Giáo án thao giảng kì thi giáo viên giỏi cấp huyện môn: Giáo dục công dân lớp 8 - Tiết 19: Phòng chống tệ nạn xã hội

Giáo án thao giảng kì thi giáo viên giỏi cấp huyện môn: Giáo dục công dân lớp 8 - Tiết 19: Phòng chống tệ nạn xã hội

TIẾT 19: PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức:

 - Hiểu được thế nào là tệ nạn xã hội.

 - Nêu được tác hại của các tệ nạn xã hội.

 - Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

 - Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống các tệ nạn xã hội.

 2. Kĩ năng:

 - Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

 - Tham gia các hoạt động phòng, chống các tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức.

 - Biết cách tuyên truyền, vận động bạn bè tham gia phòng, chống các tệ nạn xã hội.

 3. Thái độ:

 ủng hộ các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

B. PHƯƠNG PHÁP:

 - Diễn giảng, đàm thoại, thảo luận, đề án, phân tích tình huống.

C. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

 - SGK- SGVGDCD8, Luật phòng, chống, ảnh, phiếu học tập, máy chiếu

D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 * Bài cũ: Em hãy kể những việc làm thể hiện sự quan tâm của các thành viên trong gia đình em trong cuộc sống hàng ngày?

 - Bố mẹ em hàng ngày quan tâm chăm sóc ông bà,nấu cơm cho ông bà ăn, giặt quần áo cho ông bà, chăm sóc ông bà khi ốm đau.

 - Ông bà thương yêu con cháu: Trông nom chăm sóc cháu, cho cháu ăn, tắm rửa giặt dũ giúp cháu.

