Giáo án Tiếng Việt 9 tiết 3: Phương châm hội thoại

Giáo án Tiếng Việt 9 tiết 3: Phương châm hội thoại

TUẦN 1

BÀI 1

TIẾT 3 PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

I. YÊU CẦU:

Giúp HS:

- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.

- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

Sách giáo khoa + sách giáo viên + bảng phụ.

III. LÊN LỚP:

1/ Ổn định:

2/ Bài cũ:

Gv kiểm tra và nhắc nhở HS việc chuẩn bị cho bộ môn.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 771Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 9 tiết 3: Phương châm hội thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
BÀI 1
TIẾT 3 PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
YÊU CẦU:
Giúp HS:
Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
Sách giáo khoa + sách giáo viên + bảng phụ.
LÊN LỚP:
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ:
Gv kiểm tra và nhắc nhở HS việc chuẩn bị cho bộ môn.
3/ Bài mới:
Gv gọi HS đọc vd1 sgk / 8 – Đặt câu hỏi
H: Câu trả lời của bạn Ba có đáp ứng điều mà bạn An muốn biết không? Cần phải trả lời như thế nào? 
H: Từ đó ta rút ra bài học gì khi giao tiếp? (Cần đáp ứng đủ những gì giao tiếp cần)
Gọi HS đọc vd: “lợn cưới, áo mới” và hỏi:
H: Vì sao truyện này lại gây cười? Lẽ ra anh có lợn cưới và anh có áo mới phải hỏi và trả lời thế nào để người nghe đủ biết được yêu cầu cần hỏi và cần trả lời? (Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không? – Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả)
H: Như vậy cần tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp? ( Không nên nói nhiều hơn những gì giao tiếp cần)
H: Từ hai vd mà ta tìm hiểu em rút ra được gì khi giao tiếp?
Gọi HS đọc ví dụ “Quả bí khổng lồ” và đặt câu hỏi:
H:Truyện cười phê phán điều gì? ( Nói khoác)
H:Như vậy trong giao tiếp cần tránh điều gì? (Không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật)
H:Em hãy thử cho một ví dụ về tác hại của việc không tuân thủ theo yêu cầu này trong giao tiếp.
PHƯƠNG CHÂM VỀ LƯỢNG:
 VD1:
 - Cậu học bơi ở đâu vậy?
 - Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu.
à Không nên nói ít hơn những gì giao tiếp đòi hỏi.
 VD2: Lợn cưới, áo mới.
à Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
è Ghi nhớ: sgk / trang 9
PHƯƠNG CHÂM VỀ CHẤT:
 VD: . Tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa.
à Không đúng với thực tế.
* Ghi nhớ: sgk / trang10
LUYỆN TẬP:
1/ Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi trong câu:
	a/ Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.
	à Thừa cụm từ nuôi ở nhà bởi vì gia súc đã hàm chứa nghĩa là thú nuôi trong nhà
	b/ Én là loài chim có hai cánh.
	à Tất cả các loào chim đều có hai cánh. Vì thế có hai cánh là một cụm từ thừa.
2/ Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống:
	a/ Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách, mách có chứng.
	b/ Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che dấu điều gì đó là nói dối.
	c/ Nói một cách hú hoạ, không có căn cứ là nói mò.
	d/ Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng nói cuội.
	e/ Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là nói trạng.
è Các từ ngữ này đều chỉ nghững cách nói tuân thủ hoặc phạm vi phương châm hội thoại về chất.
3/ Truyện cười “CÓ NUÔI ĐƯỢC KHÔNG”:
- Với câu hỏi rồi có nuôi được không?, người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng (hỏi một điều rất thừa).
4/ Người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như:
a/ như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là
à (Phương châm về chất) khi giao tiếp đừng nói những điều mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. Trường hợp vì một lí do nào đó buộc người nói phải đưa ra nhận định của mình mà thông tin ấy chưa có bằng chứng chắc chắn. Để đảm bảo tuân thủ phương châm về chất, người nói phải dùng cách nói trên nhằm báo cho người nghe là tính xác thực của nhận định đưa ra là chưa được kiểm chứng.
b/ Như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết
à Phương châm về lượng – đôi khi để nhấn mạnh, hay để chuyển ý, dẫn ý, người nói cần nhắc lại nội dung nào đó đã nói hay giả định là mọi người đã biết – đảm bảo phương châm về lượng người nói dùng cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết là việc nhắc lại nội dung đã cũ là do chủ ý của người nói.
CỦNG CỐ:
	Sau khi học xong bài học này em rút ra được gì khi giao tiếp?
DẶN DÒ: 
	Học thuộc bài.
	Chuẩn bị: “Phương châm hội thoại( tt)”.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(8).doc