Giáo án Tập làm văn 8 - Tuần 8 đến 23 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc

Giáo án Tập làm văn 8 - Tuần 8 đến 23 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc

Tuần 8

Tiết 32: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ

 KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ, BIỂU CẢM

I- MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Giúp HS:

 - Hiểu rõ và biết nhận diện được về bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài trong một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

 - Biết lựa chọn, sắp xếp các ý trong một bài văn một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

 2. Kỹ năng:

 - Rèn kĩ năng viết văn tự sự trong sự so sánh với loại văn có vận dụng ba phương thức: kể, tả, biểu cảm.

 3. Thái độ :

 -Giáo dục cho HS có ý thức tự giác và tinh thần hăng hái trong học tập.

 - Có thói quen lập dàn ý trước khi làm bài

II- CHUẨN BỊ :

 1.Chuẩn bị của GV:

 - Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học

 - Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học;

 - Bảng phụ ghi dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

 - Phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm.

 

doc 50 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập làm văn 8 - Tuần 8 đến 23 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: 30.9.2010	 	 Tuần 8
Tiết 32: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ
 KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ, BIỂU CẢM 
I- MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Giúp HS:
 - Hiểu rõ và biết nhận diện được về bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài trong một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 - Biết lựa chọn, sắp xếp các ý trong một bài văn một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 2. Kỹ năng:
 - Rèn kĩ năng viết văn tự sự trong sự so sánh với loại văn có vận dụng ba phương thức: kể, tả, biểu cảm.
 3. Thái độ : 
 -Giáo dục cho HS có ý thức tự giác và tinh thần hăng hái trong học tập.
 - Có thói quen lập dàn ý trước khi làm bài
II- CHUẨN BỊ : 
 1.Chuẩn bị của GV: 
 - Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học
 - Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học;
 - Bảng phụ ghi dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 - Phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm.
 2.Chuẩn bị của HS:	
 - Học bài cũ.
 - Chuẩn bị trước : Tìm hiểu dàn ý cho bài văn “ Món quà sinh nhật” trong bài tập tìm hiểu SGK.
III- HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :	
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
 Kiểm tra sĩ số ,tác phong của HS
 2. Kiểm tra bài cũ : ( 5’ )
 * Câu hỏi :Hãy trình bày các bước xây dựng một đoạn văn tự sự có kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm?
 *Đáp án : Tiến hành theo 5 bước sau:
- Lựa chọn sự việc chính.
- Xác định ngôi kể.
- Xác định thứ tự kể.
- Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự.
 - Viết thành đoạn văn tự sự.
3 Giảng bài mới :.
 a.Giới thiệu bài (1’) :
 Chúng ta đã tìm hiểu và biết được vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự là đóng một vai trò hết sứ quan trọng. Vậy, để giúp cho các em thực hiện tốt bài văn có sử dụng các phương thức biểu đạt này. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ đi vào lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 b.Tiến trình bài dạy :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
