gian thành hình phẳng. - Khi đó chú ý bảng lệnh: (1) tự động làm phẳng hình. (2) tự động gấp lại về trạng thái đã đánh dấu trước đó bằng lệnh (3). (3) cố định vị trí của lệnh (2). (4) chuyển trạng thái hình phẳng thành hình không gian. GV hướng dẫn HS tự thực hành. HS lắng nghe, quan sát. HS thực hành. (Buổi học thứ ba: Tiết 65, 66 – Tuần XXXIV) Hoạt động 9: thay đổi kiểu, mẫu thể hiện của hình không gian (25 phút) F HS biết cách thay đổi kiểu, mẫu cho hình không gian. 2 GV hướng dẫn, HS thực hành. GV hướng dẫn thao tác. - Nháy đúp chuột vào mặt của hình muốn thay đổi kiểu, mẫu để mở hộp thuộc tính (Properties). - Chọn lệnh thay đổi kiểu bề mặt . - Chọn trong mục Outside. - Chọn mẫu trong danh sách Material. GV hướng dẫn HS thực hành từng bước. GV hướng dẫn HS tự thực hành. HS quan sát, lắng nghe và ghi nhớ. HS thực hành theo hướng dẫn. HS thực hành. Hoạt động 10: quay hình trong không gian (20 phút) F HS biết quay hình trong không gian. 2 GV hướng dẫn, HS thực hành. GV hướng dẫn HS các bước thực hiện thao tác quay hình. - Chọn hình cần quay. - Nháy đúp chuột mở hộp thuộc tính. - Chọn nút lệnh trong khung Rotation. Quay theo trục thẳng đứng Trở lại vị trí ban đầu Quay theo trục ngang ` Quay theo trục dọc GV hướng dẫn HS tự thực hành. HS quan sát và thực hành theo hướng dẫn. HS thực hành. Hoạt động 11: thực hành tổng hợp (40 phút) F HS được thực hành toàn bộ những gì đã học và biết thêm một vài “thủ thuật” tạo hình khác. 2 GV giới thiệu, HS thực hành. GV có thể đưa bài tập mẫu và yêu cầu HS thực hành theo bài tập đó. Từ bài tập mẫu, GV đặt vấn đề tạo hình hộp chữ nhật. GV hướng HS chú ý đến các cặp đối tượng không gian – phẳng. Từ đó GV đưa ra “thủ thuật” tạo hình hộp chữ nhật. - Dùng công cụ “gấp” hình phẳng thành hình không gian . - Tách rời đối tượng gắn kết. - Thay đổi chiều cao đối tượng hình chữ nhật để được hình hộp chữ nhật. GV hướng dẫn HS tự thực hành mở rộng. GV chú ý hướng dẫn mở rộng. HS thực hành theo yêu cầu của GV. HS suy nghĩ. HS chú ý quan sát. HS trả lời. Các cặp đối tượng này chỉ khác ở chiều cao. HS quan sát, ghi nhớ và thực hành theo hướng dẫn. HS thực hành mở rộng. Từ đó, HS có thể liên hệ đến việc tạo hình trụ từ công cụ đường tròn và tạo hình lăng trụ tam giác đều từ công cụ tam giác đều . Hoạt động 12: củng cố (5 phút) GV nhắc lại các kiến thức đã học trong phần mềm. L Chuẩn bị kiểm tra thực hành 1 tiết. HS lắng nghe. HS lắng nghe. ? RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn: 12/5/2009 Ngày dạy: 14/5/2009 Tiết 67 – Tuần XXXVI KIỂM TRA THỰC HÀNH 1 TIẾT F MỤC TIÊU: Đánh giá kỹ năng sử dụng phần mềm Yenka để tạo các khối kiến trúc không gian của học sinh. I CHUẨN BỊ: Giáo viên: đề kiểm tra (mỗi máy tính một bản), phòng máy tính có cài đặt phần mềm Yenka. Học sinh: chuẩn bị kỹ kiến thức, kỹ năng về phần mềm Yenka. ? ĐỀ KIỂM TRA: Ø NỘI DUNG ĐỀ. Dùng các công cụ đã học trong phần mềm Yenka để tạo ra một khối kiến trúc không gian theo trí tưởng tượng của em. Yêu cầu: Phải dùng tất cả các công cụ đã học. Và phải nói được ý nghĩa của sản phẩm. Ø HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM. - Sản phẩm đẹp, thẩm mĩ, hài