Giáo án Tin học 8 - Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình (Soạn lại) - Năm học 2009-2010 - Phạm Tấn Phát

Giáo án Tin học 8 - Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình (Soạn lại) - Năm học 2009-2010 - Phạm Tấn Phát

I./ Muïc ñích yeâu caàu:

 Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh.

 Biết ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khóa dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định.

 Biết Tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra, khi đặt tên phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình. Tên không được trùng với các từ khoá.

 Biết cấu trúc chương trình bao gồm phần khai báo và phần thân

II./ Chuaån bò:

 GV: SGK, Máy chiếu, máy tính, bài soạn.

 HS: SGK, dụng cụ học tập.Chuẩn bị trước bài ở nhà.

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1043Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình (Soạn lại) - Năm học 2009-2010 - Phạm Tấn Phát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 2
Ngaøy soaïn:
Tieát: 3,4
Ngaøy daïy:
Baøi 2. Laøm quen vôùi chöông trình vaø Ngoân ngöõ laäp trình.
I./ Muïc ñích yeâu caàu:
Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh.
Biết ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khóa dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định.
Biết Tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra, khi đặt tên phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình. Tên không được trùng với các từ khoá.
Biết cấu trúc chương trình bao gồm phần khai báo và phần thân
II./ Chuaån bò:
GV: SGK, Máy chiếu, máy tính, bài soạn.
HS: SGK, dụng cụ học tập.Chuẩn bị trước bài ở nhà.
III./ Kieåm tra baøi cuõ
Trả lời câu hỏi trên màn hình, trình bày ghi nhớ 1,2,3 sgk/8 và trả lời bài tập1,2,3,4.
HS lần lượt được gọi trả lời.
IV./ Daïy hoïc baøi môùi:
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân
Hoaït ñoäng cuûa hs
Noäi dung baøi hoïc
HĐ1: Ví dụ về chương trình
-GV: Giới thiệu chương trình Pascal đơn giản như VD1, giải thích câu lệnh trong chương trình, kết quả chạy chương trình.
-GV: Chương trình trên chỉ có 5 câu lệnh, mỗi câu lệnh gồm các cụm từ được tạo từ các chữ cái khác nhau. Trong thực tế có những chương trình có thể có đến hàng nghìn hoặc thậm chí hàng triệu câu lệnh.
-GV: Trong các phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu các câu lệnh trên được viết như thế nào.
HĐ2: Ngôn ngữ lập trình gồm những gì?
-GV: Giống như một ngôn ngữ lập trình tự nhiên, ngôn ngữ lập trình có các chữ cái, qui tắc để ghép các chữ cái thành một từ có nghĩa (từ khóa), ghép các từ thành một câu lệnh. Từ đó, ta có thể hiểu ngôn ngữ lập trình là tập hợp các ký hiệu và qui tắc sao cho có thể viết được các lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và chạy được trên máy tính.
-GV: chú ý, cần tuân thủ theo qui tắc rất nghiêm ngặt của ngôn ngữ lập trình.
HĐ3: Từ khóa và tên
-GV: Từ khóa của một ngôn ngữ lập trình là những từ dành riêng, ngoài mục đích sử dung cho ngôn ngữ lập trình qui định, không được dùng các từ khóa này cho bất kỳ một mục đích nào khác.
-GV: Khi viết chương trình để giải các bài toán, ta thường thực hiện tính toán với những đại lượng khác nhau, ví dụ như so sánh chiều cao, tính điểm trung bình,... Các đại lượng này đều phải được đặt tên. Tên do người lập trình đặt và phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình cũng như của chương trình dịch.
VD: CT_Dau_Tien à Một tên dùng để đặt cho chương trình.
-GV: Tên trong chương trình dùng để phân biệt và nhận biết. Tuy có thể đặt tên tùy ý, nhưng để dễ sử dụng nên đặt tên sao cho ngắn gọn, dễ nhớ và dễ hiểu.
-GV: Cho học sinh điền vào ô lựa chọn nhằm củng cố cách nhận biết tên hợp lệ, không hợp lệ, giải thích ?
HĐ4: Cấu trúc chung của chương trình
-GV: Nhắc lại VD1-Hình 6/sgk, chỉ rõ từng dòng lệnh, nói rõ tác dụng từng dòng lệnh đó, rút ra nhận xét về cấu trúc chương trình.
+ Phần khai báo gồm hai lệnh:
* Khai báo tên chương trình: CT_Dau_Tien với từ khóa Program
* Khai báo thư viện Crt với từ khóa Uses
+ Phần thân rất đơn giản gồm: 