20’
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự.
I- Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm:
* Cho HS tìm hiểu bài văn mẫu:
- HS tìm hiểu bài văn mẫu.
1.Bài tập tìm hiểu:
- Gọi 1 HS đọc to nội dung bài văn “ Món quà sinh nhật” trong SGK.
- Cá nhân HS đọc nội dung bài văn trong SGK.
Tìm hiểu bài văn: 
“ Món quà sinh nhật”.
- GV nêu vấn đề: Quan sát bài 
văn trên, ta thấy có thể chia bố
- Cá nhân HS nghe.
cục ra làm 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.
sEm hãy chỉ ra bố cục 3 phần đó của bài văn? Nêu ý khái quát của từng phần?
4 Cá nhân HS phát hiện, nhận xét: 
- Phần 1: từ đầu đến “trên bàn” -> Quang cảnh buổi sinh nhật
- Phần 2: tiếp theo đến “không nói”: -> Diễn biến của câu chuyện.
- Phần 3: phần còn lại -> Cảm xúc về món quà bất ngờ đó. 
* Bố cục: 3 phần
- Phần 1: từ đầu đến “trên bàn” -> Quang cảnh buổi sinh nhật
- Phần 2: tiếp theo đến “không nói”: -> Diễn biến của câu chuyện.
- Phần 3: phần còn lại -> Cảm xúc về món quà bất ngờ đó.
- GV treo bảng phụ có ghi khái quát bố cục 3 phần của bài văn trên cho HS quan sát.
- Cá nhân HS quan sát.
- GV yêu cầu tất cả các nhóm HS tiến hành thảo luận theo yêu cầu sau:
- Tất cả HS các nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV:
sBài văn này kể về ai? Ai là người kể?
4Truyện kể về nhân vật Tôi nhận món quà sinh nhật. Người kể là Tôi ( Trang) , ngôi thứ nhất.
s Câu chuyện này xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Trong hoàn cảnh nào?
4Chuyện xảy ra tại buổi sinh nhật được tổ chức tại nhà.Buổi sáng.Hoàn cảnh: Ngày sinh nhật của Trang, các bạn đến chúc mừng.
sCâu chuyện xảy ra với ai? Có những nhân vật nào?
4Chuyện xảy ra với hai nhân vật chính Tôi ( Trang) và Trinh, Thanh một số nhân vật khác là bạn bè của Tôi ( Trang) , mỗi nhân vật có một tính cách.
sXác định nhân vật chính? Tính cách của mỗi nhân vật? 
4Nhân vật chính: Trang - hồn nhiên, vui, sốt ruột.
Trinh: Kín đáo, đằm thắm, chân thành.
Thanh: hồn nhiên, nhanh nhẹn, tinh ý.
- GV yêu cầu HS đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, sửa chữa. 
- HS rút kinh nghiệm qua nhận xét của GV.
sDiễn biến của câu chuyện như thế nào?
4 Diễn biến: 
+ Mở đầu buổi sinh nhật sắp đến hồi kết, Trang sốt ruột vì người bạn thân nhất chưa đến.
+ Trinh đến, giải toả những băn khoăn của Trang, đỉnh điểm là món quà độc đáo.
+ Kết thúc: Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật.
sHãy xác định các yếu tố miêu 
4Cá nhân HS phát hiện: 
tả và biểu cảm thể hiện chỗ nào trong bài văn?
+ Miêu tả: Suốt cả.người vào. Các bạn ngồi chật cả nhà, nhìn thấy cười, Trinh dẫn.vườn, Trinh lom khom, Trinh vẫn không nói
+ Biểu cảm: Tôi bỗng cứ bồn chồn, không yên bắt đầu lotủi thân và giận Trinhgiận mình quátôi run runcảm ơn Trinh quáquí giá làm sao
sDiễn biến câu chuyện cùng với đỉnh điểm câu chuyện được trình bày ở nội dung nào?
4Cá nhân phát hiện: 
 Phần thân bài.
sTrong câu chuyện, để cách kể chuyện hấp dẫn, tác giả đã trình bày sự việc theo trình tự nào?
4 Cá nhân HS nhận xét: 
+ Trình tự thời gian: ( Kể các sự việc từ đầu đến cuối buổi sinh nhật)
+ Trong khi kể có dùng hồi ức, ngược thời gian và nhớ về những sự việc đã diễn ra từ mấy tháng trước.
