Giáo án Tiếng Việt 8 - Tuần 5 đến 8 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc

Giáo án Tiếng Việt 8 - Tuần 5 đến 8 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc

TIẾT 17 : TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

- Hiểu được thế nào là từ ngữ địa phương , thế nào là biệt ngữ xã hội

2. Kĩ năng :

- Rèn HS kĩ năng biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ.

-Tránh lạm dụng từ ngữ địa phượng và biệt ngữ xã hội gây khó khăn trong giao tiếp

 3 Thái độ :Giáo dục HS ý thức vận dụng từ ngữ đia phương và biệt ngữ xã hội trong thực tế

II. CHUẨN BỊ :

1. Chuẩn bị của giáo viên : - Bảng phụ có ghi nội dung bài tập tìm hiểu .

Phiếu học tập ghi nội dung câu hỏi cho HS thảo luận nhóm .

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Học bài cũ : Từ tượng hình , từ tượng thanh .

- Trả lời câu hỏi bài tập tìm hiểu bài : Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

 

doc 56 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 8 - Tuần 5 đến 8 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn 8 (tuần 5_8)
Ngày soạn :15.09.2009
TIẾT 17 : TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI 
I. MỤC TIÊU: 	
1. Kiến thức : 
- Hiểu được thế nào là từ ngữ địa phương , thế nào là biệt ngữ xã hội
2. Kĩ năng :	
- Rèn HS kĩ năng biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ.
-Tránh lạm dụng từ ngữ địa phượng và biệt ngữ xã hội gây khó khăn trong giao tiếp 
 3 Thái độ :Giáo dục HS ý thức vận dụng từ ngữ đia phương và biệt ngữ xã hội trong thực tế
II. CHUẨN BỊ : 
1. Chuẩn bị của giáo viên : - Bảng phụ có ghi nội dung bài tập tìm hiểu .
Phiếu học tập ghi nội dung câu hỏi cho HS thảo luận nhóm .
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Học bài cũ : Từ tượng hình , từ tượng thanh . 
- Trả lời câu hỏi bài tập tìm hiểu bài : Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội 
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
Kiểm tra sĩ số lớp và nề nếp của HS .
2. Kiểm tra bài cũ : ( 4’)
*Câu hỏi :
- Thế nào là từ tượng hình ? Thế nào là từ tượng thanh ?
- Xác định từ tượng hình , từ tượng thanh ở các câu sau :
a. Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi
b. Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
*Đáp án : 
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên,của con người.
3. Giảng bài mới:
 a.Giới thiệu bài :(1’)
Trong nói và viết nếu ta biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội thì nó sẽ góp phần tô đậm màu sắc của 1 vùng quê, cách giao tiếp của 1 giai cấp xã hội  Để hiểu rõ được điều đó, hôm nay ta tìm kỹ bài từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội 
b.Tiến trình bài dạy :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA
 GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
 HỌC SINH
NỘI DUNG
10’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu từ ngữ địa phương .
	I.Từ ngữ địa phương:
* Cho HS tiếp xúc với bài tập tìm hiểu :
- GV yêu cầu HS quan sát đoạn thơ phần bài tập tìm hiểu trong SGK .
- GV gọi cá nhân HS đọc đoạn thơ .
- GV yêu cầu HS chú ý đến các từ in đậm trong đoạn thơ .
- HS tiếp xúc bài tập theo yêu cầu 
- Cá nhân HS quan sát .
- Cá nhân HS đọc .
- HS chú ý từ in đậm theo yêu cầu ..
1 / Bài tập tìm hiểu :