* Hai từ khóa begin, end à cho biết điểm bắt đầu và kết thúc phần thân chương trình.
* Chỉ có một câu lệnh:
Writeln(′Chao cac ban′);
-GV: Các em hãy nhắc lại cấu trúc chung của chương trình.
-GV: Lưu ý, tùy từng chương trình, có thể không có phần khai báo nhưng phần thân bắt buộc phải có.Tuy nhiên nếu có phần khai báo phải được đặt trước phần thân chương trình.
HĐ5: Ví dụ về ngôn ngữ lập trình
-GV: Chuẩn bị bài mẫu sẵn, thực hiện thao tác như hình 8, 9, 10/sgk12.
-GV: Gọi vài hs lên bảng thao tác theo, từ đó cho hs nhận xét, rút ra các thao tác viết và chạy chương trình cụ thể (Pascal).
-GV: Cho hs làm bài tập đơn giản
+ In ra màn hình 5 điều Bác Hồ dạy
+ In ra màn hình thời khóa biểu, bài thơ.
-GV: Cho hs làm bài và cũng đồng thời nhắc cho hs lời dạy của Bác.
-Hs xem chương trình, nhận xét các thành phần trong một chương trình ?
-Hs suy nghĩ trả lời:
+ Ngôn ngữ lập trình là gì ?
+ Ngôn ngữ lập trình tuân thủ quy tắc nào?
-Hs suy nghĩ trả lời
+ Từ khóa là gì ?
+ Tên do người lập trình đặt theo qui tắc nào?
-Hs đọc VD để hiểu cách đặt tên hợp lệ, không hợp lệ.
-Hs thực hiện ví dụ
(5 phút), trả lời và nhận xét.
-Hs xem kết quả thông qua máy tính, phần mềm Pascal và máy chiếuà rút ra nhận xét.
-Hs xem hướng dẫn thực hiện chương trình mẫu trong sách và trên máy chiếu
-Hs1 lên máy thực hiện
-Hs2 lên bảng thực hiện
1. Ví dụ về chương trình:
VD1: Chương trình đơn giản được viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal
Program CT_Dau_Tien;
Uses Crt;
Begin
 Writeln(′ Chao cac ban ′);
End.
2./ Ngôn ngữ lập trình gồm những gì?
-Ngôn ngữ lập trình là tập hợp các ký hiệu và quy tắc sao cho có thể viết được các câu lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và chạy được trên máy tính.
-Ngôn ngữ lập trình gồm
+ Bảng chữ cái, ký hiệu phép toán +,-,*,/,^, mod, div, dấu ngoặc ( , ), dấu nháy ′, ′ 
+ Các quy tắc: cách viết, ý nghĩa của chúng, cách bố trí các câu lệnh.
3./ Từ khóa và tên
-Từ khóa: Program, uses,begin, end, var,
+ Program: Khai báo tên chương trình;
+ Uses: Khai báo các thư viện;
+ Begin end: Lệnh bắt đầu và kết thúc chương trình.
-Sử dụng tên trong chương trình:
CT_Dau_Tien; a,b
+ Đại lượng khác nhau phải có tên khác nhau
+ Tên không được trùng với các từ khóa
-VD: Hãy đánh dấu x vào bảng
Tên
Hợp lệ
Không hợp lệ
Tamgiac
Tam giac
TamGiac
Ban_kinh
5a
a5
4./ Cấu trúc chung của chương trình
Gồm hai phần chính
- Phần khai báo:
+ Khai báo tên chương trình;
+ Khai báo các thư viện (chứa các lệnh viết sẵn cần sử dụng trong chương trình) và một số khai báo khác (biến, hằng,mảng,..)
- Phần thân: gồm các câu lệnh mà máy tính cần thực hiện
+ Phần khai báo có thể có hoặc không, nếu có phải đặt trước phần thân chương trình
+ Phần thân bắt buộc phải có
5./ Ví dụ về ngôn ngữ lập trình(Pascal)
-VD1: (Hình 8/sgk12)
Program CT_Dau_Tien;
Uses Crt;
Begin
 Writeln(′ Chao cac ban ′);
End.
-Xem hình 9,10/sgk về biên dịch và chạy chương trình
+ Biên dịch chương trình: nhấn đồng thời hai phím ALT + F9
+ Chạy chương trình: nhấn đồng thời hai phím CTRL + F9 (xem kết quả trên màn hình). Nếu không hiện lên hoặc muốn xem lại kết quả nhấn đồng thời hai phím ALT + F5 
Bài tập củng cố:
-Hãy di chuyển phần khai báo ra phía sau phần thân rồi biên dịch, xóa phần khai báo rồi biên dịch, rút ra nhận xét.
-Hãy viết và hiện lên màn hình 5 điều Bác Hồ dạy.
HĐ5: Cuûng coá, daën doø:
- Đọc hiểu mục ghi nhớ /sgk 13
- Làm câu hỏi và bài tập 1, 3, 4, 6/sgk13.
Trả lời:
Bài 1: Thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình gồm bảng chữ cái và các quy tắc để viết các câu lệnh có ý nghỉa xác định,cách bố trí các câu lệnh,sao cho có thể tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy tính.
Bài 2: (sgk)
Bài 3: 
+ Tên hợp lệ: a, Tamgiac, beginprogram, b1, abc
+ Tên không hợp lệ: 8a, Tam giac, end
Bài 4:
+ Chương trình 1 là chương trình Pascal đầy đủ và hoàn toàn hợp lệ, mặc dù chương trình này chẳng thực hiện gì cả.
+ Chương trình 2 là chương trình Pascal không hợp lệ vì câu lệnh khai báo tên chương trình nằm ở phần thân.
V./ Ruùt kinh nghieäm tieát daïy

Tài liệu đính kèm:

  • docMoi-Tiet 3-4 Soan lai- Bai2-Lam quen voi CT va NNLT.doc