* Cho HS rút ra kết luận:
 - HS đúc kết, rút ra kết luận.
2. Kết luận:
sQua bài tập tìm hiểu, hãy cho biết dàn ý của bài văn tự sự gồm mấy phần? Trình bày nhiệm vụ của từng phần?
4 Dàn ý của bài văn tự sự gồm 3 phần:
a/ Mở bài: giới thiệu sự việc, nhân vật tình huống câu chuyện, hoặc nêu kết quả sự việc trước.
b/ Thân bài: diễn biến câu chuyện theo cách kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
c/ Kết bài: nêu kết thúc câu chuyện hoặc cảm nghĩ của nhân vật, của người kể.
- Dàn ý của bài văn tự sự gồm 3 phần:
a/ Mở bài: giới thiệu sự việc, nhân vật tình huống câu chuyện, hoặc nêu kết quả sự việc trước.
b/ Thân bài: diễn biến câu chuyện theo cách kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
c/ Kết bài: nêu kết thúc câu chuyện hoặc cảm nghĩ của nhân vật, của người kể.
sVậy, dàn ý của bài văn tự sự sự có gì khác với dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm không?
4 Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm chủ yếu vẫn là dàn ý của bài văn tự sự có bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.
Tuy vậy, trong từng phần cần đưa vào các nội dung miêu tả và biểu cảm để dàn ý được hoàn chỉnh hơn.
- Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm:
 + Chủ yếu vẫn là dàn ý của bài văn tự sự có bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.
+ Tuy vậy, trong từng phần cần đưa vào các nội dung miêu tả và biểu cảm để dàn ý được hoàn chỉnh hơn.
13’
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập.
II- Luyện tập:
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1.
- Cá nhân HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1: Hãy lập dàn ý cho văn bản “ Cô bé bán diêm” của nhà văn An-dec-xen.
Bài tập 1: Hãy lập dàn ý cho văn bản “ Cô bé bán diêm” của nhà văn An-dec-xen.
- GV yêu cầu HS các nhóm thảo luận làm bài tập này.
- HS các nhóm thảo luận làm bài tập theo hướng dẫn trong SGK.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày 
kết quả thảo luận.
Mở bài: Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của cô
- GV nhận xét, sửa chữa.
bé.
Thân bài: 
- Lúc đầu cô không bán được diêm nên không dám về nhà.
 - Em tìm chỗ tránh rét.
- Em đánh liều quẹt diêm để sưởi ấm. Mỗi lầm quẹt em lại mộng tưởng (5 lần)  Lần cuối cùng em thấy được cùng bà bay về trời
Kết bài: Em bé chết, mọi người nghĩ em muốn sưởi cho ấm nhưng không ai hiểu rằng em đã có những mộng tưởng đẹp.
- GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2.
- GV cho cá nhân HS thực hiện bài tập này.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2: Lập dàn ý cho đề bài: Kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động, nhớ mãi.
Bài tập 2: 
Lập dàn ý cho đề bài: Kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động, nhớ mãi.
- GV hướng dẫn:
+ Mở bài: Giới thiệu người bạn đó là ai? Kỉ niệm làm mình xúc động là kỉ niệm gì?
+ Thân bài: 
Xảy ra ở đâu?Lúc nào? Với ai?
Chuyện xảy ra như thế nào? 
Điều nào khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?
+ Kết bài: Em suy nghĩ gì về kỉ niệm đó. 
- Cá nhân HS thực hiện bài tập theo hướng dẫn.
+ Mở bài: Giới thiệu người bạn đó là ai? Kỉ niệm làm mình xúc động là kỉ niệm gì?
+ Thân bài: 
Xảy ra ở đâu?Lúc nào? Với ai?
Chuyện xảy ra như thế nào? 
Điều nào khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?
