Giáo án Tiếng Việt 8 - Tuần 8 đến 4 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc

Giáo án Tiếng Việt 8 - Tuần 8 đến 4 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc

 Tiết: 1 TÔI ĐI HỌC

 ( Thanh Tịnh)

 I-MỤC TIÊU:

Giúp HS :

 1/ Kiến thức: Cảm nhận được những cảm xúc chân thật, trong sáng của tuổi thơ trong ngày đầu trên con đường đến trường. Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất trữ tình.

 2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc, cảm thụ, phân tích truyện ngắn trữ tình.

3/ Thái độ:Giáo dục tình cảm yêu quý trường lớp, khơi gợi những tình cảm, cảm xúc trong sáng đẹp đẽ trong tâm hồn các em.

II-CHUẨN BỊ :

1/Chuẩn bị của GV:

 -Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học

 -Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học

 -Soạn giáo án,bảng phụ

2/Chuẩn bị của HS:

 -Bài soạn theo hệ thống câu hỏi SGK,theo sự hướng dẫn của GV

 -Bảng học của nhóm.

III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/ Ổn định tình hình lớp: (1’)

 -Kiểm tra sĩ số,tác phong HS.

 2/ Kiểm tra bài cũ: (4’)

Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (kiểm tra vở của HS chuẩn bị cho bộ môn).

 3 Giảng bài mới :

 a Giới thiệu bài (1’) :

 Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng có những kỉ niệm sâu sắc mãi in sâu trong kí ức của mình về cái ngày tựu trường đầu tiên trong đời. Đó là tâm trạng náo nức, mơn man, trong sáng được nhà văn Thanh Tịnh làm toát lên trong tác phẩm Tôi đi học với tình cảm nhẹ nhàng mà thấm sâu, mang dư vị vừa man mác buồn thương, vừa ngọt ngào quyến luyến.

 

doc 64 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 8 - Tuần 8 đến 4 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:16/8/2009	 Tuần 01
 Tiết: 1 TÔI ĐI HỌC
 ( Thanh Tịnh)
 I-MỤC TIÊU:
Giúp HS :
 1/ Kiến thức: Cảm nhận được những cảm xúc chân thật, trong sáng của tuổi thơ trong ngày đầu trên con đường đến trường. Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất trữ tình.
 2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc, cảm thụ, phân tích truyện ngắn trữ tình.
3/ Thái độ:Giáo dục tình cảm yêu quý trường lớp, khơi gợi những tình cảm, cảm xúc trong sáng đẹp đẽ trong tâm hồn các em.
II-CHUẨN BỊ :
1/Chuẩn bị của GV: 
 -Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học
 -Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học
 -Soạn giáo án,bảng phụ
2/Chuẩn bị của HS:
 -Bài soạn theo hệ thống câu hỏi SGK,theo sự hướng dẫn của GV
 -Bảng học của nhóm.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp: (1’)
 -Kiểm tra sĩ số,tác phong HS.
 2/ Kiểm tra bài cũ: (4’)
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (kiểm tra vở của HS chuẩn bị cho bộ môn).
 3 Giảng bài mới :
 a Giới thiệu bài (1’) :
 Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng có những kỉ niệm sâu sắc mãi in sâu trong kí ức của mình về cái ngày tựu trường đầu tiên trong đời. Đó là tâm trạng náo nức, mơn man, trong sáng được nhà văn Thanh Tịnh làm toát lên trong tác phẩm Tôi đi học với tình cảm nhẹ nhàng mà thấm sâu, mang dư vị vừa man mác buồn thương, vừa ngọt ngào quyến luyến.
 b- Tiến trình bài dạy :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
18’
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung văn bản
I-Tìm hiểu chung:
*Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về VB.
*Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả – tác phẩm .
- Gọi HS đọc chú thích (˜)ở SGK . 
s Nêu vài nét về tác giả – tác phẩm?
* Tên khai sinh là Trần Văn Ninh. Lên 6 tuổi đổi thành Trần Thanh Tịnh, năm 1933 bắt đầu đi dạy và sáng tác văn chương trên nhiều lĩnh vực: truyện ngắn, dài, thơ, ca dao, bút kí văn học nhưng thành công nhất là truyện và thơ. Truyện ngắn của ông toát lên một tình cảm êm dịu, trong trẻo, nhẹ nhàng mà thấm sâu,vừa man mác buồn thương,vừa ngọt ngào quyến luyến.
* Hướng dẫn HS đọc văn bản và tìm hiểu từ khó.
* Đọc chậm, dịu, hơi buồn và lắng sâu, chú ý đọc đúng.
* GV cùng 3-4 HS đọc toàn bài.
* Nhận xét cách đọc của HS
* Sau đó gọi HS đọc các chú thích còn lại, nhấn mạnh các từ cần lưu ý: 
- ông đốc
- bất giác
-lạm nhận
sVB trên thuộc phương thức biểu đạt nào?
sTrong VB có những nhân vật nào? Nhân vật chính là ai? Vì sao em biết được điều đó?
s VB kể về việc gì?
-HS đọc chú thích SGK – T.8,9.
4Thanh Tịnh (1911 – 1988) Quê ở Huế – Từng dạy học, làm báo, viết văn làm thơ. Sáng tác của ông đậm chất trữ tình “Tôi Đi Học” in trong tập “Quê Mẹ” (1941)
* Nghe hướng dẫn đọc.
* Các em được gọi tên đọc to. Các em ngồi dưới lớp đọc thầm.
Nhận xét cách đọc của các bạn.
Học sinh đọc các chú thích còn lại. Nắm kĩ các từ này.
4Tự sự xen miêu tả và biểu cảm.
4Các nhân vật có trong VB: tôi, mẹ, ông đốc, thầy giáo, những cậu học trò. Nhân vật chính là tôi, vì mọi sự việc đều được kể từ cảm nhận của tôi.
4Kể về những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật tôi.
1. Tác giả, tác phẩm:
a. Tác giả : Thanh Tịnh (1911 – 1988) quê ở Huế.
- Sáng tác của ông đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đẹp đằm thắm, nhẹ nhàng mà lắng sâu tình cảm, êm dịu, trong trẻo.
b. Tác phẩm :
“Tôi đi học” được in trong tập “Quê mẹ” (1941).
2. Đọc VB và giải thích từ khó:
18’
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản
II-Tìm hiểu chi tiết:
GV:Gọi 1 HS đọc phần mở đầu, nhắc HS theo dõi phần đầu VB 
sKỉ niệm ngày đầu đến trường của nhân vật tôi gắn liền với những không gian, thời gian cụ thể nào?
s Vì sao thời gian không gian ấy trở thành kỉ niệm trong tâm trí của tác giả?
sNhững kỉ niệm này nhân vật tôi kể lại theo trình tự nào?
s Em hãy tìm những hình ảnh, chi tiết nói lên tâm trạng của nhân vật tôi ở buổi đến trường đầu tiên:
- Trên con đường đến trường?
- Trên sân trường?
- Trong lớp học?
s Em có nhận xét gì về tâm trạng của nhân vật tôi trên con đường cùng mẹ đến trường?
s Những chi tiết nào khắc họa tâm trạng của tôi trên con đường đến trường?Đó là tâm trạng, cảm giác như thế nào?
1HS đọc 
4- Thời gian: buổi sáng mùa thu.
 - Không gian: con đường dài và hẹp.
4Đó là thời điểm, nơi chốn quen thuộc, gần gũi với tuổi thơ, đó là lần đầu được đi học.
4Từ hiện tại nhới về quá khứ; theo trình tự thời gian, không gian.
4Trên đường đến trường: cảm nhận về con đường, cảnh vậtđều thấy lạ, cảm thấy trang trọng đứng đắn. trên tay; cẩn thận nâng niu mấy quyển vởnhư các bạn khác.
4Cảm giác hân hoan, hồi hộp, mới mẻ, có sự thay đổi trong nhận thức của bản thân..
4Thấy sân trường dày đặc người, ngôi trường xinh xắn, oai nghiêm cảm thấy mình nhỏ bé đâm ra lo sợ.
- hồi hôp nghe tên mình
- cảm thấy sợ khi phải xa mẹ, cảm thấy mình như bước vào một thế giới khác.
1. Những kỉ niệm của nhân vật tôi: 
a. Trình tự:
- Thời gian: buổi sáng.
- Không gian: trên con đường dài và hẹp.
Cảm nhận của tôi được gợi lên theo trình tự thời gian – không gian, từ hiện tại mà nhớ về quá khứ.
b. Tâm trạng
* Trên đường đến trường: 
- Mọi vật quen mà tự nhiên thấy lạ.
" Tâm trạng, cảm giác hồi hộp, mới mẻ, một sự đổi thay trong cuộc đời.
* Trên sân trường và chuẩn bị vào lớp học:
 - Lo sợ vẩn vơ
- Hồi hộp đến giật mình lúng túng.
- Lo sợ sắp phải rời xa mẹ.
" Như bước vào một thế giới khác.
2’
Hoạt động 3: Củng cố.
- Yêu cầu HS đọc lại toàn bộ văn bản.
4Đọc lại toàn bộ văn bản.
4.Hướng dẫn về nhà: (1’)
*Bài cũ: 
- Về nhà xem lại phần nội dung vừa phân tích. 
*Bài mới:
 - Soạn bài phần còn lại. 
 IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.
Ngày soạn :16/08/2009	 Tuần 1
Tiết:2 TÔI ĐI HỌC ( Tiếp theo)
	 Thanh Tịnh 
I-MỤC TIÊU:
Giúp HS:
1/ Kiến thức: 
- Tiếp tục cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
 - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cảm nhận tác phẩm.
3/ Thái độ:Giáo dục tình cảm yêu mến trường lớp, kính trọng thầy cô, trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ.
II- CHUẨN BỊ:
1/Chuẩn bị của GV: 
 -Nghiên cứu SGK,SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung bài học,Soạn giáo án, 
 -Đọc các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học.
2/Chuẩn bị của HS:
 - Đọc văn bản, trả lời câu hỏi phần Đọc -hiểu văn bản.
 -Xem lại khái niệm về văn bản nhật dụng đã học ở lớp 7.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp: ( 1’)
 Kiểm tra sĩ số, tác phong HS
2/ Kiểm tra bài cũ : ( 3’)
Giáo viên kiểm tra vở ghi bài, vở soạn bài và vở bài tập của 3 học sinh.
3/ Giảng bài mới:
 a- Giới thiệu bài:( 1’)
Chúng ta biết, cả văn bản là diễn biến tâm trạng của nhân vật “Tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên. Vậy, kỉ niệm mơn man buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật “Tôi” tiếp tục diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu ở các phần tiếp theo của văn bản.
 b- Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
8’
Hoạt động1: Cho HS đọc các đoạn văn tiếp theo bố cục của văn bản .
I-Tìm hiểu chi tiết: 
1/ Hoàn cảnh nhớ lại:
- GV gọi 2 HS đọc diễn cảm 2 đoạn văn còn lại trong văn bản.
4 Cá nhân HS lần lượt đọc các đoạn văn theo yêu cầu.
.
17’
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tiếp tục phân tích tâm trạng của
nhân vật “Tôi”.
b/ Tâm trạng, cảm giác:
* Lúc theo mẹ đến trường:
* Lúc ở sân trường:
* Hướng dẫn HS phân tích tâm trạng của nhân vật “Tôi” lúc ở trường.
 4Trao đổi, phân tích
-Yêu cầu HS đọc lại đoạn 3 theo bố cục đã chia.
4 Cá nhân HS đọc.
s Theo em những chi tiết nào trong đoạn văn chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi khi nhìn thấy ngôi trường?
4Cá nhân HS phát hiện:
+ Trường Mĩ Lí, người, quần áo vừa xinh xắn, vùa oai nghiêm làm cho “Tôi” đâm ra lo sợ vẩn vơ.
+ Chứng kiến mấy cậu học trò cũng bỡ ngỡ.
+ Bật khóc nức nở.
- Sân trường, ngôi trường vui tươi, sáng sủa, oai nghiêm, cảm giác lo sợ vẫn vơ -> Ước ao thầm.
s Tình cảm của nhân vật “Tôi” được bộc lộ như thế nào khi hình ảnh ngôi trường hiện ra?
4 Cá nhân HS suy nghĩ nhận xét: 
Yêu quý, trân trọng đối với ngôi trường.
- Yêu quý, trân trọng đối với ngôi trường.
=> Tâm trạng chuyển biến hợp qui luật tâm lý.
s Ta thấy khi chuẩn bị vào lớp học “ Tôi” và các học trò khác đã bật khóc, theo em vì sao?
4Cá nhân HS phân tích, nhận xét: 
Vì lo sợ, vì sung sướng khi đã được đi học. Đó cũng là tiếng khóc của sự trưởng thành.
- Hồi hộp nghe tên, giật mình, lúng túng...
- Rời tay mẹ khóc oà vì sợ.
 => Cảm giác nhất thời, tự nhiên của đứa trẻ.
- Kết luận: Tất cả những tâm trạng ấy được tác giả thể hiện bằng một chi tiết rất cô đọng, đặc sắc.
4Nghe.
s Theo em, đó là chi tiết nào? Tác giả đã thể hiện bằng chi tiết đó có ý nghĩa gì? 
4Cá nhân HS phát hiện:
 họ như những con chim non. => Cách so sánh làm nổi bật tâm trạng lo lắng bỡ ngỡ, hồi hộp của những em bé ngày đầu đến trường . 
* Phân tích tâm trạng của “Tôi” lúc ở trong lớp học.
*’’ Lúc ở trong lớp học:
- Gọi 1 HS đọc to đoạn cuối của văn bản.
-Cùng trao đổi và phân tích.
s Hãy tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng của nhân vật “Tôi” khi bước vào lớp và vào chỗ ngồi của mình?
4Cá nhân HS phát hiện: 
+ Cảm thấy một mùi hương lạ trong lớp; 
+ Cảnh vật trong lớp thấy lạ và hay; 
+ Có sự quyến luyến với lớp và bạn; 
+ Nhớ lại kỉ niệm đi bẫy chim vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy.
- Vào lớp, thấy cái gì cũng lạ và hay.
- Có sự quyến luyến với lớp và bạn
 s Hình ảnh “con chim liệng đến đứng bên cửa sổ  bay cao” có ý nghĩa gì?
4Cá nhân HS cảm nhận: 
Gợi nhớ tuổi thơ vui chơi thường ngày, rồi nhớ tiếc - Hình ảnh này còn có ý nghĩa tượng trưng: giờ đã bước vào tuổi đến trường để học tập không còn được rong chơi nữa.
sCâu văn “Tôi đi học” cuối văn bản có ý nghĩa gì?
4Cá nhân HS trao đổi và cảm nhận: 
Đánh dấu một tuổi thơ nô đùa, rong chơi đã đi qua và đến lúc phải ý thức việc học tập, việc đến trường trong cuộc đời của một tuổi thơ.
- Kết luận: dòng chữ đã thể hiện được chủ đề của văn bản, mang tính thống nhất thể hiện tình cảm êm dịu, trong trẻo, ngọt ngào và đầy quyến luyến rất riêng của Thanh Tịnh.
4Nghe.
5’
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích thái độ, cử chỉ của người lớn đối với các em bé đầu tiên đi học.
2/ Thái độ, cử chỉ của người lớn:
s Em có nhận xét gì về thái độ, cử chỉ của người lớn (ông Đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới, các phụ huynh) đối với các em bé lần đầu tiên đi học?
4Cá nhân HS phân tích, nhận xét:
+ Phụ huynh : chuẩn bị cho con đến trường vào buổi học đầu tiên rất chu đáo: sách, vở, đưa con đến trường, dự lễ tựu trường
+ Thầy giáo (ông Đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới) từ tốn bao dung: đọc tên, vỗ về; chờ đợi; tươi cười đón HS vào lớp. 
- Ong đốc: từ tốn, bao dung.
- Thầy giáo trẻ: vui tính, giàu lòng yêu thương trẻ.
- Phụ huynh: Chu ...  từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa
- Người : 
+ Bộ phận : chân, tay, mình, ..
+ Hoạt động : túm, nắm, đá, 
+ Trí tuệ : suy nghĩ, phán đoán, 
+ Trạng thái : vui, buồn, 
3. Giảng bài mới :
 a.Giới thiệu bài (1’) :
Trong nói, viết ta thường sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh . Vậy thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh ? chúng có tác dụng như thế nào ? để hiểu rõ điều đó, hôm nay ta tìm hiểu bài từ tượng hình, từ tượng thanh
 b.Tiến trình bài dạy :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
17’
HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu khái niệm
I. Khái niệm :
*Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm.
GVgọi HS đọc 3 đoạn trích
s Các từ im đậm trên, từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật; những từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người ?
s Từ tượng hình, từ tượng thanh có điểm gì khác nhau ? 
Gọi HS đọc ghi nhớ 1
HS đọc các đoạn trích trong SGK
4 Gợi tả hình ảnh, dáng vẻ : móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc(từ tượng hình)
-Mô phỏng âm thanh : hu hu, ư ử (từ tượng thanh)
4Cá nhân HS phát hiện,nhận xét:
HS đọc ghi nhớ 1- SGK/49
Bài tập tìm hiểu:
-Các từ:móm mém,xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc
xệch,sòng sọc
->gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.((từ tượng hình)
-Các từ: hu hu, ư ử
 -> mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người (từ tượng thanh)
2. Kết luận:
-Từ tượng hình:là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật .
-Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên , của con người .
-Các em hãy tìm một số từ ngữ có khả năng như vừa tìm hiểu?
-HS thảo luận nhóm – Trình bày:
GV : Phần lớn các từ tượng hình, từ tượng thanh đều là từ láy . 
+lom khom,lác đác,đủng đỉnh,
thướt tha,mượt mà,quăn queo,...
+Ha ha,róc rách,ríu rít,gâu gâu
5’
HOẠT ĐỘNG 2 : Tác dụng
II . Tác dụng :
GV yêu cầu HS quan sát đoạn trích trong phần bài tập tìm hiểu
Nhà văn Nam Cao đã sử một loạt từ tượng hình,tượng thanh như vậy có tác dụng gì?
s Vậy những từ ngữ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh có tác dụng gì trong văn miêu tả, tự sự ?
HS quan sát đoạn trích trong phần bài tập tìm hiểu
Cá nhân HS nhận xét:
Giúp người đọc hình dung một cách rõ nét,sâu sắc cái chết đau đớn,vật vã của lão Hạc,tạo nên cảm xúc đau xót cho người đọc
4Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao .
Khi nói và trong viết văn miêu tả,tự sự ta sử dụng từ tượng hình,tượng thanh đúng chỗ,hợp lí sẽ gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao .
*Cho HS làm bài tập ứng dụng(Bài tập 3)
HS nghe, suy nghĩ làm BT	
 Bài 3: Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười
Gợi ý : Cười hơ hớ: cười thoả mái, vui vẻ không cần che đậy (vô duyên)
- Cười hô hố : to, vô ý, thô
HS thảo luận nhóm – Trình bày 
- Cười ha hả : Tiếng cười to, sảng khoái, đắc ý .
- Cười hì hì : Vừa phải, thích thú .
14’
HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập
III . Luyện tập
Bài 1 xác định từ tượng hình, từ tượng thanh 
Bài 2 : tìm ít nhất 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của người .
Bài 4: Đặt câu 
Gợi ý : 	
Ngoài trời đã lắc rắc những hạt mưa xuân .
HS đọc bài 1và thực hiện:
- Từ tượng hình : rón rén, bịch, lẻo khẻo, chỏng quèo
- Từ tượng thanh : xoàn xoạt, bốp .
-HS đọc bài 2 và thực hiện thảo luận nhóm – Trình bày :
 rón rén, lò dò, khệnh khạng, huỳnh huỵch
Bài 4: Đặt câu 
HS đặt câu – Đọc trước lớp :
Nước mắt lã chã tuôn rơi.
Trên khuôn mặt hốc hác của mẹ, mồ hôi đã tấm lấm 
Bài 1:
- Từ tượng hình : rón rén, bịch, lẻo khẻo, chỏng quèo
- Từ tượng thanh : xoàn xoạt, bốp .
Bài 2: 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của người 
rón rén, lò dò, khệnh khạng, huỳnh huỵch
Bài 4: Đặt câu 
Nước mắt lã chã tuôn rơi.
Trên khuôn mặt hốc hác của mẹ, mồ hôi đã tấm lấm 
Gọi HS trình bày
Gió thổi ào ào	
Mưa rơi lộp bộp trên mái tôn
Gió thổi ào ào	
Mưa rơi lộp bộp trên mái tôn
GV nhận xét,sửa chữa 
HS rút kinh nghiệm từ nhận xét của GV
2’
HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố.
-Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm từ tượng hình,từ tượng thanh công dụng của nó
-Thực hiện theo yêu cầu.
4- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’)
* Bài cũ:
- Học thuộc ghi nhớ SGK 
 * Bài mới : Liên kết các đoạn văn trong văn bản.
 Chuẩn bị kỹ phần : 
- Tìm hiểu tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản. 
	- Các cách liên kết các đoạn văn trong văn bản .
IV.RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG : 
Ngày soạn :07.09.2009	 Tuần 4
TIẾT 16 : LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức : 
- Giúp HS hiểu cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn để chúng liền mạch .
2. Kĩ năng : 
- Rèn HS viết được các đoạn văn có sử dụng phương tiện liên kết 
 3 Thái độ : Có thái độ tự giác trong học tập,tư duy ,tìm tòi,sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ : 
1. Chuẩn bị của giáo viên : Tài liệu tham khảo:SGV,STK;Giáo án , bảng phụ (ghi đoạn văn )
2. Chuẩn bị của học sinh : Học bài cũ;Trả lời câu hỏi bài tập tìm hiểu
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tình hình lớp (1’) : 
2. Kiểm tra bài cũ (4’) : 
*Câu hỏi : 
- Đoan văn là gì ?
- Thế nào là câu chủ đề ? Có mấy cách trình bày nội dung trong 1 đoạn văn ?
*Đáp án : 
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản 
- Câu chủ đề : là câu mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn , 
- Cách trình bày : Diễn dịch, quy nạp, song hành, 
3. Giảng bài mới :
 a.Giới thiệu bài (1’) :
Trong 1 văn bản có nhiều đoạn văn ,khi chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác cần phải sử dụng phương tiện liên kết . Có mấy phương tiện liên kết ? Liên kết các đoạn văn trong văn bản có tác dụng gì ? Hôm nay ta tìm hiểu bài liên kết các đoạn văn trong văn bản
 b.Tiến trình bài dạy :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
10’
HOẠT ĐỘNG1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản
I . Tác dụng :
1- Bài tập tìm hiểu:
GV gọi HS đọc 2 đoạn văn (mục1 )
s Hai đoạn văn có mối liên hệ gì không ? Tại sao ?
Gợi ý:Các em chú ý đến nội dung của 2 đoạn văn ;So sánh 2 đoạn văn ở có điểm gì giống và khác nhau ?
GVKL : 2 đoạn văn cùng viết về ngôi trường, nhưng thời điểm tả và biểu cảm không hợp lý nên sự liên kết giữa 2 đoạn lỏng lẻo .
GV gọi HS đọc 2 ví dụ (mục 2) 
s Cụm từ trước đó mấy hôm bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ 2?
GVKL : cụm từ ấy tạo ra sự liên kết về hình thức và nội dung với đoạn 1, 2 đoạn văn ấy gắn bó chặt chẽ với nhau . 
s Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản ? 
HS đọc theo yêu cầu của GV
4- Đoạn 1 : Tả cảnh sân trường ngày tựu trường 
 - Đoạn 2: Cảm giác của nhân vật tôi 1 lần ghé thăm trường Mỹ Lý .
 2 đoạn văn không liên kết
HS đọc theo yêu cầu của GV
4HS thảo luận nhóm – Trình bày :Việc thêm cụm từ trước đó mấy hôm vào đầu đoạn 2 tạo sự liên kết giữa 2 đoạn
4HS thảo luận nhóm – Trình bày :
2-Kết luận:
Liên kết các đoạn văn trong văn bản là tạo sự gắn bó có quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn (khi chuyển đoạn) góp phần làm nên tính hoàn chỉnh cho văn bản.
Liên kết các đoạn văn trong văn bản là tạo sự gắn bó có quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn (khi chuyển đoạn) góp phần làm nên tính hoàn chỉnh cho văn bản.
15’
HOẠT ĐỘNG 2 : : Hướng dẫn HS tìm hiểu cách liên kết các đoạn văn trong văn bản
II. Cách liên kết:
GV gọi HS đọc (Mục II – 1) SGK
s 2 đoạn văn (a) liệt kê 2 khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học . Đó là những khâu nào?
s Tìm từ ngữ liên kết trong 3 đoạn văn trên ?( a,b,d)
s Cho biết mối quan hệ về ý nghĩa giữa các đoạn văn trong từng ví dụ ?
GV : Ngoài ra trong quan hệ liên kê còn có : trước hết, đầu tiên, cuối cùng, một là, hai là, 
- Quan hệ tương phản : trái lại, ngược lại, tuy vậy, vậy mà, thế mà, 
- Quan hệ tổng kết : Tóm lại, nhìn chung, tổng kết lại, 
GV gọi HS đọc ví dụ (mục I-2)
s Cho biết từ đó trong cụm từ trước đó mấy hôm thuộc từ loại nào ? Kể tên 1 số từ cùng từ loạivới từ đó ?
s Trước đó là thời điểm nào ?
- Quá khứ hay hiện tại ?
GV : Trước đó : là quá khứ
 Trước sân trường : Hiện tại
s Tư đó có tác dụng gì ? 
Vậy qua tìm hiểu các bài tập trên, em có kết luận gì về dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn trong văn bản?
GV gọi HS đọc Ví dụ (mục II-2)
s Xác định câu nối dùng để liên kết giữa 2 đoạn văn ? Tác dụng của nó .
s Qua bài tập tìm hiểu, em hãy cho biết có mấy phương tiện liên kết đoạn văn ?
GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK
HS đọc theo yêu cầu của GV
4HS phát hiện:
Khâu tìm hiểu và khâu cảm thụ
4HS phát hiện:
a. Sau khâu tìm hiểu
 b. Nhưng
 d. Nói tóm lại
4Quan hệ :
a. Liệt kê
b. Tương phản, đối lập
c. Tổng kết, khái quát
HS đọc
 4Đó : Chỉ từ này, kia, ấy, nọ, 
4Thời quá khứ
4Liên kết 2 đoạn văn
Các từ ngữ có tác dụng liên kết là:Quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát, 
-HS đọc theo yêu cầu của GV
4Câu : Ai dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy .
 nối liền ý giữa đoạn văn trước với đoạn văn sau
4Có 2 phương tiện 
+ Dùng từ ngữ để liên kết
+ Dùng câu nối để liên kết 
-HS đọc ghi nhớ SGK/53
1.Dùng từ ngữ để liên kết:
a)Bài tập tìm hiểu:
b) Kết luận:
Các từ ngữ có tác dụng liên kết là:Quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát, 
2.Dùng câu nối để liên kết: 
10’
HOẠT ĐỘNG 3 :Hướng dẫn HS luyện tập
III . Luyện tập
Bài1 : tìm các từ ngữ liên kết và cho biết chúng chỉ mối quan hệ ý nghĩa gì?
Bài 2 : Điền phượng tiện liên kết vào chỗ trống
Gợi ý : 
d.thật là khó trả lời (câu nối)
Bài 3: Viết đoạn văn chứng minh – phân tích các phương tiện liên kết 
HS đọc bài 1
HS thảo luận nhóm – Trình bày 
a. Nói như vậy ( tổng kết)
b. Thế mà( tương phản)
c. Cũng (nối tiếp, liệt kê)
tuy nhiên (sự tiếp diễn, tương phản)
HS đọc bài 2
HS thảo luận nhóm – Trình bày:
a. Từ đó 
b. Nói tóm lại
c. Song
d.Thật khó trả lời	
HS viết – Đọc trước lớp – Lớp nhận xét
 Bài 1:
a. Nói như vậy ( tổng kết)
b. Thế mà( tương phản)
c. Cũng (nối tiếp, liệt kê)
tuy nhiên (sự tiếp diễn, tương phản)
Bài 2:
a. Từ đó 
b. Nói tóm lại
c. Song
d.Thật khó trả lời	
Bài 3 :
 Viết đoạn văn
2’
HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố.
- Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản?
- Là tạo sự gắn bó có quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn (khi chuyển đoạn) góp phần làm nên tính hoàn chỉnh cho văn bản.
- Có mấy cách liên kết các đoạn văn trong văn bản?
- Trình bày theo ghi nhớ SGK tr-53
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (2’ )
* Bài cũ:
-Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản.
-Các cách liên kết các đoạn văn trong văn bản.
- Hoàn thành các bài tập trong SGK.
* Bài mới : 
- Chuẩn bị bài:Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
 + Khái niệm từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
 + Cách sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
 IV.RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG : 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1_4.doc