Giáo án Tiếng Việt - Bài 28: Lựa chọn trật tự từ trong câu

Giáo án Tiếng Việt - Bài 28: Lựa chọn trật tự từ trong câu

Tiếng Việt

 Bài 28

Lựa chọn trật tự từ trong câu

A.Mục tiêu:

 - Trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về trật tự từ trong câu, cụ thể là:

 - Khả năng thay đổi trật tự từ.

 - Hiệu quả diễn đạt của những trrật tự từ khác nhau.

 - Hình thành ở học sinh ý thức lựa chọn trật tự từ trong nói, viết cho phù hợp với yêu cầu phản ánh thực tế và diễn tả tư tưởng, tình cảm của bản thân.

B.Chuẩn bị:

 -GV: Đọc, nghiên cứu, soạn bài.

 Chuẩn bị bảng phụ ghi các ngữ liệu

 Sưu tầm, tham khảo các tài liệu có liên quan

 - HS: Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi SGK

C.Lên lớp:

 * ổn định tổ chức.

 * Kiểm tra bài cũ.

 * Bài mới:

 Trong giao tiếp, khi nói,viết ta truyền đạt thông tin bằng phán đoán. Đó không chỉ phản ánh sự việc được nói tới mà kèm theo thái độ, cách nhìn nhận sự việc được nói. Do vậy một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ nhằm thể hiện thái độ, cách nhìn nhận sự việc khác nhau của người nói. Khi thay đổi trật tự từ trong câu người ta gọi là Lựa chọn trật tự từ trong câu. Đó là nội dung bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 768Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt - Bài 28: Lựa chọn trật tự từ trong câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng Việt
 Bài 28
Lựa chọn trật tự từ trong câu
A.Mục tiêu:
 - Trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về trật tự từ trong câu, cụ thể là:
 - Khả năng thay đổi trật tự từ.
 - Hiệu quả diễn đạt của những trrật tự từ khác nhau.
 - Hình thành ở học sinh ý thức lựa chọn trật tự từ trong nói, viết cho phù hợp với yêu cầu phản ánh thực tế và diễn tả tư tưởng, tình cảm của bản thân.
B.Chuẩn bị: 
 -GV: Đọc, nghiên cứu, soạn bài.
 Chuẩn bị bảng phụ ghi các ngữ liệu
 Sưu tầm, tham khảo các tài liệu có liên quan
 - HS: Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi SGK
C.Lên lớp:
 * ổn định tổ chức.
 * Kiểm tra bài cũ.
 * Bài mới:
 Trong giao tiếp, khi nói,viết ta truyền đạt thông tin bằng phán đoán. Đó không chỉ phản ánh sự việc được nói tới mà kèm theo thái độ, cách nhìn nhận sự việc được nói. Do vậy một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ nhằm thể hiện thái độ, cách nhìn nhận sự việc khác nhau của người nói. Khi thay đổi trật tự từ trong câu người ta gọi là Lựa chọn trật tự từ trong câu. Đó là nội dung bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
I.Nhận xét chung
In đoạn trích lên bảng
- HS đọc- GV đọc lại
Yêu cầu: HS chú ý câu in đậm
? Đối tượng được nói đến trong câu in đậm là ai?
- Đối tượng: Tên cai lệ
- Hành động, thái độ: Gõ đầu roi, thét.
? Quan sát câu văn: em hãy xác định các thành phần ngữ pháp được sắp xếp trong câu?
- TN, CN- VN
GV: Đây là cách sắp xếp TTT trong câu của tác giả
? Còn các em có có những cách sắp xếp nào khác mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu? (chúng ta hãy cùng trao đổi và chọn cho mình một cách nhé.)
Trao đổi theo nhóm bàn
Lần lượt các nhóm lên bảng viết câu văn của nhóm
GV: Đọc, nhận xét.
Như vậy từ câu văn của nhà văn NTTqua sự thay đổi TTT, chúng ta đã có nhiều câu văn khác mà không làm thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu
?Từ đây em có thể rút ra kết luận gì về việc thay đổi TTT trong câu?
- Từ một câu cho trước nếu thay đổi TTT ta có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của nó.
- Có thể thay đổi TTT trong câu mà không làm thay đổ nghĩa cơ bản của câu.
*Đưa đoạn văn 