+ Kết bài: Em suy nghĩ gì về kỉ niệm đó. 
- GV cho cá nhân HS trình bày dàn bài của mình.
- HS trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét, sửa chữa.
- Cá nhân HS rút kinh nghiệm qua nhận xét của GV.ghi bài
3’
Hoạt động 3: Củng cố.
sHãy so sánh sự giống và khác nhau giữa dàn ý của bài văn tự sự và dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm?
4Trả lời : dựa vào dàn ý của bài văn tự sự và dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm .
4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (2’ )
*Bài vừa học: Về nhà cần học bài và nắm:
+ Nắm được dàn ý của bài văn tự sự.
+ Dàn ý của bài văn tự sự và dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 + Biết chọn lọc và làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.	
*Bài mới: Chuẩn bị trước văn bản: “ Hai cây phong”, cụ thể:
+ Đọc trước văn bản.
+ Đọc và tìm hiểu về tác giả và đoạn trích.
+ Tìm hiểu bố cục.
+ Trả lời các câu hỏi phần: Đọc – hiểu văn bản vào vở soạn bài. 
IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.
Ngày soạn : 06.10.2010 Tuần 9
 Tiết: 35,36 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 –VĂN TỰ SỰ
 KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM 
 I-MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ:
Giúp HS :
1. Kiến thức: 
- Viết được bài văn tự sự thông thường theo dàn ý đã được tìm hiểu.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày một bài tập làm văn..
 3. Thái độ : Giáo dục cho HS ý thức tự giác, tự suy nghĩ trong trong bài kiểm tra.
 II- ĐỀ KIỂM TRA: 
 Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích . 
III- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
 A- ĐÁP ÁN : 
 1. Mở bài : Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện ( Thời gian , Điạ điểm , Nhân vật tham gia câu chuyện, Ngôi kể )
 2.Thân bài : Diễn biến sự việc (về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và con vật nuôi)
 * Chú ý :
 - Kể lại 1 kỉ niệm, tức là kể 1 câu chuyện đã xảy ra, có sự việc và nhân vật ( em và con vật nuôi như mèo chó, gà, chim ...) Câu chuyện ấy đúng là đáng nhớ ( chuyện vui, buồn, ngộ nghĩnh, thú vị, bất ngờ... )
 - Phải sử dụng miêu tả ( tả con vật. hành động) để cho câu chuyện thêm sinh động .
 - Phải sử dụng yếu tố biểu cảm ( Tình cảm của em đối với con vật nuôi và thái độ của con vật đối với em, kỉ niệm với con vật ... )
 3.Kết bài:
 Kết cục câu chuyện, cảm tưởng của em về kỉ niệm đó
 B- BIỂU ĐIỂM:
 - Điểm 9 - 10 :
+ B ... ng nghe, trả lời, giải đáp những thắc mắc, làm rõ từng vấn đề trong bài làm của HS
-Phát biểu ý kiến sau khi đã trao đổi.
5’
Hoạt động 4 : Củng cố..
- Yêu cầu HS nhắc lại vai trò của từng phần trong bố cục bài văn thuyết minh.
HS nhắc lại vai trò của từng phần trong bố cục bài văn thuyết minh.
IV. KẾT QUẢ KIỂM TRA:
K.Lôùp
S.Soá
0 - döôùi 2
2 - döôùi 3,5
3,5 - döôùi 5,0
5,0-döôùi 6,5
6,5-döôùi 8,0
8,0-10,0
TB trôû leân
Ghi
chuù
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A4
38
0
0.0
1
2,6
3
7.9
19
50.0
13
34.2
2
5.3
34
89.5
8A7
40
0
0.0
0
0,0
5
1.25
24
60.0
7
17.5
4
10.0
35
87.5
 4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’ )
 - Bổ sung hoặc viết lại bài tự luận (đối với những bài chưa đạt yêu cầu)
 - Ôn lại các kiến thức kĩ năng đã học; rút kinh nghiệm để tiến bộ hơn, phát huy hơn ở HK II.