 * Bài mới: Giới thiệu bài

 Xã hội ta hiện nay đang đứng trước một thách thức lớn đó là các tệ nạn xã hội, chính các tệ nạn xã hội đó đang làm băng hoại đến xã hội nói chung và tuổi trẻ học đường nói riêng, những tệ nạn đó đang diễn ra như thế nào, tác hại của nó ra sao, chúng ta cần phải có những biện pháp gì để phòng chống nó, cô ( mời các em giở SGK trang 34) ta sẽ đi tìm hiểu bài học hôm nay.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 856Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án thao giảng kì thi giáo viên giỏi cấp huyện môn: Giáo dục công dân lớp 8 - Tiết 19: Phòng chống tệ nạn xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THAO GIẢNG
KÌ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN
Môn: GDCD – Lớp 8 – Kì II
Giáo viên: Lê Thị Giang
Đơn vị: Trường THCSDTNỘI TRÚ
Ngày dạy: 
TIẾT 19: PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 1. Kiến thức: 
 - Hiểu được thế nào là tệ nạn xã hội.
 - Nêu được tác hại của các tệ nạn xã hội.
 - Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. 
 - Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống các tệ nạn xã hội. 
 2. Kĩ năng: 
 - Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. 
 - Tham gia các hoạt động phòng, chống các tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức.
 - Biết cách tuyên truyền, vận động bạn bè tham gia phòng, chống các tệ nạn xã hội.
 3. Thái độ: 
 ủng hộ các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. 
B. PHƯƠNG PHÁP: 
 - Diễn giảng, đàm thoại, thảo luận, đề án, phân tích tình huống.
C. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
 - SGK- SGVGDCD8, Luật phòng, chống, ảnh, phiếu học tập, máy chiếu
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 * Bài cũ: Em hãy kể những việc làm thể hiện sự quan tâm của các thành viên trong gia đình em trong cuộc sống hàng ngày? 
 - Bố mẹ em hàng ngày quan tâm chăm sóc ông bà,nấu cơm cho ông bà ăn, giặt quần áo cho ông bà, chăm sóc ông bà khi ốm đau. 
 - Ông bà thương yêu con cháu: Trông nom chăm sóc cháu, cho cháu ăn, tắm rửa giặt dũ giúp cháu.
 * Bài mới: Giới thiệu bài 
 Xã hội ta hiện nay đang đứng trước một thách thức lớn đó là các tệ nạn xã hội, chính các tệ nạn xã hội đó đang làm băng hoại đến xã hội nói chung và tuổi trẻ học đường nói riêng, những tệ nạn đó đang diễn ra như thế nào, tác hại của nó ra sao, chúng ta cần phải có những biện pháp gì để phòng chống nó, cô ( mời các em giở SGK trang 34) ta sẽ đi tìm hiểu bài học hôm nay. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thế nào là tệ nạn xã hội. 
GV: yêu cầu HS đọc tình huống 1 trên máy chiếu. 
 HS Hoạt động độc lập 
GV: giải thích Tiền mừng tuổi: tiền mừng người khác thêm một tuổi vào dịp năm mới
? Em có đồng tình với ý kiến của bạn An không? Vì sao? 
? Nếu các bạn trong lớp em cũng chơi như vậy thì em sẽ làm gì? 
GV gọi HS đọc t/ huống 2 SGK trên máy chiếu 
? Theo em P.H và bà Tâm có vi phạm pháp luật không? Phạm tội gì? Họ sẽ bị xử lí như thế nào? 
HS: suy nghĩ trình bày nhận xét
GV: KL lại 
=> P.H: 14 tuổi ( đang ở lứa tuổi vị thành niên sẽ được đưa vào các trường giáo dưỡng để cải tạo và giáo dục)
 Bà Tâm: Xử lí theo quy định của pháp luật 
? Ngoài 2 tệ nạn đánh bạc, ma tuý trên, còn có những tệ nạn gì mà em biết? 
- Nghiện rượu, mại dâm, cá độ, lô đề, mê tín dị đoan, chơi bi a, đánh xèng ăn tiền, trộm cắp, lừa đảo
? Vì sao lại gọi đó là các tệ nạn xã hội? 
-> Vì: Là những hành vi, việc làm vi phạm đạo đức, pháp luật có hại
? Từ việc tìm hiểu trên em hiểu thế nào là tệ nạn xã hội. 
GV cho HSQSát ảnh trên máy chiếu và nhận xét
? Em có suy nghĩ gì qua các bức ảnh trên. 
? Các tệ nạn xã hội này ở trường lớp, địa phương em có không? Thực trạng của nó như thế nào. 
HS: (Các tệ nạn xã hội này ở địa phương em vẫn có nhưng ở trường lớp em thì không có.) Vậy thực trạng của nó như thế nào mời các em quan sát bảng số liệu sau: 
 GV cho HSQ/S bảng số liệu trên máy chiếu về thực trạng TNXH ở địa phương
? Em có nhận xét gì về bảng số liệu trên . 
? Theo em những nguyên nhân nào khiến con người ta sa vào tệ nạn xã hội. (HS thảo luận theo bàn trong thời gian 2 phút -> Các bàn đưa ra ý kiến -> GV chốt)
? Trong số các nguyên nhân trên nguyên nhân nào là nguyên nhân chính. 
GV cho HS quan sát tranh trên máy chiếu 
? Qua việc quan sát tranh em có nhận xét gì về tác hại của tệ nạn xã hội. 
? Các tệ nạn xã hội đó có mối quan hệ với nhau như thế nào. 
? Để phòng chống tệ nạn xã hội pháp luật nước ta đã đưa ra những quy định như sau:
 GV cho HS quan sát các quy định trên máy chiếu – Gọi 1HS đọc các quy định.
? Các em hãy đọc thầm lại những quy định này xem có chỗ nào chưa hiểu cần phải giải đáp không. 
GV chốt: đây là những quy định của pháp luật nhà nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội bắt buộc tất cả công dân nước cộng hoà XHCNVN đều phải thực hiện. 