hòa, có ý nghĩa, có sử dụng đầy đủ các công cụ đã học của phần mềm và nêu được ý nghĩa sẽ đạt điểm tối đa. - Còn lại, tùy mức độ hoàn thiện của sản phẩm mà có mức điểm tương ứng. ? RÚT KINH NGHIỆM: - Thống kê điểm kiểm tra: Tổng Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém Ngày soạn: 13/5/2009 Ngày dạy: 15/5/2009 Tiết 68,69 – Tuần XXXVI,XXXVII ÔN TẬP F MỤC TIÊU: + Ôn tập kiến thức về lập trình Pascal đã học trong học kỳ II. I CHUẨN BỊ: Giáo viên: sách Tin học THCS (quyển 3), giáo án, máy chiếu Projector, bài tập mẫu. Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 3). : PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thực hành. ÿ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Nội dung - Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: lý thuyết (40 phút) GV đưa ra hệ thống các câu hỏi. 6 Câu lệnh lặp biết trước số lần lặp: cú pháp, các thành phần trong câu lệnh, hoạt động. GV tổng hợp và kết luận. For := to do ; Trong đó: - for, to, do là các từ khóa. - biến đếm là biến kiểu nguyên. - câu lệnh có thể là đơn hoặc ghép. - giá trị đầu, giá trị cuối là những giá trị nguyên (giá trị đầu không lớn hơn giá trị cuối). 6 Câu lệnh lặp chưa biết trước số lần lặp: cú pháp, các thành phần trong câu lệnh, hoạt động, lưu đồ. GV đưa lưu đồ và nêu hoạt động của câu lệnh. Sai Điều kiện Câu lệnh Đúng B1: Kiểm tra điều kiện. B2: Nếu điều kiện SAI thì bỏ qua câu lệnh. Nếu điều kiện ĐÚNG thì thực hiện câu lệnh và quay lại B1. 6 Dãy số và biến mảng trong Pascal. GV đưa bài tập. Hãy sửa lại các khai báo sau cho đúng. a) Var a: array[1..1.5] of real; b) Var to: array[1..10] of byte; c) Var b: array[15..10] of integer; d) Var c: array[1:5] of real; HS quan sát, lắng nghe. HS suy nghĩ trả lời. HS quan sát và lắng nghe. HS nêu hoạt động của câu lệnh. Ban đầu biến đếm được gán bằng giá trị đầu, câu lệnh sau từ khóa do được thực hiện và biến đếm tăng lên một đơn vị, câu lệnh được thực hiện cho đến khi biến đếm lớn hơn giá trị cuối. HS suy nghĩ trả lời. While do ; Trong đó: - while, do là các từ khóa. - điều kiện thường là một phép so sánh. - câu lệnh có thể là đơn hoặc ghép. HS quan sát, lắng nghe. HS trả lời. Var : array[ .. ] of ; Trong đó: - array, of là các từ khóa. - , có giá trị nguyên và thỏa mãn không lớn hơn . - có thể là real hoặc integer. HS làm bài tập. a) Var a: array[1..15] of real; b) Var t: array[1..10] of byte; c) Var b: array[10..15] of integer; d) Var c: array[1..5] of real; Hoạt động 2: thực hành (45 phút) GV đưa bài tập. Từ đoạn chương trình sau hãy viết thành chương trình hoàn chỉnh và cho biết đoạn chương trình thực hiện công việc gì? Min:=0; For i:=1 to 10 do If Min > a[i] then Min:=a[i]; Writeln(‘So nho nhat la ’, Min); GV đưa chương trình mẫu. Program BT; Var a: array[1..10] of integer; Min, i: integer; Begin Writeln(‘Nhap 10 so nguyen.’); For i:=1 to 10 do readln(a[i]); Min:=0; For i:=1 to 10 do If Min > a[i] then Min:=a[i]; Writeln(‘So lon nhat la ’, Min); End. GV yêu cầu HS cho biết đoạn chương trình thực hiện công việc gì? HS làm bài tập trên máy tính. HS quan sát và so sánh kết quả. HS trả lời câu hỏi. Đoạn chương trình thực hiện