 - Soạn bài: Nhớ rừng của Thế Lữ để học vào tuần đầu tiên của HK II.
IV.RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG : 
..
..
CÁC ĐÈ THAM KHẢO
Ngày soạn : 06.10.2010 Tuần 9
 Tiết: 35,36 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 –VĂN TỰ SỰ
 KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM 
 I-MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ:
Giúp HS :
1. Kiến thức: 
- Viết được bài văn tự sự thông thường theo dàn ý đã được tìm hiểu.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày một bài tập làm văn..
 3. Thái độ : Giáo dục cho HS ý thức tự giác, tự suy nghĩ trong trong bài kiểm tra.
 II- ĐỀ KIỂM TRA: 
 Đề bài: Hãy kể lại một việc mà em đã làm khiến cho bố mẹ rất vui lòng.
III- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
 A- ĐÁP ÁN : 
 1. Mở bài : Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện ( Thời gian , Điạ điểm , Nhân vật tham gia câu chuyện, Ngôi kể ) 
 2.Thân bài : Diễn biến sự việc mà em đã làm khiến bố mẹ vui lòng
 Ví dụ: - Giúp đỡ 1 gia đình neo đơn, khó khăn .
	- Thăm 1 người bạn đang ốm, giúp bạn học tập .
	- Làm công việc nhà khi bố mẹ vắng nhà ( trông em, nấu cơm, chăm sóc ông bà già yếu...)
	- Dùng tiền tiết kiệm đóng góp Quỹ vì người nghèo.
	....
	* Chú ý :
 - Kể việc theo trình tự thời gian, cũng có thể dùng trình tự hồi ức ( từ hiện tại nhớ về quá khứ, sau đó quay về hiện tại)
 - Phải sử dụng yếu tố miêu tả ( tả ngôi nhà của người nghèo, neo đơn ; tả gương mặt , dáng điệu của người bạn đang ốm ; tả công việc ở nhà ; tả con lợn đất và thơì điểm đập vỡ lợn để lấy tiền ủng hộ Quỹ vì người nghèo ...)
 - Phải sử dụng yếu tố biểu cảm ( tình cảm thương cảm, xúc động của em đối với gia đình nghèo cần đựơc giúp đỡ ; tình cảm thương yêu, thân ái với bạn ; tình thương yêu cha mẹ muốn đỡ đần,chia sẻ công việc cha mẹ khi cha mẹ vắng nhà ; niềm vui sướng khi đựơc cha mẹ khen ngợi, đồng tình với việc em đã làm)
 3.Kết bài:
 Kết cục câu chuyện, cảm tưởng của em trước công việc em đã làm .
B- BIỂU ĐIỂM:
 - Điểm 9 - 10 :
+ Bài làm súc tích về nội dung, diễn đạt trong sáng, rõ ràng, mạch lạc, giàu hình ảnh, cảm xúc 
+Không sai quá 5 lỗi chính tả, ngữ pháp
 - Điểm 7 - 8 :
	+ Nội dung khá đầy đủ, văn viết gọn, có hình ảnh .
	+ Sai một số lỗi chính tả, ngữ pháp .
 - Điểm 5 – 6:
	+Nội dung đầy đủ, văn viết rõ ràng .
	 + Sai hơn 5 lỗi các loại
 - Điểm 3 – 4:
	+Nội dung sơ sài, văn lủng củng, diễn đạt hạn chế .
	+ Sai nhiều lỗi các loại
 - Điểm < 3
	Bài kém về tất cả các mặt . 
 IV- NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM:
.
 V-HƯỚNG DẪN HS VỀ NHÀ:
 *Bài cũ: Bài tình thái từ
 *Bài mới: Chuẩn bị bài Nói quá
 + Đọc,Trả lời câu hỏi ở mỗi phần bài học
 + Tự rút ra: hiểu thế nào là nói quá;Tác dụng của biện pháp tu từ này;Luyện tập theo sự hiểu biết của mình 
Đề bài: Hãy kể lại một việc mà em đã làm khiến cho bố mẹ em rất vui lòng.
A/ Yêu cầu chung:
- Cần xác định được yêu cầu và thực hiện đúng yêu cầu của đề bài là văn tự sự ( Kể chuyện).
- Xác định đúng đối tượng cần kể chuyện một việc mà em đã làm khiến cho bố mẹ em rất vui lòng.
B/ Yêu cầu cụ thể:
- Xác định đúng yêu cầu, viết đúng thể loại, đúng yêu cầu của đề.
- Kể lại đúng việc làm của em mà bố mẹ rất vui lòng.
- Kể phải kết hợp với yếu tố miêu tả sinh động, hấp dẫn kết hợp với biểu cảm để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của em đối với bố mẹ, của bố mẹ đối với em.