? Liên hệ xem ở địa phương và trường lớp chúng ta đã làm gì để thực hiện các quy định này. 
- cứ vào đầu năm học hàng năm trường chúng ta thường tổ chức các buổi mít tinh phòng chống tệ nạn xã hội, Hs trong trường kí cam kết không tham gia vào các tệ nạn xã hội: Không hút thuốc lá, không uống rượu, không đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào, không la cà, tụ tập quán xá.
- Đoàn thanh niên tổ chức các cuộc thi về phòng chống tệ nạn xã hội.
? Vậy Để phòng chống tệ nạn xã hội chúng ta cần phải làm gì? 
? Theo các em có còn cách phòng chống nào khác nữa không.
( Còn nhiều cách phòng chống nhưng đây là 4 cách phòng chống hữu hiệu nhất) 
GVchốt KL: Như vậy bài học hôm nay chúng ta cần phải nắm được điều gì? 
Dặn dò: Về nhà học nội dung bài học trong SGK, đọc thêm luật phòng chống 
Ma tuý năm 2000( sửa đổi bổ sung năm 2008)
 Gv chiếu máy chiếu bài tập 3
Gọi 1HS đọc bài tập 3 (SGK/36) 
? Theo em ý nghĩ của Hoàng đúng hay sai? Nếu em là Hoàng em sẽ làm gì. 
 GV chiếu bT4
? Em sẽ làm gì trong những tình huống ở bài tập 4.
 GV chiếu bT5
? Điều gì có thể xảy ra với Hằng nếu Hằng đi theo người đàn ông lạ. Nếu em là Hằng, em sẽ làm gì trong trường hợp đó. 
 GV chiếu bài tập 6
? Em đồng ý hoặc không đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Vì sao? 
1. Thế nào là tệ nạn xã hội: 
 * Tình huống 1: (SGK/34)
- An đúng: vì chơi bài ăn tiền là một hình thức của đánh bạc( pháp luật cấm)
- Khuyên các bạn cần tránh xa
- Giải thích cho các bạn hiểu tác hại
- Ngăn cản các bạnbáo cho cô giáo
* Tình huống 2: (SGK/34)
- P.H. và bà Tâm đều vi phạm pháp luật:
 + P.H: Tội nghiện ma tuý, cờ bạc.
 + Bà Tâm: Chứa chấp cờ bạc, rủ rê, lôi kéo trẻ em nghiện hút ma tuý, tàng trữ ma tuý. 
* Kết luận:
 - Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. 
- Có nhiều tệ nạn xã hội nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc, ma tuý, mại dâm. 
* Nguyên nhân: 
- Từ xã hội: Ảnh hưởng xấu của văn hoá đồi truỵ bạn bè xấu rủ rê lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, khống chế, kỉ cương pháp luật không nghiêm dẫn đến còn nhiều tiêu cực trong xã hội, nền kinh tế kém phát triển, chính sách mở cửa trong nền kinh tế thị trường 
- Từ gia đình: Cha mẹ nuông chiều, quản lí con cái không tốt , hoàn cảnh gia đình éo le tan vỡ, bỏ rơi con cái. 
- Do ý thức con người: tò mò thích thử nghiệm tìm cảm giác mới lạ, lười lao động, ham chơi,đua đòi , thích ăn ngon mặc đẹp , thiếu tự chủ, thiếu hiểu biết => Nguyên nhân chính
 2. Tác hại: 
 - Bản thân: ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tinh thần và đạo đức con người. 
- Gia đình: tan vỡ hạnh phúc gia đình, kinh tế cạn kiệt, ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần
- Xã hội: rối loạn trật tự xã hội ( cướp của, giết người), suy thoái giống nòi dân tộc, ảnh hưởng kinh tế, suy giảm sức lao động của xã hội. 
- Mối quan hệ: chặt chẽ với nhau, đồng hành với nhau, ma tuý mại dâm trực tiếp dẫn đến HIV/ AIDS. 
3. Các quy định của pháp luật: (SGK/ Trang 35) 
4. Cách phòng chống: 
- Sống giản dị, lành mạnh
- Giữ mình và giúp nhau để không sa vào tệ nạn xã hội. 
- Tuân theo những quy định của pháp luật
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường, địa phương.
- Nắm: 
+ Những kiến thức về tệ nạn xã hội
+ Các quy định của pháp luật về phòng chống
+ cách phòng chống
5. Bài tập: 
1. Bài tập 3: 
- Ý nghĩ của Hoàng sai 
- Nếu em là hoàng:
 + Em sẽ không dùng tiền học phí để chơi điện tử
 + Nói thật với mẹ và sửa lỗi.
- Không làm theo lời của bà bán hàng nước, không mang hộ bà hàng nước gói Hê rô in vì đó là hành vi vi phạm pháp luật rất nguy hiểm , theo dõi và thấy có dấu hiệu phạm pháp sẽ báo cho người lớn biết.
2. Bài tập 4: 
a/ Không chơi điện tử ăn tiền vì đó là tệ nạn xã hội.
b/ Không hít thử Hê rô in dù chỉ một lần cũng gây nghiện.
c/ Không mang hộ khi không biết gói đồ đó là gì. 
3. Bài tập 5: 
- Nếu Hằng đi theo người đàn ông lạ thì sẽ bị người đàn ông này lừa đảo rồi đem bán vào các nhà hàng để phục vụ..
- Nếu em là Hằng em sẽ không không đi theo người đàn ông lạ mặt đó. Và báo cho cơ quan công an theo dõi điều tra.
4. Bài 6: 
- Đồng ý với các câu: a,c,g,i,k
 Dặn dò: 
 - Về nhà tìm những quy định về phòng chống tệ nạn xã hội của nước ta.
 - Trách nhiệm của học sinh trong việc phòng chống tệ nạn xã hội
 - Làm bài tập 6 SGK/ 37
 - Tự xây dựng kịch bản, phân vai và lời thoại cho tình huống sau:
 + Một người bạn rủ em đi chơi điện tử ăn tiền
 + Một người nhờ em mang gói đồ đến địa điểm nào đó.
 GV chốt: Hãy vì một xã hội văn minh, vì một gia đình hạnh phúc chúng ta hãy nghe học và hành động để phòng chống tệ nạn xã hội đặc biệt là phòng chống HIV/AIDS.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 19 phong chong te nan xa hoi thao giang gvgioihuyen giang noi tru ba thuoc.doc