*Hướng dẫn HS khai thác bài tập: - GV chỉ rõ : Từ bắp và bẹ đều mang nghĩa là ngô.
- HS khai thác bài tập theo hướng dẫn 
- HS nghe .
sTừ bắp và bẹ được dùng ở những khu vực nào ?
sTrong 3 từ trên từ nào được dùng ở một số địa phương , từ nào được dùng rộng rãi trong toàn dân ?
4Cá nhân HS phân tích : 
Bắp dùng ở khu vực từ Nam Trung Bộ trở vào .
Bẹ dùng ở khu vực miền núi phíac Bắc .
4Cá nhân HS nhận xét :
+ Từ địa phương : bắp và bẹ
+ Từ toàn dân : ngô
+ bắp và bẹ->từ địa phương
 + ngô->Từ toàn dân 
- GV kết luận : Vậy , qua tìm hiểu trên ta thấy từ bắp và bẹ là từ địa phương còn từ ngô là từ toàn dân.
- HS nghe .
* Hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm :
sVậy , qua đó cho biết thế nào là từ địa phương ?
* Hướng dẫn HS làm bài tập áp dụng :
GV : treo bảng phụ – HS xác định từ địa phương – từ toàn dân 
Mập béo, xổm, chồm hổm, nón, mũ, trố mắt, lõ mắt, 
sTrong các từ trên từ nào là từ địa phương,từ nào là từ toàn dân ?
- HS rút ra kiến thức trọng tâm theo hướng dẫn .
4Cá nhân HS đúc kết : 
Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một ( hoặc một số ) địa phương nhất định.
- HS làm bài tập áp dụng theo yêu cầu của GV .
- HS quan sát .
4HS thảo luận nhóm – Trình bày 
- Từ địa phương : mập, chồm hổm, nón, lõ mắt
- Từ toàn dân : béo, xổm, mũ, trố mắt.
2/ Kết luận :
Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một ( hoặc một số ) địa phương nhất định.
10’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu biệt ngữ xã hội .
II.Biệt ngữ xã hội :
* Cho HS tiếp xúc bài tập tìm hiểu
- GV cho HS quan sát bảng phụ có ghi hai đoạn văn nội dung bài tập tìm hiểu .
- GV gọi 1 HS đọc to nội dung bài tập tìm hiểu trên .
* Cho HS khai thác bài tập tìm hiểu :
sVì sao ví dụ a tác giả có lúc gọi mẹ có lúc gọi mợ ? 
sVậy trước Cách mạng 1945 , tầng lớp nào trong xã hội gọi mẹ bằng mợ hay cha bằng cậu ? 
- GV nói rõ: Mẹ và mợ là 2 từ đồng nghĩa cùng chỉ người sinh ra mình . Dùng từ mẹ để miêu tả 
- HS tiếp xúc bài tập .
- HS quan sát .
- Cá nhân HS đọc .
- Cá nhân HS khai thác bài tập theo yêu cầu .
 4 Cá nhân HS vận dụng , giải thích :
Mẹ khi hướng đến đối tượng nghe là độc giả ; còn mợ là lời của Bé Hồng nói với bà cô , hai người cùng một tầng lớp trung lưu trong xã hội .
4 Cá nhân HS giải thích :
Tầng lớp trung lưu .
- HS nghe .
1 / Bài tập tìm hiểu :
những suy nghĩ của nhân vật, dùng mợ để nhân vật xưng hô đúng với đối tượng trong hoàn cảnh giao tiếp
sCác từ ngỗng, trúng tủ trong ví dụ b được hiểu nghĩa như thế nào
4Cá nhân HS vận dụng giải thích :
-Ngỗng : là bị điểm 2 .
- trúng tủ : đúng cái phần đã học thuộc lòng 
->Học sinh, sinh viên thường dùng 
* Hướng dẫn HS rút ra kết luận :
- GV kết luận : Vậy , những từ như : mợ , ngỗng , trúng tủ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định . Gọi là biệt ngữ xã hội .
sVậy , biệt ngữ xã hội khác với từ toàn dân như thế nào ?
* Hướng dẫn HS làm bài tập áp dụng :
s GV treo bảng phụ – các từ ngữ sau thường được dùng trong tầng lớp xã hội nào : trẫm, khanh, long sàng, ngự thiện, long thể, 
- HS nghe .
4 HS rút ra kết luận .
Biệt ngữ xã hội là những từ ngừ chỉ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định .
- HS làm bài tập theo yêu cầu của GV .
4 HS thảo luận nhóm – Trình bày 
- Khanh : Vua gọi các quan
- Long sàng: Giường của vua