- Bài viết phải thực hiện theo trình tự của bài văn tự sự như:
+ Biết lựa chọn ngôi kể thích hợp.
+ Khi kể cần thể hiện tình cảm, cảm xúc gì sâu sắc.
+ Biết xác định và lựa chọn rõ về thứ tự kể.
- Bài viết phải đủ bố cục 3 phần.: Mở bài; Thân bài và Kết bài.
- Chú ý cách phân đoạn, dựng đoạn, liên kết đoạn cho hợp lý, chú ý lời văn trong sáng, dùng từ, đặt câu, viết đúng chính tả
C/ Biểu điểm:
- Điểm 8.5 – 10.0 : Bài viết đúng các yêu cầu trên , sai không quá 3 lỗi các loại .
- Điểm 6.5 – 8.3 : Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lý , tuy nhiên việc phân đoạn đôi chổ chưa rõ ràng . Lời văn có cảm xúc , sai không quá 5 lỗi các loại .
- Điểm 5.0 – 6.3 : Nội dung bài viết đảm bảo . Song bài văn ý còn nghèo , diễn đạt đôi chổ chưa trôi chảy , sự việc sắp xếp còn lộn xôn .
- Điểm 2.5 – 4.8 : Bài viết có cố gắng nhưng chưa diễn đạt đúng thể loại , bài viết lộn xộn , sai nhiều lỗi .
- Điểm 1.0 – 2.3 : Bài viết lạc đề .
- Điểm 0.0 : Đối với những bài bỏ giấy trắng hoặc viết vài câu vô nghĩa . 
4. Củng cố - Hướng dẫn học ở nhà: ( 5 phút)
- Về nhà :
+ Xem lại toàn bộ kiến thức về văn tự sự , văn tự sự có kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm.
+ Xem lại toàn bộ kiến thức về cách xây dựng một văn bản .
- Chuẩn bị trước tiết 37 – bài : Nói quá , cụ thể:
+ Tìm hiểu trước các câu hỏi phần bài tập tìm hiểu trong SGK.
+ Tìm hiểu trước thế nào là nói quá.
+ Nói quá nhằm những mục đích ( Có tác dụng ) gì?
IV/ RÚT KINH NGHIỆM : 
...............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................... ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn : 06.10.2010 Tuần 9
 Tiết: 35,36 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 –VĂN TỰ SỰ
 KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM 
 I-MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ:
Giúp HS :
 1.Kiến thức : Thông qua tiết thực hành, giúp HS vận dụng những kiến thức đã học để viết một bài văn tự sự có kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 2 Kĩ năng :Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày một bài văn tự sự có sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 3. Thái độ ::Yêu thích văn chương, lòng yêu quê hương, đất nước, gia đình, bạn bè
II- ĐỀ KIỂM TRA :
	Vui buồn tuổi thơ.
III- ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM :
 A- ĐÁP ÁN:
* YÊU CẦU : + Thể loại : Tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm
 + Nội dung : Kể lại những kỉ niệm vui buồn của tuổi thơ có kết hợp những đoạn miêu tả và bộc lộ cảm xúc của mình với kỉ niệm đó..
 + Bài làm sạch sẽ, lời văn sinh động trôi chảy.
* ĐÁP ÁN :
1. Mở bài : Giới thiệu nội dung của câu chuyện kể : Một câu chuyện có liên quan đến mình thể hiện niềm vui, nỗi buồn, kết hợp cảm xúc khái quát.
 2.Thân bài : - Kể lần lượt kỉ niệm mà mình đã giới thiệu theo một trình tự.
 - Xen kẽ miêu tả làm cho lời văn sinh động.
 - Kết hợp yếu tố biểu cảm để thể hiện cảm xúc
 3.Kết bài:
 -Suy nghĩ của mình trước câu chuyện kể.
 - Cảm nghĩ hoặc bài học rút ra.
B- BIỂU ĐIỂM:
+ Điểm :9, 10 : Thể hiện được năng lực làm văn, hiểu đúng đề, bài văn sinh động, giàu cảm xúc, có những đoạn viết hay, sai không quá 5 lỗi các loại.
+ Điểm :7, 8 : Tỏ ra có năng lực làm văn, hiểu đúng đề bài, có một vài đoạn viết hay, sinh động, sai không quá 10 lỗi các loại.