?Em có thể cho biết: Vì sao tác giả lại chọn TTT như trên? Việc lựa chọn ấy có tác dụng gì? (trao đổi- thảo luận)
*Gợi ý:
? Việc lặp lại từ roi ở đầu câu và từ thét ở cuối câu có tác dụng gì?
? Vì sao t/g lại mở đầu bằng cụm từ Gõ đầu roi..
- Gõ đầu roi ...: Lặp lại từ roi tạo ra sự liên kết với câu trước
- Từ thét: Tạo sự liên kết với câu sau.
- Cụm từ Gõ đầu roi...được đặt ở đầu câu văn có ý muốn nhấn mạnh vị thế XH và thái độ hung hãn của tên cai lệ.
GV: Đó cũng chính là ý đồ của tác giả. Bây giờ các em cùng quay trở lại với các câu văn mà khi nãy các em đã lựa chọn.
? Em có thể cho biết với cách sắp xếp TTT như vậy, câu văn của các em đã đạt hiệu quả ntn?
1. Nhấn mạnh vị thế Xh, tạo sự liên kết câu
2. Nt
3. Nhấn mạnh thái độ hung hãn
4. Liên kết câu.
5. Nt
6. Nhấn mạnh sự hung hãn 
? Qua đây em rút ra kết luận gì?
Mỗi cách sắp xếp TTT mang lại hiệu quả diễn đạt riêng. Khi giao tiếp cần chú ý lựa chọn TTT thích hợp để đạt mục đích giao tiếp.
- Cần lựa chọn TTT thích hợp để đạt mục đích giao tiếp
HS đọc ghi nhớ SGK
Ghi nhớ
Bài tập nhanh:
 1.Cho câu văn: Bát này chị để phần thầy đấy nhé.
? Hãy sắp xếp lại các từ ngữ theo trật tự thông thường của câu văn?
HS tự làm
2.Tìm một số câu văn, câu thơ có dấu hiệu đảo TTT.
Lom khom...
GV: Để hiểu rõ thêm về việc sắp xếp TTTcó tác dụng ntn khác nữa chúng ta chuyển sang phần 2.
II.Một số tác dụng của sắp xếp trật tự từ.
? Trở lại với VD ở phần 1. Em hãy nhắc lại tác dụng của cách sắp xếp TTT trong câu văn của nhà văn NTT?
- HS trả lời
-Tạo tính liên kết câu với các câu khác trong văn bản
-Nhấn mạnh đặc điểm, tính chất của sự việc, hiện tượng
*Đưa VD1 (II) 
? Hai VD trên kể những điều gì về tên cai lệ và chị Dậu? Câu văn nào thể hiện rõ nhất điều đó?
- VD kể về việc làm, hành động của cai lệ và chị Dậu. Câu văn in đậm thể hiện rõ điều đó
*Thảo luận: (Đưa 2 câu văn in đậm)
? Hãy phân tích cách sắp xếp TTT ở các câu văn trên. Qua sự phân tích đó cho biết cách sắp xếp TTT thể hiện điều gì trong hành động của nhân vật và dụng ý của tác giả? 
GV: Đưa đáp án: 
? Vậy TTT trong những câu trên có tác dụng gì?
- Thể hiện thứ tự nhất định của sự việc, hành động.
- thể hiện thứ bậc cao thấp của nhân vật, thứ tự xuất hiện của các nhân vật
* Đưa VD 2 (II)
? Đọc cả 3 dv em có nhận xét gì?
- 3 cách sắp xếp TTT khác nhau.
? Nhịp điệu đv a có gì khác với 2 đv b và c?
- Nhịp thay đổi.
? Vì sao?
-Do cấu trúc cụm từ thay đổi
? ĐV nào đọc nghe hay hơn? Tại sao vậy?
- Đv a đọc nghe hay hơn. 
- Vì tác giả kết hợp hài hoà giữa các thanh bằng, trắc trong các cụm từ
? Còn đv b và c thì sao?
-Nghe lủng củng
GV: Các em cần chú ý thêm: 
 - ở đv a tác giả ngắt nhịp 2/2/4/4 Từ ngắn đến dài tạo âm hưởng ngân nga, mềm mại. 
 - ĐV b nhịp văn từ dài đến ngắn gây nên cảm giác hụt hẫng, cụt lủn.
 - ở đv c nhịp bị ngắt lộn xộn, trúc trắc.
? Vậy cách viết của t/g trong câu a có tác dụng gì?
- Viẹc sắp xếp TTT hợp lí tạo nên nhịp điệu cho câu văn hài hoà, cân xứng.
- Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói
GV: Đúng vậy, các em lưu ý trong khi viết văn chúng ta không chỉ chú ý diễn đạt về nội dung mà còn phải hài hoà về mặt ngữ âm. Có như vậy bài văn đọc lên không chỉ dúng mà còn hay.
HS đọc ghi nhớ
Ghi nhớ
Bài tập
1.Đặt câu có tác dụng nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật và liên kết câu.
2.Đặt câu có thể hiện thứ tự hoạt động của sự vật và đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm.
III.Luyện tập.
Yêu cầu HS đọc bài tập SGK 
HS suy nghĩ , làm việc độc lập rồi trả lời câu hỏi

Tài liệu đính kèm:

  • doclua chon trat tu tu trong cau(1).doc