- Ngự thiện : Vua dùng bữa
- Long thể : Thân thể, 
->Dùng trong tầng lớp XHPK
2/ Kết luận :
Biệt ngữ xã hội là những từ ngừ chỉ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định .
6’
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội .
III/ Cách sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội :
* Cho HS tiếp xúc bài tập tìm hiểu 
- GV yêu cầu HS quan sát các câu hỏi trang 57 – 58 trong SGK .
- GV gọi 1 HS đọc các câu hỏi đó .
- HS tiếp xúc bài tập .
- HS quan sát .
-Cá nhân HS đọc . 
sTheo em , khi sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội ta cần chú ý đến điều gì ?
s Tại sao ta không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong nói, viết ?
- GV yêu cầu HS đọc ví dụ trong SGK 
s Tại sao trong các đoạn văn, thơ tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ?
4 Cá nhân HS đúc kết :
Chú ý đến đối tượng và tình huống giao tiếp
-4 Lạm dụng nhiều sẽ gây nên cảm giác khó chịu cho người đọc (nên sử dụng từ ngữ toàn dân )
- Cá nhân HS đọc đoạn văn,đoạn thơ .
4Cá nhân HS nhận xét :
 Sử dụng đúng chỗ sẽ góp phần tạo màu sắc địa phương, tầng lớp xuất thân, tính cách nhân vật
-Sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp .
- Trong thơ văn dùng từ địa phương và biệt ngữ xã hội tạo màu sắc địa phương , màu sắc tầng lớp xã hội trong ngôn ngữ , tính cách của nhân vật .
sVậy , chúng ta có nên sử dụng loại từ này một cách tuỳ tiện không ? Vì sao ?
4Cá nhân HS giải thích :
Không nên lạm dụng và dùng từ ngữ này tuỳ tiện . Vì nó dễ gây ra sự tối nghĩa , khó hiểu .
- Tránh lạm dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội , cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết .
* Hướng dẫn HS làm bài tập áp dụng :
- HS làm bài tập áp dụng theo yêu cầu .
GV lấy ví dụ : bài vè con dao 
Yêu cầu HS tìm từ ngữ địa phương
a. Con dao tung hoành một trận 
Cũng nỏ thiếu chi thuốc trù
Khen con dao chưa từng chộ
b. Chuối đầu vườn đã trổ
Cam đầu ngõ chín vàng
Em nhớ ruộng nhớ vườn
Không nhớ anh răng được
- Nỏ(chẳng) trù(trầu), chộ(thấy)
-> (Nghệ An- Hà Tĩnh)
- Lổ (trổ), răng(sao) -> Huế
sEm hiểu câu nói sau “Bầy choa có chộ mô mồ”là nghĩa như thế nào ? Sử dụng loại từ nào ?
4Cá nhân HS vận dụng giải thích : Chúng tôi có biết đâu mà 
->từ ngữ địa phương
- Gọi 1 HS đọc toàn bộ nội dung ghi nhớ trong SGK .
 Cá nhân HS đọc .
10’
Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS luyện tập .
IV/ Luyện tập :
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập số 1 trong SGK .
- GV yêu cầu HS các nhóm thảo luận và làm bài tập ghi ra phiếu học tập .
- Cá nhân HS đọc và xác định yêu cầu bài tập : Tìm từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân .
- Các nhóm HS thảo luận làm bài tập ra phiếu học tập :
Ghe – thuyền ; vô – vào ; cá lóc – cá quả ; ngái –xa ; chô – thấy ; mè – vừng .
Bài tập 1 : Tìm từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân 
Ghe – thuyền ; vô – vào ; cá lóc – cá quả ; ngái –xa ; chộ – thấy ; mè – vừng mẹ-,má, u, bầm
- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả .
- GV nhận xét , sửa chữa .
- Các nhóm HS trình bày .
- HS rút kinh nghiệm từ nhận xét của GV .
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2 trong SGK .
- Cá nhân HS đọc và xác định yêu cầu bài tập : Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của các tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghĩa của các từ ngữ đó .
Bài tập 2 : Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của các tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghĩa của các từ ngữ đó .
- GV cho HS trao đổi với bạn bên cạnh và làm bài tập này .
- GV yêu cầu cá nhân HS trình bày bài tập .
- GV nhận xét , sửa chữa .
- HS trao đổi bài với bạn và thực hiện .
- Cá nhân HS trình bày :
 Quay phim – xem tài liệu
Cây gậy – điểm 1
 Nó đẩy cái xe cũ này đi rồi ( đẩy – bán ).
- HS rút kinh nghiệm từ nhận xét của GV .
+Sinh viên : trúng tủ, lệch tủ,quay phim – xem tài liệu
Cây gậy – điểm 1
 Nó đẩy cái xe cũ này đi rồi ( đẩy – bán ).
+ Địa chủ : bóc lột, sưu, thuế, 
- GV cho HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 3 .
- Cá nhân HS đọc và xác định yêu cầu bài tập : Chọn trường 
Bài tập 3 : Chọn trường hợp được dùng từ địa phương .
- GV cho cá nhân HS thực hiện bài tập .
hợp được dùng từ địa phương .
- Cá nhân HS thực hiện bài tập : a (+) ; b(-) ;c (-) ; d(-) ; e (-) ; g(-) .
- câu a : nên dùng
- câu : b,c,d,e,g: không nên dùng
Bài 4: Tổ chức thi đua giữa các tổ , tổ nào sưu tầm nhiều, tổ đó chiến thắng ..
-Nghe GV hướng dẫn và làm bài tập 4 
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ, vè, thơ có sử dụng từ địa phương. 
Bài 4 : Sưu tầm
2’
Hoạt động 5: Củng cố.
- Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cơ bản qua ba ghi nhớ SGK /56,57, 58.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Gọi HS đọc phần đọc thêm.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
4 - Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tuết học tiếp theo : (1’)
 * Bài cũ:
- Học thuộc ghi nhớ SGK .
- Hoàn tất các bài tập trong SGK.
 * Bài mới : 
 - Chuẩn bị trước bài : “Tóm tắt văn bản tự sự ” , cụ thể :
 + Tìm hiểu trước thế nào là tóm tắt văn bản tự sự .
 + Có những cách tóm tắt văn bản tự sự nào ? Tóm tắt qua mấy bước ?
 IV. RÚT KINH NGHIỆM : 
...............................................................................................................................................................................
............... ...  của văn bản.
3.An-đéc-xen là nhà văn nổi tiếng của nước:
 1 Anh; 1 Pháp ; 1 Đan Mạch;. 1 Thụy Điển .
 4.Đọc truyện “Cô bé bán diêm”,hình tượng ngọn lửa diêm là hình tượng lấp lánh nhất.Ngọn lửa thể hiện ước mơ gì?
 1 Ước mơ tuổi thơ có một mái ấm nương thân;
 1 Ước mơ tuổi thơ được ăn ngon và vui chơi;
 1 Ước mơ tuổi thơ trong vòng tay yêu thương của ông bà,cha mẹ;
 1 Cả ba ý kiến trên.
	5.Câu có chứa trợ từ là câu:
 1 Chị Dậu là nhấn vật chính của tác phẩm “Tắt Đèn”.
 1 Anh phải nói ngay điều này cho cô giáo biết.
 1 Cô ấy đẹp ơi là đẹp!
 1 Tôi nhớ mãi những kỉ niệm thời thơ ấu.
6. Trong câu “Bà ơi!Em bé reo lên,cho cháu đi với”từ nào là thán từ?
 1 Bà;	 1 Reo;	 1 Ơi ;	1 Cháu.
 7. Tình thái từ “à” trong câu “Bạn chưa về à” được đùng trong:
 1 Câu cầu khiến 	1	Câu nghi vấn 1Câu cảm thán 1 Câu biểu thị sắc thái tình cảm
 8.Từ “nào” trong câu “Nhanh lên nào,anh em ơi!” là:
 1 Tình thái từ 1 Đại từ 1 Thán từ 1 Quan hệ từ 
 II.TỰ LUẬN: ( 6 điểm )
 1/ Điền vào bảng so sánh sự đối lập giữa Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa .Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật này? (4đ )
Các đặc điểm so sánh
Đôn Ki-hô-tê
Xan-chô Pan-xa
 1-Nguồn gốc xuất thân
 2-Chân dung, ngoại hình
 3-Mục đích chuyến đi
 4-Đặc điểm, tính cách
 5-Những điểm tốt
 6-Những điểm chê trách
 2/ Bài học rút ra từ văn bản Đánh nhau với cối xay gió là gì?(2đ)
..
Ngày: 06.10.2009	 Tuần 8
Tiết 32: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ
 KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM 
I- MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
Giúp HS:
 - Hiểu rõ và biết nhận diện được về bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài trong một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 - Biết lựa chọn, sắp xếp các ý trong một bài văn một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 2. Kỹ năng:
 - Rèn kĩ năng viết văn tự sự trong sự so sánh với loại văn có vận dụng ba phương thức: kể, tả, biểu cảm.
 3. Thái độ : 
 -Giáo dục cho HS có ý thức tự giác và tinh thần hăng hái trong học tập.
 - Có thói quen lập dàn ý trước khi làm bài
II- CHUẨN BỊ : 
 1.Chuẩn bị của GV: 
 -Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học
 - Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học;
 - Bảng phụ ghi dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 - Phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm.
 2.Chuẩn bị của HS:	
 - Học bài cũ.
 - Chuẩn bị trước : Tìm hiểu dàn ý cho bài văn “ Món quà sinh nhật” trong bài tập tìm hiểu SGK.
III- HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :	
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
 Kiểm tra sĩ số ,tác phong của HS
 2. Kiểm tra bài cũ : ( 5’ )
 * Câu hỏi :Hãy trình bày các bước xây dựng một đoạn văn tự sự có kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm?
 *Đáp án : Tiến hành theo 5 bước sau:
- Lựa chọn sự việc chính.
- Xác định ngôi kể.
- Xác định thứ tự kể.
- Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự.
 - Viết thành đoạn văn tự sự.
3 Giảng bài mới :.
 a.Giới thiệu bài (1’) :
 Chúng ta đã tìm hiểu và biết được vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự là đóng một vai trò hết sứ quan trọng. Vậy, để giúp cho các em thực hiện tốt bài văn có sử dụng các phương thức biểu đạt này. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ đi vào lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 b.Tiến trình bài dạy :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
20’
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
I/ Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm:
* Cho HS tìm hiểu bài văn mẫu:
- HS tìm hiểu bài văn mẫu.
1/ Bài tập tìm hiểu:
- GV gọi 1 HS đọc to nội dung bài văn “ Món quà sinh nhật” trong SGK.
- GV nêu vấn đề: Quan sát bài 
- Cá nhân HS đọc nội dung bài văn trong SGK.
- Cá nhân HS nghe.
Tìm hiểu bài văn: 
“ Món quà sinh nhật”.
văn trên, ta thấy có thể chia bố cục ra làm 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.
sEm hãy chỉ ra bố cục 3 phần đó của bài văn? Nêu ý khái quát của từng phần?
4 Cá nhân HS phát hiện, nhận xét: 
- Phần 1: từ đầu đến “trên bàn” -> Quang cảnh buổi sinh nhật
- Phần 2: tiếp theo đến “không nói”: -> Diễn biến của câu chuyện.
- Phần 3: phần còn lại -> Cảm xúc về món quà bất ngờ đó. 
 *Bố cục :3 phần 
- Phần 1: từ đầu đến “trên bàn” -> Quang cảnh buổi sinh nhật
-Phần 2:tiếp theo đến “không nói”-> Diễn biến của câu chuyện.
- Phần 3: phần còn lại ->Cảm xúc về món quà bất ngờ đó. 
- GV treo bảng phụ có ghi khái quát bố cục 3 phần của bài văn trên cho HS quan sát.
- Cá nhân HS quan sát.
- GV yêu cầu tất cả các nhóm HS tiến hành thảo luận theo yêu cầu sau:
- Tất cả HS các nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV:
sBài văn này kể về ai? Ai là người kể?
4Truyện kể về nhân vật Tôi nhận món quà sinh nhật. Người kể là Tôi ( Trang) , ngôi thứ nhất.
s Câu chuyện này xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Trong hoàn cảnh nào?
4Chuyện xảy ra tại buổi sinh nhật được tổ chức tại nhà Trang. Buổi sáng. Hoàn cảnh: Ngày sinh nhật của Trang, các bạn đến chúc mừng.
sCâu chuyện xảy ra với ai? Có những nhân vật nào?
4Chuyện xảy ra với hai nhân vật chính Tôi ( Trang) và Trinh -Thanh một số nhân vật khác là bạn bè của Tôi ( Trang) , mỗi nhân vật có một tính cách.
sXác định nhân vật chính? Tính cách của mỗi nhân vật? 
4Nhân vật chính: Trang - hồn nhiên, vui, sốt ruột.
Trinh: Kín đáo, đằm thắm, chân thành.
Thanh: hồn nhiên, nhanh nhẹn, tinh ý.
- GV yêu cầu HS đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, sửa chữa. 
- HS rút kinh nghiệm qua nhận xét của GV.
sDiễn biến của câu chuyện như thế nào?
4 Cá nhân HS phát hiện:
+ Mở đầu :Buổi sinh nhật sắp hết, Trang sốt ruột vì người bạn thân nhất chưa đến
+Đỉnh điểm: Trinh đến, giải toả băn khoăn của Trang với món quà độc đáo: Một chùm ổi được Trinh chăm sóc khi còn nhỏ
+ Kết thúc: Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật độc đáo
sHãy xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm thể hiện chỗ nào trong bài văn?
4Cá nhân HS phát hiện: 
-Miêu tả :.. tấp nập kẻ ra người vào, các bạn ngồi chật nhà,
Trinh đang tươi cười .Trinh lom 
khomTrinh vẫn lặng lẽ cười chỉ gật đầu, không nói
à Miêu tả tỉ mỉ các diễn biến người đọc dễ hình dung ra sự việc và cảm nhận được tình bạn giữa Trang và Trinh
-Biểu cảm: Tôi cứ bồn chồn không yên bắt đầu lotủi thân và giận Trinhgiận mình quá tôi run run cảm ơn Trinh quá
quí giá làm sao
->Bộc lộ tình cảm bạn bè chân thành và sâu sắc giúpchongười 
 đọc hiểu rằng: tình bạn quí hơn mọi thứ vật chất khác
*Các yếu tố miêu tả và biểu cảm :
- Miêu tả :Miêu tả tỉ mỉ các diễn biến người đọc dễ hình dung ra sự việc và cảm nhận được tình bạn giữa
Trang và Trinh
-Biểu cảm: Bộc lộ tình cảm bạn bè chân thành và sâu sắc giúp chongười đọc hiểu rằng: tình bạn quí hơn mọi thứ vật chất khác
sDiễn biến câu chuyện cùng với đỉnh điểm câu chuyện được trình bày ở nội dung nào?
4Cá nhân phát hiện: Phần thân bài.
sTrong câu chuyện, để cách kể chuyện hấp dẫn, tác giả đã trình bày sự việc theo trình tự nào?
4 Cá nhân HS nhận xét: 
+ Trình tự thời gian: ( Kể các sự việc từ đầu đến cuối buổi sinh nhật)
+ Trong khi kể có dùng hồi ức, ngược thời gian và nhớ về những sự việc đã diễn ra từ mấy tháng trước.
* Cho HS rút ra kết luận:
 - HS đúc kết, rút ra kết luận.
2/ Kết luận:
s Từ phần tìm hiểu trên, em có kết luận gì về dàn ý của một bài văn tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm?
4 Dàn ý của bài văn tự sự gồm 3 phần:
+ MB : Giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện.
+TB: Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định
+KB: Kể kết cục câu chuyện, cảm nghĩ của người trong cuộc
* Mỗi phần kết hợp tả và bộc
 lộ cảm xúc
* Dàn ý của bài văn tự sự gồm 3 phần:
a/ Mở bài: giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện, 
b/ Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định
 c/ Kết bài: nêu kết thúc câu chuyện , cảm nghĩ của người trong cuộc
* Mỗi phần kết hợp tả và bộc
 lộ cảm xúc
15’
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
II/ Luyện tập:
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1.
- Cá nhân HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1: Hãy lập dàn ý cho văn bản “ Cô bé bán diêm” của nhà văn An-dec-xen.
Bài tập 1: Hãy lập dàn ý cho văn bản “ Cô bé bán diêm” của nhà văn An-dec-xen.
- GV yêu cầu HS các nhóm thảo luận làm bài tập này.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS các nhóm thảo luận làm bài tập theo hướng dẫn trong SGK.
1-Mở bài : Giới thiệu 
-Quang cảnh đêm giao thừa
- GV nhận xét, sửa chữa.
sTìm những yếu tố miêu tả trong truyện?
s Những câu, những từ ngữ nào thể hiện yếu tố biểu cảm ?
-Nhân vật chính :cô bé bán diêm
-Gia đình của cô bé bán diêm
2-Thân bài :
-Không bán được diêm:
+ Không dám về nhà
+Tìm chỗ tránh rét
+Bị cái rét hành hạ
-Bật từng que diêm sưởi ấm :
+Que thứ nhất :Lò sưởi
+Que thứ 2 : Bàn ăn
+Que thứ 3 : Cây thông no en
+Que thứ 4: Em thấy bà
+Que cuối cùng: Bay lên cùng bà
4Ngọn lửa lúc đầu xanh lam
-Khi tuyết phủ kín mặt đất
-Hàng ngàn ngọn nến sáng rực
4-Chà !Giá quẹt một que diêm..
-Chà ! Ánh sáng kì diệu làm sao..
-Thật là dễ chịu.
3.Kết bài :
-Cô bé bán diêm đã chết trong đêm giao thừa
-Thái độ của mọi người
- GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2.
- GV cho cá nhân HS thực hiện bài tập này.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2: Lập dàn ý cho đề bài: Kể lại kỉ niệm của em với bạn.
Bài tập 2: Lập dàn ý cho đề bài: Kể lại kỉ niệm của em với bạn
*Hướng dẫn các em lập dàn ý theo gợi ý` :
-MB : Giới thiệu bạn mình là ai ?
Kỉ niệm làm mình xúc động là kỉ niệm gì ?
-TB:-Gới thiệu không gian, thời gian, hoàn cảnhcủa kỉ niệm
(Xảy ra ở đâu?Lúc nào?Với ai?)
+ Nhân vật chính, nhân vật khác.
+Sự việc chính và các chi tiết
+ Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?
-KB :Cảm nghĩ của em về kỉ niệm đó
- Cá nhân HS thực hiện bài tập theo hướng dẫn.
- GV cho cá nhân HS trình bày dàn bài của mình.
- HS trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét, sửa chữa.
- Cá nhân HS rút kinh nghiệm qua nhận xét của GV.
2’
Hoạt động 3: Củng cố.
sHãy so sánh sự giống và khác nhau giữa dàn ý của bài văn tự sự và dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm?
4Trình bày theo mục ghi nhớ ghi trong vở
4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’ )
*Bài vừa học: Về nhà cần học bài và nắm:
+ Nắm được dàn ý của bài văn tự sự.
+ Dàn ý của bài văn tự sự và dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 + Biết chọn lọc và làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.	
*Bài mới: Chuẩn bị trước văn bản: “ Hai cây phong”, cụ thể:
+ Đọc trước văn bản.
+ Đọc và tìm hiểu về tác giả và đoạn trích.
+ Tìm hiểu bố cục.
+ Trả lời các câu hỏi phần: Đọc – hiểu văn bản vào vở soạn bài. 
 IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngữ văn 8 ( tuần 5_8).doc