+ điểm :5, 6 : Có hiểu được đề bài nhưng lời văn ít trôi chảy, có một vài đoạn còn vụng về hoặc chệch hướng kể hoặc sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm còn ít, sai không quá 10 lỗi các loại.
+ Điểm ; 3, 4 :Chưa thể hiện được yêu cầu của đề bài, đi lang mang hoặc bài làm sơ sài, sai nhiều lỗi các loại. Khả năng thể hiện hành văn yếu
+ Điểm :1, 2 : Không có năng lực làm bài , làm lệch đề, hoặc làm bài quá sơ sài, sai sót quá nhiều lỗi các loại.
+ Điểm :0 ; Không làm được bài hoặc viết những câu vô nghĩa.
IV- NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM:
.
 V-HƯỚNG DẪN HS VỀ NHÀ:
 *Bài cũ: Bài tình thái từ
 *Bài mới: Chuẩn bị bài Nói quá
 + Đọc,Trả lời câu hỏi ở mỗi phần bài học
 + Tự rút ra: hiểu thế nào là nói quá;Tác dụng của biện pháp tu từ này;Luyện tập theo sự hiểu biết của mình 
. 
Ngày soạn:14/ 11/2010 Tuần: 23
Tiết 87,88 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 4
 VĂN THUYẾT MINH (làm tại lớp)
I. MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ:
1. Kiến thức :
 Tổng kiểm tra kiến thức về văn bản thuyết minh
2. Kĩ năng :
 Rèn kĩ năng diễn đạt , trình bày , vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh .
3. Tư tưởng : 
Giáo dục học sinh ý thức trình bày bài rõ ràng , mạch lạc .
II. ĐỀ KIỂM TRA: 
 ĐỀ :Hãy thuyết minh về đặc điểm thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật .
III. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
 A- ĐÁP ÁN : 
 * Yêu cầu chung :
- Thể loại : Thuyết minh về một thể loại văn học.
- Nội dung : Đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
 * Yêu cầu cụ thể :
- Giúp người đọc ( người nghe ) có những hiểu biết tương đối đầy đủ và đúng về đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
 - Trình bày theo bố cục ba phần .
a. Mở bài : Nêu định nghĩa chung về đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
 b. Thân bài :
-Nêu các đặc điểm của thể thơ:
+ Số câu,số chữ trong mỗi dòng thơ,bố cục bài thơ;
+Quy luật bằng trắc,đối niêm;
+ Cách gieo vần;
+ Cách ngắt nhịp;
-Ưu nhược ,điểm và vị trí của thể thơ trong nền văn học
c. Kết bài : Vai trò của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật từ xưa đến nay
 B -BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 8 – 10 : Bài viết tốt cả về tri thức lẫn hình thức.Hình thức trình bày rõ ràng,sạch sẽ.Tri thức về đối tượng chính xác.Diễn đạt trôi chảy,mạch lạc,không sai lỗi chính tả.Biết vận dụng tốt các phương pháp thuyết minh,ngôn từ chính xác,bố cục đủ 3 phần,đảm bảo tính liên kết
- Điểm 6 – 7 : Bài viết đầy đủ nội dung nhưng diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng. Sai không quá 4 lỗi chính tả.
- Điểm 4 –5 : Đúng thể loại , nhưng nội dung sơ sài. Sai không quá 6 lỗi chính tả.
- Điểm 2 –3 : Bài viết nội dung quá sơ sài, không hiểu đề, mắc quá nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 1 : Bài viết lạc đề hoặc viết vài đoạn không có ý nghĩa.
- Điểm 0 : Bỏ giấy trắng.
 IV. NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM:
V. HƯỚNG DẪN HS VỀ NHÀ:
Chuẩn bị bài “ Câu trần thuật”, cụ thể:
-Nắm đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật.
-Thực hiện phần luyện tập theo sự hiểu biết của mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docTLV8_t08-18_HK1.doc