công việc tìm số nhỏ nhất trong dãy 10 số nguyên. Hoạt động 3: củng cố (5 phút) GV nhấn mạnh kiến thức vừa ôn tập. K Chuẩn bị kiểm tra học kỳ II. HS lắng nghe. HS chú ý lắng nghe. ? RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn: 11/5/2009 Ngày dạy: 19/5/2009 Tiết 70 – Tuần XXXVII KIỂM TRA HỌC KỲ II F MỤC TIÊU: Đánh giá kiến thức lập trình Pascal đã học trong học kỳ II của học sinh. 4 HÌNH THỨC: Làm bài trên giấy trong thời gian 45 phút. I CHUẨN BỊ: Giáo viên: bài kiểm tra (số lượng đủ cho mỗi HS một bản). Học sinh: ôn tập kỹ kiến thức lập trình Pascal đã học trong học kỳ II. ? ĐỀ KIỂM TRA: Ø NỘI DUNG ĐỀ. Câu 1: (2 điểm) Viết cú pháp câu lệnh lặp biết trước số lần lặp và câu lệnh lặp chưa biết trước số lần lặp. Giải thích các thành phần trong câu lệnh. Câu 2: (4 điểm) Các lệnh khai báo biến mảng trong Pascal sau đây đúng hay sai (Đ/S)? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng. Khai báo Đ/S Sửa lại a) Var x: array[1, 5] of integer; b) Var x: array[17] of byte; c) Var x: array[-5..5] of byte; d) Var x: array[3..3.5] of real; e) Var x: array[1:10] of integer; f) Var x: array[5..3] of real; g) Var x: array(3..5) of integer; h) Var do: array[1..10] of byte; Câu 3: (4 điểm) Cho đoạn chương trình sau đây: Max:=0; For i:=1 to 10 do If Max < a[i] then Max:=a[i]; Writeln(‘So lon nhat la ’, Max); a) Đoạn chương trình trên thực hiện công việc gì? b) Viết lệnh khai báo các biến dùng trong đoạn chương trình. c) Hoàn thành đoạn chương trình thành chương trình hoàn chỉnh. Ø HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM. Câu 1: (2 điểm) - Cú pháp câu lệnh lặp biết trước số lần lặp: (0,5đ) For := to do ; - Giải thích:(0,5đ) for, to, do là các từ khóa. biến đếm là biến kiểu nguyên. câu lệnh có thể là đơn hoặc ghép. giá trị đầu, giá trị cuối là những giá trị nguyên. (giá trị đầu không lớn hơn giá trị cuối). - Cú pháp câu lệnh lặp chưa biết trước số: (0,5đ) While do ; - Giải thích:(0,5đ) while, do là các từ khóa. điều kiện thường là một phép so sánh. câu lệnh có thể là đơn hoặc ghép. Câu 2: (4 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ. Khai báo Đ/S Sửa lại a) S Var x: array[1..5] of integer; b) S Var x: array[1..7] of byte; c) Đ d) S Var x: array[3..5] of real; e) S Var x: array[1..10] of integer; f) S Var x: array[3..5] of real; g) S Var x: array[3..5] of integer; h) S Var x: array[1..10] of byte; Lưu ý: giá trị 3.5 ở câu d) có thể được sửa thành một giá trị nguyên bất kỳ. Tên mảng do ở câu h) có thể được sửa thành một tên khác. Câu 3: (4 điểm) a) Đoạn chương trình thực hiện công việc tìm giá trị lớn nhất trong dãy 10 số. (1đ) b) (1đ) Var a: array[1..10] of integer; Max, i: integer; Lưu ý: Nếu mảng a là kiểu số thực thì Max cũng phải kiểu số thực. Mảng a có thể nhiêu hơn 10 phần tử. c) (2đ) Yêu cầu tối thiểu của chương trình: Program THI; Var a: array[1..10] of integer; Max, i: integer; Begin For i:=1 to 10 do readln(a[i]); Max:=0; For i:=1 to 10 do If Max < a[i] then Max:=a[i]; Writeln(‘So lon nhat la ’, Max); End. ? RÚT KINH NGHIỆM: - Thống kê điểm kiểm tra: Tổng Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém
Tài liệu đính kèm: