Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 tiết 8: Bố cục của văn bản

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 tiết 8: Bố cục của văn bản

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1.Kiến thức:

-Bố cục của văn bản, tác dụng của việc xây doing bố cục.

2.Kĩ năng:

-Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo bố một bố cục nhất định.

-Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc –hiểu văn bản.

II. CHUẨN BỊ :

- GV : giáo án, bảng phụ, sơ đồ bố cục văn bản.

- HS : đọc – tìm hiểu bố cục, chuẩn bị bài tập SGK.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 tiết 8: Bố cục của văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
Tuần 2-Tiết 8
NS:
ND:
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	1.Kiến thức:
-Bố cục của văn bản, tác dụng của việc xây doing bố cục.
2.Kĩ năng:
-Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo bố một bố cục nhất định.
-Vậïn dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc –hiểu văn bản.
II. CHUẨN BỊ :
- GV : giáo án, bảng phụ, sơ đồ bố cục văn bản.
- HS : đọc – tìm hiểu bố cục, chuẩn bị bài tập SGK.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Nội dung 
Hoạt động Thầy 
Hoạt động trò 
Hoạt đông 1: Khởi động:
1-Ổn định :
2-Kiểm tra bài cũ :
3-Giới thiệu bài mới :
* Kiểm tra sĩ số lớp
 * GV gọi 1 HS lên trả lời.
H : Chủ đề của văn bản là gì ?
* Để xác định được chủ đề thì căn cứ vào :
 a. nhan đề – đề mục
 b. quan hệ nội dung – từ ngữ
 c. a, c đúng
 d. a, b sai
Hãy chọn câu đúng nhất.
+ Cả lớp nhận xét – bổ sung.
+ GV cho điểm.
 Chủ đề văn bản sẽ giúp người đọc hiểu đúng nội dung văn bản. Tuy nhiên để làm nổi bật được chủ đề thì cần phải có bố cục rõ ràng. Vậy bố cục là gì ? Hôm nay cô giới thiệu cho các em bài “Bố cục của văn bản”.
+ GV ghi tựa bài.
-Lớp trưởng báo cáo .
-Học sinh trả lời –Nhận xét.
-Lắng nghe-ghi tựa bài .
Hoạt đông 2 : Tìm hiểu bài mới 
1. Bố cục của văn bản
 Bố cục văn bản gồm 3 phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài.
Các phần luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau để tập trung làm rõ chủ đề của văn bản.
2. Cách bố trí sắp xếp nội dung thân bài
* GV yêu cầu HS đọc văn bản ở mục I SGK.
H : Văn bản trên có thể chia làm mấy phần ? Chỉ rõ ranh giới từng phần.
Gợi ý : 3 phần
P1 : Ông Chu Văn An không màng danh lợi.
P2 : Học trò theo ông vào thăm.
P3 : đoạn còn lại.
H : Cho biết nhiệm vụ từng phần trong văn bản ?
Gợi ý : 
- Phần 1 : Giới thiệu ông Chu Văn An.
- Phần 2 : Công lao, uy tín và tính cách của ông
- Phần 3 : Tình cảm của mọi người đối với ông.
H : Phân tích các phần trong văn bản ?
Gợi ý : 
+ Luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Phần trước là tiền đề cho phần sau, phần sau tiếp nối phần trước.
+ Các phần tập trung làm rõ chủ đề văn bản.
H : Dựa vào đáp án 3 câu hỏi trên, em hãy rút ra kết luận : Bố cục của văn bản là gì ?
Gợi ý : gồm 3 phần : MB, TB, KL. Các phần luôn gắn bó chặt chẽ với nhau để làm rõ chủ đề. 
+ GV treo sơ đồ hệ thống lại bố cục văn bản.
+ GV yêu cầu HS đọc kĩ mục II SGK.
H : Phần thân bài “Tôi đi học”của Thanh Tịnh được sắp xếp trên cơ sở nào.
Gợi ý :
+ Hồi tưởng kinh nghiệm trước khoa học đi học
- Đồng hiện những cảm xúc trước, trong khi đến trường, bước vào lớp.
+ Liên tưởng : so sánh, đối chiếu những cảm xúc ở quá khứ và hiện tại.
H : Phân tích những diễn biến tâm lí của cậu bé Hồng trong văn bản “Trong lòng mẹ”.
Gợi ý :
+ Tình cảm : thương mẹ sâu sắc
+ Thái độ : căm ghét kẻ nói xấu mẹ mình
+ Niềm vui hồn nhiên khi được ở trong lòng mẹ
H : Hãy nêu trình tự khi miêu tả người, vật, phong cảnh.
Gợi ý :
+ Tả người vật : theo không gian : xa ® gần; theo thời gian : quá khứ ® hiện tại; theo ngoại hình, quan hệ, cảm xúc
+ Tả cảnh : theo không gian rộng, hẹp, gần, xa.
+ Ngoại cảnh đến cảm xúc
H : Phân tích trình tự sắp xếp các sự việc ở phần TB trong văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng”
Gợi ý :
- Công lao ® uy tín ® tính cách của thầy Chu Văn An.
H : Hãy cho biết trình tự sắp xếp nội dung thân bài của văn bản ?
Gợi ý : Thường được sắp xếp mạch lạc theo kiểu bài và ý đồ giao tiếp.
+ GV chỉ định 1 HS đọc ghi nhớ SGK.
+ Treo bảng phụ nội dung ghi nhớ.
* 1 HS đọc.
* Cá nhân quan sát trả lời.
® 3 phần
P1 : từ đầu đến “không màng danh lợi”
P2 : tiếp theo “vào thăm”
P3 : phần còn lại.
* Cá nhân suy nghĩ trả lời.
- Phần 1 : Giới thiệu ông Chu Văn An.
- Phần 2 : Công lao, uy tín và tính cách của ông.
- Phần 3 : Tình cảm của mọi người đối với ông.
* Cá nhân suy nghĩ trả lời
® + Các phần luôn gắn bó chặt chẽ với nhau.
	 + Tập trung làm rõ chủ đề văn bản.
* Cá nhân trả lời.
+ Gồm 3 phần : MB, TB, KB.
+ Các phần có quan hệ chặt chẽ với nhau để tập trung làm rõ chủ đề văn bản.
* Hs quan sát ghi vở.
* 1 HS đọc
* Cá nhân trả lời
® Hồi tưởng kỉ niệm trước khi đi học
+ Cái cảm xúc được thể hiện trong, trước và bước vào lớp.
+ Liên tưởng, so sánh, đối chiếu những kỉ niệm ở quá khứ và hiện tại.
* Cá nhân trả lời.
+Tình cảm : thương mẹ sâu sắc
+ Thái độ : căm ghét kẻ nói xấu mẹ mình
+ Niềm vui hồn nhiên khi được ở trong lòng mẹ
* Cá nhân trình bày
+ Tả người, vật :
® Theo không gian, thời gian, ngoại hình, cảm xúc
+ Tả cảnh : 
® Theo không gian rộng – hẹp, theo ngoại cảnh – cảm xúc.
* 2 HS cạnh nhau trao đổi trả lời.
® công lao ® uy tín ® tính tình ® rất rõ ràng, mạch lạc
- Cá nhân trả lời
® Theo trình tự thời gian, không gian, nội dung, theo mạch luận
* 1 HS đọc
* Hs ghi vở.
Hoạt động 3 : Luyện tập
BT1 : Phân tích cách trình bày các đoạn văn 
 a) Theo không gian : giới thiêu đàn chim từ xa ® gần
Ấn tượng đàn chim từ gần ® xa
b) + Theo không gian hẹp : miêu tả Ba Vì
+ Theo không gian rộng : miêu tả Ba Vì với mối quan hệ xung quanh.
c) Bàn về quan hệ lịch sử và truyền thuyết.
+ Luận chứng về lời bàn trên.
+ Phát triển lời bàn và luận chứng.
BT2, BT3 : Hướng dẫn HS về nhà
- Gv cho HS đọc BT1 yêu cầu phân tích cách trình bày ý trong các đoạn
Gợi ý :
a) + Theo không gian : giới thiệu đàn chim từ xa ® gần miêu tả đàn chim bằng mắt, tai, xen miêu tả, so sánh.
b) + Theo không gian hẹp
	 + Theo không gian rộng
c) + Bàn về quan hệ giữa lịch sử và truyền thuyết
	 + Luận chứng và lời bàn.
	 + Phát triển lời bàn và luận chứng
BT2 : GV yêu cầu HS đọc lại văn bản “Trong lòng mẹ” và sắp xếp các ý về lòng thương mẹ của bé Hồng.
BT3 : Cho HS đọc và tự sắp xếp các ý trong phần Thân bài.
- 3 nhóm hoạt động
N1 : a) Theo không gian : giới thiệu đàn chim từ xa – gần – xa.
N2 : b) + Theo không gian hẹp: miêu tả Ba Vì
+ Theo không gian rộng : miêu tả Ba Vì và mối quan hệ với sự vật xung quanh.
N3 : c) Bàn về quan hệ giữa lịch sử và truyền thuếyt
+ Luận chứng và lời bàn
+ Phát triển lời bàn
- HS đọc bài tập 2
* Đọc bài tập 3
Hoạt động 4: Củng cố –Dặn dò 
H : Bố cục văn bản có mấy phần ? Nhiệm vụ của mỗi phần ?
+ GV treo sơ đồ bố cục văn bản
+ Làm BT2, 3
+ Chuẩn bị bài :”Tức nước vỡ bờ ” trích tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố .
-Tìm đọc tác phẩm “Tắt đèn”.
-Khi bon tay sai xông vào, tình thế của gia đình chị Dậu thế nào ?.
-Phân tích nhân vật cai lệ .
-Phân tích diễn biến tâm lý của chị Dậu trong đoạn trích .Nhận xét tính cách của nhân vật chị Dậu .
-Em hiểu nhan đề đoạn trích “Tức nứơc vỡ bờ ”như thế nào ?
-Cá nhân trả lời.
-Lắng nghe-Chuẩn bị .

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 2 giao an van 8.doc